Concodski Tu-144: chuyện gì đã xảy ra với đối thủ đến từ Xô Viết của Concorde?

Duy Luân
2/10/2017 6:42Phản hồi: 113
Concodski Tu-144: chuyện gì đã xảy ra với đối thủ đến từ Xô Viết của Concorde?
Khi Xô Viết trình diễn chiếc máy bay siêu thanh cạnh tranh với Concorde tại triển lãm Paris Air Show năm 1971, mọi người đều ngạc nhiên và ấn tượng. Trong cuộc đua phát triển máy bay chở khách siêu thanh, Xô Viết đã đi trước phương Tây một bước và ngay cả tổng thống Pháp Georges Pompidou cũng gọi đây là "một chiếc máy bay đẹp". Liên minh phát triển Concorde sau này cũng thừa nhận rằng chiếc máy bay đối thủ "ít ồn hơn và sạch hơn".

Bởi vì có ngoại hình giống chiếc Concorde, chiếc Tupolev Tu-144 được người ta gọi với nickname Concordski. Đây cũng là một chiếc máy bay thu hút được nhiều sự quan tâm vì kĩ thuật hàng không, vũ trụ của Xô Viết khi đó đang rất phát triển, họ đã có những chương trình Sao Hỏa và đã phóng trạm không gian đầu tiên. Nói cách khác, Xô Viết có đầy đủ "vũ khí" để cạnh tranh với phương Tây. Nhưng thật không may, Concordski sớm trở thành một thất bại lớn nhất của ngành hàng không thế giới.

Xem thêm: Lịch sử Concorde: máy bay siêu thanh, sự hợp tác Anh - Pháp và một kết thúc buồn


Cuộc đua máy bay siêu thanh


Mặc dù Concorde mới là chiếc ghi được nhiều danh tiếng trong lịch sử nhưng Tu-144 mới là chiếc ghi được danh hiệu "đầu tiên", mà không chỉ một, tận 2 lần. 31/12/1968, Tu-144 có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của mình - trước Concorde tận 2 tháng, sau đó tới tháng 6/1969 thì có chuyến cất cánh chính thức, hơn đối thủ của mình tận 4 tháng.


Rõ ràng đây không phải là một thành công nhỏ. Người Mỹ thậm chí còn không theo đuổi dự án máy bay siêu thanh này (Quốc hội đã hủy ngân sách cho dự án nghiên cứu của Boeing vào năm 1971), và họ đã vượt qua liên minh Anh - Pháp phát triển Concorde. Với các thành tựu của Xô Viết, Tu-144 vẫn là một thứ đáng để nhắc tới và vinh danh.

Tupolev_Tu-144_may_bay_sieu_thanh_1.jpg

Ilya Grinberg, chuyên viên hàng không Xô Viết và cũng là giáo sư kĩ thuật tại Đại học bang Buffalo, nói: "Việc phát triển (Tu-144) diễn ra vào thời điểm hai hệ thống chính trị đang đối đầu với nhau. Kỳ vọng rất cao. Tòa bộ liên bang Xô Viết đều vô cùng tự hào về chiếc Tu-144, người Xô Viết đương nhiên cũng tin rằng sản phẩm họ làm ra tốt hơn Concorde. Và nó cũng đẹp nữa!"

Cả hai chiếc Concorde và Tu-144 đều đi trước thời đại của mình vì khi ấy ngành hàng không dân dụng chỉ mới chuyển từ máy bay dùng động cơ cánh quạt sang động cơ phản lực. "Thiết kế của chiếc Tupolev không phải là sao chép. Mặc dù cả hai chiếc này nhìn giống nhau nhưng chúng thực chất rất khác. Ngoại hình tương đồng chỉ đơn giản là do những yêu cầu về vận hành giống nhau. Nhưng cũng không thể chối rằng chiếc Concorde có thể đã ảnh hưởng một cách vô thức tới những người đã làm ra chiếc máy bay này", Grinberg chia sẻ.

Chiếc Tu-144 hơi lớn hơn và bay nhanh hơn Concorde. Và điểm dễ phân biệt nhất giữa hai chiếc máy bay này chính là cặp cánh nhỏ nằm ở phần đầu Tu-144 ngay sau buồng lái, nó có nhiệm vụ tạo thêm lực nâng và cải thiện khả năng điều khiển máy bay khi bay ở tốc độ chậm.

