Bột ngọt - loại gia vị bị hiểu lầm nhiều nhất trên thế giới

Rubi Lee
15/5/2023 5:28Phản hồi: 235
Bột ngọt - loại gia vị bị hiểu lầm nhiều nhất trên thế giới
Công khai có sử dụng bột ngọt từng là điểm tối kỵ của các nhà hàng, tuy nhiên với trường hợp của nhà hàng đồ Trung Bonnie's tại New York, mọi thứ lại khác. Kể từ khi khai trương ở Williamsburg, Brooklyn vào cuối năm 2021, Bonnie's đã trở thành 1 trong những nhà hàng hấp dẫn nhất ở New York, giành được nhiều giải thưởng về nhà hàng mới từ nhiều phương tiện truyền thông.

Chủ nhà hàng Calvin Eng có niềm yêu thích mãnh liệt với bột ngọt và không hề ngại nói đến loại gia vị này. Calvin thậm chí còn xăm chữ “MSG” lên cánh tay và tạo ra một món đồ uống đặc trưng có tên là MSG Martini trong nhà hàng của mình.

bot-ngot-2.jpg

“Mọi thứ sẽ ngon hơn khi có bột ngọt, dù đó là món ăn phương Tây hay món ăn Quảng Đông. Chúng tôi sử dụng nó trong cả thức uống, món tráng miệng và tất nhiên là những món mặn nữa. Bột ngọt có trong hầu hết mọi món ăn. Tôi luôn nói đùa rằng: muối, đường và bột ngọt chính là bộ 3 gia vị của Trung Quốc.”

Không chỉ nhà hàng, Calvin Eng cũng giành được nhiều giải thưởng lớn cho cá nhân anh. Calvin được Tạp chí Food and Wine vinh danh là một trong những đầu bếp mới xuất sắc nhất năm 2022 và được đưa vào under 30 của tạo chí Forbes năm 2023.


“Tôi lớn lên trong một gia đình mà việc sử dụng bột ngọt là một điều cấm kỵ. Mẹ tôi sẽ không bao giờ sử dụng nó, nhưng bà ấy lại sử dụng hạt nêm gà trong nấu ăn. Khi còn bé, tôi không biết chúng giống nhau cho đến khi tôi đủ lớn để quan tâm đến điều đó.”

Vậy bột ngọt thực chất là gì?

“Nhiều người không biết rằng bột ngọt có nguồn góc từ thực vật. Quy trình làm bột ngọt của công ty là lên men, rất giống với cách ủ bia hay làm sữa chua.” - Tia Rains, nhà khoa học dinh dưỡng tại Chicago và là phó chủ tịch mảng phát triển chiến lược của Ajinomoto cho hay.


Theo đó, người ta sẽ sử dụng các loại thực vật có đường như mía hoặc ngô, để lên men bằng vi khuẩn tạo ra glutamate, một loại axit amin có trong thực phẩm và cũng được sản xuất trong cơ thể con người. Glutamate hoạt động như 1 chất dẫn truyền thần kinh.

Tiếp đến, natri được thêm vào và lúc này glutamate đã được kết tinh để trở thành những hạt bột ngọt như chúng ta đã quen thuộc ngày nay. Mặc dù bản thân bột ngọt không mùi và không vị, nhưng khi được dùng để nêm nếm các món ăn, nó sẽ tạo ra vị umami đặc biệt cho món đó.

bot-ngot-6.jpg

"Lưỡi con người có các thụ thể khác nhau để cảm nhận những vị riêng biệt. Cơ quan tiếp nhận vị umami lại trông gần giống như chiếc Bẫy ruồi Venus dưới kính hiển vi. Và thú vị là Glutamate lại là axit amin có hình dạng vừa khít với các thụ thể đó."

Umami được gọi là “vị cơ bản thứ năm”, một hương vị kết hợp từ ngọt, chua, mặn và đắng của các món ăn. Tiến sĩ Kikunae Ikeda chính là người đầu tiên khám phá ra vị umami. Khi thưởng thức bát nước dùng nấu từ tảo bẹ kombu (kombu dashi), Ikeda đã nhận ra sự tồn tại của một vị khác hoàn toàn với bốn vị cơ bản là ngọt, chua, mặn và đắng. Ông đặt tên cho vị này là “umami”, nghĩa là “tinh hoa của vị ngon” trong tiếng Nhật. Tiến sĩ Ikeda cuối cùng đã phát hiện ra thành phần tạo nên vị umami chính là glutamate và tạo ra bột ngọt như hiện nay.

