Loài người bất tử có quá xa vời?

kylinh01
11/10/2015 12:58Phản hồi: 24
Loài người bất tử có quá xa vời?
Một đề tài đã được mình viết cách đây 3 năm ở vn-zoom, nay mới phát hiện ra box khoa học bên tinhte, vì vậy muốn bưng qua để củng cố lại ước mơ của mình, đó cũng là vấn đề mình luôn trăn trở theo đuổi và chắc chắn mình sẽ dành cả đời để theo đuổi. Hãy cùng dõi theo mình nhé!
Người ta thường nói mỗi người sinh ra đều mang trong mình một sứ mệnh. Riêng mình đã phát hiện ra được sứ mệnh của mình, thứ mà nó làm mình cảm thấy có ý nghĩa khi được sinh ra và tồn tại. Đó chính là vươn đến sự "Bất tử" trong duy vật.
Các bạn đã bao giờ đặt tham vọng mình sẽ "bất tử" chưa? Hôm nay mình xin mạn phép đưa ra ý kiến riêng của cá nhân mình và mong muốn các bạn đọc và cùng nhau bàn luận, không nên gạch đá làm loãng topic,cảm ơn các bạn trước luôn

Trước tiên, mình xin nêu ra 3 câu hỏi lớn của loài người mà tới thời điểm hiện tại chúng ta vẫn chưa có lời giải thích thỏa đáng:
1.Chúng ta là ai?
2.Chúng ta từ đâu đến?
3.chúng ta tồn tại để làm gì?

-Riêng mình suy nghĩ để giải quyết đc thỏa đáng cả 3 vấn đề này chúng ta sẽ trả lời câu hỏi thứ 3 trước, đó là chúng ta tồn tại để BẤT TỬ. Có nực cười không các bạn

*Ok trước hết phải tốn khá nhiều giấy mực cho cụm từ tưởng chừng đơn giản này đấy, nhưng hãy thử xét xem "thế giới quan" của mình nhé: mỗi người chúng ta đều được tạo hóa ban tặng cho 24h mỗi ngày, và cứ thế đều đặn mỗi tuần, mỗi tháng, rồi mỗi năm trôi qua, cuối cùng con người lại phải tuân theo một quy luật bất biến của tạo hóa: Sinh-Lão-bệnh-tử?Tại sao có nhiều vấn đề chúng ta không giải thích đươc: chúa trời, tạo hóa, UFO, gọi hồn, thế giới bên kia, dejavu,..vv...và.vv..? Bởi vì chúng ta quá nhỏ bé?Xét trong thế giới hạt thì chúng ta là những gã siêu khổng lồ, nhưng trong cả vũ trụ?chúng ta còn không bằng các hạt cơ bản!!!Chưa kể là có vô số vũ trụ theo lý thuyết dây(Các bạn tìm đọc cuốn "Lược sử thời gian" của Stephen Hawking nhé, sẽ rất hay đấy)Sau đây là một trích dẫn nói về sự nhỏ bé của loài người chúng ta "một người thì không thể nhận thức được toàn thế giới, nhưng cả loài người qua rất rất rất nhiều thế hệ thì có thể nhận thức được"-chúng ta, những con người ở năm 2012, ở thế kỉ 21,vẫn có quá nhiều điều chưa thể lý giải được?bởi vì sao?vì chúng ta thật sự nhỏ bé? KHÔNG! Bởi vì chúng ta có quá ít thời gian để TỒN TẠI-và chúng ta phải trả giá cho cuộc sống và cho những gì chúng ta chọn( đó là "LUẬT" của tạo hóa.Làm tốt mọi việc hàng ngày của cá nhân tưởng chừng như quá khó rồi, chưa xét tới mục tiêu nhân loại!!
*VẬY NẾU CHÚNG TA BẤT TỬ THÌ SAO? đây là một giả thuyết khá hay đấy, bây giờ giả thuyết đặt ra là mỗi người trong chúng ta đang ngồi đây đềuBẤT TỬ, tức là chúng ta đã 2012 năm tuổi+thêm một đống năm trước CN(bắt đầu từ thời điểm mà khảo cổ học cho thấy loài người(vượn người) xuất hiện đầu tiên cho đến h-cách đây khoảng 6triệu năm)-và chúng ta đều là những con người "HỌC SUỐT ĐỜI", tức là chúng ta có đủ mọi tri thức của nhân loại trong từng ấy năm-tự tay chúng ta có thể làm mọi việc:từ sửa xe, tạo lương thực, thỏa mãn tinh thần, từ học thuyết khoa học khó nuốt nhất của vật lý lý thuyết, từ những suy luận khó hiểu của triết học...tất tần tật,mỗi người trong chúng ta đều là nhà BÁC HỌC vĩ đại nhất.Nhưng tất cả vẫn chưa đủ so với cái giá trị nhất mà chúng ta đạt được-chúng ta thực sự đạt đến đỉnh cao của vật chất-SỰ BẤT DIỆT!
****************************
Cứ theo phương pháp quy nạp trong toán học mà suy luận, thế giới này có +оо điều chúng ta chưa biết, nhưng nếu thời gian tồn tại của chúng ta là+оо, thì điều mà chúng ta muốn biết, sẽ chỉ còn lại vấn đề thời gian.
Chúng ta sẽ không sợ chết vì đang làm dở một đề tài khoa học, chúng ta có quá đủ vật chất để làm mọi điều chúng ta muốn? Một cô bạn gái?hay một trăm cô bạn gái-quá dễ dàng với công nghệ nhân bản vô tính?Còn vấn đề lương thực?với nguồn nhân lực trí tuệ cao với 6 triệu năm kinh nghiệm trong nghề, chẳng có vấn đề nào chúng ta không thể giải quyết được-Nhưng đó là vấn đề của thế hệ người BẤT TỬ trong tương lai. Còn với chúng ta hiện tại thì chỉ là viển vông hay mơ mộng hão huyền?quay trở lại với câu phủ định mở: BẤT TỬ có nực cười không?Lần này, mình vẫn giữ câu trả lời mục trước: "KHÔNG BẠN THÂN MẾN Ạ!"
Các bạn còn nhớ câu hỏi 3 của chúng ta chứ?"chúng ta tồn tại để làm gì?", mình giả thuyết chúng ta tồn tại theo nguyên lý nhân-quả: Tức là ông nội bạn sinh ra cha bạn, cha bạn sinh ra bạn, và bạn sinh ra con cháu bạn và cái cây phả hệ cứ kéo dài đến khi nào bất ngờ bị dừng lại? Chuyện j sẽ xảy ra? Nếu loài người trong tương lai có thể đạt đến đỉnh cao của vật chất-SỰ BẤT DIỆT? thì thử hỏi tại sao con cháu chúng ta - giả thiết là thế hệ đạt tới sự bất diệt-thế hệ mà cha ông chúng trước đó đã phủ định sự tồn tại của mình để khẳng định chúng lại không tưởng nhớ đến cha ông chúng? Lúc đó vấn đề lớn nhất của nhân loại sẽ chuyển từ sự "BẤT TỬ"-sang mục tiêu đỉnh cao hơn "SỰ SỐNG LẠI". Bạn nghĩ sao nếu ông(bà) hoặc cụ ông(bà) quá cố của bạn sống dậy và yêu thương bạn như ngày nào? Hoặc giả bất kì người thân đã mất nào của bạn sống dậy bằng xương bằng thịt trước mặt bạn? Con người lúc đó sẽ không còn tính "VỊ KỶ" nữa mà sẽ thay đổi theo hướng "VỊ THA", bởi vì lúc đó mỗi chúng ta đều là 1 BILLGATE. Chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra nguồn vật chất lớn đến nỗi mà họ hàng tổ tiên 999999 đời trước đều sống sung sướng như một ông hoàng
***(CÒN TIẾP) ******
đón đọc bài luận kế tiếp của mình nhé các bạn, chủ đề :"BẤT TỬ TRONG THỰC TIỄN???"
=====================================================================
P/s: Vì chỉ lập luận suông không có ý nghĩa thực tiễn, từ h em sẽ cập nhật các bài nghiên cứu và tham vọng bất tử của loài người ở những page đầu cho các bác cùng theo dõi và suy ngẫm. Qua pic này em muốn cộng đồng thảo luận nghiêm túc ý tưởng bất tử với thiện chí khoa học, và cùng bàn luận giải pháp nào tốt nhất để đạt được mục đích. Chúng ta hãy là những nhà tương lai học, topic với lý tưởng xây dựng, phát triển và nghiên cứu khoa học, để cuộc đời 100 năm tuổi của chúng ta có ý nghĩa hơn. Qua topic em cũng mong muốn kết bạn với những bác có cùng lý tưởng, chúng ta sẽ tạo lập một nhóm để cùng nhau phát triển lý tưởng này. Cám ơn tất cả các bác cộng đồng yêu khoa học tại Tinhte.
24 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

lại một câu chuyện về sự bất tử có lẽ nó đã quá xa vời
@nhinthoichuadu Chỉ cần ta tin là thật, và tất cả loài người cùng tin điều đó là sự thật, thì chắc chắn nó sẽ không xa vời đâu bác 😃
lại cái gì nữa đây
Loài người trước ngưỡng cửa thế giới bất tử?
Mỗi ngày trên thế giới, có hàng chục phát minh sáng kiến liên quan đến việc kéo dài sự sống được giới khoa học công bố. Những cơ quan sinh học nhân tạo và điện tử, liệu pháp cấy gen, hormon... xuất hiện ngày một phổ biến đều với mục đích đưa con người tiến gần tới sự bất tử.

"Nếu vẫn còn sống trong 20 năm nữa, bạn có thể sống mãi" - Đó là dự báo mới đây nhất của các tạp chí khoa học Mỹ.

Chống lại tuổi già

Hiện, ở Mỹ và các nước tiên tiến xuất hiện rất nhiều bệnh viện chuyên cung cấp các dịch vụ điều trị chống già và cải lão hoàn đồng. Liều thuốc "chống già" và "cải lão hoàn đồng" được các nhà khoa học cụ thể hóa môi trường sống, chế độ ăn kiêng cùng sự can thiệp đặc biệt của các thủ thuật y tế... miễn sao giúp ước mơ trẻ mãi không già của con người ít nhiều thành hiện thực. Về mặt hình thức, giải phẫu thẩm mỹ làm cho hình dáng cơ thể trẻ lại là một phương pháp được nhiều người lựa chọn. Có thể thực hiện tối đa 3 cuộc phẫu thuật cải lão hoàn đồng trong đời mỗi người và mỗi cuộc đảm bảo sẽ làm trẻ lại đến 10 tuổi. Như vậy, tổng cộng con người có thể trẻ lại tới 30 năm tuổi xuân.



Chúc ông bà sống lâu trăm tuổi! (Ảnh minh họa)

Loại trừ bệnh tật

Năm 1974, bác sĩ Steve Austin đã dùng kỹ thuật điều khiển học cho ra đời phương pháp Cyborg, đứng đầu ngành khoa học viễn tưởng với những "con người sinh học". Sau tai nạn giao thông, một cô gái được một dự án bí mật của Mỹ chọn làm thí nghiệm, trở thành con người sinh học đầu tiên với chân tay robot, các giác quan siêu nhạy, chip não bộ, đặc biệt là các tế bào máu có khả năng tự phục hồi nhanh. Các thiết bị bổ sung đã gia tăng đáng kể sức mạnh của cô, khiến cô có những khả năng siêu phàm. Những bộ phận giả không chỉ đảm nhiệm hoàn hảo các chức năng và tri giác của cơ thể, mà còn thực sự ưu việt hơn tay chân bình thường... Những tình tiết này không phải chỉ có trong phim khoa học viễn tưởng mà giờ đây nó đã bắt đầu cuộc phiêu lưu ngoạn mục vào thực tế. Bắt đầu là những thành công trong kỹ thuật ghép ốc tai cho người điếc của giáo sư Chouard (Bệnh viện Saint Antoine) hay kỹ thuật ghép tim thu nhỏ và tự động của nhóm các nhà khoa học đứng đầu là giáo sư Carpentier (Bệnh viện Broussais)... Dẫu bao hàm cả phần về sinh học, phần về cơ khí nhưng các bộ phận thay thế này đều đảm bảo tất cả những chức năng như các bộ phận thực thụ.

Thêm vào đó, trên quy mô rộng lớn, ta đã biết thay thế các mô và cơ quan nội tạng bằng chính những mô khỏe mạnh của người bệnh. Kỹ thuật này cũng bao gồm cả việc lấy những tế bào lành mạnh trong cơ thể người bệnh để sinh sản trong cơ thể trước khi lại đem cấy ghép vào đúng phần bị thương tổn. Chúng ta giờ đây đã có thể sống bằng trái tim hay bộ gan của lợn biến đổi gen. Với kỹ thuật dòng vô tính và cấy gen, con người có thể yên tâm với một kho dự trữ vô hạn những mảnh cấy ghép hoàn toàn tương hợp của các loài động vật được nuôi dưỡng. Theo hướng này, nền y học muốn tiến tới việc xóa bỏ bệnh tật thay vì phải điều trị và con người sẽ được gia tăng sức mạnh cùng với sự sống được kéo dài.

Và đẩy lùi cái chết

Một số chuyên gia cho rằng những tiến bộ khoa học giờ đây đã cho phép con người sống thêm hàng thập kỷ nữa. Dornald Louria, giáo sư Trường y tế New Jersey, đồng ý rằng những tiến bộ trong việc biến đổi gen và công nghệ nano sẽ cho phép con người sống vượt quá ngưỡng tuổi ngày nay rất nhiều.

Rõ ràng, những cuộc thử nghiệm về liệu pháp gen đã mở ra nhiều triển vọng trong công cuộc kéo dài sự sống loài người bởi lẽ nó cho phép chăm sóc con người bằng cách khôi phục hay thay đổi "gia sản di truyền" của mỗi cá thể. Liệu pháp đó là đưa một gen của người bình thường vào hệ gen của một virut đã trở nên vô hại. Tiếp đó virut này được sử dụng như một "kẻ" sản sinh ra protein và được cấy vào người bệnh để thay thế các gen khuyết tật trong cơ thể. Kỹ thuật thay thế này hiện đã được thử nghiệm để điều trị các căn bệnh liên quan tới hiện tượng thoái hóa nơron thần kinh hay ung thư. Và việc thiết lập bảng hệ gen hoàn hảo của con người đã hoàn thành cũng cho phép tăng cường khả năng kéo dài sự sống bằng cách đồng hóa các gen núp trong những căn bệnh nguy hiểm hay trong gen trường thọ. "Những gì là khoa học viễn tưởng một thập kỷ trước đây thì nay đã trở thành hiện thực. Có một lực đẩy tích cực và mạnh mẽ nhanh chóng đưa con người sống đến 120-180 tuổi” - nhiều nhà khoa học đồng thuận.

Tuy nhiên, cũng có không ít người hoài nghi về những tuyên bố này và cho rằng cơ thể con người không được cấu tạo để có thể sống quá 120 tuổi. Cho dù hình thức bên ngoài trông trẻ hơn và bệnh tật ít đi thì bộ não và các cơ quan khác cuối cùng cũng sẽ tước đi cuộc sống của tất cả mọi người. Nhưng dẫu sao chúng ta cũng nên lạc quan.

