Nhắc đến Apple, người ta thường nghĩ ngay đến cái tên Steve Jobs, người mang thương hiệu Apple đến thế giới và dưới đế chế của ông, Apple đã tỏa sáng để có được sự thành công như ngày nay. Nhưng xuyên suốt lịch sử phát triển tương đối dài của thương hiệu Mỹ này, vị cha đẻ cũng đã từng rời bỏ đứa con của mình để phát triển sự nghiệp khác.
Rời Apple, Steve Jobs quyết định thành lập công ty mới NeXT Computer
Năm 1985, Steve Jobs đã nghỉ việc, rời bỏ chiếc ghế chủ tịch của Apple sau bất đồng với CEO John Sculley.
John Sculley từng làm việc cho Pepsi-Cola, ông được chú ý vì những ý tưởng quảng cáo rất thông minh và độc đáo. Jobs chính là người đã đưa Sculley vào Apple, hai người cùng làm việc với tư cách là đồng CEO. Tuy nhiên theo thời gian giữa hai người càng có những khác biệt về quan điểm. Năm 1984, Mac được giới thiệu, dù nhận được nhiều đánh giá tốt nhưng doanh số bán hàng gây thất vọng đã làm rạn nứt mối quan hệ của Jobs với Sculley. Sự căng thẳng được tăng cao hơn khi đội ngũ nhân viên nhóm phát triển Mac phàn nàn về những đòi hỏi cao của Jobs. Vào năm 1985, đứng trước cuộc tranh giành quyền lực giữa Jobs và Sculley, hội đồng quản trị cũng quyết định đứng về phía Sculley, loại Jobs khỏi Apple.
Rời Apple, Steve Jobs quyết định thành lập công ty mới NeXT Computer
Năm 1985, Steve Jobs đã nghỉ việc, rời bỏ chiếc ghế chủ tịch của Apple sau bất đồng với CEO John Sculley.
John Sculley từng làm việc cho Pepsi-Cola, ông được chú ý vì những ý tưởng quảng cáo rất thông minh và độc đáo. Jobs chính là người đã đưa Sculley vào Apple, hai người cùng làm việc với tư cách là đồng CEO. Tuy nhiên theo thời gian giữa hai người càng có những khác biệt về quan điểm. Năm 1984, Mac được giới thiệu, dù nhận được nhiều đánh giá tốt nhưng doanh số bán hàng gây thất vọng đã làm rạn nứt mối quan hệ của Jobs với Sculley. Sự căng thẳng được tăng cao hơn khi đội ngũ nhân viên nhóm phát triển Mac phàn nàn về những đòi hỏi cao của Jobs. Vào năm 1985, đứng trước cuộc tranh giành quyền lực giữa Jobs và Sculley, hội đồng quản trị cũng quyết định đứng về phía Sculley, loại Jobs khỏi Apple.
Ngày Steve Jobs từ chức cũng là ngày ông làm thủ tục thành lập công ty mới của riêng mình cùng một đồng nghiệp cũ, công ty máy tính tên NEXT. Công ty này được Jobs xây nên từ 12 triệu đô la tiền riêng. Như một nơi tiếp nối giấc mơ máy tính của mình, Steve Jobs mong muốn NEXT sẽ trở thành dự án phát triển máy tính mạnh mẽ vượt qua cả Apple. Thiết bị đầu tiên được ra đời vào năm 1988, nó có thiết kế tương đồng như Apple nhưng giá thành rất cao, 6.500 USD ở thời điểm đó.
Suốt quãng thời gian 10 năm sau đó, NEXT chưa bao giờ có thể vượt qua được Apple. Vì mức giá khó tiếp cận nên NEXT cũng không tạo được thành công vang dội như mong muốn. Thay vì tập trung vào phát triển phần cứng, năm 1993 NEXT đã tạo ra cú huých lớn khi trọng tâm chuyển qua phần mềm.
Cơ duyên của Apple và NEXTStep
Công ty của Steve Jobs tạo ra một hệ điều hành được đánh giá là đi trước thời đại: NEXTStep. Nó được phát triển dựa trên hệ điều hành cổ điển là UNIX, điều này khiến NEXTStep được ổn định, các sự cố hệ thống được hạn chế, hơn hết cả là nó hiện đại.
