Trong 2 video dưới đây chúng ta sẽ được thấy chiếc MiG-29 cất cánh thẳng đứng thật sự. Phi công có vẻ như vẫn thực hiện một cú cất cánh chạy đà bình thường nhưng ngay sau khi xếp càng, chiếc MiG-29 bất ngờ bay thẳng đứng như một quả rocket. Kỹ thuật cất cánh độc đáo này được thực hiện trong khuôn khổ triển lãm hàng không Royal International Air Tattoo. Bên cạnh trình độ điều khiển điêu luyện của phi công, có một điều rất đáng quan tâm là màn cất cánh này được thực hiện bởi MiG-29 - một chiếc chiến đấu cơ có tuổi đời đã hơn 30 năm.
MiG-29 là một chiến đấu cơ 2 động cơ phản lực được thiết kế từ thời Xô Viết, giai đoạn cuối thập niên 70 của thế kỷ trước bởi viện thiết kế Mikoyan lừng danh. MiG-29 cùng Sukhoi Su-27 được phát triển để đối đầu với những chiến đấu cơ McDonnell Douglas F-15 Eagle và General Dynamics F-16 Fighting Falcon của Mỹ. Đến năm 1983 thì MiG-29 bắt đầu đi vào biên chế không quân Xô Viết và đến nay vẫn đang được không quân nhiều nước (chủ yếu là các nước thuộc Liên Xô cũ) sử dụng.
MiG-29 được phát triển theo chương trình LPFI (Perspektivnyy Lyogkiy Frontovoy Istrebitel hay chiến đấu cơ chiến thuật tiên tiến hạng nhẹ - là một phần của dự án PFI) với các yếu tố hàng đầu là tầm bay xa, khả năng hoạt động hiệu quả trên đường băng ngắn, cực kỳ nhanh nhẹn khi thao diễn trên không, đạt tốc độ trên Mach 2 và có thể mang theo nhiều loại vũ khí, đáp ứng nhiều nhiệm vụ khác nhau. 2 phòng thiết kế Sukhoi và Mikoyan nhận trọng trách thực hiện dự án này dẫn đến 2 phiên bản Sukhoi Su-27 tầm xa và MiG-29 rút gọn.
MiG-29 là một chiến đấu cơ 2 động cơ phản lực được thiết kế từ thời Xô Viết, giai đoạn cuối thập niên 70 của thế kỷ trước bởi viện thiết kế Mikoyan lừng danh. MiG-29 cùng Sukhoi Su-27 được phát triển để đối đầu với những chiến đấu cơ McDonnell Douglas F-15 Eagle và General Dynamics F-16 Fighting Falcon của Mỹ. Đến năm 1983 thì MiG-29 bắt đầu đi vào biên chế không quân Xô Viết và đến nay vẫn đang được không quân nhiều nước (chủ yếu là các nước thuộc Liên Xô cũ) sử dụng.
MiG-29 được phát triển theo chương trình LPFI (Perspektivnyy Lyogkiy Frontovoy Istrebitel hay chiến đấu cơ chiến thuật tiên tiến hạng nhẹ - là một phần của dự án PFI) với các yếu tố hàng đầu là tầm bay xa, khả năng hoạt động hiệu quả trên đường băng ngắn, cực kỳ nhanh nhẹn khi thao diễn trên không, đạt tốc độ trên Mach 2 và có thể mang theo nhiều loại vũ khí, đáp ứng nhiều nhiệm vụ khác nhau. 2 phòng thiết kế Sukhoi và Mikoyan nhận trọng trách thực hiện dự án này dẫn đến 2 phiên bản Sukhoi Su-27 tầm xa và MiG-29 rút gọn.
So sánh giữa MiG-29 (xanh, nhỏ hơn) và Su-27.
Bám sát theo những yêu cầu của chương trình PFI, MiG-29 sở hữu các đặc tính khí động học tương tự Sukhoi Su-27 nhưng vẫn sở hữu một vài điểm khác biệt. Chẳng hạn như một phần rìa tiến mở rộng phía trước cánh chính vuốt về sau 1 góc 40 độ (Leading-edge root extensions - LERXs); 2 cánh đuôi đứng lắp trên vòm động cơ; các cánh tà tự động được lắp trên rìa tiến của cánh chính; trên rìa thoái (trailing-edge) còn có các cánh tà sau và cánh liệng lắp gần đầu cánh.
MiG-29 dùng hệ thống điều khiển thủy lực và hệ thống autopilot SAU-541 3 trục nhưng không có hệ thống điều khiển fly-by-wire hiện đại như Su-27. Mặc dù vậy, MiG-29 là một chiến đấu cơ rất nhanh nhẹn, hiệu năng cao, khả năng thao diễn tuyệt vời và đặc biệt là có thể đạt góc tấn (AoA hay góc alpha) rất lớn. Khung sườn máy bay được chế tạo chủ yếu bằng nhôm với một số vật liệu composite. MiG-29 có trọng tải khô 11 tấn, trọng tải cất cánh tối đa 20 tấn.
