Zuckerberg đã từ bỏ ý định đóng góp vào chính trị Mỹ

P.W
29/9/2024 8:27Phản hồi: 38
Zuckerberg đã từ bỏ ý định đóng góp vào chính trị Mỹ
Đâu đó khoảng hơn chục năm trước, Mark Zuckerberg bắt đầu có những quan điểm rõ ràng và công khai về vài khía cạnh mà anh quan tâm về tình hình chính trị Mỹ. Những chia sẻ và quan điểm của Zuck khi ấy chân thành và lạc quan, thậm chí có khi còn nhận ra sự ngây thơ. Và khi ấy, Zuck hiện diện trên những diễn đàn ở quy mô cả nước Mỹ để ý, để nói về những vấn đề như nhập cư, công bằng xã hội, chênh lệch giàu nghèo…

Zuck thậm chí còn viết cả những bài đăng lên những tờ báo lớn, chia sẻ quan điểm. Rồi anh thành lập cả những tổ chức từ thiện, thuê hàng trăm người để dùng khối tài sản khổng lồ có được nhờ tạo ra và điều hành Facebook để đạt được mục tiêu chính trị của bản thân.

Đó là Zuckerberg của những năm đôi mươi. Hơn chục năm sau, ở độ tuổi 40, Mark Zuckerberg là một con người hoàn toàn khác.

zuckerberg1.webp

Vài năm vừa qua, trong những cuộc trò chuyện với bạn bè, đồng nghiệp và những người cố vấn riêng, Zuckerberg đã bày tỏ sự nghi hoặc về chính trị sau không ít những trải nghiệm tồi tệ ở Washington. Anh cùng những giám đốc cấp cao tại Meta, tập đoàn chủ quản Facebook, đều tin rằng các nhà lập pháp ở cả hai đảng lớn nhất tại Mỹ đều căm ghét công nghệ, đang cố gắng thực hiện những động thái chính trị để săm soi kiểm soát tập đoàn của họ nhiều hơn.


Gần nhất, tháng 6 vừa rồi tại hội thảo Allen & Company, nơi được mệnh danh là “trại hè của các tỷ phú” ở Sun Valley, bang Idaho, Zuckerberg đã phàn nàn với nhiều người rằng những tác động tiêu cực mà Meta phải gánh chịu chính là hậu quả của việc làm từ thiện của Zuckerberg càng lúc càng đụng chạm tới những vấn đề chính trị xã hội của người dân Mỹ. Và Zuck cũng bày tỏ sự hối hận khi tuyển người về làm việc ở tổ chức từ thiện đã có những động thái đẩy quan điểm chính trị của anh lệch hẳn sang cánh tả ở một số vấn đề.

Nói một cách ngắn gọn, giờ Zuck không ham chuyện chính trị nữa.

GettyImages-1693797798-e1713957139439.jpg

Theo chia sẻ của những người bạn, những vị giám đốc Meta và cả những cố vấn của Zuckerberg, bây giờ anh chỉ muốn mọi người quên hết đi những nỗ lực đóng góp vào chính trị của Mỹ trước kia.

Bề ngoài, trước công chúng, Zuck từ chối tương tác và thảo luận với các quan chức chính quyền Washington trừ phi bị bắt buộc. Rời khỏi tầm mắt công chúng, Zuck cũng đã dừng hỗ trợ những chương trình thông qua quỹ từ thiện của vợ chồng anh, bất kỳ điều gì khiến mọi người nghĩ đó là một hành động ưu tiên cho một đảng nhất định ở Mỹ. Ngay cả ở Meta, việc vận động và kêu gọi mang ý nghĩa chính trị của các nhân viên cũng bị kiểm soát.

Zuckerberg cũng đã trò chuyện với cựu tổng thống Donald Trump, ít nhất là 2 lần qua điện thoại hồi mùa hè vừa rồi, một động thái được cho là nhằm mục đích hàn gắn mối quan hệ không mấy êm đẹp giữa hai người.

Còn gần đây, trong một podcast, Zuck nói: “Môi trường chính trị hiện giờ, tôi không nghĩ nó có sự phức tạp, và tôi nghĩ bản thân đã đánh giá sai vấn đề.”