Theo (SKDS/World Health Magazine)
Nguồn:Vietnamnet
Phát hiện ra “chìa khóa của sự bất tử” trong một loại vi khuẩn sống từ 3,5 triệu năm tại Siberia

Hồi năm 2009 các nhà khoa học Nga đã phát hiện ra 1 loài vi khuẩn đang sống khỏe mạnh trong tầng đóng băng vĩnh cửu tạiSiberia từ cách đây 3,5 triệu năm. Họ đặt tên cho nó là Bacillus F và qua phân tích, họ phát hiện ra chẳng những nó có khả năng sống cực kỳ lâu mà còn có thể được dùng để kéo dài sự sống của những loài khác! Liệu loài vi khuẩn này sẽ là chìa khóa dẫn đến sự bất tử cho con người?




Ảnh chụp vi khuẩn bất tử Bacillus F dưới kính hiển vi


Với tên gọi Bacillus F, loại vi khuẩn này được các nhà khoa học vô tình phát hiện bên dưới lớp băng tuyết vĩnh cửu tại nước cộng hòa Sakha, thuộc Siberia (còn gọi là Yakutia) vào năm 2009. Sau khi phân tích bộ DNA của loài vi khuẩn này, các nhà khoa học bất ngờ phát hiện rằng dù nằm trong lớp băng đá vĩnh cửu suốt hàng triệu năm qua nhưng chúng vẫn sinh trưởng cực kỳ mạnh mẽ.




Giáo sư Anatoli Brouchkov và tầng đất đóng băng vĩnh cửu nơi phát hiện ra vi khuẩn bất tử


Do đó, các nhà khoa học muốn biết làm thế nào mà bộ gen của Bacillus F giúp nó được tuổi thọ kỳ diệu như vậy. Trong những thử nghiệm ban đầu, các nhà khoa học đã nuôi cấy nhân tạo Bacillus F trong phòng thí nghiệm và cấy vào một số cơ quan của chuột, ruồi giấm và cây trồng. Kết quả cho thấy vi khuẩn đã tăng cường và thúc đẩy sự phát triển của hệ miễn dịch ở các cơ quan đó. Sắp tới, các nhà khoa học muốn tiến hành thử nghiệm để xem tác động của loài vi khuẩn này đối với tế bào máu người và trên cơ thể một số sinh vật sống khác.


Tiến sĩ Anatoli Brouchkov, lãnh đạo Cục cơ sở dữ liệu toàn cầu tại Đại học Moscow, người đã có công phát hiện ra Bacillus F tại Siberia cho biết: “Chúng tôi đã thực hiện rất nhiều thử nghiệm trên chuột và ruồi giấm. Qua đó, chúng tôi nhận thấy các tác động bền vững của chúng trong việc kéo dài sự sống và khả năng sinh sản. Nhưng chúng tôi vẫn chưa biết được chính xác cơ chế hoạt động của nó mặc dù đẫ biết được tác động. Có thể nói vẫn còn tồn tại trên thế giới này những loại vi khuẩn bất tử, những thứ bất tử. Chúng không thể chết hay chính xác hơn là có khả năng tự bảo vệ mình trước mọi thứ."




Thử nghiệm cấy vi khuẩn vài cây trồng giúp nó sinh trưởng cực nhanh với hệ miễn dịch tốt


Giáo sư Sergey Petrov, lãnh đạo tại Trung tâm khoa học Tyumen, Nga nhận định: “Trong những thử nghiệm này, vi khuẩn Bacillus F đã kích thích sự phát triển và hoạt động của hệ miễn dịch. Các thử nghiệm trên tế bào hồng cầu và bạch cầu người cũng cho kết quả rất khả quan.”


Còn chuyên gia dịch tể học Viktor Chernyavsky thì cho rằng: “Đây là tiên dược của sự sống. Loài vi khuẩn này có thể tạo ra một hoạt chất sinh học trong suốt cuộc đời nó, giúp kích hoạt hoạt động hệ miễn dịch của các sinh vật trong thí nghiệm. Kết quả là những con chuột cái già cỗi không chỉ có thể nhảy múa mà tiếp tục sinh con được. Nếu điều này cũng đúng đối với con người thì có thể kéo dài tuổi thọ một cách kỳ diệu, có thể dẫn đến phương pháp giúp con người bất tử."


Sắp tới, các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu nhằm xác định chính xác gen nào quy định khả năng kỳ diệu nói trên của Bacillus F. Tuy nhiên, họ cho biết đó không phải là điều đơn giản và nó phức tạp giống như chữa bệnh ung thư vậy. Có thể, loại vi khuẩn này không thể giúp con người bất tử, nhưng nó có thể cải thiện tốc độ sinh trưởng.


Tham khảo Dailymail, EX
Hiện tượng luân hồi dưới quan điểm khoa học
TS Đỗ Kiên Cường
Luân hồi là hiện tượng được nhiều nền văn hóa quan tâm, nhất là tại vùng Tiểu Ấn. Và cho đến tận hôm nay khoa học vẫn còn nợ một lời giải đáp thỏa đáng.


Luân hồi là quan niệm con người có thể sống không chỉ một, mà nhiều lần, thậm chí vô số lần, với một cơ thể mới cho mỗi cuộc sống mới. Theo quan niệm luân hồi của một số nền văn hóa phương Đông, cơ thể mới đó không chỉ là cơ thể người khác, mà có thể là cơ thể động hay thực vật, thậm chí cả đồ vật. Nhà nhân chủng học Oscar Lewis, Đại học Harvard, từng được nông dân tại một ngôi làng Ấn Độ kể rằng, ai phạm nhiều trọng tội kiếp sau sẽ biến thành chai lọ! Quan niệm luân hồi thường đi kèm với quan niệm linh hồn bất tử, tuy không phải lúc nào cũng vậy.

Để giải thích các hiện tượng lạ liên quan với luân hồi, như báo viết và báo mạng đã đăng tải trong thời gian vừa qua, cần quan tâm tới các vấn đề sau:

1) Linh hồn có thật hay không?;
2) Tại sao em bé luân hồi “biết” thông tin về kiếp trước? và
3) Bằng chứng về luân hồi có đáng tin cậy hay không?

Quan niệm linh hồn:

Khoảng một tháng trước, trong một buổi lên lớp với 200 sinh viên năm thứ nhất tại Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP Hồ Chí Minh, người viết tiến hành một cuộc thăm dò nhỏ. Kết quả khoảng 85% tin linh hồn có thật, 10% không tin và 5% có ý kiến khác. Kết quả đó phù hợp với những thăm dò chính thức trên thế giới. Và thật thú vị khi không một sinh viên nào định nghĩa được linh hồn, cho thấy một thực tế rất đáng quan tâm là chúng ta có thể tin vào một quan niệm mà thực ra chúng ta chưa hiểu!

Hầu hết các nền văn hóa và các tôn giáo đều công nhận linh hồn, tuy quan niệm cụ thể có thể khác nhau. Chẳng hạn Aristotle không tin phụ nữ có linh hồn, chí ít là với chất lượng như đàn ông. Thú vật có linh hồn hay không cũng là chủ đề gây tranh cãi khác (một truyện cười kể rằng giới triết học chia thành hai phe, ai nuôi chó thì tin chó có linh hồn, còn người không nuôi thì phản bác!). Bào thai có linh hồn hay không cũng là một bài toán rất nan giải.

Vậy linh hồn là gì? Dẫn theo nhà vật lí Crick lừng danh, giải Nobel về cấu trúc ADN, trong cuốn Giả thuyết ngạc nhiên: Tìm kiếm khoa học về bản chất linh hồn, do NXB Simon & Schuster in năm 1994, người viết xin đưa ra quan niệm trong giáo lí Công giáo La Mã như sau: “Linh hồn là vật sống không cơ thể, có lí trí và ý chí tự do”. Đó là lí do trong luân hồi, linh hồn luôn được “cấy” vào một cơ thể mới để bắt đầu một cuộc sống mới. Do đó các em bé “đầu thai” đều phải “mượn xác” của người khác (tốt nhất là của người đã chết, để khỏi tranh chấp lôi thôi!).

Vậy có thể có sự sống mà không cần cơ thể hay không? Để trả lời, cần tìm hiểu bản chất sự sống. Theo từ điển mở wikipedia, sự sống là đặc trưng phân biệt các vật có khả năng tín hiệu hóa và các quá trình tự duy trì với các vật không có khả năng đó, hoặc đã mất đi (khi chết) hoặc vốn không có (vật vô cơ). Các nhà sinh học cũng quan niệm sự sống không khác biệt và không chia tách với các cấu trúc và các chức năng được tổ chức trong một cơ thể sống (cặp phạm trù cấu trúc - chức năng nổi tiếng trong sinh học). Chỉ cần một mạch máu nhỏ trong não trục trặc là ta có thể mất trí là vì vậy. Nói cách khác, theo quan điểm khoa học, “hồn” và “xác” không thể tách rời nhau (ta có thể thấy một phần mềm máy tính, trong vai trò “hồn”, tồn tại ngoài máy tính và các phương tiện lưu trữ, trong vai trò “xác”, hay không?). Do đó không thể có linh hồn với tư cách một tồn tại sau cái chết của cơ thể được.

Tại sao biết thông tin kiếp trước?

Chính việc bé Bình (và các bé “đầu thai” khác) “biết” một số thông tin về bé Tiến (và các bé đã mất được “mượn xác” khác) là nguyên nhân khiến một số người tin sự đầu thai có thật. Nếu không thì tại sao Bình lại biết? Tuy nhiên khoa học có thể có cách giải thích khác. Đó là kí ức ẩn giấu, đọc nguội và sự phân li nhân cách, các hiện tượng vốn rất kì lạ ngay cả với giới chuyên môn.

Kí ức ẩn giấu:


Kí ức ẩn giấu (hidden memories), thuật ngữ chuyên môn là cryptomnesia, là hiện tượng tâm lí đặc biệt, khi ta nhìn, nghe, đọc hay biết một số thông tin mà ta không biết là đã biết chúng. Vì ta không biết nên chúng ẩn giấu trong vô thức (hoặc vì chúng ẩn giấu nên ta không biết). Khi chúng phát lộ ở tầng ý thức, ta rất ngạc nhiên không biết tự bao giờ và tại sao ta lại biết chúng.

Thuật ngữ cryptomnesia do nhà tâm lí Flournoy đưa ra năm 1963 khi nghiên cứu các hiện tượng thần giao cách cảm và luân hồi. Khi sinh ông, trong cơn ảo giác, mẹ ông thấy một người đàn ông trung niên mặc áo xanh đứng ở đầu giường động viên mình. Khi được kể lại, bà nội Flournoy cho biết đó chính là hình ảnh hoàn hảo của ông nội, người mà mẹ ông chưa từng thấy mặt vì đã mất. Giới tâm linh cho rằng người chết đã hiện về để giúp con gái lúc lâm bồn; trong khi tâm lí học chỉ xem đó là sự kết hợp kì lạ của các kí ức âm thanh (tức qua lời kể) đã bị lãng quên (ẩn giấu).

Đọc nguội:


Trên tạp chí chính thức Người yêu cầu nghi ngờ (Skeptic Inquirer) của Ủy ban điều tra khoa học về các tuyên bố dị thường CSICOP, nay đổi tên thành Ủy ban yêu cầu nghi ngờ CSI, số Xuân Hè 1977, trong bài báo được yêu cầu nhiều nhất “Thuyết phục người lạ rằng bạn biết hết mọi thứ về họ như thế nào”, nhà tâm lý Ray Hyman đã khám phá kĩ thuật đọc nguội (cold reading), là nhóm kĩ thuật mà các nhà tâm linh, giới bói toán, người xem chỉ tay… thường dùng để lòe thiên hạ. Đó là các kĩ thuật đọc ngôn ngữ cơ thể, qua hiệu ứng Hans thông minh. Xin lưu ý bạn đọc, CSI được các nhà khoa học quốc tế lừng danh thành lập tại Mỹ năm 1976 nhằm phản biện các tuyên bố về hiện tượng dị thường và sự tin tưởng thiếu phê phán đối với chúng. Ban đọc quan tâm có thể vào trang mạng của tổ chức này (www.csicop.org) để tìm hiểu thêm. Nhà vật lý Anh Crick (giải Nobel vì cấu trúc ADN), nhà vật lý Nga Kapitxa (giải Nobel), nhà tâm lí Mỹ Skinner (cha đẻ thuyết hành vi), nhà sinh học tiến hóa Gould (cha đẻ thuyết tiến hóa hiện đại hóa), nhà thiên văn Sagan (người cha của chương trình tìm kiếm các nền văn minh ngoài trái đất SETI)… chỉ là số ít các nhà khoa học nổi danh tham gia sáng lập CSI.

Hans thông minh là một chú ngựa tại Đức đầu thế kỉ XX từng khiến báo chí thế giới tốn rất nhiều giấy mực, khi chú biết làm toán, biết tên của các nguyên thủ quốc gia... bằng cách gõ hay rà móng trên một cái bảng (do người chủ thiết kế riêng cho chú) để chọn đúng con số (khi làm toán) hay chữ cái (để ghép thành tên người). Một ủy ban khoa học được thành lập mà thất bại trong việc tìm hiểu khả năng của Hans (vì có xu hướng muốn tin khả năng của Hans); trong khi một sinh viên tâm lí mới ra trường phát hiện sự thật (vì nghi ngờ đúng đắn rằng ngựa thì không có khả năng trí tuệ như vậy). Hans gõ đúng kết quả hay rà móng đúng chữ cần tìm vì chú đọc được ngôn ngữ cơ thể người đối diện (chẳng hạn khi chú rà đến chữ cần tìm, người đối diện nhăn mày hay thở nhẹ, và chú dừng ngay lại).


Ngựa Hans và bảng trả lời thiết kế riêng cho chú


Đó là lí do thày bói hay cô đồng thường nói tràng giang đại hải và chăm chú quan sát thân chủ để đọc ngôn ngữ cơ thể (cô đồng Ph. tại Thanh Hóa còn nắm tay người gọi vong để phát hiện sự co cơ vô thức trước một thông tin trùng hợp). Nhờ đó mà họ dần dần biết nhiều thông tin về thân chủ. Ở đây câu ngạn ngữ Tây Ban Nha tỏ ra thích hợp: “Người nói nhiều đôi khi cũng đúng”!

Phân li nhân cách:

Đa nhân cách và nhân cách phân li là các rối loạn tâm thần rất hiếm gặp. Chúng thường đi liền với các hiện tượng ma nhập, cầu hồn, thoát xác, đầu thai hay luân hồi.

Đa nhân cách là hiện tượng một người có thể có nhiều nhân cách, với tên tuổi, quê quán, phương ngữ, gia cảnh… khác nhau. Các nhân cách đó có thể nổi lên đồng thời hoặc xen kẽ nhau. Ngành tư pháp Mỹ từng gặp người có tới hơn 10 nhân cách, trong đó có “tính cách” của một con chó! Với người không có kiến thức về cấu trúc và hoạt động của bộ não và tâm trí, đó chính là các trường hợp “ma nhập” hay “đầu thai”.