NEXTStep được đón nhận tốt sau khi ra mắt, nó có công cụ dành cho các nhà phát triển nên hệ điều hành cũng thu hút không ít các lập trình viên phát triển các trò chơi như "Quake" và "Doom" hay phát triển trình duyệt web. Nhưng NEXT không thể thành công nếu chỉ đi theo hướng bán phần mềm. Đây chính là lúc Apple và NEXTStep có cơ duyên đến với nhau.
Sau khi Jobs ra đi, dưới sự dẫn dắt của Sculley, Apple không mấy thuận lợi, năm 1993 lợi nhuận của Apple sụt giảm mạnh tới 84%. Cùng năm đó Sculley đã bị sa thải. Trên bờ vực phá sản bởi bị Windows lấn át bằng Windows NT và Windows 95, Apple đã mua lại NEXT của Steve Jobs với giá 429 triệu USD vào năm 1996.
Steve Jobs quay lại Apple với tư cách là Giám đốc điều hành
Theo thoả thuận, Apple sẽ mua lại NEXTStep, thông cáo báo chí của Apple tuyên bố: "Việc tích hợp công nghệ NEXTStep vào các phiên bản tương lai của MacOS sẽ tạo ra một hệ điều hành thế hệ mạnh mẽ tiếp theo.
Quảng cáo
Hành động của Apple mới đầu đã gặp phải nhiều chỉ trích, dư luận cho rằng Apple quá liều lĩnh. Giám đốc điều hành Microsoft Nathan Myhrvold khi ấy đã cho rằng thời của Apple đã hết, công ty mua lại NEXT quá trễ.
Thế nhưng kế hoạch của Apple không chỉ đơn giản là dùng NEXTStep đối đầu Windows mà còn có mục tiêu quan trọng khác: Bổ nhiệm Steve Jobs trở lại với tư cách Giám đốc điều hành.
Thời gian đầu Jobs tham gia công ty với tư cách là cố vấn không chính chức cho CEO Gil Amelio lúc bấy giờ. Sau đó Gil Amelio cũng bị sa thải bởi không vực dậy được doanh số cho Apple mà còn khiến công ty chịu khoản lỗ lớn nhất nhất trong lịch sử Thung lũng Silicon. S ra đi của Amelio khiến Jobs miễn cưỡng nhận vai trò tại Apple. Vào năm 1997, Apple chính thức thông báo Steve Jobs được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành tạm thời.
Dựa trên NEXTStep, Apple phát triển phần mềm thành OS X, nó sử dụng cùng ngôn ngữ lập trình Objective-C và công cụ Interface Builder. Mất nhiều năm để ổn định và có được giao diện hợp lý, những cố gắng đã được đền đáp khi OS X được phản hồi tốt từ thị trường.
Sau OS X, Steve Jobs tiếp đó cùng công ty phát hành Mac OS X và iOS, đưa công ty đến với những vị thế cao với những thành công lớn nhờ Mac, iPod, iPhone và iPad. Hàng tỷ thiết bị của Apple hiện nay đang được kích hoạt, sử dụng và được yêu thích trên toàn thế giới, chúng được xây dựng nên từ nền móng, công lao của cha đẻ Apple.
Steve Jobs đã mất 12 triệu đô la tiền túi mà ông đầu tư cho công ty của riêng mình nhưng những gì anh nhận lại là một “miếng hời” lớn. Nói về quá khứ từng rời bỏ Apple, Steve cho biết hoá ra việc bị sa thải không tệ như ông nghĩ mà ngược lại đó là điều tốt cho bản thân ông. Đó là thời gian ông có thể giải phóng bản thân để có cơ hội bước vào giai đoạn sáng tạo nhất cuộc đời.
Quảng cáo
“Tôi khá chắc rằng sẽ không có chuyện này xảy ra nếu tôi không bị Apple sa thải. Đôi khi cuộc sống đập vào đầu bạn một viên gạch. Đừng mất niềm tin. Tôi tin rằng điều duy nhất giúp tôi tiếp tục là tôi yêu những gì tôi đã làm. Bạn phải tìm thấy những gì bạn yêu thích.” - Steve Jobs.
Tham khảo: BusinessInsider