Lần đầu tiên, các nhà khoa học tại Nhật Bản đã thành công trong việc cấy tế bào tim nuôi trong phòng thí nghiệm vào cơ thể một bệnh nhân. Đây được xem là một bước tiến quan trọng trong y học và nếu mọi chuyện suôn sẻ, 9 bệnh nhân nữa sẽ được tiếp nhận liệu pháp điều trị mới này trong vòng vài năm tới.
Thử nghiệm lâm sàng nói trên về cơ bản được thực hiện dựa trên việc khai thác những tiềm năng của cái gọi là tế bào gốc đa năng cảm ứng, một sáng kiến từng đoạt giải Nobel được phát triển bởi các nhà khoa học đến từ Đại học Kyoto. Tế bào gốc đa năng cảm ứng được tạo thành bằng cách lấy tế bào từ mô hiến tặng, sau đó được đưa trở lại trạng thái chưa hoàn chỉnh bằng cách cho tiếp xúc với 1 loại virus. Từ đây, chúng có thể được chuyển hóa thành bất kỳ loại tế bào trong cơ thể.
Dựa trên công nghệ này, giáo sư Yoshiki Sawa đến từ Đại học Osaka (Nhật Bản) đã tạo ra một tấm chứa hơn 100 triệu tế bào cơ tim, sẵn sàng để ghép vào tim của bệnh nhân để phục hồi các phần cơ tim bị hỏng. Cách làm này trước đó đã được thực hiện trên lợn và minh chứng được khả năng cải thiện chức năng của tim. Từ thành công đó, Bộ Y tế Nhật Bản đã xem xét và chấp thuận nhằm cho phép nhóm chuyên gia bắt đầu tiến hành các thử nghiệm lâm sàng trên cơ thể người.
Ca phẫu thuật diễn ra hồi đầu tháng này, bệnh nhân hiện đang hồi phục tốt ở bệnh viện. Bệnh nhân này sẽ tiếp tục được theo dõi trong thời gian tới và mục tiêu là trong vòng 3 năm nữa, phương pháp mới sẽ được áp dụng cho 9 bệnh nhân còn lại. Họ đều mắc chứng thiếu máu cơ tim cục bộ, thường gây ra bởi các cơn đau tim hoặc bệnh mạch vành.
Thử nghiệm lâm sàng nói trên về cơ bản được thực hiện dựa trên việc khai thác những tiềm năng của cái gọi là tế bào gốc đa năng cảm ứng, một sáng kiến từng đoạt giải Nobel được phát triển bởi các nhà khoa học đến từ Đại học Kyoto. Tế bào gốc đa năng cảm ứng được tạo thành bằng cách lấy tế bào từ mô hiến tặng, sau đó được đưa trở lại trạng thái chưa hoàn chỉnh bằng cách cho tiếp xúc với 1 loại virus. Từ đây, chúng có thể được chuyển hóa thành bất kỳ loại tế bào trong cơ thể.
Dựa trên công nghệ này, giáo sư Yoshiki Sawa đến từ Đại học Osaka (Nhật Bản) đã tạo ra một tấm chứa hơn 100 triệu tế bào cơ tim, sẵn sàng để ghép vào tim của bệnh nhân để phục hồi các phần cơ tim bị hỏng. Cách làm này trước đó đã được thực hiện trên lợn và minh chứng được khả năng cải thiện chức năng của tim. Từ thành công đó, Bộ Y tế Nhật Bản đã xem xét và chấp thuận nhằm cho phép nhóm chuyên gia bắt đầu tiến hành các thử nghiệm lâm sàng trên cơ thể người.
Ca phẫu thuật diễn ra hồi đầu tháng này, bệnh nhân hiện đang hồi phục tốt ở bệnh viện. Bệnh nhân này sẽ tiếp tục được theo dõi trong thời gian tới và mục tiêu là trong vòng 3 năm nữa, phương pháp mới sẽ được áp dụng cho 9 bệnh nhân còn lại. Họ đều mắc chứng thiếu máu cơ tim cục bộ, thường gây ra bởi các cơn đau tim hoặc bệnh mạch vành.
Tham khảo: The Japan Times