Phân li nhân cách là hiện tượng một người khăng khăng mình là một người khác, như một cách thoát li thực tại, thường là kém mong muốn. Đó là lí do một cô gái tự nhiên xưng là một chàng trai và bắt đầu nói giọng khàn, hút thuốc thật điệu nghệ hay uống rượu như hũ chìm. Dân gian nói rằng cô gái bị ma nhập.

Bằng chứng về luân hồi qua trường hợp Bình - Tiến:

Để khảo sát độ tin cậy của các bằng chứng luân hồi, hãy tìm hiểu nguyên nhân tại sao bé Bùi Lạc Bình cứ nhận mình là Nguyễn Phú Quyết Tiến và tại sao Bình lại biết một số thông tin về Tiến và gia đình.


Áp phích quảng cáo của “Ba khuôn mặt của Eva”,
bộ phim Hollywoods đầu tiên về đa nhân cách

Đầu tiên người viết cho rằng do phân li nhân cách mà Bình tự nhận mình là Tiến, như một cách để thoát li thực tế không mong muốn. Xin lưu ý bạn đọc rằng, Bình ở miền ngược với gia cảnh khó khăn hơn, trong khi Tiến ở dưới xuôi với gia cảnh thuận lợi hơn. Ta thường thấy sự đầu thai theo chiều như vậy hơn là theo chiều ngược lại. Và khi đạt được mong muốn thì “em bé đầu thai” ít nhắc tới gia cảnh khó khăn lúc trước. Đó là lí do Bình ít nhắc tới bản Cọi, khiến phóng viên một tờ báo cũng phải thắc mắc “không biết vì sao”. Nếu đầu thai đúng là sự thật, em bé đầu thai vô cùng biết ơn nơi chốn đã sinh ra mình lần thứ hai mới là hợp lẽ.

Tại sao Bình biết thông tin về Tiến, chẳng hạn: Mẹ cháu ở nhà tầng cơ. Mẹ cháu làm việc còn đánh đánh như thế này này (tức đánh máy)? Người viết cho rằng đó là kết quả của hiện tượng kí ức ẩn giấu: Bình từng tình cờ nghe một số thông tin về Tiến. Và bộ não con người, dù chỉ của em bé dăm ba tuổi, cũng đủ khả năng ghép nối chúng thành một câu chuyện có lớp lang.

Tại sao trên đường về nhà Tiến, Bình biết đường đi lối rẽ, về đến nhà biết chỗ nằm…? Đó là do đọc ngôn ngữ cơ thể người đi cùng qua hiệu ứng Hans thông minh. Một con ngựa còn biết làm nhiều phép toán hay tổng thống Mỹ là ai, chẳng có lí do gì để một chú bé khôn như Bình lại không biết cách hành xử thích hợp để mọi người và bản thân đều hài lòng.

Theo bài viết thì anh Tân, gia đình và hàng xóm đã thử thách nhiều lần mà Bình đều vượt qua nên mọi người mới tin Bình đúng là Tiến đầu thai. Tuy nhiên những phép thử đó không thể khách quan vì ước vọng muốn tin của vợ chồng anh Tân quá mạnh, nên mọi người có thể tạo ra nhiều ám hiệu, cả vô tình và cố ý, giúp Bình dễ dàng vượt qua. Về mặt khoa học, chỉ những người trung gian, hoàn toàn khách quan và không biết câu trả lời (để không thể tạo ám hiệu hay ngôn ngữ cơ thể), mới đủ thẩm quyền thử nghiệm. Các trường hợp “con lặn”, “con lội” khác cũng được giải thích tương tự.

Tại sao chỉ em bé dăm bảy tuổi mới thể hiện ước muốn đầu thai? Câu trả lời khá đơn giản theo quan điểm phân li nhân cách. Trước tuổi này, nhân cách chưa phát triển đến một mức nào đó, nên em bé không thể “phân li”. Còn khi đã lớn, khoảng 10-12 tuổi, nhân cách gốc đủ vững, nên bé không muốn hay không thể phân li được nữa. Thậm chí nếu cố thì cũng chỉ phân li được trong một thời gian ngắn, như trong hiện tượng “ma nhập”, mà thôi.

Để giúp bạn đọc tự đánh giá, xin nhấn mạnh hai điểm. Thứ nhất, trong các trường hợp “đầu thai” hay “ma nhập”, các “hồn ma” đều hành xử sao cho người cho “mượn xác” thu được lợi ích tối đa. Hầu như không thấy một em bé lỡ “đầu thai” vào nhà giầu mà lại khăng khăng đòi về nhà nghèo. Thứ hai, các hiện tượng đó thường được ghi nhận tại các địa phương kém phát triển hơn. Người viết chưa thấy các trường hợp đầu thai tại Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh, là những nơi có dân trí cao. Người viết tin rằng, bạn đọc đủ sáng suốt để có thể rút ra kết luận cho riêng mình.

Tạm thời kết luận:

Với kinh nghiệm hơn 30 năm quan tâm tới các hiện tượng dị thường, người viết cho rằng, khoa học có thế lí giải trường hợp bé Bùi Lạc Bình tự nhận mình là Nguyễn Phú Quyết Tiến và các trường hợp tương tự khác. Theo quan điểm cá nhân, đó không phải là sự đầu thai, mà chỉ là các trường hợp phân li nhân cách. Đề nghị mọi người hãy theo dõi và chăm sóc các em bé “đầu thai” như những người rối loạn kiểu phân li, một loại rối loạn tâm thần vô cùng hiếm gặp.


TP Hồ Chí Minh, 18-12-2010
Giấc mộng trường sinh bất tử hão huyền của Tần Thủy Hoàng

Tần Thủy Hoàng đã ôm giấc mộng trường sinh bất tử để có thể mãi mãi nắm trong tay quyền lực tuyệt đối, nhưng cuối cùng ông cũng chết vì loại thuốc này.
Tần Thủy Hoàng
là người có công thống nhất Trung Quốc và trở thành hoàng đế đầu tiên. Vị hoàng đế này luôn mong muốn có cuộc sống bất tử nên đã bị thuốc trường sinh bất tử ám ảnh. Kể từ đó, Tần Thủy Hoàng miệt mài theo đuổi thuốc trường sinh bất tử và cuối cùng cũng mất mạng vì giấc mộng hão huyền này. Theo một số tài liệu, Tần Thủy Hoàng đã bỏ ra không ít của cải, vàng bạc châu báu để tìm thuốc trường sinh bất tử. Không chỉ tìm kiếm những danh y, Tần Thủy Hoàng còn chiêu mộ cả những thầy thuốc, đạo sĩ... thậm chí dùng cả lang băm để tìm kiếm, bào chế thuốc bất tử. Thêm vào đó, Tần Thủy Hoàng còn kiêng ăn những thức ăn khiến cơ thể bị ợ, xì hơi. Vào thời đó, những biểu hiện trên được cho là năng lượng của con người bị mất dần đi, khiến con người đẩy nhanh tới cái chết. Chưa dừng lại ở đó, Tần Thủy Hoàng được cho là xây một con đường dài 28 dặm nối từ cung điện của vị hoàng đế này đến một đỉnh núi - nơi được cho là các vị thần bất tử bay lên trời. Tần Thủy Hoàng cũng ra lệnh cho một thủy thủ có tên Hsu Fu tìm kiếm thuốc trường sinh bất tử ở khu vực Thái Bình Dương. Tuy nhiên, người thủy thủ này một đi không trở về cũng như không gửi bất cứ thông tin nào về thuốc trường sinh cho Tần Thủy Hoàng. Theo một truyền thuyết, một nhà giả kim thuật tiết lộ một loại thảo mộc giúp con người trường sinh bất tử có ở một hòn đảo. Hòn đảo này được một con cá khổng lồ trấn giữ, bảo vệ. Khi nghe được thông tin đó, Tần Thủy Hoàng đã sai người tìm loại thảo mộc trên. Tuy nhiên, hành trình tìm kiếm thuốc trường sinh bất tử của Tần Thủy Hoàng vẫn bế tắc. Đến cuối đời, Tần Thủy Hoàng vẫn không thực hiện được ước nguyện. Vị hoàng đế đầu tiên của nhà Tần đã chết vì uống thủy ngân do tin rằng uống chất độc này có thể có được cuộc sống bất tử.



Tần Thủy Hoàng là người có công thống nhất Trung Quốc và trở thành hoàng đế đầu tiên. Vị hoàng đế này luôn mong muốn có cuộc sống bất tử nên đã bị thuốc trường sinh bất tử ám ảnh.



Kể từ đó, Tần Thủy Hoàng miệt mài theo đuổi thuốc trường sinh bất tử và cuối cùng cũng mất mạng vì giấc mộng hão huyền này.



Theo một số tài liệu, Tần Thủy Hoàng đã bỏ ra không ít của cải, vàng bạc châu báu để tìm thuốc trường sinh bất tử. Không chỉ tìm kiếm những danh y, Tần Thủy Hoàng còn chiêu mộ cả những thầy thuốc, đạo sĩ... thậm chí dùng cả lang băm để tìm kiếm, bào chế thuốc bất tử.



Thêm vào đó, Tần Thủy Hoàng còn kiêng ăn những thức ăn khiến cơ thể bị ợ, xì hơi. Vào thời đó, những biểu hiện trên được cho là năng lượng của con người bị mất dần đi, khiến con người đẩy nhanh tới cái chết.



Chưa dừng lại ở đó, Tần Thủy Hoàng được cho là xây một con đường dài 28 dặm nối từ cung điện của vị hoàng đế này đến một đỉnh núi - nơi được cho là các vị thần bất tử bay lên trời.



Tần Thủy Hoàng cũng ra lệnh cho một thủy thủ có tên Hsu Fu tìm kiếm thuốc trường sinh bất tử ở khu vực Thái Bình Dương. Tuy nhiên, người thủy thủ này một đi không trở về cũng như không gửi bất cứ thông tin nào về thuốc trường sinh cho Tần Thủy Hoàng.



Theo một truyền thuyết, một nhà giả kim thuật tiết lộ một loại thảo mộc giúp con người trường sinh bất tử có ở một hòn đảo. Hòn đảo này được một con cá khổng lồ trấn giữ, bảo vệ.



Khi nghe được thông tin đó, Tần Thủy Hoàng đã sai người tìm loại thảo mộc trên. Tuy nhiên, hành trình tìm kiếm thuốc trường sinh bất tử của Tần Thủy Hoàng vẫn bế tắc.



Đến cuối đời, Tần Thủy Hoàng vẫn không thực hiện được ước nguyện. Vị hoàng đế đầu tiên của nhà Tần đã chết vì uống thủy ngân do tin rằng uống chất độc này có thể có được cuộc sống bất tử.

VietBao.vn (Theo_Kiến Thức >>>)
Quyết tâm khôi phục lại "Giấc mơ của Tần Thủy Hoàng" dưới sức mạnh của khoa học công nghệ thế kỷ XX nào cả nhà. Chúng ta không thể chết vì sự thiếu hiểu biết của mình được!
Trường sinh bất tử
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Bức tượng mô tả cho ý nghĩ muốn trở về cùng với Thiên Chúa[1]
Trường sinh bất tử hay Cuộc sống bất tử hay Cuộc sống vĩnh cửu hay Bất tử hay Trường sinh bất lão là các thuật ngữ chỉ sự sống tồn tại đời đời, mãi mãi, vĩnh cửu bằng các hình thức can thiệp của y sinh học vào cơ thể động vật, thực vật và cao hơn là con người. Từ "bất tử" đồng nghĩa với từ "vĩnh cửu".[2]


Một số nhà khoa học, nhà tương lai học và triết học đã đưa ra giả thuyết về sự bất tử của cơ thể con người và biện hộ rằng sự bất tử của con người có thể đạt được trong vài thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, trong khi những người ủng hộ tin rằng cuộc sống bất tử là một mục tiêu có thể đạt được nhiều hơn trong thời gian ngắn hạn, với sự bất tử đang chờ đột phá nghiên cứu sâu hơn vào một tương lai không xác định. Aubrey de Grey, một nhà nghiên cứu đã phát triển một loạt các y sinh học trẻ hóa để đảo ngược quá trình lão hóa của con người (gọi là SENS), ông tin rằng kế hoạch đề ra của mình có thể kết thúc quá trình lão hóa trong hai hoặc ba thập kỷ tới. Sự vắng mặt của sự lão hóa sẽ cung cấp cho con người với sự bất tử sinh học nhưng không phải bất tử cho đến chết bởi chấn thương vật lý.[3]


Hình thức một cuộc sống con người bất tận sẽ mất hoặc liệu một phi vật chất linh hồn tồn tại và sở hữu bất tử, đã là một điểm yếu của trọng tâm của tôn giáo, cũng như các đối tượng đầu cơ, tưởng tượng, và cuộc tranh luận. Trong hoàn cảnh tôn giáo, sự bất tử thường được xác định là một trong những lời hứa của Thiên Chúa (hoặc các vị thần khác) để con người có biểu hiện tốt đẹp nếu không làm theo luật Chúa
Tôn giáo
Niềm tin vào một thế giới bên kia là một nguyên lý cơ bản của hầu hết các tôn giáo, trong đó có Ấn Độ giáo, đạo Sikh, Kitô giáo, Zoroastrianism, Hồi giáo, Do Thái giáo, và Bahá'í Faith; Tuy nhiên, khái niệm về một người bất tử linh hồn không phải là. "Linh hồn" tự nó có ý nghĩa khác nhau và không được sử dụng trong cùng một cách trong các tôn giáo khác nhau và các giáo phái khác nhau của một tôn giáo. Ví dụ, các chi nhánh khác nhau của Kitô giáo có quan điểm không đồng ý về sự bất tử của linh hồn và quan hệ của nó đối với cơ thể.
Phật giáo
Phật giáo ra đời trong phong trào đấu tranh chống đạo Bàlamôn, chống lại sự phân biệt đẳng cấp, đòi bình đẳng xã hội, nên không thể không bác bỏ những luận điểm cơ bản của Kinh Vêđa và Kinh Upanishad (những bộ kinh này là cơ sở giáo lý của Đạo Balamôn, tiền thân của Ấn giáo ngày nay).[4] Đạo Phật không thừa nhận linh hồn vũ trụ tối cao Brahman và linh hồn cá thể bất tử atmam. Theo Đạo Phật, cơ thể của chúng sinh được cấu tạo từ những yếu tố vật chất và tinh thần gọi là ngũ uẩn gồm sắc (tức vật chất gồm đất, nước, lửa, gió) và danh(gồm 4 yếu tố tinh thần: thụ, tưởng, hành, thức). Khi chết, những yếu tố này phân hủy, nên không còn cái atman bất tử. Tuy nhiên, Đạo Phật lại thừa nhận sự tái sinh ở kiếp sau và tiếp thu một số yếu tố của Đạo Bàlamôn, như sự luân hồi, nghiệp báo, sự tu luyện để đạt đến sự giải thoát cõi vĩnh hằng. Dù sao Đạo Phật rốt cục cũng cho rằng khi con người tu luyện đắc đạo sẽ đạt tới sựgiác ngộ và thoát khỏi luân hồi, nghiệp báo, lúc đó linh hồn cá thể sẽ hòa nhập vào cõi Niết bàn và trở thành bất tử, vĩnh cửu. Niết bàn là cái gì, cho đến nay cũng chưa ai biết được, có chăng cũng chỉ là sự tranh cãi về lý thuyết mà thôi.[4]


