Nghĩa trang sa mạc Atcama, nơi mà người Chinchorro cổ đại đã chọn để trang trí và chôn cất xác ướp đang phải chịu những ảnh hưởng nặng nề từ hậu quả của biến đổi khí hậu. Trên sườn đồi đầy cát ở Arica, thành phố cảng ở rìa sa mạc Atcama, người ta dễ dàng nhận thấy hàng chục lá cờ đánh dấu màu cam được đặt tại nơi khô nhất hành tinh.
Mỗi lá cờ này được dùng với mục đích đánh dấu từng bộ hài cốt được phát hiện do lượng gió mạnh và lượng mưa bất thường tăng lên. Nhà khảo cổ học Jannina Campos cho biết: “Mỗi khi một thi thể xuất hiện, chúng tôi lại cắm một lá cờ, và tiến hành chôn cất lại bộ xương. Những bộ hài cốt này đã được bảo quản ở đó suốt 7.000 năm qua.”
Nghĩa trang rộng lớn này thuộc về người Chinchorro, một nền văn hoá cổ đại của những người thợ săn và thợ đánh cá, họ đã rất chú trọng trong việc ướp xác của người qua đời và chôn cất tại vùng sa mạc này. Quy trình ướp xác của người Chinchorro bắt đầu với việc lột da và nội tạng của người mất. Sau đó, họ bọc xương bằng lau sậy, da sư tử biển, đất sét, len từ lông alpaca, tóc người. Người Chinchorro cổ đại tin rằng khí hậu khô nóng từ sa mạc sẽ giúp họ bảo quản xác ướp vĩnh cửu. Tuy nhiên, những ngôi mộ của họ nằm rải rác quanh vùng cực bắc của Chile đang chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hiện tượng thời tiết bất thường đang diễn ra.
Mỗi lá cờ này được dùng với mục đích đánh dấu từng bộ hài cốt được phát hiện do lượng gió mạnh và lượng mưa bất thường tăng lên. Nhà khảo cổ học Jannina Campos cho biết: “Mỗi khi một thi thể xuất hiện, chúng tôi lại cắm một lá cờ, và tiến hành chôn cất lại bộ xương. Những bộ hài cốt này đã được bảo quản ở đó suốt 7.000 năm qua.”
Nghĩa trang rộng lớn này thuộc về người Chinchorro, một nền văn hoá cổ đại của những người thợ săn và thợ đánh cá, họ đã rất chú trọng trong việc ướp xác của người qua đời và chôn cất tại vùng sa mạc này. Quy trình ướp xác của người Chinchorro bắt đầu với việc lột da và nội tạng của người mất. Sau đó, họ bọc xương bằng lau sậy, da sư tử biển, đất sét, len từ lông alpaca, tóc người. Người Chinchorro cổ đại tin rằng khí hậu khô nóng từ sa mạc sẽ giúp họ bảo quản xác ướp vĩnh cửu. Tuy nhiên, những ngôi mộ của họ nằm rải rác quanh vùng cực bắc của Chile đang chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hiện tượng thời tiết bất thường đang diễn ra.
Theo đó, độ ẩm tăng lên ở Atcama đang làm hư hại các xác ướp. Một số chúng đã bị mốc, số khác bị khô mục hoặc gặp phải tình trạng bị côn trùng gặm nhấm. “Chính sự pha trộn về nguyên vật liệu ướp xác đã khiến giới khảo cổ khó mà tạo được điều kiện bảo quản cho những bộ hài cốt này. Không có giải pháp nào hiệu quả cả. Xương cốt đang dần hoá thành cát bụi.”
Tuy nhiên, một tia hy vọng đã xuất hiện vào tháng 7 năm ngoái, khi xác ướp Chinchorro chính thức được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới, một kết quả xứng đáng sau quá trình nộp đơn vất vả kéo dài 20 năm. Nhiều người dự đoán sự đánh giá ngày càng gia tăng đối với xác ướp, và kế hoạch xây dựng một bảo tàng mới bắt đầu vào năm nay trị giá 19 triệu USD có thể khắc phục được sự biến mất của “kỳ quan thế giới tiền sử”.
Xác ướp Chinchorro được cho là bằng chứng sớm nhất về việc ướp xác có chủ đích trên thế giới. Chúng có niên đại từ 5000 năm TCN, hơn 2 thiên niên kỷ trước khi các Pharaoh Ai Cập đầu tiên được ướp xác và chôn cất trong các kim tự tháp. Sau bao nhiêu năm, xác ướp Chinchorro vẫn mang các giá trị thẩm mỹ nổi bật và tạo ra các ảnh hưởng văn hoá nhất định.
Những cư dân ven biển bán du mục không lựa chọn hình thức đúc gốm hay xây dựng tượng đài nào. Thay vào đó, họ lại biến “cơ thể trở thành một cách để thể hiện cảm xúc. Người Chinchorro biến những người đã khuất trở thành một tác phẩm nghệ thuật đích thực.”
Dù xác ướp Chinchorro hoàn toàn có đủ yếu tố để trở nên nổi tiếng hơn với thế giới như xác ướp Ai Cập, thế nhưng những nỗ lực để các sáng kiến du lịch quy mô nhỏ nhiều lần bị đình trệ. Nguyên nhân là vì các cuộc tranh chấp kéo dài suốt hàng thập kỷ. Kết quả là, du khách khi đến đây thường cảm thấy thất vọng trước khung cảnh không được đầu tư mà họ chứng khiến, những xác chết nguyên sơ nằm trong các cung điện kiểu Inca. “Ở đây, lịch sử nằm dưới mặt đất.”
Quảng cáo
Do đó, thị trưởng địa phương Cristian Zavala hy vọng rằng với sự công nhận của UNESCO, chính phủ sẽ phải bảo vệ và đưa ra chiến dịch quảng bá tốt hơn cho các xác ướp. “Hãy nhìn xem có bao nhiêu thi thể đã bị lộ ra dưới cát. Nếu chúng ta không chăm sóc chúng, chúng sẽ biến mất vì biến đổi khí hậu.”
Không chỉ thế, những người dân sống nhờ tài nguyên biển cũng đang phải chịu các tác động mạnh mẽ. Đại dương gần đó đang cạn kiệt sinh vật biển vì các hoạt động đánh bắt quá mức và mức nước đang ấm lên. Thế hệ trẻ đang dần từ bỏ truyền thống đánh bắt cá và tham gia nhiều hơn vào các ngành công nghiệp khai thác ở Atcama. Đây cũng là một phần lý do dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên nước và làm ô nhiễm sa mạc. “Tôi khó có thể tìm thấy những người đánh cá tiếp tục ở đây. Chúng ta rồi sẽ biến mất, giống như Chinchorro vậy.”
Theo Guardian
Quan tâm tin tức về biến đổi khí hậu, mời xem thêm: Biến đổi khí hậu, rừng nhiệt đới Amazon sắp trở thành thảo nguyên cỏ