Tháng trước, Zuckerberg cũng đã công khai bày tỏ quan điểm hối hận vì một vài hành động chính trị của mình trong một bức thư gửi lên hạ viện Mỹ. Anh nói rằng, năm 2021, chính quyền tổng thống Biden đã tạo áp lực bắt Meta phải kiểm duyệt rất nhiều nội dung có liên quan tới đại dịch COVID-19. Cùng lúc, Zuck cũng hứa sẽ không có những khoản ủng hộ cho các chính trị gia như hồi năm 2020, vì những “món quà” này tạo ra quan điểm của công chúng, rằng Zuckerberg “không trung lập.”

Quảng cáo



Mark-Zuckerberg-politics.webp

Phải thừa nhận, sự thay đổi của Zuckerberg trong những năm qua hoàn toàn không thu hút nhiều sự chú ý và những phản ứng gay gắt như những gì một vị tỷ phú công nghệ khác, Elon Musk, phải gánh chịu. Bản thân Musk đã công khai đặt bản thân về phía những cá nhân ủng hộ cánh hữu, công khai ủng hộ cựu tổng thống Trump.

Nhưng cả hai ví dụ trên, nhìn rộng ra, cũng mô tả một xu hướng thay đổi lớn hơn trong Silicon Valley, nơi những CEO của các tập đoàn công nghệ bắt đầu cảm thấy bực bội vì những vấn đề xã hội. Và giống hệt như Zuckerberg, phản ứng của họ hầu hết là từ chối những hành động thực tế và rõ ràng.

Nu Wexler, nhà phân tích tại đơn vị tư vấn Four Corners Public Affairs, một cựu nhân viên Facebook cho rằng: “Mark và những người đồng cấp có thể đang cân nhắc những nguy cơ của những động thái chính trị, và kết luận rằng trung lập sẽ là lựa chọn an toàn hơn cho tới khi kỳ bầu cử tổng thống năm nay kết thúc.”

Gần đây, những người thân cận với Zuckerberg cho rằng anh giờ coi quan điểm chính trị của cá nhân mình sát với chủ nghĩa tự do cá nhân, hay chủ nghĩa tự do cổ điển. Quan điểm này bao gồm cả việc phản đối những quy định quản lý nghiêm ngặt những doanh nghiệp, ủng hộ thị trường kinh doanh tự do, ủng hộ toàn cầu hóa cũng như cởi mở với những cải cách xã hội. Nhưng Zuck sẽ chỉ ủng hộ những điều đó nếu nó không quá thiên tả cực đoan.

merlin-163192350-c5398eb9-5a70-4d42-b651-932977233abb-superJumbo.jpg

Quảng cáo



Và Zuck cùng vợ mình, tiến sĩ Priscilla Chan đã từng có lúc bị sốc trước tình trạng bài Do thái ở những khu ký túc các trường đại học Mỹ, bao gồm cả ngôi trường họ từng theo học, Harvard.

Đó là những bước ngoặt hoàn toàn trái ngược ở một vị giám đốc tập đoàn công nghệ, người mà 11 năm về trước đã giúp thành lập, rồi trở thành gương mặt đại diện trước công chúng cho tổ chức hoạt động mang tên Fwd.US, với mục tiêu giúp những người nhập cư không giấy tờ có được quốc tịch Mỹ.

Hai năm sau khi thành lập Fwd.US, vợ chồng Zuckerberg có cảm hứng từ những hoạt động từ thiện của Bill Gates, thành lập tổ chức Sáng Kiến Chan Zuckerberg, một tổ chức từ thiện trong vòng 5 năm đã rót 436 triệu USD để giải quyết những vấn đề nhức nhối trong xã hội Mỹ như hợp pháp hóa một số loại chất cấm, và giảm tỷ lệ tù nhân ở Mỹ.

Năm 2015, Mark và Priscilla viết một bức thư đề tựa gửi cô con gái vừa mới chào đời, mô tả giấc mơ về một thế giới bình đẳng, nơi nghèo đói bị xoá bỏ hoàn toàn, cung cấp được dịch vụ y tế cơ bản cho tất cả mọi người, và nuôi dưỡng được sự thấu hiểu cùng mối quan hệ hoà bình giữa mọi người trên mọi quốc gia. Mark khi ấy thậm chí còn mời David Plouffe, một cựu cố vấn của tổng thống Barack Obama để điều chỉnh lại ngôn ngữ trong bức thư này.