Với nhà Phật, giáo lý siêu việt của Đức Điều Ngự Bổn Sư luôn chú trọng về nhân quả báo ứng, về nghiệp duyên luân hồi, cho nên sẽ không có những phương pháp chỉ dạy cho chúng sinh lao theo những cuộc tìm kiếm vô vọng sự bất tử trường sinh ở trần gian tạp uế; mà chỉ có con đường Chánh đạo dẫn cho con người tìm đến với an vui thanh thản, với siêu thoát thường hằng. Làm sao con người bất tử được khi duyên nghiệp kiếp này của mình đã dứt? Làm sao trường sinh được khi “cái số” của mình là… mệnh yểu? Làm sao sống lâu hơn trăm tuổi để hưởng thụ cuộc sống phú quý sướng vui, khi cái nghiệp ác của mình đã tạo tác từ kiếp này, hay kiếp trước, đã đến hồi phải vay trả sòng phẳng? Hết duyên, hết nợ là dứt sạch. Còn nợ còn duyên thì phải lo mà trả cho đầy đủ, dù đang có một cuộc sống bần cùng cực khổ, hay đang thọ hưởng một cuộc sống nhung lụa cao sang, rồi muốn đi đâu thì đi![5]


Hồi giáo, Kito giáo, Thiên chúa giáo
Các tôn giáo như Kitô giáo (Christianity) do Jesus Christos sáng lập đầu Công nguyên và Hồi giáo (Islam) do Môhamet sáng lập vào thế kỷ VII đều tin vào sự bất tử của linh hồn con người. Theo Kitô giáo và Hồi giáo, khi chết cơ thể trở về đất bụi nhưng linh hồn vẫn tiếp tục tồn tại. Đến ngày cuối cùng, được gọi làNgày tận thế (The End of the World) hay Ngày phán xử (The Day of Judgement), Thượng đế sẽ phán xét tất cả, cho những ai trong lúc sinh thời đã có lòng tin ở Thượng đế và làm nhiều điều tốt lành sẽ được phục sinh, nghĩa là được sống lại với cả thể xác và linh hồn giống như sự phục sinh của Kitô trước đây, và được lên Thiên đường. Những người khác sẽ bị đày xuống địa ngục vĩnh viễn.[4]


Thiên đường được miêu tả trong Kinh Khải huyền, kinh cuối cùng trong toàn bộ Kinh Thánh của Kitô giáo là Thành phố Giê-ru-sa-lem tráng lệ ở trên trời, có 12 cửa thành, nền và tường thành xây toàn bằng vàng và đủ các loại ngọc quý. Những người được lên Thiên đường sẽ vô cùng hạnh phúc, sẽ trường sinh bất tử, không còn đau khổ, chết chóc. Chúa Giêxu đã mặc khải như sau:[4]


“Tôi thấy Thành Thánh là Giê-ru-sa-lem mới, từ trên trời, từ nơi Thiên Chúa mà xuống, sẵn sàng như tân nương trang điểm để đón tân lang. Rồi tôi nghe phía ngai có tiếng to: Đây là nhà tạm Thiên Chúa ở cùng nhân loại! Người sẽ cư ngụ cùng với họ. Họ sẽ là dân của Người, còn chính Người sẽ là Thiên- Chúa- ở -cùng- họ. Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất.”[4]


Thiên đường cũng được mô tả một cách rất cụ thể cảm tính trong Kinh Côran: Đó là một nơi có mùa xuân bất tận, cây cối xanh tốt quanh năm với đủ các loại hoa quả, có các suối nước róc rách. Trên Thiên đường, của cải dồi dào, mọi người tha hồ hưởng vinh hoa phú quý; mỗi bữa ăn có hàng mấy trăm món ăn, thức uống, rượu vang; đặc biệt là có các trinh nữ mắt đen xinh đẹp làm vợ, các chàng trai trẻ làm nô tỳ.[4]


Trong Kinh Kôran có đến 8 chỗ nói về các trinh nữ có mắt đen láy là phần thưởng cho những người Hồi giáo trên Thiên đường. Số lượng trinh nữ được Môhamet xác định là 72. Bin Laden từng hứa hẹn một thiên đường với các cô gái đồng trinh dành cho các phần tử khủng bố cảm tử của mình. Ngày 19 tháng 8 năm 2001, kênh truyền hình Mỹ CBS phát đi một cuộc nói chuyện với một chiến sĩ phong trào HAMAS là Muhammad Abu Wardeh, người đã tuyển mộ các phần tử khủng bố cho các vụ tấn công tự sát ở Israel. Abu Wardeh nói: “Nếu anh là một kẻ tử vì đạo, Thượng đế sẽ thưởng cho anh 70 cô gái đồng trinh, 70 người vợ và hạnh phúc vĩnh cửu”[4]


Như vậy, niềm tin của tín đồ Kitô giáo và Hồi giáo vào sự bất tử của cá nhân ở kiếp sau hoàn toàn chỉ dựa vào sự khẳng định trong các kinh sách như Kinh thánh (The Holy Bible, gồm hai phần Cựu ước và Tân ước) của Kitô giáo vàKinh Côran (Q’uran) của Hồi giáo và những lời hứa hẹn của các giáo chủ; thật ra không có gì đảm bảo chắc chắn là có kiếp sau và Thiên đường. Nhà triết học Pháp Blaise Pascal (1623-1662) đã từng coi niềm tin vào Thượng đế như là một canh bạc, một sự cá cược, trong đó người tin chỉ có được chứ không có mất, còn người không tin chỉ có mất chứ không có được. Pascal lập luận: Nếu bạn tin vào Thượng đế và Thượng đế thật sự tồn tại thì bạn sẽ được cả một Thiên đường hạnh phúc, còn nếu Thượng đế không tồn tại thì bạn chẳng mất gì cả. Còn ngược lại, nếu bạn không tin vào Thượng đế và điều không tin của bạn là đúng thì bạn chẳng được gì cả, còn nếu điều này không đúng (nghĩa là có Thượng đế nhưng bạn lại không tin) thì bạn sẽ bị trừng phạt và đưa xuống địa ngục vĩnh viễn.[4]


Ấn Độ giáo
Ngay từ thời cổ đại, Kinh Vêđa mà trực tiếp là Kinh Upanishad ở Ấn Độ đã lý giải vấn đề này như sau: Brahman (linh hồn vũ trụ) được coi là thần thánh sáng tạo tất cả. Atman (linh hồn của mỗi con người, mỗi cá thể súc vật, cây cỏ, v.v.), là một bộ phận của linh hồn vũ trụ, nên về nguyên tắc nó cũng bất tử như linh hồn vũ trụ. Khi cơ thể sinh vật chết đi, atman sẽ tách khỏi cơ thể và đầu thai sang một cơ thể khác mới sinh ra, tiếp tục cuộc sống ở một kiếp khác. Kiếp sau có thể là người, là súc vật hay cây cỏ. Linh hồn cứ đầu thai hết kiếp này sang kiếp khác trong một cái vòng tròn lẩn quẩn như vậy gọi là sự luân hồi (samsara: bánh xe quay tròn). Con người chịu hậu quả của hành vi của chính mình gọi là “nghiệp” (karma: hành động). Chính cái nghiệp của kiếp này quy định cuộc sống ở kiếp sau. Để giải thoát khỏi cái vòng luân hồi, nghiệp báo, con người phải dốc lòng tu luyện, từ bỏ ham muốn dục vọng để linh hồn được “siêu thoát”, tức thoát khỏi sự ràng buộc của cơ thể và trở về với linh hồn vũ trụ tối cao, đạt đến hạnh phúc và sự bất tử vĩnh hằng.[4]


Do thái giáo
Quan điểm khoa học và chủ nghĩa vô thần
Đối với các nhà khoa học, mặc dù họ rất mong muốn sự bất tử, nhưng lý trí khoa học không chứng minh được có sự bất tử theo quan điểm của các tôn giáo truyền thống nên họ không thể tin vào sự bất tử theo quan điểm của các tôn giáo.[4]


Carl Sagan (1934-1996), nhà thiên văn học nổi tiếng Mỹ đã từng là giáo sư thiên văn học ở Đại học Harvard và Đại học Cornell ở Ithaca, New York viết:[4]


“Nếu có bằng chứng tốt về cuộc sống ở kiếp sau được công bố, tôi sẽ là người sốt sắng trong việc xem xét vấn đề này; nhưng đó phải là những cứ liệu khoa học, không phải là chuyện huyền thoại... Tôi nói, thà rằng sự thật cay nghiệt còn hơn sự tưởng tượng dùng để an ủi”... “Tôi cũng thích tin rằng sau khi tôi chết tôi sẽ sống lại, rằng một phần tư duy, tình cảm, ký ức của tôi sẽ tiếp tục tồn tại. Nhưng càng muốn tin vào điều đó, và mặc dù những truyền thống văn hóa lâu đời khắp thế giới khẳng định có kiếp sau, tôi càng không thấy có gì hơn rằng đó chỉ là điều suy nghĩ mong ước (a wishful thinking) mà thôi” [4]


Nhà bác học Albert Eintein (1879-1955) đã phê phán hạn chế của các quan điểm tôn giáo lấy sự mong muốn bất tử của cá nhân và sự hứa hẹn được ban thưởng ở kiếp sau làm động cơ đạo đức của cá nhân. Ông nói: “Tôi không tin vào sự bất tử của cá nhân. Tôi coi đạo đức chỉ liên quan đến con người mà thôi và không có một quyền lực siêu nhân nào ở đằng sau cả.” [4]


Einstein đã vạch ra sự phi lý trong quan niệm về sự ban thưởng hay trừng phạt của Thượng đế, vì điều này mâu thuẫn với quan niệm của tôn giáo về tính toàn năng của Thượng đế. Sự ban thưởng, trừng phạt chỉ chứng tỏ sự bất lực. Hơn nữa, dùng sự ban thưởng và trừng phạt để kích thích hành vi đạo đức chỉ dẫn đến sự ích kỷ của con người. Einstein viết:[4]


“Tôi không thể hình dung một vị Thượng đế lại đi ban thưởng hay trừng phạt những sản vật của chính sự sáng tạo của mình”. Cũng theo Einstein, “Hành vi đạo đức của một người phải dựa một cách có hiệu quả trên tình cảm, giáo dục, quan hệ và nhu cầu xã hội; không cần có một cơ sở tôn giáo nào. Con người sẽ thật là tồi tệ nếu anh ta phải kiềm chế vì sợ bị trừng phạt hoặc hy vọng ở sự ban thưởng sau khi chết.” [4]


Về sự bất tử của cá nhân, Einstein bác bỏ các quan niệm tôn giáo và đưa ra quan niệm về “sự bất tử tương đối” (relative immmortality). Einstein nói: “Sự bất tử ư ? Có hai loại. Loại thứ nhất nằm trong trí tương tượng của con người và do vậy chỉ là một ảo tưởng. Có một sự bất tử tương đối đó là sự duy trì ký ức về một cá nhân qua một số thế hệ. Tuy nhiên, chỉ có một sự bất tử thật sự duy nhất, ở phạm vi vũ trụ, đó là sự bất tử của chính vũ trụ. Không có một sự bất tử nào khác”[4]


Lý luận về sự bất tử tương đối của Albert Einstein được các nhà vô thần phát triển. Theo quan điểm vô thần, sự bất tử tương đối của cá nhân được thực hiện một cách hiện thực bằng những con đường như sau:[4]


  • Thông qua con cháu của chúng ta. Về mặt sinh học, thế hệ sau thông qua sự di truyền mà kế thừa có chọn lọc và phát triển tất cả những gì mà cơ thể chúng ta đã đạt được. Về mặt ý thức, thế hệ sau sẽ kế thừa những tri thức khoa học, kinh nghiệm sống và chuẩn mực đạo đức, v.v., của thế hệ đi trước. Như vậy theo quan điểm duy vật, chỉ xét về mặt thể xác thôi thì cũng đã thấy chết không phải là hết. Loài người là một dây chuyền vô tận của vô số những thế hệ nối tiếp nhau, mỗi thế hệ là sự phủ định và kế thừa những thành quả phát triển của cơ thể và ý thức của tất cả những thế hệ đi trước. Thế hệ trước để lại mầm sống cho thế hệ sau; thế hệ sau là sự nối tiếp sự sống của thế hệ trước. Cho nên, việc chuẩn bị và chăm lo về mọi mặt cho thế hệ sau cũng chính là vì sự bất tử của con người.[4]
  • Sự bất tử tương đối của cá nhân còn được thực hiện thông qua những việc làm tốt, những tấm gương hy sinh, bằng những sự nghiệp và công trình đóng góp vào sự giải phóng con người, vào sự phát triển văn hóa và văn minh nhân loại. Ở đây “có cái chết hóa thành bất tử”.[4]
  • Sự bất tử tương đối của cá nhân còn thể hiện ở sự tồn tại lâu dài của một người đã chết trong ký ức của nhiều thế hệ mai sau. Một người chỉ thật sự chết khi hoàn toàn không còn tồn tại trong ký ức của người sống.[4]
Lý luận về sự bất tử tương đối của cá nhân có một ý nghĩa đạo đức rất sâu sắc. Nó không chỉ bác bỏ ảo tưởng sự bất tử của cá nhân theo quan niệm tôn giáo mà khắc phục được quan niệm tầm thường coi cuộc sống của con người chỉ ngắn ngủi trong mấy chục năm và cái chết là sự chấm dứt hoàn toàn sự tồn tại của một cá nhân. Nó có vai trò thúc đẩy hành vi đạo đức của con người ở những khía cạnh sau đây:[4]

  • Trách nhiệm, nghĩa vụ của con cháu, coi như sự báo hiếu đối với tổ tiên là chăm lo cho sự bất tử của các thế hệ đi trước bằng những việc làm thiết thực như việc bảo quản phần mộ người quá cố, những kỷ vật của người chết để lại; việc thờ cúng, tổ chức kỷ niệm ngày sinh, ngày giỗ của tổ tiên v.v., là những việc làm mang tính nhân đạo rất sâu sắc của nhiều dân tộc trên thế giới. Đối với những người đã hy sinh cho Tổ quốc trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chúng ta có trách nhiệm làm cho công lao, chiến công của họ trở thành bất tử.[4]
  • Chăm lo cho con cháu cũng là chăm lo cho sự bất tử của chính chúng ta.Do vậy, sự nghiệp trồng người, giáo dục con cháu trở thành những người kế tục sự nghiệp của các thế hệ đi trước cũng là một việc làm thiết thực không chỉ vì lợi ích chung mà còn vì lợi ích riêng của mỗi cá nhân. Ở đây có sự thống nhất giữa mục đích, lợi ích chung với mục đích, lợi ích riêng.[4]
  • Mỗi cá nhân bằng lao động sáng tạo và sự hy sinh của mình đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng và nhân loại sẽ để lại tiếng thơm trong lịch sử.[4]
Bất tử vật lý
Xem thêm: Bất tử vật lý
Nói về một cơ thể trở nên bất tử hoá, một cơ thể bất tử vật lý bao gồm các đặc điểm như trẻ mãi không già, khả năng tái tạo bộ phận đã mất, miễn nhiễm với bệnh tật, v.v...
Các công nghệ ứng dụng để bất tử
Xem thêm: Danh sách các công nghệ ứng dụng để trường sinh bất tử
Y sinh học
Liệu pháp gen
Chúng ta có thể sở hữu làn da chống đạn bằng cách ghép các tế bào Protein tơ nhện và gen gốc của mình. Tương tự phương pháp cấy ghép gen này sẽ giúp con người có khả năng tự tái tạo và chống lại mọi bệnh tật.[6]