Tupolev_Tu-144_may_bay_sieu_thanh_5.png

Rơi ở Paris


Sau khi trở thành ngôi sao của triển lãm hàng không lớn nhất thế giới vào năm 1971, Tu-144 lại một lần nữa tham dự Paris Air Show năm 1973. Concorde bay trình diễn trước và đáp xuống một cách rất yên ắng. Tới lượt Tu-144, nó vừa bay vừa xoay mình để tạo sức hấp dẫn cho khách tham quan. Nhưng có vẻ như chính những hành động này đã tạo ra sự cố: chiếc máy bay gãy giữa không trung và đâm xuống ngôi làng Goussainville khiến 6 người trên máy bay và 8 người dưới mặt đất thiệt mạng.

Có giả thuyết nói rằng chiếc Tupolev đâm xuống để tránh đụng phải chiếc chiến đấu cơ Pháp Mirage đang bay gần đó để chụp ảnh, nhưng Grinberg không đồng ý. "Chiếc Mirage chẳng liên quan gì đến vụ rơi cả. Nó chỉ là mồi để làm người ta phân tâm khỏi nguyên nhân thật sự: chuỗi các động tác bay khó của Tu-144 đã vượt qua giới hạn căng của thân máy bay".

Quảng cáo




Những thước phim quay lại tại sự kiện cho thấy chiếc Tupolev đã chúi xuống, có lẽ là để khởi động lại động cơ sau khi nó bị tắt do cháy. Nhưng vì chịu áp suất quá cao nên cánh đã gãy. "Phi công có lẽ đã muốn làm cho đám đông và giới báo chí toàn cầu ấn tượng, để cho họ thấy rằng chiếc máy bay Xô Viết hấp dẫn hơn, sexy hơn so với màn trình diễn truyền thống của Concorde. Những thứ này có thể xem được dễ dàng từ đoạn phim".

55 chuyến bay


Sự cố tại Paris Air Show năm 1973 là điểm rơi mà sau đó chiếc Tu-144 không bao giờ có thể ngóc đầu lên lại. Tai nạn rơi máy bay khiến Xô Viết hoãn chương trình phát triển của họ trong 4 năm nay, điều đó cho phép Concorde được đưa vào bay thương mại trước. Nhưng chỉ nhiêu đây cũng không đủ để thuyết phục người Xô Viết tiếp tục thử nghiệm dự án. "Những ưu tiên chính trị để vượt qua phương Tây bằng bất kì giá nào đã có những tác động tiêu cực, bởi họ đã làm quá gấp mà không có kế hoạch đúng đắn trong một lĩnh vực nhiều thách thức và phức tạp như thế này".

Khi chiếc Tu-144 bắt đầu chở khách vào năm 1977, máy bay được cho là dễ gãy khi vận hành và quá ồn ào tới mức không thể chịu được bởi nó chỉ có thể bay siêu thanh nếu khởi động bộ đốt sau (afterburner). Afterburner thường được trang bị trên máy bay chiến đấu để bay siêu thanh hoặc dùng khi cất cánh do nó tạo ra lực đẩy lớn hơn bình thường. Trong cuốn sách về Concorde, tác giả Jonathan Glancey còn nói Tu-144 "không dành cho những người nhạy cảm về thính lực".

Tupolev_Tu-144_may_bay_sieu_thanh_2.jpg

Hãng hàng không Aeroflot sử dụng Tu-144 để bay chặng bay 2 tiếng giữa Moscow và Alma Ata (giờ là Almaty), thủ đô của Kazakhstan thời đó. Họ chọn đường bay này vì nó bay qua những khu vực thưa dân cư. Tuy nhiên, lịch bay hằng tuần thường trống phân nửa số ghế, cuối cùng Aeroflot dùng Tu-144 để chở hàng hóa và thư từ nhiều hơn là chở người. Sau 6 tháng vận hành, Tu-144 bị hoãn khai thác.