64d69ecc5e5d5a00195cb187.webp

Nhưng rồi trong những năm kế tiếp, Facebook đối mặt với cáo buộc mạng xã hội này là nơi những thế lực đến từ Nga tìm cách điều khiển kết quả bầu cử tổng thống Mỹ, sử dụng nó để tạo ra những xung đột trong cộng đồng cử tri và người dân Mỹ. Zuckerberg và công ty của anh trở thành một cái cột thu lôi thu hút mọi phàn nàn cho tới cáo buộc. Các chính trị gia ở cả hai đảng có lúc cho rằng Facebook hay Instagram lúc thì để quá nhiều nội dung và bình luận về chính trị xuất hiện quá tự do, nhưng lại có lúc cho rằng những MXH này không đủ bảo vệ những tiếng nói của mọi người.

Từ 2019, Zuckerberg bắt đầu choáng váng với cách chính trị Mỹ thay đổi. Chính việc những MXH mà anh điều hành bị săm soi đã khiến Zuck cho rằng những nỗ lực làm từ thiện một cách âm thầm của vợ chồng anh tại Chan Zuckerberg Initiative cơ bản là vô dụng.

Rồi thậm chí Mark và Priscilla còn bất ngờ vì chính những hoạt động ở tổ chức từ thiện do chính họ sáng lập. Sau những cuộc biểu tình bạo loạn hồi năm 2020 sau cái chết của George Floyd do cảnh sát gây ra, một nhân viên quỹ CZI thậm chí còn có gan lên tiếng yêu cầu Zuckerberg từ chức CEO Facebook hoặc rời khỏi quỹ từ thiện vì cho rằng anh không đủ bản lĩnh để quản lý những bình luận của ông Donald Trump trên nền tảng MXH.

Rõ ràng là Zuckerberg cảm thấy thất vọng vì sự kiện này. Chính điều đó là một trong số những lý do khiến Zuck không còn muốn đẩy mạnh những động thái hoạt động vì sự tiến bộ của người Mỹ nữa. Một trong ba nhóm hoạt động chính của quỹ CZI, có tên là nhóm hoạt động vì Công lý và Cơ hội, bị Zuck coi như một thứ đánh lạc hướng những nỗ lực hoạt động xã hội, không mô tả đúng góc nhìn ủng hộ cả hai đảng ở Mỹ của anh.

wn20130406p2a.jpg

Năm 2021, Zuckerberg và vợ quyết định chấm dứt việc để quỹ của họ tự làm việc nghiên cứu chính trị, thay vào đó chỉ cấp vốn cho hai đơn vị có thiên hướng trung dung, như Fwd.US làm việc đó. Khoảng 30 nguời làm việc ở nhóm hoạt động vì công lý và cơ hội cho mọi người của CZI hoặc nghỉ việc, hoặc được chuyển qua nhóm khác làm việc.

Rồi đến khi toà án tối cao Hoa Kỳ lật ngược bản án Roe v. Wade vào năm 2022, liên quan tới vấn đề nạo phá thai, vài nhân viên của quỹ CZI đề nghị tổ chức tập trung vào việc bảo vệ quyền được phá thai của người Mỹ. Nhưng tiến sĩ Chan, người đang đảm nhận nhiệm vụ vận hành CZI, đã từ chối một cách nghiêm túc. Trong một mẩu tin nhán gửi tới các nhân viên, cô viết: “Chúng ta phải tập trung và rõ ràng trong mọi thứ chúng ta làm. Điều đó có nghĩa là hãy tập trung vào khoa học, giáo dục và công đồng. Chúng ta không có kế hoạch mở rộng quỹ để can thiệp vào những mảng khác.”

Dần dần những sự cố khác cũng xuất hiện. Sau cuộc bầu cử năm 2020, Zuckerberg và Chan bị chỉ trích vì đã quyên góp 400 triệu USD cho trung tâm phi lợi nhuận Center for Tech and Civic Life để đảm bảo an toàn cho những người đi bỏ phiếu bầu cử tổng thống Mỹ giữa lúc đại dịch COVID-19 bùng phát. Hai vợ chồng anh coi đây là khoản ủng hộ hoàn toàn trung lập, dù rằng các cố vấn đã đặt ra nguy cơ rằng nước đi này có thể sẽ khiến hai vợ chồng bị lên án, bị cáo buộc chọn phe.