Thuốc trường sinh bất tử
Một loại thuốc giúp trẻ hóa các tế bào cơ thể có khả năng sẽ được tung ra thị trường vào năm 2018, nó sẽ kích hoạt cơ thể giải phóng một loại Enzyn chống lão hóa có tên là Sirtuin 1 giúp kéo dài tuổi thọ của con người thêm khoảng 15%.[6]


Các nhà khoa học Mỹ gây ấn tượng mạnh khi khám phá một cơ chế hoàn toàn mới của quá trình lão hóa, và cứ thế đảo ngược lại toàn bộ tiến trình này. Họ tập trung vào một hóa chất gọi là NAD. Kết quả quan sát cho thấy hàm lượng của chất này sụt giảm một cách tự nhiên trong toàn bộ các tế bào khi đối tượng già đi theo thời gian. Cùng với sự biến mất dần của NAD, chức năng của ti thể - cỗ máy năng lượng nội tại của tế bào - cũng đình trệ hoạt động, dẫn đến giảm năng suất và khiến tế bào bị lão hóa.[7]


Các thí nghiệm rất tinh vi đã chỉ ra rằng: nỗ lực nâng cao hàm lượng NAD trong các tế bào, bằng cách bổ sung hóa chất giúp chuyển hóa thành NAD một cách tự nhiên, có thể đảo ngược quá trình hủy hoại tế bào theo thời gian. Các nhà khoa học đã bơm vào những con chuột thử nghiệm một chất enzyme gọi là télomérase để sửa chữa những tế bào bị hư hại và đảo ngược những dấu hiệu của lão hóa.[7]


Theo đó, một tuần bổ sung “thuốc trẻ hóa” này cho chuột 2 tuổi có thể giúp cơ bắp của chúng quay về tình trạng hoạt động như lúc 6 tháng tuổi về mặt chức năng ti thể, loại bỏ chất thải độc hại trong cơ, ngăn chặn viêm nhiễm và kháng insulin.[7]


Hiện nhóm chuyên gia vẫn tiếp tục cuộc nghiên cứu, với giai đoạn thử nghiệm lâm sàng dự kiến vào năm 2015. Tuy nhiên, thử nghiệm trên người sẽ phức tạp hơn vì khi đến tuổi trưởng thành, chất enzyme télomérase không hoạt động nữa, để tránh cho các tế bào tiếp tục phát triển một cách vô tổ chức và biến thành các tế bào ung thư. Ngoài ra, NAD chỉ là một khía cạnh của một vấn đề lớn, trong khi các yếu tố khác góp phần vào tình trạng già đi của tế bào vẫn chưa được giải quyết, chẳng hạn như tình trạng ngắn đi của các telomere (đoạn cuối của nhiễm sắc thể) hoặc tổn hại đối với ADN, vốn chưa thể được đảo ngược.[7]


Cơ giới hóa cơ thể
Siêu vật liệu Metamaterial là những vật liệu nhân tạo cấu thành từ những linh kiện cực nhỏ. Chúng có thể được dùng thay thế các bộ phận sinh học trên cơ thể, giúp con người trở nên nhẹ nhàng hơn, và ngày nào đó sức khỏe sẽ giống siêu nhân trong phim.[6]


Ướp xác hoặc đông lạnh
Các bác sĩ đã tiến hành đưa 10 bệnh nhân vào trạng thái chết lâm sàng bằng phương pháp đông lạnh trong khoảng hai tiếng đồng hồ rồi cho tái sinh lại. Phương pháp này có thể phát triển đến mức cho phép con người ngủ đông không hạn chế giới hạn thời gian.[6]


Đông lạnh là kỹ thuật bảo tồn xác chết trong nitrogen lỏng ở nhiệt độ -196 độ C, đã được khởi đầu từ thập niên 1960.[8] Phương pháp bảo tồn cơ thể người hiện vẫn chưa thể đảo ngược với trình độ khoa học hiện nay, nhưng những người theo thuyết đông lạnh vẫn hy vọng rằng một ngày nào đó trong tương lai, các xác chết nằm bất động trong băng có thể được hồi sinh nhờ vào công nghệ hiện đại hơn. Khó có được số liệu thống kê chính xác, nhưng ước tính có khoảng 2.000 người đã đăng ký chương trình mạo hiểm này và đã có 250 người hiện trong tình trạng đông lạnh, cùng với hơn 100 thú cưng. Trong số những người thích thú với viễn cảnh bất tử nhờ vào phương pháp này còn có cả giám khảo chương trình X-Factor nổi tiếng Simon Cowell.[8]


Tim nhân tạo[sửa | sửa mã nguồn]
Trong vòng một thập kỷ nữa, một trái tim hoàn chỉnh có thể được tạo ra bằng phương pháp in 3D từ chất béo và Collagen. Tim sẽ là một thứ phụ tùng có thể thay thế nhằm tăng tuổi thọ thêm 10 năm.[6]


Công nghệ hóa máu người[sửa | sửa mã nguồn]
Các nhà nghiên cứu đã tạo ra một loại máu mới, hứa hẹn máu người sẽ được sản xuất đại trà trong nhà các máy. Truyền máu mới vào cơ thể có thể đảo ngược quá trình lão hóa tới 50 năm.[6]


Tác động phân tử[sửa | sửa mã nguồn]
Ngăn chặn các phân tử ảnh hưởng tới Insulin và các tính hiệu dinh dưỡng làm tăng tuổi thọ của những con giun trong phòng thí nghiệm. Áp dụng phương pháp này lên cơ thể con người có thể kéo dài cuộc sống chúng ta tới 500 năm.[6]


Công nghệ nano y học
Đến năm 2050, những con robot có khả năng tự tái tạo sẽ được đưa vào cơ thể con người, chúng sẽ chữa tất cả các tế bào bị hư hỏng hay già cỗi. Giúp chúng ta chống chọi với bệnh tật. Trường sinh bất tử sẽ nằm trong tầm tay chúng ta.[6]


Tác động Nhiễm sắc thể
Cơ thể sinh vật gồm nhiều tế bào. Trong mỗi tế bào có nhân. Trong nhân tế bào có nhiễm sắc thể dính vào nhau theo từng cặp. Con người có 23 cặp tương ứng 46 nhiễm sắc thể. Một cặp nhiễm sắc thể bao gồm hai sợi ADN cuộn vào nhau như lò xo. ADN (Deoxyribo Nucleic Acid) mang nhiều gene và là chỉ thị được mã hóa để cơ thể sinh vật biết cách sản xuất ra các tế bào, các bộ phận khác và cách vận hành chúng.[9]


Telomere nằm ở đoạn cuối của nhiễm sắc thể. Chúng cũng chứa những đoạn ADN nhưng không phải là gene. Telomere có nhiệm vụ bảo vệ phần tận cùng của nhiễm sắc thể và ngăn không cho chúng dính vào nhau - giống như những mẩu chất dẻo ở hai đầu giữ cho sợi dây buộc giày khỏi bị xơ. Các đoạn kết thúc của nhiễm sắc thể sẽ ngắn hơn sau mỗi lần tế bào phân chia và quá trình rút ngắn cứ tiếp diễn cho đến khi tế bào không thể phân chia được và chết.[9]


Tuy nhiên, telomerase, một enzyme đặc biệt, có khả năng duy trì và phục hồi chiều dài của telomere, Healthday đưa tin. Một nghiên cứu chứng minh rằng telomerase được "kích hoạt" trong phần lớn tế bào ung thư.[9]


Telomerase bắt đầu hoạt động khi con người còn ở dạng bào thai - giai đoạn mà các tế bào phân chia cực nhanh. Trước tuổi thứ 4 hoặc 5, telomerase sẽ ngừng hoạt động trong đa số tế bào. Điều đó có nghĩa là đoạn kết thúc của nhiễm sắc thể sẽ thoái hóa theo thời gian khiến các tế bào già và cuối cùng ngừng phân chia. Hậu quả là chúng ta sẽ chết vì già. Nhưng nhờ có telomerase nên các tế bào ung thư chẳng những không chết mà còn sinh sôi theo từng ngày.[9]


Nhân bản[sửa | sửa mã nguồn]
Các nhà khoa học đã đạt những thành tựu lớn với kỹ thuật nhân bản. Nhờ kỹ thuật sinh sản vô tính, con người có thể tạo ra cá thể sống với cấu tạo đa bào giống hệt bản gốc về mặt di truyền. Tất nhiên, trí óc của bản sao không thể giống hệt bản gốc. Nếu không cần một cá thể sống hoàn chỉnh, ta vẫn có thể nhân bản các cơ quan nội tạng và cấy chúng vào cơ thể của nguyên bản. Khao khát sống mãi của con người có thể trở thành hiện thực nhờ kỹ thuật tiên tiến đó, Popsci nhận định.[9]


Ngăn quá trình lão hóa
SENS là 4 từ viết tắt của Strategies for Engineered Negligible Senescence (Những phương pháp loại bỏ sự lão hóa). Trong giới tự nhiên, ban đầu giới khoa học dùng khái niệm “loại bỏ lão hóa” cho tôm hùm và thủy tức, bởi chúng không trải qua quá trình lão hóa, Livescience cho hay. Các nhà sinh học nghiên cứu về SENS muốn diệt mọi loại bệnh do lão hóa gây ra. Mục tiêu của họ không phải là tạo ra thần dược để chữa mọi loại bệnh cho mọi người ở mọi lứa tuổi, mà là tạo ra nhiều liệu pháp nhằm làm giảm bệnh tật và quá trình lão hóa tùy vào cơ địa của mỗi cá nhân.[9]


Để khích lệ quá trình nghiên cứu và tìm ra những phương pháp như thế, Quỹ Methuselah, một tổ chức phi lợi nhuận tại Mỹ ra đời nhằm kéo dài tuổi thọ của con người, đã hứa sẽ trao giải thưởng cho những nhà khoa học có thể phá kỷ lục trong việc kéo dài tuổi thọ ở chuột - nền tảng để nghiên cứu kéo dài tuổi thọ con người. Kỷ lục hiện tại là 1.819 ngày - con số khá ấn tượng đối với một loài vật có tuổi thọ tự nhiên chỉ dưới một năm.[9]


Bất tử nhờ tiến hóa
Marios Kyriazis, một nhà sinh vật học nổi tiếng khắp thế giới nhờ những nghiên cứu trong lĩnhvực chống lão hóa, tin rằng bất tử là một hệ quả không thể tránh khỏi của quá trình tiến hóa, Newscientist cho hay.[9] Não của con người sẽ trở nên phức tạp hơn để có khả năng duy trì sự sống cho cơ thể trong thời gian vô hạn. Quá trình lão hóa sẽ chậm lại để từ từ thích nghi với bộ não mới, và cuối cùng sẽ dừng khi cơ thể ta hoàn toàn tiến hóa vượt bậc.[9]


Công nghệ tế bào gốc
Việc xuất hiện G5 cùng những liên quan tới tế bào gốc tiếp tục hâm nóng sự thần kỳ và những bước tiến của công nghệ này. Thông tin về thành tựu ứng dụng tế bào gốc quả thực đang hấp dẫn giới truyền thông toàn cầu, được “săn lùng” và truyền bá rộng rãi. Vài thập kỷ qua, những đột phá của công nghệ tế bào gốc trong việc làm đẹp và làm chậm quá trình già hóa đã thu hút nhiều lãnh đạo quốc gia, doanh nhân tài ba, ca sĩ hay diễn viên danh tiếng đổ về Thụy Sĩ, Đức và Nhật Bản để được tiêm tế bào gốc với giá “khủng” nhằm đổi lấy sự “thanh tân”.[7]


Về mặt lý thuyết, công nghệ tế bào gốc có khả năng giúp con người thực hiện giấc mơ trường sinh bất lão. Tế bào gốc có khả năng tăng sinh nhiều, trong quá trình tăng sinh nó tự làm mới và trở lại trạng thái non trẻ ban đầu - tức là trẻ mãi không già. Do vậy, người ta nghĩ đến chuyện: khi các tế bào trong cơ thể già đi hoặc bị hư hại thì lấy tế bào gốc để tái tạo và thay thế, như vậy con người sẽ cải lão hoàn đồng và trở nên bất tử? Tuy nhiên, tất cả chỉ là lý thuyết khi trên thực tế chưa hề có công trình nào thực hiện được điều này.[7]


Năm 2012, giải thưởng Nobel Y Sinh học được trao cho hai nhà khoa học đến từ Anh và Nhật Bản với đề tài “Tế bào trưởng thành có thể tái lập trình để trở thành các tế bào đa năng”. Đây là lần thứ ba và hai lần liên tiếp trong năm năm (2007 - 2012) công nghệ tế bào gốc được vinh danh với giải thưởng danh giá này. Hai nhà khoa học đã tạo nên một cuộc cách mạng về y học nhờ khám phá khả năng chuyển đổi tế bào đã trưởng thành ngược lại thành tế bào gốc toàn năng nhân tạo.[7]


Tuy nhiên, dù chưa nên hình hài gì nhưng bản chất của tế bào gốc phôi thai là một sinh mạng (bởi từ khi trứng được thụ tinh là đã có sự hiện diện của một con người). Không thể chấp nhận việc tạo ra một phôi người, sau đó chỉ lấy các tế bào gốc rồi hủy bỏ, đồng thời sử dụng tế bào đó để tạo ra các bộ phận cấy ghép cho các bộ phận hư hỏng ở một người khác. Việc này giống như lấy đi mạng sống của một người để cứu một người khác. Do đó, hiện nay khoa học tập trung vào nghiên cứu tế bào gốc trưởng thành lấy trong tủy xương, máu và mô mỡ.[7]


CNTT và truyền thông
Mạng lưới vạn vật kết nối Internet
Trí tuệ nhân tạo

Chế tạo
In 3DIn 4D
Giới khoa học có thể tạo ra các thiết bị tương thích sinh học với con người để điều khiển chân và tay.[10][11] Nghiên cứu do các nhà khoa học Đại học Tel Aviv, Israel thực hiện bằng công nghệ in 3D nhỏ, tạo ra thiết bị tương thích sinh học với con người và cấy ghép vào cơ thể.[10][11] Các thiết bị này là một hệ thống vi cơ điện tử nhỏ có kích thước không lớn hơn một milimet và có thể hỗ trợ các hoạt động bình thường của con người như một bộ phận thật[10][11]. Theo truyền thống, những hệ thống này được làm từ silicon, kim loại hoặc gốm sứ. Gần đây, tiến sĩ Leeya Engel và Jenny Shklovsky ở Đại học Tel Aviv tìm ra một loại vật liệu polymer mới từ công ty ở Pháp để áp dụng cho công nghệ in 3D.[10] Từ đó, các nhà khoa học tạo ra những bộ phận giả theo hướng hoàn toàn mới.[10][11][12]


