Mới nghe qua tên của bộ phim có lẽ nhiều bạn sẽ nghĩ đây là phim tình cảm thời hoa niên đơn thuần nhưng "Em của thời niên thiếu" (2019) không dừng lại ở đó. Trong Liên hoan phim online Kim Tượng, giải thưởng điện ảnh nổi tiếng nhất của Hồng Kông và là một trong những giải thưởng điện ảnh uy tín của điện ảnh Hoa ngữ và châu Á, "Em của niên thiếu" đã giành được 8 giải thưởng trên 18 hạng mục, trong đó có: phim điện ảnh xuất sắc nhất, đạo diễn xuất sắc nhất, biên kịch xuất sắc nhất, quay phim xuất sắc nhất, thiết kế tạo hình tốt nhất, nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, diễn viên mới xuất sắc nhất, nhạc phim xuất sắc nhất. Bộ phim đã nói lên được mặt trái, góc tối của xã hội về bạo lực học đường, những áp lực thi cử ganh đua đè nén để vào được các trường đại học lớn của xã hội Trung Quốc hiện đại và những nội tâm mong manh, dễ thương tổn của những cô gái chàng trai tuổi vị thành niên nhưng luôn khao khát hướng tới một cuộc sống, tương lai tươi đẹp hơn.
Nạn bạo lực, bắt nạt trên học đường được khắc hoạ rõ nét trong phim khiến khán giả cảm nhận rõ được sự thật trần trụi đáng sợ có thể xảy đến với con trẻ ở ngay xã hội thu nhỏ chính là trường học. Và với sự phát triển của công nghệ trong thế giới hiện tại, sự việc càng trở nên nghiêm trọng và khó quản lý hơn bao giờ hết nếu không có sự giáo dục và điều chỉnh tức thời từ phía nhà trường và gia đình. Ta có thể thấy rõ sự quan tâm, thái độ giáo dưỡng của cha mẹ có tầm quan trọng như thế nào tới sự trưởng thành của con cái. Dù có lúc thấy ghê tởm những hành động bắt nạt của đám học sinh trẻ ranh đối với bạn học, bộ phim vẫn xen kẽ những giải thích thực tế để ta thấy được tại sao những đứa trẻ đó lại hành động độc ác và có những phát triển lệch lạc về mặt nhân cách như vậy. Một sự cảm thông nhất định vẫn lẫn khuất trong lòng người xem và đây cũng là tấm gương phản chiếu nhắc nhở cha mẹ về những suy nghĩ, quan niệm và hành động của mình trong hành trình nuôi dạy con không mấy dễ dàng. Đó chính là sự thật tăm tối đã được nêu bật xuyên suốt bộ phim.
Và nhân vật nữ sinh Trần Niệm dù bị bạn học vùi dập về cả thể xác lẫn tinh thần, cô vẫn không để những đày đoạ đó huỷ hoại bản thân. Những lần bị đánh, bị chặn đường đi học về đầy ấm ức, sợ hãi, cô gái vẫn cố gắng hết sức mình để chuẩn bị cho kì thi đại học sắp tới. Cả cậu trai lưu manh Bắc Dã, dù có một quá khứ cùng gia đình không mấy êm đẹp, tự vất vưởng lớn lên như cỏ dại, vẫn có những khao khát rất đời: được có cuộc sống của một người bình thường.
Một học sinh giỏi và một tên bụi đời - hai số phận bất hạnh nương tựa vào nhau, cùng bảo nhau cố gắng hướng đến tương lai tươi sáng. Họ có sợ không? Họ sợ chứ! Nhưng những tháng ngày đen tối đâu có cấm cản họ có những niềm ước vọng đẹp đẽ, và nhất là khi họ đang còn trẻ, rất trẻ. Có lẽ con người ta ai cũng sợ đơn độc. Trong bầu trời đêm tối đặc và tưởng như sẽ tối mãi ấy có ngôi sao sáng nhỏ nhoi thắp sáng cuộc đời mỗi người. Đó là giá trị của người đồng hành, của tình yêu.
Để lột tả, làm sáng rõ những chuyển biến cảm xúc và nội tâm của nhân vật, trong phim có rất nhiều góc quay cận cảnh, đặc biệt là đối với hai nhân vật chính. Ấn tượng nhất có lẽ là đoạn gần cuối phim, khi hai nhân vật ngồi trong hai phòng lấy lời khai và khi ngồi trên xe tới phòng giam, góc cận cảnh kết hợp thiết kế ánh sáng làm chúng ta chú ý đặc biệt đến biểu cảm của Trần Diệm và Bắc Dã. Thêm vào đó, kĩ thuật dựng phim cross-cutting (dựng song song - ghép song song hai cảnh mô tả hai hành động khác nhau trong cùng một thời điểm) cũng được tận dụng làm tăng kịch tính, khiến khán giả hồi hộp theo dõi các tình tiết trong phim và tác động khá tốt đến cảm xúc của người xem dù đây không phải là phim hành động.
Đây không phải là một bộ phim tươi sáng, có lẽ nó sẽ để lại nhiều cảm xúc hỗn độn cho người xem. "Em của thời niên thiếu" gợi nhắc chúng ta về thực tế phũ phàng nhưng vẫn để lại những tia hi vọng dù mong manh cho nhiều người trẻ, để tiếp tục cố gắng, vượt lên những rào cản, những tối tăm mà cuộc sống "ban tặng" cho mỗi người.