Quảng cáo


bot-ngot-7.jpg

Khi ăn bột ngọt, natri và glutamate sẽ phân tách trong nước bọt, những glutamate tự do sẽ kích hoạt cách cơ quan thụ cảm vị umami trong lưỡi tạo ra hương vị cực kỳ thơm ngon. Nếu thực phẩm có chứa 1 trong 2 nucleotide là inosinate và guanylate, thì glutamate còn có thể dính vào thụ cảm trong lưỡi ở thời gian dài hơn.

bot-ngot-12.jpg

Nghe thì có vẻ phức tạp, nhưng thực tế nhiều người đã từng dùng glutamate kết hợp với inosinate và guanylate trong quá trình nấu ăn mà không hề nhận ra. Ví dụ như cà rốt và hành tây (có chứa nhiều glutamate) làm tăng vị ngọt cho thịt bò (chứa nhiều inosinate) Hay Cá bonito (inosinate) và rong biển kombu (glutamate) kết hợp với nhau có thể tạo ra vị umami mạnh.

Ai đã phát minh ra bột ngọt


Mặc dù bột ngọt đã được tìm thấy tự nhiên trong một số loại thực phẩm. Nhưng mãi đến đầu thế kỷ 20, bột ngọt mới được Kikunae Ikeda, giáo sư hoá học tại Đại học Hoàng gia Tokyo phát hiện. Sau khi phát hiện ra vị umami, giáo sư đã bắt đầu nghiên cứu cấu trúc hoá học của loại nước dùng đó.

Quảng cáo


bot-ngot-11.jpg

Năm 1907, giáo sư Ikeda đã xác định rằng hương vị thơm ngon là đến từ axit L-glutamic (glutamate). Ikeda đã tạo ra hương vị umami sau đó phân huỷ chất này thành bột ngọt - chất kết tinh có thể dùng như muối và đường.

Một năm sau đó, doanh nhân Saburosuke Suzuki đã mua lại một phần bằng sáng chế bột ngọt và thành lập công ty Ajinomoto cùng với Ikeda để sản xuất loại gia vị này. Bột ngọt nhanh chóng trở thành 1 phát minh thành công, đoạt nhiều giải thưởng, trở thành 1 loại gia vị được đánh giá cao, đặc biệt là đối với các bà nội trợ trung lưu ở Nhật Bản.

bot-ngot-3.jpg

Trong những thập kỷ tới, bột ngọt đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Quân đội Mỹ thậm chí còn tổ chức hội nghị chuyên đề về bột ngọt đầu tiên sau Thế chiến thứ 2 để thảo luận về cách sử dụng loại gia vị này để tạo ra những khẩu phần ăn ngon hơn cho binh lính.

Nguyên nhân về sự hiểu lầm của bột ngọt


Nhưng mọi thứ bỗng trở nền tồi tệ hơn vào năm 1968, khi một bác sĩ người Mỹ viết 1 lá thư cho 1 tạp chí y khoa có tiêu đề “Hội chứng các nhà hàng Trung Quốc” (Chinese Restaurant Syndrome). Trong đó, ông mô tả các triệu chứng như “tê gáy”, “yếu người” và “đáng trống ngực”. Vị bác sĩ này đã nghi ngờ thủ phạm chính là bột ngọt, cùng với các thành phần khác như rượu nấu ăn và những thứ có lượng natri cao đã gây ra các triệu chứng này.

MSG là thứ chịu chỉ trích lớn nhất. Ảnh hưởng tiêu cực của bức thư đó đã lan truyền trên toàn thế giới trong suốt nhiều thập kỷ về sau. Nhiều nhà hàng bắt đầu công khai từ chối sử dụng bột ngọt, các nhà quảng cáo thực phẩm và đồ uống cũng hạn chế đề cập đến nó. Cứ mỗi lần cảm thấy khó chịu sau bữa ăn, thực khách lại đổ lỗi cho bột ngọt.

bot-ngot-8.jpg

“Khi mọi người nói với tôi rằng họ dùng bữa ở 1 nhà hàng Trung Quốc và sau đó cảm thấy bị khó thở và tức ngực. Tôi cảm thấy lo lắng và khuyên rằng họ nên theo dõi các triệu chứng đó bởi bột ngọt không phải 1 chất gây dị ứng, nó sẽ không gây ra phản ứng dị ứng. Cơ thể chúng ta có thể tạo ra glutamate, vì thế sẽ không thể bị dị ứng với glutamate.” - Rains cho biết.