Các chuyên gia cho biết, công nghệ mới có thể sẽ thay đổi tất cả, trong đó việc tạo ra chân tay giả hoạt động hiệu quả, an toàn và thoải mái hơn so với các vật liệu truyền thống.Những bộ phận giả được kết hợp bởi nhiều bộ truyền động và cảm biến nhỏ tích hợp.[10] Chân tay giả được tạo ra từ công nghệ mới có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc như công nghệ được tích hợp trong điện thoại thông minhmáy tính bảng.Theo tiến sĩ Engel, việc sử dụng các vật liệu mềm mới để làm thiết bị hỗ trợ hoạt động của con người có thể vượt qua các giới hạn của công nghệ và điều này như lắp Lego cho người lớn.[10][11][12]


Nhà máy sản xuất máu
Máu là một thành phần rất quan trọng trong cơ thể giúp duy trì sự sống, mất quá nhiều máu có thể dẫn đến cái chết. Do đó, truyền máu là một trong những phương pháp y học rất hữu ích, tuy nhiên không phải lúc nào cũng có sẵn máu để truyền cho người bệnh. Bên cạnh đó mỗi người có một nhóm máu khác nhau và nếu truyền loại máu không thích hợp, hệ miễn dịch của người nhận sẽ có biến chứng và có thể gây tử vong.[13]


Khoa học đã tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề này, bằng cách tạo ra các tế bào máu trong phòng thí nghiệm từ nhóm máu O cơ bản (có thể được truyền cho bất kỳ nhóm máu nào khác). Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học tạo ra máu nhân tạo có thể truyền cho người, đánh dấu sự kết thúc của việc hiến máu và mở ra ngành công nghiệp sản xuất máu.[13]


Vật liệu
Công nghệ nano
Vật liệu nano

Tự động hóa
Robot
Robot nano
Công nghệ bionic

Khái niệm cybog (nửa người nửa máy) lần đầu tiên xuất hiện trong các tác phẩm khoa học viễn tưởng đã giúp các nhà khoa học có một ý tưởng về công nghệ bionic, tạo ra các bộ phận thay thế bằng máy móc. Y học phát triển cho phép chúng ta hiểu rõ hơn các cơ chế hoạt động của não, cũng như cách thức não bộ gửi thông tin điều khiển đến các bộ phân như tay chân. Nhờ đó, các nhà khoa học có thể mô phỏng lại các sóng não để giúp điều khiển những bộ phận chân tay giả hoạt động như thật.[14]


Một dự án nghiên cứu và phát triển cánh tay robot bionic đang được thực hiện bởi FDA có tên là DEKA đã thu được những kết quả rất bất ngờ. Cánh tay có thể được điều khiển hoàn toàn bằng ý nghĩ của người được lắp, nó có thể dễ dàng cử động, cầm nắm các đồ vật với lực khác nhau. Cánh tay DEKA có thể tùy chỉnh để phù hợp với những người bị mất cả cánh tay từ vai xuống, hay những người chỉ bị mất phần cẳng tay từ cùi trỏ. Công nghệ bionic hứa hẹn sẽ giúp những người khuyết tật có khả năng hoạt động như những người hoàn toàn bình thường, với những bộ phận bằng máy móc được gắn trên cơ thể.[14]


Dự án Avatar
Xem thêm: Dự án Avatar
Nỗ lực du hành tới các hành tinh xa xôi hay trở lại quá khứ khám phá cuộc sống xa xưa sẽ được giải quyết bằng các Avatar thay thế.[6] Người ta sẽ chuyển toàn bộ trí tuệ, ý thức,bộ nhớ của con người vào máy tính.[6] Thoát khỏi hình dạng vật chất, con người sẽ tồn tại trong một mạng lưới tương tự internet, dưới dạng sóng điện tử và có thể di chuyển vớitốc độ ánh sáng tới mọi nơi trong không gian và thậm chí có thể gia tăng tốc độ vượt qua ngưỡng ánh sáng để trở lại quá khứ.[6] Khi đã tới địa điểm dự tính, những thông tin mã hóa chuyển đổi thông tin có sẵn tái tạo hình dạng con người Avatar để thực hiện nghiên cứ của mình.[6]


Nhận định, đánh giá
Trường sinh bất lão giết chết sự lãng mạn trong tình yêu. Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng, tình yêu chỉ nên kéo dài qua các thập kỷ chứ không phải hàng thế kỷ. Họ lý giải rằng, mỗi ngày trôi qua, chúng ta phải tìm kiếm những câu chuyện hay, những điều bất ngờ thú vị dành cho người bạn tri kỷ của mình nếu muốn duy tình yêu lâu bền. Việc đó vốn đã không dễ dàng và sẽ càng trở nên khó khăn nếu bạn phải làm điều đó trong hàng thế kỷ chung sống. Mặt khác, các vấn đề thực tiễn như bùng nổ dân số, an sinh xã hội khi về hưu... sẽ làm gia tăng thêm mệt mỏi và căng thẳng, dẫn tới chất lượng cuộc sống giảm sút.

Con người trở nên lười biếng và thèm... chết. Các nhà triết gia như Martin Heidegger cũng đồng ý với quan điểm trên. Họ cho rằng thời gian hay nguy cơ về cái chết chính là động lực cho mọi công việc trong cuộc sống của con người hiện nay. Nếu có thể sống quá lâu, não bộ hình thành xu hướng trì hoãn với suy nghĩ rằng "Ta còn rất nhiều thời gianở phía trước để hiện thực hóa các mục tiêu!" Điều này có nguy cơ gây ra tính lười biếng và để lại những hậu quả không tốt. Chưa hết, sống quá lâu khiến con người luôn rơi vào tình trạng lạc hậu, mù thông tin. Khoảng 10 năm tới sẽ là thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin. Các phương tiện truyền thông, máy móc, thiết bị điện tử sẽ ngày càng được hiện đại hóa với một tốc độ chóng mặt. Trong điều kiện như vậy, những người sống quá lâu sẽ không đủ thời gian và tốc độ để thích ứng với hoàn cảnh. Hệ quả là họ luôn sống trong mặc cảm, tự ti về khả năng của bản thân. Nói không quá nếu cho rằng, một cuộc sống như vậy có lẽ còn bất hạnh hơn cả cái chết.
Nguồn "Wikipedia"
Khoa học & Văn Minh

Những đột phá trong nghiên cứu về quá trình lão hóa:
Giấc mơ bất tử sẽ là hiện thực?
19:45 14/03/2015
Dù biết lão hóa là quá trình một đi không trở lại, nhưng các nhà khoa học đã chứng tỏ được rằng một số khía cạnh của tình trạng này có thể đảo ngược.
Trong báo cáo mới đăng trên chuyên san Cell, một nhóm chuyên gia của Đại học Harvard (Mỹ) đã sử dụng một hóa chất để trẻ hóa cơ ở chuột thí nghiệm. Kết quả cho thấy: quá trình này tương đương với việc chuyển đổi bó cơ ở đối tượng 60 tuổi trở về với trạng thái 20 tuổi, đem lại hi vọng cho mơ ước “cải lão hoàn đồng” và trở nên bất tử của loài người.

Lý thuyết “cải lão hoàn đồng” này có thể thấy rõ nhất khi các nhà khoa học nghiên cứu ra tế bào gốc phôi thai. Người ta thấy rằng, khi trứng và tinh trùng kết hợp với nhau thì chỉ sau 4-6 tiếng sẽ tạo ra được một loại tế bào gốc có khả năng biệt hóa thành bất cứ tế bào nào khác trong cơ thể. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, cũng như các ứng dụng tế bào gốc phôi thai gặp phải sự phản đối vì liên quan đến pháp lý và đạo lý.

Đã tìm thấy “thuốc trẻ hóa”?


Các nhà khoa học Mỹ gây ấn tượng mạnh khi khám phá một cơ chế hoàn toàn mới của quá trình lão hóa, và cứ thế đảo ngược lại toàn bộ tiến trình này. Họ tập trung vào một hóa chất gọi là NAD. Kết quả quan sát cho thấy hàm lượng của chất này sụt giảm một cách tự nhiên trong toàn bộ các tế bào khi đối tượng già đi theo thời gian. Cùng với sự biến mất dần của NAD, chức năng của ti thể - cỗ máy năng lượng nội tại của tế bào - cũng đình trệ hoạt động, dẫn đến giảm năng suất và khiến tế bào bị lão hóa.

Các thí nghiệm rất tinh vi đã chỉ ra rằng: nỗ lực nâng cao hàm lượng NAD trong các tế bào, bằng cách bổ sung hóa chất giúp chuyển hóa thành NAD một cách tự nhiên, có thể đảo ngược quá trình hủy hoại tế bào theo thời gian. Các nhà khoa học đã bơm vào những con chuột thử nghiệm một chất enzyme gọi là télomérase để sửa chữa những tế bào bị hư hại và đảo ngược những dấu hiệu của lão hóa.

Theo đó, một tuần bổ sung “thuốc trẻ hóa” này cho chuột 2 tuổi có thể giúp cơ bắp của chúng quay về tình trạng hoạt động như lúc 6 tháng tuổi về mặt chức năng ti thể, loại bỏ chất thải độc hại trong cơ, ngăn chặn viêm nhiễm và kháng insulin.

Hiện nhóm chuyên gia vẫn tiếp tục cuộc nghiên cứu, với giai đoạn thử nghiệm lâm sàng dự kiến vào năm 2015. Tuy nhiên, thử nghiệm trên người sẽ phức tạp hơn vì khi đến tuổi trưởng thành, chất enzyme télomérase không hoạt động nữa, để tránh cho các tế bào tiếp tục phát triển một cách vô tổ chức và biến thành các tế bào ung thư. Ngoài ra, NAD chỉ là một khía cạnh của một vấn đề lớn, trong khi các yếu tố khác góp phần vào tình trạng già đi của tế bào vẫn chưa được giải quyết, chẳng hạn như tình trạng ngắn đi của các telomere (đoạn cuối của nhiễm sắc thể) hoặc tổn hại đối với ADN, vốn chưa thể được đảo ngược.


Gần như độc lập với những đồng nghiệp Mỹ, các nhà khoa học Siberia cũng vừa tuyên bố tìm ra một loại thuốc “cải lão hoàn đồng” độc đáo. Thuốc được tạm thời đặt tên G5 và đã được thử nghiệm với kết quả tốt trên động vật. Nhóm các nhà khoa học tại Novosibirsk và Tomsk chia chuột thí nghiệm làm 2 nhóm, trong đó nhóm 1 dùng thuốc và nhóm 2 để đối chứng. Khi chúng được 18 tháng tuổi, họ nhận thấy sự khác biệt rõ ràng: những con chuột nhóm 2 bắt đầu thể hiện sự già nua (rụng lông, giảm cân và mắc các bệnh thường gặp do tuổi tác). Trong khi đó, những con chuột thuộc nhóm 1 đến khi 30 tháng tuổi vẫn chưa thấy có các triệu chứng này.

Phân tích sự khác biệt, người ta thấy chuột nhóm 1 có số lượng tế bào gốc vượt trội so với chuột nhóm 2. Thông thường trong quá trình trưởng thành và lão hóa, số tế bào này giảm mạnh. Rõ ràng là nhờ G5, số tế bào gốc đã tăng khoảng 40%, giúp toàn bộ hệ thống của cơ thể thực hiện rất hiệu quả chức năng của mình.

Các nhà khoa học tin rằng ngoài tác dụng chống lão hoá, G5 còn tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh về gan, hệ thần kinh và phổi. Hơn nữa, loại thuốc này sẽ đóng góp lớn vào việc cải thiện trí nhớ và như vậy, không chỉ kéo dài tuổi thọ mà kéo dài tuổi làm việc, hoạt động sáng tạo của con người.

Vẫn biết, lão hóa là một tiến trình mà cho tới nay các nhà khoa học vẫn chưa thấu hiểu hết. Như vậy, còn quá sớm để trả lời câu hỏi về hiện thực của giấc mơ cải lão hoàn đồng đã có từ nhiều thế kỷ qua.

Dù vậy, giới khoa học đánh giá rất cao các kết quả nghiên cứu trên, và cho rằng cần tìm hiểu thêm các cơ chế trước điều chế thuốc giúp phần nào xóa bỏ ảnh hưởng của thời gian đối với các cơ thể sinh vật. Đây được coi là một bước tiến quan trọng tác động đáng kể đến chính sách y tế công cộng, nếu nó được áp dụng trên con người. Khi đó, nhân loại sẽ bớt đi những vấn đề y tế do tiến trình lão hóa và chất lượng cuộc sống được kéo dài cho một dân số ngày càng già đi.

Tranh cãi về công nghệ tế bào gốc


Việc xuất hiện G5 cùng những liên quan tới tế bào gốc tiếp tục hâm nóng sự thần kỳ và những bước tiến của công nghệ này. Thông tin về thành tựu ứng dụng tế bào gốc quả thực đang hấp dẫn giới truyền thông toàn cầu, được “săn lùng” và truyền bá rộng rãi. Vài thập kỷ qua, những đột phá của công nghệ tế bào gốc trong việc làm đẹp và làm chậm quá trình già hóa đã thu hút nhiều lãnh đạo quốc gia, doanh nhân tài ba, ca sĩ hay diễn viên danh tiếng đổ về Thụy Sĩ, Đức và Nhật Bản để được tiêm tế bào gốc với giá “khủng” nhằm đổi lấy sự “thanh tân”.

Về mặt lý thuyết, công nghệ tế bào gốc có khả năng giúp con người thực hiện giấc mơ trường sinh bất lão. Tế bào gốc có khả năng tăng sinh nhiều, trong quá trình tăng sinh nó tự làm mới và trở lại trạng thái non trẻ ban đầu - tức là trẻ mãi không già. Do vậy, người ta nghĩ đến chuyện: khi các tế bào trong cơ thể già đi hoặc bị hư hại thì lấy tế bào gốc để tái tạo và thay thế, như vậy con người sẽ cải lão hoàn đồng và trở nên bất tử? Tuy nhiên, tất cả chỉ là lý thuyết khi trên thực tế chưa hề có công trình nào thực hiện được điều này.


Các thí nghiệm ở chuột đã chỉ ra những “chìa khóa” tiềm năng nhằm ngăn chặn quá trình lão hóa như telomerase hay NAD.
Mỹ là nước đi đầu trong công nghệ tế bào gốc và lĩnh vực này nhận được sự quan tâm đặc biệt của chính phủ. Trong 8 năm cầm quyền, Tổng thống George W. Bush đã cấm dùng ngân sách liên bang nghiên cứu tế bào gốc phôi - thai vì cho rằng như thế là vi phạm đạo đức xã hội. Thế nhưng chỉ sau 30 ngày tiếp quản Nhà Trắng, ông Barack Obama đã ký sắc lệnh hủy bỏ lệnh cấm của người tiền nhiệm và góp phần quan trọng thúc đẩy ứng dụng công nghệ tế bào gốc tại đất nước này.

