Mặc dù đã được tìm thấy cách đây 5 năm, thế nhưng những hình ảnh và kết quả nghiên cứu của chú chuột này mới được Viện hàn lâm Khoa học Nga công bố cách đây vài ngày. Bằng phương pháp phân tích đồng vị Carbon, người ta xác định được con vật này đã từng sống cách đây hơn 41300 năm, nhiều nhà khoa học cho rằng đây là chuột lemming già nhất trên thế giới từng được tìm thấy.
Hai chuyên gia Nikita Solomonov và Vyacheslav Rozhnov đã được giữ và phân tích nghiên cứu mẫu vật xác chuột này. Theo họ, con chuột bị gãy xương đùi và chết do độ cao. Nó có chiều dài 16.5cm, dài hơn một tí so với chuột lemming hiện đại. Như trên hình, anh em có thể thấy xác còn được bảo quản khá tốt nhờ bị chôn vùi dưới lớp băng vĩnh cửu. Tuy nhiên các cơ quan nội tạng đã bị phân huỷ theo hình scan 3D của con vật.
Đã từng có nhiều thuyết về sự khủng hoảng của loài gặm nhấm khi người ta cho rằng các con này đã tự nhảy từ vách núi xuống để tự sát, tuy nhiên điều này vẫn chưa được các nhà khoa học xác minh kĩ lưỡng. Siberia là khu vực từng tìm thấy rất nhiều xác của động vật cổ bị vùi dưới băng. Cách đây ít lâu, người ta còn tìm thấy xác một chú chó niên đại 18000 nhìn còn như mới.
Hai chuyên gia Nikita Solomonov và Vyacheslav Rozhnov đã được giữ và phân tích nghiên cứu mẫu vật xác chuột này. Theo họ, con chuột bị gãy xương đùi và chết do độ cao. Nó có chiều dài 16.5cm, dài hơn một tí so với chuột lemming hiện đại. Như trên hình, anh em có thể thấy xác còn được bảo quản khá tốt nhờ bị chôn vùi dưới lớp băng vĩnh cửu. Tuy nhiên các cơ quan nội tạng đã bị phân huỷ theo hình scan 3D của con vật.
Đã từng có nhiều thuyết về sự khủng hoảng của loài gặm nhấm khi người ta cho rằng các con này đã tự nhảy từ vách núi xuống để tự sát, tuy nhiên điều này vẫn chưa được các nhà khoa học xác minh kĩ lưỡng. Siberia là khu vực từng tìm thấy rất nhiều xác của động vật cổ bị vùi dưới băng. Cách đây ít lâu, người ta còn tìm thấy xác một chú chó niên đại 18000 nhìn còn như mới.
Theo Metro