Quảng cáo



Trong quãng đời ngắn ngủi của mình - tổng cộng chỉ có 55 chuyến bay đi về - chiếc Tu-144 đã gặp hàng trăm sự cố hỏng hóc, trong đó có nhiều cái phát sinh ngay khi đang ở trên không, từ việc giảm áp suất, hỏng động cơ hay chuông báo động kêu mà không tắt được. Thậm chí có người còn nói rằng hành khách trên Tu-144 phải giao tiếp với nhau bằng cách viết ra giấy do động cơ quá ồn không thể nói chuyện bình thường. Và đáng nói hơn hết, mỗi chuyến bay của Tu-144 từ Moscow chỉ được phép cất cánh sau khi đã được kiểm tra bởi chính người thiết kế - Alexei Tupolev.

"Cả quốc gia chưa sẵn sàng để triển khai một chiếc máy bay như thế này. Nó có quá nhiều vấn đề, nó không có tính kinh tế, và cuối cùng là người ta cũng không thật sự cần chuyên chở khách với tốc độ nhanh như vậy", Grinberg nói.

Tupolev_Tu-144_may_bay_sieu_thanh_3.jpg

Kết thúc một kỉ nguyên


Khi Tu-144 đang vận hành thì vào 23/5/1978, một chiếc Tu-144 bốc cháy ở gần Moscow và phải hạ cánh khẩn cấp khiến hai kĩ sư hàng không thiệt mạng. Mặc dù sự cố này dẫn tới việc máy bay bị cấm chở khách hàng hoàn toàn nhưng lý do thực sự lại nằm ở chỗ khác.

"Những nhà lãnh đạo Xô Viết cũng như ban giám đốc Aeroflot đã không còn hứng thú với chương trình này. Họ đã đủ nhức đầu vì những vấn đề phát sinh bởi chương trình nghiên cứu quá phức tạp của Tu-144. Không có lợi ích kinh tế nào khi chỉ bay Tu-144 trong các tuyến nội địa cả", Grinberg nhận xét.

Trong các năm sau đó không có thêm những điều hoàng nhoáng về chiếc máy bay này, nó lặn lẽ về hưu và Xô Viết dừng sản xuất những chiếc mới. Năm 1984, chương trình này chính thức đóng cửa. Có tổng cộng 17 chiếc Tu-144 đã được làm ra, bao gồm luôn những chiếc dùng làm nguyên mẫu. Hầu hết đều bị xẻ ra để bán phế liệu hoặc tái sử dụng linh kiện, một số còn lại thì được trưng bày tại các bảo tàng hàng không ở Nga và Đức. Chuyến bay cuối cùng của Tu-144 là vào năm 1999 nhờ có nguồn tài trợ từ NASA cho một dự án nghiên cứu máy bay siêu thanh hợp tác giữa Nga - Mỹ. Chiếc máy bay dùng trong sự kiện này cũng là chiếc cuối cùng được sản xuất và đã bay được 82 giờ. Máy bay đã cất cánh 27 lần gần Moscow trước khi chương trình bị ngừng lại do không đủ tiền.

Tupolev_Tu-144_may_bay_sieu_thanh_4.jpg
Chiếc Tu-144 cất cánh vào năm 1997

Tupolev thực chất từng nghĩ đến Tu-244, người kế nhiệm cho Tu-144, tuy nhiên họ chưa từng làm ra chiếc nào cả. Chiếc Concorde cũng không khá hơn, sau sự cố rơi máy bay hồi năm 2000 nhu cầu bay siêu thanh đã giảm sút nghiêm trọng, không chỉ vì người ta lo ngại về tính an toàn mà còn vì vé đắt và sự phát triển của những dòng phi cơ khác không lâu hơn nhiều nhưng giá thấp hơn đáng kể. Chiếc Concorde bị rơi khiến 113 người chết tại ngoại ô Paris, và vị trí rơi cũng cách không nơi chiếc Tu-144 đâm xuống năm 1973.

Sau Tu-144 và Concorde, một số dự án máy bay siêu thanh đã được đề xuất trên khắp thế giới nhưng chưa có chiếc nào được đưa vào sản xuất hàng loạt. Grinberg nói: "Tôi không nghĩ người ta sẽ sớm làm chuyện này. Ở thời đại của Internet và gọi video thời gian thực, người ta không cần bay nhanh cho mục đích kinh doanh nữa. Thật tiếc khi Tu-144 và Concorde phải rời khỏi bầu trời. Dù những hạn chế về kinh tế và thiếu những yếu tố quan trọng của một chiếc máy bay hiện đại nhưng con người cần phải có ước mơ, ví dụ như bay siêu thanh mà vẫn cảm thấy thoải mái chẳng hạn. Có lẽ không phải là giấc mơ quá tệ".