Mặc dù có rất nhiều lời buộc tội về ảnh hưởng của bột ngọt đối với cơ thể người, nhưng đã qua nhiều thập kỷ với vô số các cuộc thử nghiệm khoa học, vẫn không ai có thể chứng minh được sự nhạy cảm của con người với bột ngọt. Các tổ chức chính phủ trên khắp thế giới đều đã liệt kê MSG là gia vị an toàn để ăn. Ngay cả FDA cũng xếp hạng MSG vào mục là “công nhận an toàn” (GRAS).

bot-ngot-13.jpg

Trên trang web của FDA cho biết “Mặc dù nhiều người hay tự nhận họ bị nhạy cảm, dị ứng bột ngọt. Nhưng trong các nghiên cứu, khi cho những đối tượng như vậy dùng bột ngọt hoặc giả dược, các nhà khoa học không phát hiện ra các triệu chứng dị ứng một cách nhất quán được.”

Trong khi đó trung tâm an toàn thực phẩm ở Hong Kong lưu ý rằng sử dụng bột ngọt nhiều có thể làm giảm lượng natri, vốn được biết đến là nguyên nhân gây ra các vấn đề về sức khoẻ như huyết áp cao, bệnh tim và đột quỵ. “Khi được sử dụng kết hợp với một lượng nhỏ muối trong quá trình chế biến thức ăn, bột ngọt đã được báo cáo là làm giảm tổng lượng natri trong công thức nấu ăn từ 20 đến 40%."

Cuộc chiến thay đổi nhận thức của người tiêu dùng

Mặc dù nhiều nhà khoa học đã lên tiếng, nhưng những ý kiến tiêu cực về MSG vẫn tràn ngập trong các cuộc thảo luận về bột ngọt. Điều đó đã trở thành 1 trong những vấn đề cấp thiết nhất của đội ngũ tiếp thị Ajinomoto.


bot-ngot-5.jpg

Công ty thậm chí còn mở 1 trung tâm chỉ dành cho khách tham quan tại nhà máy lâu đời nhất của Ajinomoto, ở Kawasaki. Nơi này trưng bày những tinh thể của loại bột ngọt đầu tiên do Ikeda tạo ra hơn 1 thế kỷ trước. Bên cạnh đó, nó cũng giới thiệu lịch sử của bột ngọt và giải thích cặn kẽ về cách tạo ra bột ngọt. Chuyến tham quan chủ yếu là bằng tiếng Nhật, mở cửa cho toàn bộ du khách và hoàn toàn miễn phí. Du khách đến đây thường là học sinh, những đứa bé sẽ được trải nghiệm cạo vảy cá ngừ để tìm hiểu về vị umami có trong bột ngọt.

Theo (1), (2)
235 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Nói chung là bột ngọt có nguồn gốc rõ ràng, sản phẩm chất lượng thì ăn vô tư.
Lạm dụng quá thì ko tốt, bọn người hoa, nhà hàng người hoa nấu ăn nhiều dầu mỡ mới là cái đáng sợ, ngán chết luôn.
Dùng bột ngọt mua theo tải đóng bao như bao gạo vậy
@KㅤEㅤN Haha, hôm nào nhờ người quen làm cái test mù, thử là biết phải do bột ngọt hay do tâm lý ngay thôi mà.
@CellonC vô phở lý quốc sư đi rồi biết bọn nào dùng nhiều, ăn tô phở mà nó làm mấy muỗng canh
Cười vô mặt
@Kahny La Phở nào cũng vậy thôi
Muốn ăn phở ko có bột ngọt thì hãy tự làm hoặc tìm đến các hàng mà họ ko sử dụng nghiêm túc
@CellonC tôi k nói là nơi khác nấu không có
mà đặc biệt chuỗi phở lý quốc sư, nấu đã có rồi, lúc ăn còn chơi cho mấy muỗng vào

