Nhà mình đang dùng song song 2 cái nồi cơm điện thương hiệu của Nhật có cùng dung tích 1.8L, tạm gọi là một cái nồi Nhật this và một cái nồi Nhật that, mình nảy ra ý định làm một cái so sánh vui vẻ về mức điện năng tiêu thụ của 2 cái nồi này để xem loại nào hao điện nhiều hơn:
Điều kiện so sánh: Nấu cơm buổi chiều, 6 lon gạo (lon bằng nhựa đi theo nồi, không phải lon sữa ông thọ), cùng loại gạo, cùng lượng nước. Cho cắm điện 4.5h từ lúc nấu cơm tới khi ăn hết cơm trong nồi.
Công suất tiêu thụ lúc thấp nhất chỉ có 0.4W, có lẽ là khi nồi tự ngắt. Lúc cao nhất đạt 1.323W khi cơm sôi (trên tem sản phẩm ghi công suất định danh 1.230W).
Công suất tiêu thụ lúc thấp nhất chỉ có 0.2W, có lẽ là khi nồi tự ngắt. Lúc cao nhất đạt 924W khi cơm sôi (trên nhãn năng lượng ghi công suất định danh 830W).
=> Nồi this tiêu thụ nhiều điện hơn nồi that 40%.
Vậy giả sử nếu mỗi ngày nhà mình nấu cơm 2 lần bằng cả 2 cái nồi này, ước lượng thêm 30% lượng điện năng dùng để giữ cơm nóng cả ngày thì mỗi tháng sẽ tốn tiền điện ước chừng là: (47.417 + 28.450) x 1.3 = 98.627đ - tức là chưa tới 100 nghìn đồng / tháng cho việc nấu cơm.
Bài này không phải bài review nồi nấu cơm nhé anh em.
- Nồi Nhật this: nồi cơm cao tần IH made in Japan model NP-HRQ18 của ZOJIRUSHI, cái này là hàng Nhật bản quốc tế tiếng Anh xài điện 220V bán chính hãng ở VN, mình mua ở siêu thị Nhật Aeon Mall cách đây khoảng 3-4 năm gì đó với giá hơn 20 triệu, nay giá còn 19 triệu đồng.
- Nồi Nhật that: nồi cơm điện model KS-COM186EV-GL của SHARP trúng thưởng khi mua tã sữa, không có các công nghệ cao cấp như cao tần, inverter vv. Giá trên website khoảng 1 triệu 2.
- Nhà mình nhiều người cho nên dùng song song cả 2 nồi để lúc nào cũng có cơm nóng, với lại 2 nồi thì có thể nấu theo sở thích, có người thích ăn cơm khô ráo, có người thì thích ăn cơm dẻo.
Điều kiện so sánh: Nấu cơm buổi chiều, 6 lon gạo (lon bằng nhựa đi theo nồi, không phải lon sữa ông thọ), cùng loại gạo, cùng lượng nước. Cho cắm điện 4.5h từ lúc nấu cơm tới khi ăn hết cơm trong nồi.
- Nồi this: tiêu thụ 486Wh tức là gần 0,5kWh ~ 1.580đ tiền điện bậc 6 (đã gồm 8% VAT). Tạm tính mỗi tháng tiêu thụ: 0,5 x 30 = 15kWh điện ~ 47.417đ
Công suất tiêu thụ lúc thấp nhất chỉ có 0.4W, có lẽ là khi nồi tự ngắt. Lúc cao nhất đạt 1.323W khi cơm sôi (trên tem sản phẩm ghi công suất định danh 1.230W).
- Nồi that: tiêu thụ 279Wh làm tròn gần 0,3kWh ~ 948đ tiền điện bậc 6. Tạm tính mỗi tháng tiêu thụ: 0,3 x 30 = 9kWh ~ 28.450đ
Công suất tiêu thụ lúc thấp nhất chỉ có 0.2W, có lẽ là khi nồi tự ngắt. Lúc cao nhất đạt 924W khi cơm sôi (trên nhãn năng lượng ghi công suất định danh 830W).
=> Nồi this tiêu thụ nhiều điện hơn nồi that 40%.
Vậy giả sử nếu mỗi ngày nhà mình nấu cơm 2 lần bằng cả 2 cái nồi này, ước lượng thêm 30% lượng điện năng dùng để giữ cơm nóng cả ngày thì mỗi tháng sẽ tốn tiền điện ước chừng là: (47.417 + 28.450) x 1.3 = 98.627đ - tức là chưa tới 100 nghìn đồng / tháng cho việc nấu cơm.
Bài này không phải bài review nồi nấu cơm nhé anh em.