Năm 2012, giải thưởng Nobel Y Sinh học được trao cho hai nhà khoa học đến từ Anh và Nhật Bản với đề tài “Tế bào trưởng thành có thể tái lập trình để trở thành các tế bào đa năng”. Đây là lần thứ ba và hai lần liên tiếp trong năm năm (2007 - 2012) công nghệ tế bào gốc được vinh danh với giải thưởng danh giá này. Hai nhà khoa học đã tạo nên một cuộc cách mạng về y học nhờ khám phá khả năng chuyển đổi tế bào đã trưởng thành ngược lại thành tế bào gốc toàn năng nhân tạo.

Sự kiện này một lần nữa khẳng định khả năng thần kỳ của tế bào gốc với đời sống con người, mở ra khả năng ứng dụng to lớn trong điều trị nhiều loại bệnh phức tạp và ứng dụng vào mỹ phẩm có nguồn gốc sinh dược.

Tuy nhiên, dù chưa nên hình hài gì nhưng bản chất của tế bào gốc phôi thai là một sinh mạng (bởi từ khi trứng được thụ tinh là đã có sự hiện diện của một con người). Không thể chấp nhận việc tạo ra một phôi người, sau đó chỉ lấy các tế bào gốc rồi hủy bỏ, đồng thời sử dụng tế bào đó để tạo ra các bộ phận cấy ghép cho các bộ phận hư hỏng ở một người khác. Việc này giống như lấy đi mạng sống của một người để cứu một người khác. Do đó, hiện nay khoa học tập trung vào nghiên cứu tế bào gốc trưởng thành lấy trong tủy xương, máu và mô mỡ.

Hướng nghiên cứu để con người bất tử cũng là việc không nên, bởi không phù hợp với đạo lý và quy luật tự nhiên. Các ứng dụng tế bào gốc hiện nay cũng không nhằm vào mục đích tạo ra loại thuốc trường sinh bất lão, mà chủ yếu hướng đến mục đích chữa bệnh cứu người, tăng chất lượng sống của nhân loại. Khi công nghệ tế bào gốc chưa ra đời thì hướng đi của y học là “tàn sát để cứu người”, tức là cái gì hỏng thì cắt bỏ hoặc tìm cách để tiêu diệt nó. Tuy nhiên, với những triển vọng từ ứng dụng tế bào gốc thì các nghiên cứu đã đi theo một hướng khác: tái tạo và thay mới.

Có thể nói công nghệ tế bào gốc đang hình thành nền y học tái tạo và là tương lai của y học thế giới. Nhân loại sẽ được hưởng thụ những thành tựu này của công nghệ tế bào gốc, đặc biệt các bệnh nhân bị các bệnh di truyền hiếm gặp, thậm chí ung thư và HIV/AIDS, đều có cơ hội được chữa khỏi. Gần đây nhất, các nhà khoa học Australia đã thành công trong việc tạo ra một quả thận sơ khai từ tế bào gốc lấy từ da, hướng đến tạo ra nguồn thận dồi dào cho những bệnh nhân cần thực hiện ghép thận.

Nhờ mạnh dạn đưa công nghệ tế bào gốc vào máu thịt của mình, con người đã tỏ ra dũng cảm và thông minh hơn. Người ta nhận ra rằng tế bào gốc “có đủ tầm” để cứu vớt con người từ A đến Z. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tế bào gốc còn gắn với hành lang pháp lý và các nguyên tắc đạo lý sinh học. Con người cần biết cách nhận ra các giới hạn trong nghiên cứu và trách nhiệm của mình khi đối diện với “tuyệt tác của tạo hóa” là tế bào gốc. Đó cũng là lời giải cho việc vì sao không nên sa vào hướng nghiên cứu đến mục đích giúp con người có khả năng cải lão hoàn đồng hay trở nên bất tử. Việc nghiên cứu chỉ nên dừng lại ở mục đích giúp con người khỏe hơn, thọ hơn và đẹp hơn…

Trần Quân – Lê Nam
DỰ ĐOÁN TƯƠNG LAI
Sau 20 năm nữa con người sẽ bất tử?
Minh ThúyAn ninh thế giới cuối tháng
10:03' AM - Thứ ba, 03/09/2013
Tới năm 2030, con người sẽ đạt được sự bất tử. Và ở thời điểm đó, con người cũng sẽ xây dựng được các bản sao dự trữ những ký ức của mình. Đó là lời tuyên bố mà nhà sáng chế kiêm chuyên gia về ngành tương lai học người Mỹ Raymond Kurzweyl vừa đưa ra mới đây.

Dự đoán theo khoa học

Ông Raymond Kurzweyl sinh năm 1948, được đánh giá là chuyên gia hàng đầu trong sáng chế công nghệ mới, chủ yếu là trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Năm 1974, ông sáng chế ra máy dịch được thành tiếng dành cho người khiếm thị và sáng chế này đã giúp ông trở thành cự phú.

Năm 1990, Raymond Kurzweyl đã xuất bản cuốn dự đoán tương lai đầu tiên của mình, "Thời đại của những máy móc có trí tuệ". Trong cuốn sách đó và trong những tác phẩm tiếp theo, Raymond Kurzweyl đã nói trước được về sự xuất hiện của mạng Internet, thất bại của nhà vô địch cờ vua thế giới Garri Casparov trước computer năm 1997, cũng như sự xuất hiện của vũ khí thông minh…

Thực ra có không ít nhà tiên tri đưa ra những dự đoán khác nhau về tương lai với mức độ xác thực cũng rất khác nhau. Nhưng Raymond Kurzweyl trong hàng ngũ các nhà "ăn ốc nói không mò" đó có một vị trí riêng đặc biệt: ông là một chuyên gia về tương lai học, xây dựng các bản dự báo tương lai một cách chuyên nghiệp và mang tính khoa học cao.

Ngoài ra, gia sản khá lớn của ông (ông là triệu phú USD) đã được gây dựng nên từ chế tạo và phổ cập một sản phẩm có giá trị tư duy lớn, đó là các hệ thống nhận biết văn bản và chuyển đổi chúng thành câu nói…

Cũng theo ông Raymond Kurzweyl, tới năm 2045 sẽ bắt đầu kỷ nguyên “Kỹ nghệ Singularity" và Trái đất sẽ biến thành một computer khổng lồ. Và tiếp theo, quá trình đó có thể phổ cập ra cả quy mô toàn vũ trụ. Ông đưa ra khái niệm kỹ nghệ Singularity. Đó là cái gì vậy? Trả lời câu hỏi này tốt nhất là bằng cách lập ra một danh mục những phát minh sáng chế trước đây của loài người.



Trong thời đại đồ đá cũ, gần 70 nghìn năm trước đây, con người đã học được cách dùng đá để làm ra lửa. Sau 35 nghìn năm, những pho tượng tí hon đầu tiên và những nhạc cụ thô sơ đầu tiên đã xuất hiện.

Cũng ở thời gian đó, con người đã làm được những cái phi lao nhưng nhìn chung, tiến trình phát triển đã diễn ra cực kỳ chậm chạp: giữa các án chế là hàng chục nghìn năm trôi qua. Những tưởng các tượng gốm phải ở gần bát đĩa nhưng ở giữa những mảnh sành sứ cổ đại với những mảnh tượng (thực kỳ lạ, lại có niên đại lâu hơn) là một khoảng thời gian kéo dài ít nhất là 15 nghìn năm.

Gần 7,5 nghìn năm trước mới có những người chăn gia súc và làm nông nghiệp đầu tiên đặt chân lên lãnh thổ nước Đức - cũng chỉ ở thời điểm đó châu Âu mới bắt đầu uống sữa. Và cũng từ thời điểm này mới xuất hiện típ người châu Âu quen thuộc với chúng ta có nước da trắng.

Và một nghìn năm sau đó tại châu thổ sông Nile, Tiger, Euphrates mới bắt đầu xây dựng những đô thị đầu tiên. Rõ ràng là từ bước ngoặt phát triển này tới bước ngoặt phát triển khác không chỉ là hàng chục nghìn năm mà hàng chục nghìn thế kỷ.

4,5 nghìn năm trước những kim tự tháp đầu tiên đã được xây lên. 2.700 năm trước tại Nineveh (nay thuộc lãnh thổ Iraq) đã có 100 nghìn dân sinh sống và ở đây cũng đã xuất hiện những đường ống dẫn nước. Và càng về sau thì càng nhiều phát minh sáng chế: thuốc súng, bàn in… Quá xuất hiện môn vật lý và phép tính vi phân phải mất tới 500 năm.

Việc làm ra đầu máy hơi nước, xây dựng đường sắt, động cơ điện và máy phát điện diễn ra trong vài thế kỷ, còn từ máy phát điện đầu tiên tới radio chỉ mất chưa đầy một trăm năm. Nửa thế kỷ trôi qua từ những thí nghiệm đầu tiên về phản ứng hạt nhân tới việc chế tạo quả bom nguyên tử đầu tiên và các động cơ nguyên tử. Còn từ xác định cơ cấu AND tới động vật biến đổi gien đầu tiên thì còn mất ít thời gian hơn. Khoảng cách giữa các phát minh giảm dần, còn sự phức tạp cũng như ảnh hưởng của chúng tới đời sống thường nhật của con người thì lại gia tăng không ngừng.

Theo ông Raymond Kurzweyl và một số nhà tương lai học khác (thí dụ như nhà văn chuyên viết truyện viễn tưởng khoa học Vernor Vinge), sớm hay muộn rồi cũng xảy ra một cú nhảy vọt đột biến trong tiến bộ khoa học công nghệ. Tất nhiên, cũng có không ít người phản biện đối với quan điểm này. Nhưng thực ra rất khó bác bỏ khẳng định là tốc độ các công trình nghiên cứu khoa học đang gia tăng một cách rất mau lẹ.

Việc giải mã AND của con người đang ngày càng rẻ giá đi nhiều và được tiến hành mỗi lúc mỗi nhanh hơn: những gì mà trong thập niên cuối cùng của thế kỷ XX chỉ có hai phòng thí nghiệm lớn nhất trên thế giới tiến hành với giá 1 tỉ USD thì nay có thể làm chỉ với giá vài chục nghìn USD.



Thuật ngữ "Singularity" được lấy từ toán học, trong đó để chỉ một điểm mà ta không thể nào tiên liệu được trước là nó sẽ phát triển thế nào. Những hệ thống có trong mình điểm này, được gọi là liên tục "Singularity".

Một đồng xu đang rơi là một thí dụ kinh điển của một hệ thống như thế: có thể nói trước được là nó sẽ rơi thế nào nhưng không thể nào tiên đoán được một con đại bàng rơi sẽ như thế nào.

Tuy nhiên, vẫn có thể tính được trước những phương án có thể xảy ra. Và ông Raymond Kurzweyl đã làm như thế để dự đoán những thay đổi có thể diễn ra trong hai mươi năm tới.

Những biến đổi mau lẹ

Raymond Kurzweyl cho rằng, dự báo cho thời hạn lâu hơn nửa thế kỷ là một việc làm vô nghĩa. Theo lý thuyết của ông Raymond Kurzweyl, sự phát triển của công nghệ nano sẽ cho phép con người sống tới vô cùng tận, đọc thiên kinh vạn quyển chỉ trong dăm bảy giờ, lặn dưới nước rất lâu không cần có áo bơi đặc biệt. Thậm chí công nghệ nano trong tương lai còn có thể làm thay đổi cả quan hệ thể xác giữa con người với nhau.

Ông cho rằng, ngay trong năm 2014 hoặc muộn lắm là tới năm 2020 sẽ xuất hiện siêu computer với công suất tương đương với não người. Các máy tính sẽ có những hình thức không truyền thống và sẽ được cấy vào trang phục hay những vật dụng thường ngày khác. Tới năm 2029, computer sẽ đáp ứng được test Turing để chứng minh nó có trí tuệ theo đúng cách hiểu đối với con người. Thành tựu này sẽ đạt được bằng con đường kích thích computer não người.

Cũng tới năm 2030, theo nhận định của ông Raymond Kurzweyl, "Mạng nhện toàn cầu" (World Wide Web Consortim, viết tắt là W3C) sẽ có những môi trường ảo tác động tới tất cả các giác quan của chúng ta và ở đấy sẽ không có những khác biệt đáng kể giữa con người thực và những bản đóng thế điện tử của họ.

Tới một ngày đẹp trời nào đó, ông Raymond Kurzweyl dự báo, những thiết bị hiển thị tí hon được lắp vào mắt kính sẽ giúp phiên dịch đuổi trong đối thoại giữa các đại diện các ngôn ngữ khác nhau và chúng ta không cần học thêm ngoại ngữ làm gì nữa(!)

Nhờ những hệ thống chiếu hình trên võng mạc mắt nên sẽ có những môi trường ảo với sự tiếp nhận toàn phần, một phần hay hòa nhập trọn vẹn thực tế "thực thực". Việc định vị vào các môi trường này sẽ được thực hiện với các khẩu lệnh hoặc bấm nút, hoặc các cử động thân thể. Và khi đó, vào các cụm mạng thường đồng nghĩa với vào môi trường của một thực tế ảo, thí dụ như ra bãi tắm, vào rừng hay vào hội trường…

Nhân loại cũng sẽ không thể thiếu được những robot nano tuyệt đối an toàn (không làm hại các tế bào trong cơ thể con người). Chúng sẽ "hợp đồng tác chiến" giới chất (mediator) trong não để nới rộng khả năng tư duy của con người.

Theo dòng thời gian, những mảnh ghép não trên cơ sở hằng hà sa số các robot nano trí tuệ sẽ mở rộng trí nhớ của chúng ta lên thêm tới hàng nghìn tỉ kết cấu mới, giúp chúng ta gia tăng những năng lực cảm nhận, nhận biết và tư duy logic…

"Tôi cho rằng, trong vòng hai thập niên nữa trong máu chúng ta sẽ được cấy vào những robot nano computer, có thể quan tâm sít sao tới tình hình sức khỏe của chúng ta, tăng cường hiệu năng lao động và thậm chí có thể xây dựng được những bản sao dự trữ toàn bộ những gì đang ẩn náu trong não của chúng ta, như các file thông tin trong máy tính", - ông Raymond Kurzweyl trong cuộc diễn thuyết ở Vienne.

Ông nói tiếp: "Điều đó có nghĩa là chúng có thể gìn giữ từng ý nghĩ một của chúng ta cũng như toàn bộ kinh nghiệm của chúng ta, những thứ đã tạo thành nhân cách của chúng ta".

Các robot nano, theo cách nhìn của ông Raymond Kurzweyl, sẽ dịch chuyển theo các mao mạch của não và "hợp đồng tác chiến" với các nơ ron sinh học. Các robot nano sẽ có thể được đưa vào bằng ống tiêm hay thậm chí là bằng cách nuốt chửng luôn. Chúng cũng sẽ được lập trình, thay đổi hình dạng và khi cần thiết, loại bỏ ra khỏi cơ thể con người

World Wide Web Consortim (W3C)là một côngxoocxiom lập ra các chuẩn cho Internet, nhất là cho World Wide Web. Chủ tịch của W3C là Tim Berners-Lee, người đã sáng tạo ra HTTP (HyperText Transfer Prôtcol) và HTLM (HyperText Markup Language). Internet dựa trên các kỹ thuật đó.