ở chỗ t người ta ít ăn, thì họ pha thành nước rồi rót thẳng vào tô
đó mới là vấn đề
Có lời đồn là ăn nhiều bột ngọt thì mất trí nhớ thì phải
iambeb
ĐẠI BÀNG
một năm
@hoangtuan1902 Bậy! Làm gì có! Nếu nói về bột bột ngọt...
Định nói gì quên mất rồi!
@lucky10000 Mình khi ăn món ăn cho quá nhiều bột ngọt cũng bị y như bạn. Hồi bé pha nước chanh uống, thay vì cho đường mà cho bột ngọt vào... sau đó là chóng mặt bụng nôn nao ói mửa hết.
@KㅤEㅤN Chắc " quá liều " bạn ơi.
@chuconghuy Mình cũng nghĩ vậy, mẹ mình hay vợ mình nấu ăn đều nêm nếm bột ngọt nhưng biết mình sẽ bị dị ứng khi nêm quá nhiều nên cho 1 lượng vừa đủ thôi. Cho vừa đủ thì mình ăn thấy ngon miệng ko bị triệu chứng say bột ngọt nữa 😁
Mình trước nay hay dùng mỳ chính khi nấu canh, xào rau, sốt đậu kho với cà chua cùng nhiều món ăn khác. Thứ bột ngọt này giúp món ăn ngon hơn, hương vị cũng vì thế mà kích thích sự thèm ăn hơn. Ngày trước sau khi nấu xong mới bỏ mỳ chính nhưng bấy lâu nay bỏ luôn lúc cho mắm muối, rất nhiều người cho rằng mỳ chính là thứ độc hại nhưng từ khi xem clip bên dưới, mình hoàn toàn ko còn lo ngại với thứ này, mà vẫn ăn đều đặn mỗi ngày 🤓
 Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena 

@tongan Mất vài giây thôi, nhấn vào clip, nhấn tiếp vào phần Description, các thông tin được chia sẻ rõ ràng đấy thây 🙄
 Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena 
Screen Shot 2023-05-16 at 12.36.01.jpg
@tongan

TED ED cho chú nghi ngờ MSG là gì.
@tongan video thì ko bấm vào mà mở mồm ra thượng đẳng gì thế?
@crazysexycool1981 thế ông có đọc mấy cái đó không. xem nó ghi gì chưa. FDA bảo có sao đâu.
https://www.fda.gov/food/food-additives-petitions/questions-and-answers-monosodium-glutamate-msg

Questions and Answers on Monosodium glutamate (MSG)