Trailer phim "Em của thời niên thiếu" (2019)
"Em của thời niên thiếu" kể về câu chuyện trưởng thành của cô học trò Trần Niệm (do Châu Đông Vũ thủ vai) và cậu trai lưu manh Bắc Dã (Dịch Dương Thiên Tỉ đóng). Trần Niệm là một học sinh chăm chỉ, hiền lành, ngoan ngoãn nhưng tới một ngày, cô chứng kiến cái chết của bạn học, nhảy lầu do không chịu được sự bắt nạt, đe doạ của các bạn học cùng trường, những tháng ngày học đường của Trần Niệm hoá địa ngục kể từ ngày đó. Cô trở thành đối tượng bị bắt nạt tiếp theo và luôn sống lầm lũi, sợ hãi. Trong một lần đi học về, cô bắt gặp một người đang bị vây đánh tàn tệ, cô gọi điện báo cảnh sát và hai người trở thành bạn kể từ khi đó. Bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết "Thời niên thiếu của anh và em" của Cửu Nguyệt Hi.
Nạn bạo lực, bắt nạt trên học đường được khắc hoạ rõ nét trong phim khiến khán giả cảm nhận rõ được sự thật trần trụi đáng sợ có thể xảy đến với con trẻ ở ngay xã hội thu nhỏ chính là trường học. Và với sự phát triển của công nghệ trong thế giới hiện tại, sự việc càng trở nên nghiêm trọng và khó quản lý hơn bao giờ hết nếu không có sự giáo dục và điều chỉnh tức thời từ phía nhà trường và gia đình. Ta có thể thấy rõ sự quan tâm, thái độ giáo dưỡng của cha mẹ có tầm quan trọng như thế nào tới sự trưởng thành của con cái. Dù có lúc thấy ghê tởm những hành động bắt nạt của đám học sinh trẻ ranh đối với bạn học, bộ phim vẫn xen kẽ những giải thích thực tế để ta thấy được tại sao những đứa trẻ đó lại hành động độc ác và có những phát triển lệch lạc về mặt nhân cách như vậy. Một sự cảm thông nhất định vẫn lẫn khuất trong lòng người xem và đây cũng là tấm gương phản chiếu nhắc nhở cha mẹ về những suy nghĩ, quan niệm và hành động của mình trong hành trình nuôi dạy con không mấy dễ dàng. Đó chính là sự thật tăm tối đã được nêu bật xuyên suốt bộ phim.

Và nhân vật nữ sinh Trần Niệm dù bị bạn học vùi dập về cả thể xác lẫn tinh thần, cô vẫn không để những đày đoạ đó huỷ hoại bản thân. Những lần bị đánh, bị chặn đường đi học về đầy ấm ức, sợ hãi, cô gái vẫn cố gắng hết sức mình để chuẩn bị cho kì thi đại học sắp tới. Cả cậu trai lưu manh Bắc Dã, dù có một quá khứ cùng gia đình không mấy êm đẹp, tự vất vưởng lớn lên như cỏ dại, vẫn có những khao khát rất đời: được có cuộc sống của một người bình thường.
Một học sinh giỏi và một tên bụi đời - hai số phận bất hạnh nương tựa vào nhau, cùng bảo nhau cố gắng hướng đến tương lai tươi sáng. Họ có sợ không? Họ sợ chứ! Nhưng những tháng ngày đen tối đâu có cấm cản họ có những niềm ước vọng đẹp đẽ, và nhất là khi họ đang còn trẻ, rất trẻ. Có lẽ con người ta ai cũng sợ đơn độc. Trong bầu trời đêm tối đặc và tưởng như sẽ tối mãi ấy có ngôi sao sáng nhỏ nhoi thắp sáng cuộc đời mỗi người. Đó là giá trị của người đồng hành, của tình yêu.

Để lột tả, làm sáng rõ những chuyển biến cảm xúc và nội tâm của nhân vật, trong phim có rất nhiều góc quay cận cảnh, đặc biệt là đối với hai nhân vật chính. Ấn tượng nhất có lẽ là đoạn gần cuối phim, khi hai nhân vật ngồi trong hai phòng lấy lời khai và khi ngồi trên xe tới phòng giam, góc cận cảnh kết hợp thiết kế ánh sáng làm chúng ta chú ý đặc biệt đến biểu cảm của Trần Diệm và Bắc Dã. Thêm vào đó, kĩ thuật dựng phim cross-cutting (dựng song song - ghép song song hai cảnh mô tả hai hành động khác nhau trong cùng một thời điểm) cũng được tận dụng làm tăng kịch tính, khiến khán giả hồi hộp theo dõi các tình tiết trong phim và tác động khá tốt đến cảm xúc của người xem dù đây không phải là phim hành động.
Đây không phải là một bộ phim tươi sáng, có lẽ nó sẽ để lại nhiều cảm xúc hỗn độn cho người xem. "Em của thời niên thiếu" gợi nhắc chúng ta về thực tế phũ phàng nhưng vẫn để lại những tia hi vọng dù mong manh cho nhiều người trẻ, để tiếp tục cố gắng, vượt lên những rào cản, những tối tăm mà cuộc sống "ban tặng" cho mỗi người.