Mỗi tiêu chuẩn đi qua bốn giai đoạn: Phác thảo (Working Draft), Chỉnh sửa Cuối cùng (Last Call), Trình chuẩn (Proposed Recommendation) và Chuẩn đủ Tư cách Ứng cử (Candidate Recommendation), trước khi được gọi là Chuẩn Chính thức (Recommendation). Các nhà công nghiệp phần mềm được tự quyết định có theo tiêu chuẩn hay không. Thông thường, nhiều trong số họ theo các tiêu chuẩn này.
Nguồn:An ninh thế giới cuối tháng
Ủng hộ chủ thớt. Tem phát!
luckystar999
ĐẠI BÀNG
8 năm
Xin các bác chỉ giáo với: Bất tử cũng có nghĩa là ko cần ăn, uống, hít thở cũng sống phải ko các bác ?
@luckystar999 Cũng không hẳn là vậy. Cái quan trọng là ban đầu chúng ta cần phải có mục tiêu đạt tới sự bất tử trước, sau đó chúng ta sẽ suy nghĩ làm thế nào. Còn phạm trù bất tử sẽ có nhiều người định nghĩa khác nhau chẳng hạn:
+ Súng bắn không chết
+ Bom nổ ko chết
+ Banh xác không chết
+ Chết rồi lại hồi sinh
+ Không ăn không uống mà không chết
+ Trẻ mãi không già
+ Kết hợp với robot
+ Nhân bản vô tính rồi chuyển ký ức của mình sang cơ thể mới
...
Nếu cho con người một quãng thời gian đủ lâu để nghiên cứu, chắc chắn không có gì không thể đạt được. Nhưng muốn đạt được những cái lớn, trước hết chúng ta cần phải đạt được những cái nhỏ. Trước hết là mục tiêu trong 70 năm cuộc đời chúng ta phải tìm cách để được bất tử. Bằng cách nào cũng được, với những thông tin gần đây em sưu tầm thì hiện tại có hai hướng giúp ta đạt được điều này:
1. Về mặt công nghệ thông tin: Giải mã bộ não sau đó chuyển ký ức chúng ta vào môi trường internet => lúc này chỉ bất tử về mặt ý thức, còn cơ thể tất nhiên không còn, vì vậy chúng ta chỉ có thể suy nghĩ mà ko thể cảm nhận được khi còn ở trong cơ thể (ăn, uống, ngủ, nghỉ, thở). Như vậy tương tự như chúng ta bị tai nạn giao thông mà liệt toàn thân, còn mỗi bộ não hoạt động. Hy vọng với bộ não, chúng ta có thể khôi phục lại cảm nhận của mình sau đó
2. Về mặt sinh học: Tìm ra phương thức chống lão hóa tế bào (có thể là tế bào gốc, hay đoạn gen chống lão hóa...) sau đó chúng ta sẽ tự trẻ hóa được tế bào cơ thể, tất cả các bộ phận đều có thể tái sinh được. Tuy nhiên có một cái khó khăn là chúng ta không biết bộ não, khi tái sinh thì có lưu giữ lại được nhận thức, trí nhớ, suy nghĩ, ký ức hay không. Vì nếu tái sinh mà mất trí nhớ thì bất tử cũng như không. Chúng ta phải biết mình là chính mình và mình đang tồn tại. Khi mất nhận thức là coi như chúng ta đã chết
Còn lại em chưa nghĩ ra được cách nào nữa để dẫn đến bất tử theo cách thức của duy vật, còn về duy tâm thì em không luận tới. Vì duy tâm còn cả một thế giới rộng lớn khác, ở đây em chỉ bàn về bất tử trong duy vật
Nếu mà được bất tử như tôn ngộ không thì mình cũng thích
@xbox360 Đúng là thích thật. Vậy sao không tìm cách bất tử bác nhỉ, sống 70 năm cuộc đời rồi bỏ đi thật là phí. Tuy nhiên sống lâu thì cũng chán, và những cái chán nó cũng theo mình mãi. Nhưng trước mắt cứ phải tìm cách cái đã còn vấn đề sau đó để thế hệ bất tử giải quyết 😁
Trên đây là những nhận định về mặt tư tưởng, đóng vai trò "triết học của sự bất tử", em hiện có thể tự tin trả lời tất cả khía cạnh cũng như câu hỏi trong phạm trù triết học bất tử đó, nhưng thực tiễn vẫn là thực tiễn, con người muốn đạt được mục tiêu vẫn phải hành động. Vì thế muốn quy tụ mọi người theo mục tiêu lý tưởng nào đó, trước hết chúng ta phải đạt được sự giàu có, sau đó chúng ta sẽ có thể gây ảnh hưởng. Và cuối cùng là tạo sự đoàn kết vì một sứ mệnh chung. Vì vậy bác nào có mong muốn bất tử, hãy nghĩ cách để khiến mình trở thành giàu có trước nhé. Hãy là những tỷ phú và bạn có thể bắt tay vào bước tiếp theo
@kylinh01 Nếu mình có tài năng mà chưa giàu có thì cũng có thể sáng lập theo hình thức cty cổ phần Bất Tử chẳng hạn: mình làm chủ tịch kiêm CEO, còn các tỉ phú khác làm những nhà đầu tư hoặc cổ đông lớn hay thành viên HĐQT.
@TUANANHVietnam Thanks bác Tuấn Anh, đúng là góc nhìn của em hơi phiến diện, để đạt được mục đích chúng ta có rất nhiều cách, một trong số cách đó là :
1. Có nguồn lực vật chất phong phú (giàu có) => dễ dàng tập hợp và tạo nguồn lực nuôi dưỡng phát triển ý tưởng
2. Có niềm tin mãnh liệt => đam mê và nhất định theo niềm tin của mình => tạo sức ảnh hưởng lên những người khác sau đó kêu gọi họ góp vốn cùng thực hiện ý tưởng
3. Một số cách khác...
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đối với bản thân em đang thực hiện, thì đó là tư tưởng theo cách 1 nhưng thực hiện theo cách 2. Vì mỗi con người có một đặc điểm, tính cách khác nhau. Như em thì tính sống hướng nội, thích nghiền ngẫm nghiên cứu, suy tư sự vật, sự việc một mình. Vì thế em không làm theo cách 2 vì nó trái ngược với tính cách của em.
* Cách 2 thích hợp với những người hướng ngoại, dễ gây ảnh hưởng với người khác, thích hoạt động sôi nổi, nói được làm được, không sợ bất kỳ thứ gì. Như các nhà chính trị gia và các nhà lãnh đạo vĩ đại, thích hợp theo cách này.
* Còn cách 1 thì thích hợp với những nhà tài phiệt, những người luôn tìm kiếm những mục tiêu mới để chinh phục và họ đã thành công trên cuộc chơi kinh tế rồi, và phải có tính cách "feeling" một tý: như tỷ phú Anh Richard Brason, Founder google Larry Page, Bill Gate, Warrent Buffet... Tuy nhiên tính cách của mỗi người là khác nhau và mỗi người cũng có sở thích riêng, quan niệm sống riêng, nên không phải ai cũng chọn mục tiêu này. Vì vậy mà có thể hiểu tại sao không có sự đoàn kết để xây dựng mục tiêu chung. Chưa nói những thế lực phản đối, tranh cãi, thế lực đen... Nếu em đạt được thành công theo cách 1, mà tâm trí em luôn luôn ở cách 2, thì đó là môi trường tuyệt vời nhất để em thể hiện 😁.
Tuy nhiên trong phật pháp có câu "Tâm bất biến, Ứng vạn biến", vì thế mọi sự việc trên đời tùy cơ hội mà làm, vậy mới tạo ra sự linh hoạt, miễn tâm mình không thay đổi thì không có gì phải vướng bận
@kylinh01 ^_^. Hay!

Công nghệ cải tử hoàn sinh
04:55 AM - 07/12/2015 Thanh Niên

Một số công ty như Humai muốn tạo ra các “quái vật” người trên danh nghĩa khoa học - Ảnh: Getty/AFP Biến đổi gien để trẻ mãi
Giải pháp mà Humai đưa ra là đông lạnh não người trước khi mã hóa “nhân cách” vào chip và cảm biến. Sau đó, họ đặt tất cả vào một cơ thể nhân tạo làm từ nửa người nửa máy trước khi nuôi một bộ não mới nhờ vào công nghệ tế bào gốc. Viễn cảnh trên có thể thực hiện trong vòng 30 năm nữa, theo trang tin Inquisitr.com dẫn công bố từ Humai.
Chi tiết hơn, trang tin khoa học công nghệ PopSci dẫn lời ông Josh Bocanegra - nhà sáng lập Humai tiết lộ: “Đầu tiên, chúng tôi sẽ thu thập dữ liệu khổng lồ về các thành viên của mình nhiều năm trước khi họ thực sự qua đời, thông qua nhiều ứng dụng mà chúng tôi đang phát triển. Sau khi họ chết, chúng tôi đông lạnh bộ não bằng công nghệ cryonics. Khi công nghệ này được phát triển hoàn chỉnh, chúng tôi sẽ cấy “bộ não” vào một cơ thể nhân tạo”.
Kế đến, nhà sáng lập Humai vẽ ra viễn cảnh các chức năng của cơ thể nhân tạo nửa người nửa máy sẽ được kiểm soát bằng những suy nghĩ phát ra từ sóng não. Khi bộ não già đi, họ hứa hẹn sẽ dùng công nghệ nano để sửa chữa và cải thiện tình trạng của các tế bào, đồng thời kỹ thuật sinh sản vô tính cũng được áp dụng để hỗ trợ nỗ lực đánh bại thần chết.
Hiện khoa học chứng minh đã có thể sinh sản vô tính những động vật thân thuộc với con người như chó, mèo nhưng kỹ thuật này lại vô phương trong việc khôi phục ký ức và thói quen của vật cưng đối với chủ nhân của nguyên mẫu đã chết.
Điều này có nghĩa là sinh sản vô tính chỉ thuần túy tạo ra ADN của một cá thể sống bắt đầu mọi thứ từ zero. Cứ cho là có thể áp dụng kỹ thuật này ở người, khâu khó nhất chính là tái tạo lại những ký ức xưa cũ của bản thể trước đây. Bên cạnh đó, bỏ qua khía cạnh có thể thực thi, những câu hỏi xung quanh phạm trù đạo đức vẫn là thách thức khó vượt qua đối với những tổ chức hoặc cá nhân muốn đóng vai trò của đấng sáng tạo.

Hạo Nhiên

http://thanhnien.vn/doi-song/cong-nghe-cai-tu-hoan-sinh-643059.html
Cái này là sao ta ??? 😁:D:D:D
Có lẽ là xa vời thật :3
qwerty87
TÍCH CỰC
7 năm
@Dương Anh Thái Không xa vời đâu, mọi thứ lúc nào cũng có sẵn, chẳng qua chưa có duyên nên chưa biết, chưa biết nên chưa gặp, gặp rồi mà không hiểu gì về nó thì lướt qua nó mà cũng chẳng biết, vậy cũng như không gặp.
Bật mí một chút, con người có 2 thân thể, 1 thân thể vật lý và 1 thân thể của thần, thân thể vật lý tuân theo luật thành trụ hoại diệt hay nói cách khác là sinh già bệnh chết. Thân thể của thần thì luôn bất tử. Cái mà con người vô minh (tức những người không biết sự thật) mong muốn đó là làm cho thân thể vật lý bất tử, điều này vĩnh viễn là không thể và cũng không cần thiết, vì nó vô nghĩa.

Vì sao là vô nghĩa, hãy xem xét ví dụ sau:
Giả sử bạn là đang là một con vi khuẩn, tuổi thọ trung bình 24h trái đất hiện hành, chia 24h đồng hồ này ra 60 tuổi, thì 1 tuổi vi khuẩn bằng 0.4h.
Tuổi thọ trung bình của thân xác vật lý của 1 con người thời nay, cho là 60 năm = 525600h. Lấy số giờ này chia cho tuổi của 1 con vi khuẩn là 0.4h. Ta có 525600/0.4 = 1.314.000 tuổi vi khuẩn. Vậy so với con vi khuẩn, cơ thể loài người tồn tại lâu hơn rất nhiều, đủ thời gian để trải nghiệm và thu thập rất nhiều thứ, cụ thể là gấp 1314000/60 = 21900 lần lâu hơn đời của một con vi khuẩn. Ở ví dụ này ta cũng thấy rằng, số tuổi hay thời gian chỉ là một con số tương đối để dễ hình dung và trao đổi thông tin với nhau, nó nhiều hay ít chỉ là do suy nghĩ của mình mà ra, bởi vì không thời gian thật sự không có điểm bắt đầu, và cũng không có điểm kết thúc, lấy gì mà so để thấy rằng tuổi của mình đã là dài hay là ngắn đây. (Mọi người thường nói Bigbang là thời điểm đầu tiên, nhưng trước Bigbang vẫn là cả 1 vũ trụ rộng lớn, cho nên Bigbang chỉ là một thời điểm do dựa vào khả năng máy móc thì con người của khoa học phiến diện chỉ thấy đến đó và suy ra được đến đó. Cho nên mới nói là không có điểm khởi đầu, và cũng sẽ không có điểm kết thúc)

Như vậy, cái quan trọng ở đây là trong khoảng thời gian sống của 1 đời thân thể vật lý của chính bạn, bạn đã thu thập được gì, câu chuyện của bạn là gì, đã nghiệm ra được gì cho bạn, còn việc kéo dài tuổi cho thân thể vật lý lâu hơn, ví dụ, kéo dài ra thành 2000 năm tuổi người, chỉ làm bạn thêm lười biếng và hạn chế những trải nghiệm mới của bạn mà thôi, vì kéo dài tuổi thọ thì qua năm tháng, bạn vẫn là con người đó, hình hài cũ đó, kiến thức đó và càng ngày càng ù lì hơn, thử nhìn mấy ông bà già cuối đời thì biết, họ bệnh và chết vì thiếu hiểu biết (về sự thật), vì vô minh, vì hết ham muốn học hỏi chứ không phải vì tuổi đời của họ. Thay vì vậy, tạo hóa có vòng lặp luân hồi, giúp mọi người học hỏi và thu thập nhiều điều họ chưa biết ở những hoàn cảnh và môi trường khác nhau, sau này khi đã đủ trải nghiệm, mong muốn trở về đủ lớn, tu thân và sử dụng trở lại thân thể của thần, ai cũng có thể trở về quê hương và trở thành những vị thượng đế mới đầy thông thái và minh triết, cai quản những thiên hà, những vùng trời mới trong vũ trụ đang giãn nở vô tận này.
Bạn ơi có thể kết bạn Facebook với mình không, mình có sứ mệnh chinh phục vũ trụ. Trong phần nhiệm vụ của mình có thêm phần hỗ trợ cho những người sẽ hồi sinh thế giới.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019