Nguồn: CNN
113 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

libieu
CAO CẤP
7 năm
thời điểm đó quả thật đáng buồn cho các dòng máy bay siêu thanh chở khách , tính ra hiện tại mới là lúc cần bùng nổ cho lĩnh vực này !
@libieu K
euxeon
ĐẠI BÀNG
7 năm
@libieu Hiên tại chắc vẫn chưa đâu
Vì còn nhiều khuyết điểm so với mb thương mại bình thường (ồn, chi phí vận hành, bảo dưỡng, phức tạp, chở ít khách, tốn nhiên liệu.....)
@libieu h thời đại bùng nổ của hyper loop với nhiều ưu điểm hơn
2 dòng siêu thanh đều chết thảm
esata
CAO CẤP
7 năm
Biết đâu 10 năm sau sẽ có thế hệ máy bay siêu thanh mới, còn nhanh hơn nữa mà sạch, rẻ và an toàn.
@esata Elon Musk đang làm hỏa tiễn phóng luôn cho lẹ 😁
matnho
ĐẠI BÀNG
7 năm
@esata Jap nó mở cửa cái là xong
Ruiz
CAO CẤP
7 năm
😕 không có Liên Xô thì thế giới vẫn đang chặt cây bằng búa đá
@Ruiz Không có liên xô thì thế giới không có búa liềm,chặt-đập đầu thì chính xác hơn.
meoden8x
TÍCH CỰC
7 năm
@Ruiz Liên Xô ở đâu trong mấy cuộc cách mạng công nghiệp vậy? Thậm chí nếu không có Lend-Lease của Mỹ thì đã không còn Liên Xô từ WW2 rồi. Nước đi đầu trong ngành hàng không vũ trụ là Đức, chính xác hơn là Đức Quốc Xã, tất cả thành tựu trong ngành này của 2 siêu cường Nga, Mỹ đều trên cơ sở kế thừa những thành tựu của Đức Quốc Xã.
@shakimaru Vậy thì hoá ra nó tốt mà bị sụp đổ, ôi.. mừng húm.
meoden8x
TÍCH CỰC
7 năm
@shakimaru Thời bao cấp, VN cũng miễn phí y tế, giáo dục kìa, thế bạn có muốn quay lại thời đó không? Hãy đọc 1 đoạn thơ bút tre của dân Anamit buôn hàng bên Nga thời CCCP nhé:
Hôm nay cha viết thư này
Gởi qua thằng bạn chỗ mày về chơi
Cả nhà mừng lắm con ơi
Thùng hàng mới nhận, bán lời lắm nghe .
Niken đẩy được chục que,
Vòng bi thắng đậm hơn xe rất nhiều,
Điều hòa chẳng được bao nhiêu,
May nhờ trong ruột khá nhiều thuốc tây .
Biết không mấy cuộn E-may,
Tính qua chi ít năm cây có thừa!
Xô tôn đã dặn đừng mua,
Tại sao mày cứ đóng bừa vào đây .
Thùng sau lưu ý thuốc tây,
Đồ nhôm nghỉ khỏe chớ dây làm gì.
Lanh-cô, e-rích, am-pi,
Kháng sinh tổng hợp kiểu gì cũng chơi .
Got-den xem kĩ con ơi,
Kẻo mà quá đát là đời đi tong!
Hóa chất có xoáy được không?
Cha đây đang có hợp đồng triệu đô.
Hải quan con chớ có lo,
Thằng nhỡ toa đã cài kho Hải phòng
Còn như ở tuyến hàng không
Cậu con soi máy khám trong Nội Bài .
Từ nay cho tới tháng hai
Chú Hai đi Bỉ, Dì Ba đi Bồ
Đều tờ-răng-dít Liên Xô
Thông tin giá cả báo cho kịp thời .
Đồng rúp thì mất giá rồi,
Lấy xanh mà tính lãi lời bảo cha .
Cần gì ghi thật rõ ra:
Đồng hồ áo chấm hay là áo phông,
áo thiêu ở ngực con công,
Hay là xi-líp có bông hồng cài,
áo da đểu, xuyến đeo tai,
Nữ hoàng lộng lẫy con xài tiếp không?
Bên ấy gái cộng khá đông,
Theo cha nên đánh cả vòng tránh thai .
Thể thao mác giả Ki-tai, Hay mì chính thái với đài hồng kông.
Bây giờ đang giữa mùa đông,
Con xem loại tất xù lông thế nào ?
áo ren các kiểu ra sao, Ki-mo-no đã đi vào sử xanh.
Cá sấu một thuở tung hoành,
Te-pe nay đã trở thành thiên thu .
Sự đời nghĩ cũng phù du,
Mốt này kiểu nọ tít mù cung mây .
Mới vừa như hổ bướm bay
Bướm vừa rã cánh, hổ quay về rừng.
Hươu kia khi thế bừng bừng
Nay đang ôm hận giữa rừng áo da
Mèo vừa mới ló sang Nga,
Chịu không thấu lạnh, vượt sang Polần.
ào ào áo gió ra quân,
Hỏi xem sống được mấy tuần nữa đây ?
Xét xem thế sự ngày nay
Thị trường biến hóa đổi thay chóng đầu .
Đồ thật thì đắt, tiền đâu!
Mình buôn như thế bằng hầu người ta .
Tiền dân nga đất dân nga,
Theo cha đồ rởm vẫn là lời hơn.