Questions and Answers on Monosodium glutamate (MSG)
fda.gov
Trong bột ngọt có nhiều natri, muối ăn cũng nhiều natri, cá thịt cũng có natri. Kết hợp những thứ này có thể gây quá tải natri cho cơ thể. Việc ăn gì, uống gì, thì cũng nên kiềm chế vừa đủ, ăn cho đã cái miệng rồi hại cái thân.
@optimus207 Ý bác vừa đúng vừa sai.
Sai ở chỗ là bác chưa hiểu ý của đoạn kết luận:
ví dụ bình thường để món ăn đậm đà ( dựa vào cảm nhận của lưỡi) thì phải dùng 1g natri. Còn nếu dùng kèm bột ngọt thì tổng natri (có trong muối và bột ngọt) giảm còn 0,6g mà lưỡi vẫn cảm nhận được món ăn đã đậm đà.
Lamls
ĐẠI BÀNG
một năm
@optimus207 Ý của người ta là có bột ngọt r thì nhu cầu cho muối vào thức ăn giảm đi, nên nhìn chung là giảm lượng natri đưa vào cơ thể
@Robert Langdon @ncn_nguyen @Lamls cũng hợp lý nhỉ. Hồi sinh viên mình nấu ăn, luộc rau cho thêm vài hột bột ngọt, không dùng muối. Gói muối mua về ăn cả năm không hết 😁
@optimus207 Làm giảm ở đây hiểu là giảm tương đối, chứ không phải là bột ngọt không có Natri. Thớt dịch đúng, nhưng có thể chưa hiểu hoặc diễn đạt kém thôi 😆
Ăn nhứt đầu bỏ mẹ. Đau bụng mắc ỉa liên tục!
@gabaybong Bạn này công ty nào tuyển về chắc xui tám kíp, suốt ngày ngồi trong toilet công ty thì làm việc thế lol nào được 😬
@gabaybong Nên đi nội soi hệ tiêu hoá bạn nhé 😁 Chuẩn đoán ung thư được rồi.
@gabaybong "Ăn nhứt đầu bỏ mẹ. Đau bụng mắc ỉa liên tục!"
Ăn... gì vậy bạn ???
Mình vẫn thích ăn bột ngọt! Bún phở mà không cho vào một hàm lượng vừa phải thì không ngon, bột nêm ko thay được… nói chung là tuỳ khẩu vị mỗi người nhưng cái gì cũng phải có giới hạn, chứ ngoài quán cho cả muỗng vào tô bún phở thì chịu rồi
@Jacky_Knight_90 không có miền tây nào nêm hủ tiếu ngọt như chè cả, chẳng qua là khẩu vị của bác nhạy cảm với vị ngọt hoặc bác chưa ăn chè bao giờ
@darklight888 chè nhiều khi còn ít ngọt hơn đó bác ạ, cái ngọt của mấy món nước do có cả các loại gia vị khác nên nó gắt hơn của chè ấy, mình ở SG 25 năm, vợ mình dân sg, quê gốc bến tre, long an mà về miền tây ăn còn nói ngọt đây
@jindowing Kaka ăn hủ tiếu bà năm sa dec đi biết thế nào là ngọt như chè
@jindowing Chắc là bác ăn hủ tíu ở Vĩnh Long hoặc Đồng Tháp, 2 tỉnh này ăn rất ngọt, mình cũng ở miền Tây mà qua 2 tỉnh này ăn hủ tíu thấy ngọt quá chịu không nổi
Bột ngọt MSG là Mono Sodium Glutamate, muối của Natri và Acid L-Glutamit. Hội chứng nhà hàng Trung Quốc mà việt nam gọi là trúng bột ngọt là do thức ăn nêm quá mặn, cơ thể tê cơ và vả mồ hôi. Bác nào chưa bị thử húp nước biển sẽ biết liền, khỏi cần đổ thừa MSG chi cho khổ.
@wpvui @JunoCute @trivietvalues bạn @wpvui đã giải thích rồi nè. Cái vị mặn của muối sẽ bị che lắp bằng bột ngọt, khi Natri vào cơ thể nhiều quá mà cơ thể ko nhận ra sẽ có các hiện tượng như trúng bột ngọt, còn thêm 1 trường hợp là món hầm lâu bột ngọt bị biến tính nữa.
@Jacky_Knight_90 Đúng rồi bạn. Mình đang làm ở Cty SX MSG nè
@Jacky_Knight_90 đọc cả bài ko thấy ghi MSG viết tắt là gì, lướt comment mới biết...
Klq nhưng bột ngọt gây ô nhiễm môi trường, cụ thể là Vedan
@xecatang Xàm thiệt chứ vậy ăn bột ngọt của ajinomoto thù cũng là gây ô nhiễm à?? 😀😀
@Kelamtro Vụ Vedan xả trộm chất thải ra sông Thị Vải suốt 14 năm ấy. Mãi sau mới vị phanh phui, thị trường tẩy chay hàng của hãng này. Đợt đó các công ty sản xuất bột ngọt khác cũng bị vạ lây.
dtb11288
ĐẠI BÀNG
một năm
@xecatang Ai không ăn bột ngọt thì đứng sang một bên
@Kakashiki Thì ngta tẩy chay vedan đc r mắc gì ô kia kêu ăn bột ngọt ô nhiễm môi trường, vơ đũa cả nắm ;))
Bài hay, cám ơn mod
Mình ăn nhiều là cổ họng khô rát và nổi mề đay sau gáy. Mà xưa thằng Vedan xả thải ô nhiễm kinh khủng..sau đó im im rồi chìm luôn 😁
@Người Đưa Tin! Im gì đâu bác. Vedan bay màu luôn rồi.
Coi clip bên Nhật thằng gì ăn dơ dơ mỗi lần nó nêm là cả muỗng canh bột ngọt cơ mà
Nhà mình dùng bột ngọt ko dùng hạt nêm. 30t rồi mà chỉ ăn thử hạt nêm 1 lần rồi bỏ.
Mrbinhta
ĐẠI BÀNG
một năm
@hanguyen129 Mk cũng vậy chỉ thích mì chính thôi hạt nêm mùi nồng khó ăn
@hanguyen129 Hạt nêm do có quá nhiều hương liệu để tạo ra nhiều mùi vị như cá, gà, thịt...cảm giác nó làm mất hương vị của món ăn á bác.
Dungbro
ĐẠI BÀNG
một năm
Mình biết nhiều bạn, cứ ko để ý chủ tiệm cho bột ngọt vào là y rằng kiểu như bị say, đau cổ người các loại. Nên việc có một số lượng người phản ứng xấu với bột ngọt là không sai đâu
@Dungbro Người nào nói triệu chứng đó do ăn mặn gây ra là vô lý. Ăn tô phở người bắc nấu bỏ nhiều bột ngọt vô ăn nhức đầu, tim đập nhanh. Trong khi m ăn tráu cây chấm muối rất nhiều có sao đâu. Nói về độ măn sao mặn bằng ăn cá kho thịt kho được ?
@Hungvm_ssk mình nghĩ do lượng bột ngọt. Ở nhà thì bỏ đc bao nhiêu đâu trong khi bác ăn tiệm là bác hưởng lượng bột ngọt rất nhiều, và ở trên có ý kiến bột ngọt nấu lâu biến tính thì cũng có thể do đó nữa.
@thailuc111 Thế người bắc ăn xong phở chắc phải ngồi thiền cho đỡ đau đầu?
Dungbro
ĐẠI BÀNG
một năm
@thailuc111 thì tôi có bảo do ăn mặn đâu. Có thể uán ăn họ cho nhiều mỳ chính nên mới tạo phản ứng thế. Chỉ cần không nhắc là y như rằng
TienSOS
ĐẠI BÀNG
một năm
Bài báo ghi không đầy đủ tác hại của bột ngọt hoặc cố tình lờ đi. Chắc đc dịch từ 1 bài báo nào đó của Ajinomoto.
Bột ngọt chứa lượng đường rất nhiều và các phụ gia để tạo nên nó cũng rất độc hại.
Không phải chỉ có glutamate và Natri lên mạng search vài dòng là ra 1 đống. Do đó tiêu đề nên ghi rõ ae nên cân nhắc trước khi đọc 😌. Vấn đề sức khoẻ cộng đồng nên được lưu ý kỹ
@Fernie Đúng vậy, Làm quái gì 1 muỗng cf bột ngọt lại chứa nhiều đường hơn 1 muỗng đường , trong khi uống 1 ly cafe thì lượng đường đã bao nhiều muỗng mà không kêu , xàm và tối tăm óc gì đâu
@p700i Thứ được phê duyệt sau này có thể gây ra tác dụng không mong muốn nhưng thứ không được phê duyệt thì chắc chắn sẽ gây ra tác dụng không mong muốn.
Vậy tôi là dân ngu cu đen thì tôi chọn tin cái đã được phê duyệt, còn bạn theo phái thuyết âm mưu thì chịu rồi.