Marantz-ZuckerbergFreeSpeech.webp

Những khoản ủng hộ này sau đó được các đảng viên đảng Cộng Hoà gọi bằng cái tên “Zuckerbucks”. Từ ông Trump tới thượng nghị sĩ Jim Jordan của bang Ohio đều lên tiếng lên án Zuckerberg, cho rằng những khoản quyên góp này được thực hiện với mục đích làm tăng tỷ lệ người đi bỏ phiếu ở những khu vực đa số ủng hộ đảng Dân Chủ.

Chính bản thân vợ chồng Zuckerberg và Chan đều đã có vài lần bày tỏ sự hối hận về những khoản quyên góp này. David Becker, người từng quản lý quá trình ủng hộ chính trị của Zuckerberg hồi năm 2020 cho rằng, là điều dễ hiểu khi Zuckerberg bực bội vì mọi tranh cãi đều là thêu dệt.

Còn trong nội bộ tập đoàn Meta, Zuckerberg cùng những giám đốc cấp cao thì đang tìm cách để giới hạn những bình luận và quan điểm chính trị của nhân viên.

Cuối năm 2022, Lori Goler, giám đốc HR của Meta đưa ra một quy định nội bộ gọi là “kỳ vọng tương tác với cộng đồng”. Quy định mới này cấm nhân viên đề cập đến những vấn đề nóng như nạo phá thai, khoảng cách chủng tộc hay chiến tranh ở nơi làm việc. Đó là ý tưởng của giám đốc công nghệ Andrew Bosworth, và được Mark Zuckerberg ủng hộ.

5dba0d15dee0197434226f97.webp

Và thay vì tương tác trực tiếp với các quan chức Washington, Zuckerberg đang tìm cách hàn gắn mối quan hệ giữa anh và họ. Sau sự cố “Zuckerbucks”, CEO Meta mời Brian Baker, một chiến lược gia có tiếng của đảng Cộng Hoà để tìm cách cải thiện hình ảnh của anh trong mắt truyền thông cánh hữu và các quan chức đảng này. Kế hoạch trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay, là Zuckerberg sẽ không quyên góp đồng nào cho ai hết.

Hiện tại Zuckerberg chưa thiết lập được mối quan hệ với phó tổng thống Mỹ, ứng cử viên tổng thống đảng Dân Chủ, bà Kamala Harris. Nhưng như đã nói, Zuckerberg đã có vài lần trò chuyện với Donald Trump. Thậm chí thời điểm Facebook liên tục gỡ bỏ những hình ảnh chụp cảnh tổng thống Trump bị ám sát hụt, Zuck đã đích thân gọi điện xin lỗi Trump, theo lời của vài cố vấn thân cận với cả hai người.

Có một điều rõ ràng, Zuckerberg hoàn toàn không tự lừa dối bản thân rằng lờ đi chuyện chính trị sẽ giải quyết mọi bực bội cá nhân và những vấn đề Meta đang phải đối mặt. Nhưng không có những tuyên bố và hành động cụ thể có thể giúp Meta trở về vị trí trung lập như Zuck muốn.