Ngoài ra trong chuyện bán buôn,
Thị trường quyết định thiệt hơn rất dầy .
Hàng sang con chớ đổ ngay,
Đợi thời mà bán đến tay người dùng.
Liên bang rộng lớn vô cùng,
Sức trai con cứ vẫy vùng đôi chân.
Dè chừng với lũ công nhân,
Tham gia quân đội nhân dân rất nhiều .
Ma phi trấn lột đủ điều,
Quen nghề đạo chích từ nhiều năm nay .
Ngang nhiên chiếm cứ sân bay,
Cướp hàng từ cửa sân bay vừa về.
Tránh voi thời chẳng sấu gì,
Lĩnh hàng chi chúng vài tì mà ra .
ReamsX
TÍCH CỰC
7 năm
Điều đó không quan trọng, quan trọng là lại 1 bài về Nga và Xô Viết, thôi xong rồi hội trí thức lãnh hội sự thật qua google của Mỹ chuẩn bị vào dập nào =)))
bernerasu
TÍCH CỰC
7 năm
@ReamsX Đọc google xong vào phán như đúng rồi
vuong234
ĐẠI BÀNG
7 năm
@ReamsX Nga hay Mỹ thì cũng chẳng có thằng nào tốt cả. Cái gì tốt cho lợi ích quốc gia nó thì nó làm thôi. Tự lộ diện trước những thằng trí thức khác đấy 😆)
rosejaooh
TÍCH CỰC
7 năm
1. Quá ồn, phá vỡ bức tường âm thanh không ồn mới lạ.
2. Quá đắt, và ế dài. Giờ là thời đại của Hàng Không Giá Rẻ, hay như Việt Dép nói là Thế Hệ Mới 😁
@rosejaooh Có hàng không giá rẻ là vì máy bay của boing và airbus quá tốt và an toàn :D máy bay cũ cũng có thể bay tốt và an toàn
Theo một số nguồn khác thì Pháp mới là người đã can thiệp làm cho chiếc máy bay rơi:
http://antg.cand.com.vn/Ho-so-mat/Bi-an-vu-tai-nan-may-bay-sieu-thanh-Tu-144S-cua-Lien-Xo-285719/
jerryteo
ĐẠI BÀNG
7 năm
@gauto988 chỗ nào dạy đời vậy bò, à nhầm xúc phạm con bò quá
@jerryteo Những kẻ ăn sẵn như bạn chẳng thể tiến bộ được trong cái xã hội này đâu, tin tôi đi
vuong234
ĐẠI BÀNG
7 năm
@gauto988 Tại tôi muốn thông tin đa chiều thôi. Không muốn bị dắt mũi 😃
Diezel
ĐẠI BÀNG
7 năm
Phá vỡ bước tường âm thanh còn quá nhiều vấn đề không kiểm soát được đằng sau nó, vì thế chẳng mấy ai chấp nhận rủi ro đến tính mạng cả. Nhanh 1 giây dễ chậm cả đời 😃
huydancmit
TÍCH CỰC
7 năm
Cho đến bây giờ người ta không nghĩ rằng nhanh hơn là tốt hơn. Vẫn còn đâu đó triết lý "chậm mà chắc". Thà chậm mà hiện đại và an toàn. Siêu thanh không dùng để chở vài trăm hay nghìn hành khách. Lụm 1 phát như vậy đau lắm.
@huydancmit Tớ thích đi tốc độ bàn thờ mới chịu đc 😁