Quảng cáo đi tin thì ngu, nhưng đây không cơ quan ATTP của các nước trên thế giới, không phải quảng cáo.
TienSOS
ĐẠI BÀNG
một năm
@dktran01 Trong video họ vẫn nói vẫn tiếp tục nghiên cứu một số vấn đề đấy thôi, vấn đề là nó có thể gây ra phản ứng với người này và không với người kia. và thậm chỉ mình nghĩ nó cũng thuộc chất gây nghiện, nếu thiếu nó có thể ăn sẽ không ngon. Đến một lúc nào đó ăn nhiều quá bị ngộ độc chẳng hạn.
Mình comment không phải kêu các bạn không ăn bột ngọt, tùy lựa chọn của bạn thôi. Mình chỉ gợi ý những bài báo về sức khỏe cộng động, nên thêm vào tựa đề một chút cân nhắc khi xem thôi.
@TienSOS Thì vấn đề là khoa học, đủ các tổ chức nghiên cứu nhưng chưa đưa ra kết quả. Nhưng "giang hồ" đã lang truyền những thông tin thất thiệt, có khi ảnh hưởng uy tín các địa điểm ăn uống.
Gọi Uncle Roger quảng cáo gấp cho MSG
Thấy thành phần bột ngọt và hạt nêm cũng giống nhau. Vậy mà nhiều người cứ sợ bột ngọt, nhưng hạt nêm thì sử dụng thoải mái.
Mình có đứa bạn, tới nhà ăn cơm mà thấy mình bỏ bột ngọt là nó kêu sợ lắm. Nhưng nó là trùm đi ăn quà ngoài đường, và giờ hàng quán nào mà ko dùng bột ngọt đâu
@huyhuy3586 Bị ám thị và thiếu hiểu biết thôi bạn. Mình cũng thấy vài người, trong khi đó bột ngọt dùng lượng ít nó có khi còn ít gây hại hơn đường tinh luyện và muối tinh.
Bột ngọt mà ko mùi ko vị á.?
Ae lấy vài hạt bỏ nếm thử xem phát nào.😂
bnth1988
ĐẠI BÀNG
một năm
Thanks bài viết về chủ đề hay.cá nhân mình ăn bột ngọt nhìu bị mệt lả lả người,khó chịu.thử rất nhiều lần vẫn vậy.mà k có hẳn thì đồ ăn k ngon.vẫn phải ăn 1 ít

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019