MiG-29 được trang bị 2 động cơ turbofan Klimov RD-33, mỗi động cơ cho lực đẩy khô 50 kN (11.240 lbf) và lực đẩy đốt sau (afterburner) đến 81,3 kN (18.277 lbf). Khoảng trống giữa 2 động cơ tạo ra lực nâng, qua đó giảm tải cánh (wing load - tải trọng của máy bay chia cho diện tích cánh), tăng tính cơ động. Động cơ lấy khí từ các họng nạp có độ dốc biến thiên nằm dưới LERX cho phép MiG-29 đạt tốc độ Mach cao. Một điểm thú vị là tương thích với nhiều điều kiện hoạt động, các kỹ sư Nga đã thiết kế họng nạp chính có thể đóng lại hoàn toàn và thay bằng các họng nạp khí phụ nằm trên thân, qua đó khi MiG-29 cất/hạ cánh hay bay ở độ cao thấp, các mảnh vỡ, đất cát trên mặt đất không bị hút vào họng nạp chính ảnh hưởng đến động cơ. MiG-29 có tầm bay 1500 km và có thể đạt 2100 km với thùng nhiên liệu mở rộng.
MiG-29 được trang bị tiêu chuẩn một khẩu GSh-30-1 cỡ nòng 30 mm tại gốc cánh. Dưới mỗi cánh có 3 tháp treo (một số biến thể có 4 tháp), tháp treo giữa thân có thể được gắn thêm thùng nhiên liệu 1150 lít, tên lửa không đối không tầm gần Vympel R-27 hoặc các tên lửa/bomb không dẫn đường. Riêng tháp treo ngoài cùng trên mỗi cánh thường được gắn tên lửa R-73 không đối không.
Trong video, chiếc MiG-29 không được trang bị vũ khí có thể cất cánh thẳng đứng. Thực ra có nhiều yếu tố khiến chiếc MiG-29 có thể làm được điều này mặc dù "đã có tuổi" trong làng máy bay quân sự. Cá nhân mình cho rằng MiG-29 có thể cất cánh thẳng đứng nhờ các yếu tố sau:
Đầu tiên là động cơ turbofan có tính năng đốt sau (Afterburner). Afterburner là một buồng đốt đặt sau các cánh quạt turbine và ngay trước họng xả. Khi đốt, một lượng lớn nhiên liệu được đốt trong afterburner, làm tăng nhiệt độ dòng khí xả ra khiến lực đẩy động cơ và tốc độ dòng khí xả từ họng xả tăng cao. Afterburner thường được thiết kế nhằm mang lại lực đẩy bổ sung khi máy bay cất cánh, tăng tốc để phá tường âm thanh và tăng tính cơ động khi chiến đấu. Hình dạng họng xả biến thiên, có thể mở rộng ra để đáp ứng dòng khí cực lớn thổi ra ngoài khi afterburner được kích hoạt.
Quảng cáo
Tiếp theo là thiết kế cánh độc đáo của MiG-29. Nó có chiều dài sải cánh 11,4 m, diện tích cách 38 m2, thiết kế cánh vuốt về sau nhưng có thêm một phần rìa tiến mở rộng phía trước mỗi bên cánh chính (LERX). Phần cánh này dù nhỏ nhưng rất quan trọng bởi nó mang lại dòng khí hữu ích trên cánh chính khi máy bay đạt góc tấn lớn, qua đó làm trì hoãn tình trạng mất tốc (stall) và mất lực nâng. Thêm vào đó, MiG-29 còn khoảng trống giữa 2 động cơ tạo lực nâng, giảm tải cánh. Kết hợp giữa các yếu tố thiết kế vừa nêu, MiG-29 có thể đạt góc tấn trên 45 độ. Góc tấn là góc giữa đường tham chiếu của thân máy bay (hay đường chord line của cánh) và dòng khí hướng tới. Máy bay không có các thiết bị tăng cường lực nâng như LEXR thường có góc tấn không quá 20 độ. Do đó, MiG-29 có thể cất cánh thẳng đứng như chúng ta thấy.
Tuy nhiên, đánh đổi với việc cất cánh ở góc tấn cực lớn như vậy là sự gia tăng của lực cản tạo ra trong quá trình hình thành lực nâng (induced drag). Mặc dù không phải lúc nào cũng làm giảm tốc độ máy bay nhưng lực cản này tạo lực ép lớn lên cấu trúc máy bay ở tốc độ cao. Do đó, kỹ thuật cất cánh thẳng đứng không thường được thực hiện trong môi trường diễn tập hay chiến đấu.
Theo: Sploid