huydancmit
TÍCH CỰC
7 năm
@adagioleonard Gớm....chiếc ly hương nghi ngút
vuong234
ĐẠI BÀNG
7 năm
@huydancmit bạn nói làm mình nhớ đến câu nói này Thà nghèo nhưng yên bình còn hơn giàu mà không an toàn 😆)) =)))) Thua
huydancmit
TÍCH CỰC
7 năm
@vuong234 Ngành hàng không vận tải hành khách dường như có 1 giới hạn nào đó mà đến bây giờ các hãng đua nhau về chất lượng thay vì tốc độ nên thà chậm mà an toàn còn hơn nhanh mà phá sản.
Thì hiện tại, bay từ từ cũng dc, miễn có wifi free hay giá rẻ mà tốc độ cao là ok hết 😆)))))
rungvang
TÍCH CỰC
7 năm
Con này bay ồn hơn con của Pháp nhiều, ăn nhiên liệu quá khủng nên chỉ bay chặng ngắn, ko bay đc chặng dài.
chắc khoảng 200 năm nữa vn sẽ bằng liên xô 1971 ở mảng chế tạo máy bay
@socutezen0s Nếu tự VN phát triển ko có hội nhập các công nghệ nc ngoài thì e ko chỉ 200 năm mà 200 ngàn năm
@trung76 Boing hay airbus vẫn phải đặt hàng linh kiện khắp thế giới mà
vuong234
ĐẠI BÀNG
7 năm
@trongvongbankinh thế bạn nghĩ nó tự sản xuất từ A->Z ah 😆))
1 cái điện thoại còn hoàng loạt nhà cung cấp linh kiện khác nhau nữa là máy bay 😃))
matnho
ĐẠI BÀNG
7 năm
@socutezen0s Thanh niên ưu tú mắc bệnh tự kỷ của thế kỷ đây r
kosmyn
ĐẠI BÀNG
7 năm
@socutezen0s thanh niên có bộ não ếch nhái, nếu 200 năm nữa VN mới chế được máy bay thì mày nên tự hào là trừ thằng bố mẽo và vài thằng Châu Âu ra thì còn hơn 150 quốc Gia hiện tại và 200 năm tới cũng không có khái niệm làm máy bay nhé, óc lợn
bài viết sai sót nhiều chính tả, xin bạn editor của tinhte đọc lại và chỉnh sửa, cám ơn
@whatwhenwhere Đã fix, cảm ơn bạn
@Duy Luân Sau khi fix vẫn còn ít nhất 2 chỗ sai ;)
NoSheeple
TÍCH CỰC
7 năm
công nghệ thông tin không nước nào vượt mặt được Mỹ, còn cơ khí, động lực không nước nào hơn được Liên Xô
có thể nhiều bác không biết chứ tất cả sách về cơ khí giảng dạy trong các trường đại học của Mỹ đều được dịch từ sách của Liên Xô viết từ thập niên 50 - 60 đấy
@NoSheeple em xác nhận. Sách về kỷ thuật cơ khí của Liên xô cực hay và chi tiết. Ba em còn rất nhiều tài liệu về máy móc, cơ khí. Toàn tiếng Nga. Mô tả chi tiết ko hiểu ngôn ngữ nhìn nhìn vô cũng hiểu khá nhiều.