Theo The New York Times
38 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Nếu muốn thì zuck hoàn toàn có thể trở thành tổng thống.
Chỉ cần điều hướng dư luận trên fb theo hướng có lợi cho chính mình. Dân mỹ sẽ trở thành những con cừu bị tẩy não cho zuck dắt
@hgduong1233 Bạn tưởng ai cũng ngu như bạn chắc?
@hgduong1233 Tổng cmn thống cuốc dza Phây-bút
@hgduong1233 Ở Mỹ thì tổng thống cũng chỉ là đại diện cho giới tài phiệt thôi 😃 Đến Biden nghỉ tới 400 500 ngày còn làm tổng thống được cơ mà
@okimdull tổng thống éo gì toàn đi tắm biển với mút cà rem : )) thời gian suy nghĩ cho quốc gia chắc còn ít hơn thời gian nghĩ cách bao che trốn tội cho thằng con báo đời : ))
Ngày xưa non trẻ, một thân một mình thì phải chọn phe. Giờ có anh Musk kề bên rồi thì mạnh miệng hơn thôi.
@cuhiep Biden bảo: ơ, t biết gì đâu:v
@nghaimin Có qua có lại cả thôi. Văn vẻ tí để hợp thức hoá lý do ấy mà :v
@vinhptfpt Thì đang vụ đít đi da đen nên kì này trump thắng chắc
@cuhiep Cmt chất vậy ad!
Chủ yếu là người Do thái mạnh về kiếm tiền và lobby bầu cử, nghị viên thắng cử cũng phải nhờ các PAC của Do Thái, làm gì dám trái ý, Do Thái có thể coi là ông chủ ko ngai rồi (giống Iron Bank của GOT).
Hên là ở Mỹ đó, chứ ở VN to thế mà k đầu tư chính chị thì có mà sập tiệm 😂😂😂😂
@baotuan Hên nó ở Mỹ mới có FB đó, chứ ở VN là nó thành Lotus rồi
mấy thèn này giàu có tỷ đô la mà tụi này ko bik xài tiền hưởng thụ đâu vì đối với mấy người ceo tỷ phú này cũng như các ceo công nghệ khác thì việc hưởng thụ xa hoa là điều ko nên. cho dù mấy ổng bỏ vài trăm triệu đô mua du thuyền hay máy bay phục vụ mục đích riêng thì cũng rất rất hiếm khi nào khoe khoang lên mặt báo lắm.
thằng cộng con này mà chán chính trị? tin vợ chồng nhà này thì bán lúa sớm.
ai chứ thằng Zuckerberg này nói ra cái gì thì hãy nghĩ ngược lại. Nó là tay sai của đám cảnh tả và của bọn Tàu cộng. nó là con chó của Tàu cộng
Vợ của Mark, Priscillia Chan, là bác sĩ, không phải tiến sĩ.
@Hiệp K Người Việt gốc Hoa đó bạn ơi, kiểu người Việt xưa mình vượt biên á. Ba của bả còn mở tiệm Phở nữa mà.
Mà thật ra ko biết gọi là gì cho đúng: người Mỹ gốc hoa có chút VN hả 😆)))
Xưa cũng nghĩ bả người TQ nhưng ba mẹ bả xưa đẻ ở VN như kiểu ng Hoa bây giờ, nói tiếng Quảng kiểu Q5 rồi sau đó đi vượt biên

https://vietnambusinessinsider.vn/nguon-goc-di-dan-tu-viet-nam-cua-priscilla-chan-vo-mark-zuckerberg-la-ly-do-khien-ong-chu-facebook-tuyen-bo-danh-99-tai-san-de-lam-tu-thien-a24265.html
IMG-9558.jpg
@Hiệp K oh, mình nhầm. cảm ơn bạn.
mà bạn cũng thông minh quá cơ 😆
@redneon Bố mẹ của chị này thì nói người Việt gốc Hoa còn đúng. Còn chị Chan này sinh ra ở Mỹ, mang họ Hoa (Chan = Trần) thì nói là người Mỹ gốc Hoa mới đúng. Có ở VN ngày nào đâu mà vơ đũa cả nắm vào "gốc Việt".
@emaildangky4rum92 Tất nhiên là tui thông minh hơn bạn vì tui có bằng TS ở Mỹ nên mới phân biệt rạch ròi TS và BS. Vừa lòng bạn chưa?
Cứ phải dạy người giàu rất giàu phải làm gì
Túm cái váy lại là con đi.ếm Mark này muốn quay đầu rồi. Đầu 2025 thì mày no đòn con ạ
Tuổi trẻ chưa trải sự đời đòi làm chính trị, nhàu zô mới biết thế nào là mệt mỏi , tốn tiền làm từ thiện còn bị chửi
Đây là một thất bại của đảng Dân Chủ. Zuckerberg chắc cũng dự đoán ra kết cục của kỳ bầu cử này 👍
Bày đặt nhờ Tập chủ tịch đặt tên cho con gái hả mậy...
Chắc 10 năm nữa sẽ tham gia chính trường bắt đầu từ nghị sỹ rồi tranh cử Tổng thống, với Mark thì tiền và truyền thông không còn là vấn đề để trở thành tổng thống trẻ nhất
dù sao thì Ku Mark cũng đã nhận ra được cái mình phải làm gì sau khi đi bợ đít chúng nó xong chúng nó lại quay sang tét mông, thấy nhục nhã và đau đớn quá nên chạy sang bện kia. thức thời đấy coan trai. một phần chắc sợ cụ Diddy dùng Babay oil nên quay xe đó mà.
Quan trọng là chọn đúng phe, mà kể cả chọn đúng phe thì vẫn có nguy cơ bị phe kia trả thù, nên trung lập là an toàn nhất, nhưng rất khó, vì phe nào cũng sẽ tạo áp lực để phải chọn phe họ.

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019