P/s: gia đình e ko phải cơm sườn nhé. Gốc miền nam từ mấy đời trc rồi. Chẳng qua sau 30/4 ba em đi học nghề nên phải tìm sách mà học thôi. 😆))
@NoSheeple Uh thì cũng muốn đọc thêm cho mở mang tầm mắt mà không biết tìm đâu. Nhờ thím cho cái nguồn để anh em học hỏi nào!
@NoSheeple Nga gioỉ vậy mà tiếng Nga có măý ai chiụ học nhỉ...phí của ....giời.
Chaú mình học sư phạm tiéng Nga để đc đi Nga,
sau khi về nưóc daỵ tiếng Anh ...thế mơí oách
@cavaldryg cho em xin bằng chứng đi bác. Bác NoSheeple em thấy nói không sai chổ nào. Đẩu tiên nhìn lại lịch sử 1 chút nhé. Nói về thời kỳ phục hưng thì khoa học bắt đầu phát triển thì cũng không thiếu gì các khoa học gia đống gọp đến tử Nga. Lúc đó nước Mỹ chưa có trên bản đồ. Sau WW2 2 siêu cưởng bắt đầu chiến tranh lạnh và hay xem chiến tranh lanh (Cold War - CW) mang gì đến cho thế giới nhé. Từ 1945 -1957 con người phóng vệ tinh đầu tiên vào vũ trụ 1957 - 1961 đưa người lên quỹ đạo và 1961-1969 con người vươn đến mặt trăng. Bước tiến vược bật như vậy không chỉ ngổi 1 nơi chém vỏ mòm đâu nhé. Chưa kể các công nghệ mạ bạn đang dùng hằng ngày, và trong các máy móc dùng trong bệnh viện để cứu mạng bạn đều suất phát từ đây đấy. Nói về CN của người Soviet tình báo ăn cấp cn của nhau không phải là ít lộ liểu nhất là năm 1976 1 phi công Sovet lái nguyên con MIC-25 bay thẳng qua Nhật. Nhìn vào thiết kể máy bay của Nga bạn cũng thấy CN của họ rất tiên tiếng vì khả năng bay điều kiển của máy bay Nga thì khỏi bản ai cũng biết. CN động cơ cũng không hề kém vì động cơ phản lực và tên lửa của LX vẩn được rất nhiều nước trên thế giởi sử dụng trong đ1o có cả Mỹ. Bạn nên nhớ điều nay đa số tin tức bạn biết đến là qua báo đài mà 90% thông tin đều qua các hãng truyền thông lớn phương tây nên thông tin bạn biết đều là do họ muốn bạn hiểu như thế theo ý của họ cái đó gọi là "propaganda".
Tương lai con người di chuyển ko cần dùng ô tô hay máy bay, mà là teleport chẳng hạn, chui vào cabin, chọn điểm đến, ấn nút và có mặt ở đầu kia 😁
@buidoimiennui Từ lâu đã có rồi bạn. Đang ở bên này chọn điểm đến nhấn nhấn máy cái là qua ở bên kia.
haian
ĐẠI BÀNG
7 năm
Quá nhiều lỗi chính tả trong 1 bài viết, đề nghị a e mod tinhte tôn trọng người đọc hơn
tác giả nói cũng đúng, thời đại internet hội họp còn qua video call thì cần bay nhanh làm quái gì mà lại không an toàn
THIẾT KẾ THEO KIỂU CHẠY THEO THÀNH TÍCH VẪN THƯỜNG THẤY Ở HỆ TƯ TƯỞNG ĐỎ LÀ NGUYÊN NHÂN NHỮNG CHIẾC TU-144 NÀY GẶP NẠN THẢM KHỐC, MÁY BAY MÀ BẨN NHƯ CÁI CHUỒNG LỢN CÓ AI THỰC SỰ DÁM CHI TIỀN ĐỂ ĐI MÁY BAY NGA TÀU HAY LÀ KHÔNG 😁
@stanley nguyen =] Vậy lý do mà máy bay Anh - Pháp rớt liên tục là gì, nước nào chẳng muốn chạy đua vũ trang và thành tích
slaughter
ĐẠI BÀNG
7 năm
@stanley nguyen quá chuẩn, hoàn toàn đồng ý với stanley nguyen. Bệnh thành tích nó từ những thằng mang hệ tư tưởng đỏ này mà ra, nguyên nhân sâu xa cũng chủ yếu chỉ là để mị dân, lừa cho dân chúng của nó tin và để yên cho chúng nó thao túng bóp nặn thôi 😃
Strong Đỗ
ĐẠI BÀNG
7 năm
@stanley nguyen Nhảm vật, hệ tư tưởng đ nào mà chẳng chạy theo thành tích. Ganh đua với đối thủ của mình. Bố mỹ của các anh còn chẳng phải chạy tụt cả quần ra chứ đùa à
@Strong Đỗ Nhảm.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019