Camera giám sát Reoqoo

Camera giám sát Reoqoo


Lockheed Martin dùng hệ thống WindTracer để tăng độ chính xác cho hoạt động tiếp tế bằng dù

bk9sw
16/6/2014 19:5Phản hồi: 20
Lockheed Martin dùng hệ thống WindTracer để tăng độ chính xác cho hoạt động tiếp tế bằng dù
tiếp_tế_bằng_dù.jpg

Đối với các binh lính đang bị vây hãm trên chiến trường hay những nạn nhân trong một thảm hoạ thiên nhiên thì việc tiếp tế bằng cách thả hàng hoá từ máy bay luôn là giải pháp được ưu tiên. Tuy nhiên, do tác động của gió, dù hàng có thể rơi ra ngoài tầm tiếp cận và để đảm bảo chúng luôn đáp xuống đúng vị trí trên mặt đất, phòng nghiên cứu thuộc không lực Hoa Kỳ (AFRL) đã yêu cầu Lockheed Martin tuỳ biến hệ thống đo gió WindTracer để nó tương thích với hệ thống Precision Air Drop (PAD), qua đó giúp hoạt động tiếp tế bằng dù diễn ra nhanh hơn và chính xác hơn.

Kể từ khi được phát triển vào thế chiến thứ 2, tiếp tế bằng đường hàng không đã trở thành một thủ tục hoạt động tiêu chuẩn đối với các lực lượng không quân trên thế giới khi phải cung cấp quân nhu/hàng hoá vào đúng thời điểm tại các chiến trường và địa điểm gặp thiên tai. Về cơ bản, đây là một công việc khá đơn giản. Bạn chỉ cần lấy một gói hàng, buộc nó vào dù và đẩy nó ra khỏi cửa sau của một chiếc C-130 Hercules hay các máy bay vận tải tương tự. Hàng hoá sau đó sẽ tự bung dù và rơi an toàn đến một địa điểm trên mặt đất.

Tuy nhiên, việc hạ cánh của một dù hàng phụ thuộc rất nhiều vào tác động của gió và quân đội Pháp đã rút ra một bài học rất lớn vào năm 1954 tại chiến trường Điện Biên Phủ khi phần lớn hàng tiếp tế đã trở thành chiến lợi phẩm cho quân đội nhân dân Việt Nam. Để hàng hoá tiếp tế rơi chính xác, đội ngũ hậu cần làm việc trên máy bay tiếp tế cần phải nắm các thông số chi tiết về gió nhưng gió biến đổi liên tục tuỳ theo độ cao từ máy bay đến mặt đất.

Hệ thống WindTracer của Lockheed Martin là một hệ thống thương mại với công nghệ đo gió Lidar hiện đang được sử dụng tại các sân bay trên thế giới trong hơn 1 thập kỷ qua để cung cấp các cảnh báo về những cơn gió cắt nguy hiểm. Hệ thống hoạt động bằng cách phát đi các xung ánh sáng hồng ngoại - thứ sẽ dội lại ghi gặp các hạt bụi bay lơ lửng trong khí quyển. Khi ánh sáng dội ngược, WindTracer có thể đo tốc độ và hướng của các hạt, do đó tính toán được đặc điểm các cơn gió đang di chuyển. Bằng cách này, trạm kiểm soát không lưu sẽ nhận được cảnh báo về gió cắt và các điều kiện gió nguy hiểm khác, từ đó thông báo cho phi công.

Trong khi đó, Precision Air Drop (PAD) được phát triển bởi quân đội Mỹ và không lực Hoa Kỳ là một hệ thống dù hàng sử dụng công nghệ định vị GPS, dù định hướng và máy tính để đưa hàng hoá đến một vị trí tác động định sẵn trên một khu vực tập kết.

Theo hợp đồng với AFRL, Lockheed sẽ thiết kế và chế tạo một nguyên mẫu hệ thống PAD đồng thời thu nhỏ kích thước của WindTracer để nó có thể lắp vừa trong các kiện hàng và bổ sung khả năng chống chịu va đập. Thay vì phải bay nhiều vòng trên một khu vực thả hàng tiếp tế để đo gió, nhân viên hậu cần trên máy bay sẽ thả một kiện hàng có chứa hệ thống PAD xuống trước. Khi kiện hàng rơi xuống từ từ bằng dù, công nghệ đo gió Lidar sẽ đo tốc độ và hướng gió, sau đó truyền ngược kết quả về máy bay. Từ đây, các nhân viên hậu cần trên máy bay có thể thực hiện các điều chỉnh cho dù hàng.

Giáo sư Kenneth Washington - phó chủ tịch STAR Labs - nhóm nghiên cứu và phát triển công nghệ không gian của Lockheed Martin cho biết: "Hiện tại, các nhiệm vụ thả hàng tiếp tế đòi hỏi đội bay phải bay nhiều lần để đo gió chính xác nhưng với công nghệ WindTracer, máy bay sẽ không cần bay lòng vòng trên khu vực thả hàng. WindTracer là một hệ thống thương mại có thể thích nghi. Với việc phát triển nguyên mẫu trên, chúng tôi đang từng bước đưa công nghệ này vào khai thác."

Nguồn: Lockheed Martin
20 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Hyper But
TÍCH CỰC
10 năm
Thích hợp cho việc cứu trợ
Hoạt động nhân văn
Giật mình nhìn cái hình không rõ tưởng tăng độ chính xác cho việc ném bom 😁
@kenny81_hp bom thì giờ chính xác từng centimet rùi! :p
@honghai12a1 Thế mà thỉnh thoảng vẫn đưa tin Mỹ ném nhầm bom vào các khu dân cư đó bạn, và đó là Mỹ nha chứ không phải mấy ông công nghệ kém đâu 😁
@kenny81_hp Bom nó ném hụt cách tâm mục tiêu 100m cũng đc rồi bác ạ !!
@honghai12a1 Bom hành trình thôi, còn bom thường thì phải vãi như vãi lúa mới trúng dc đích 😁
Điện Biên Phủ là 1 bài học cho tiếp tế bằng dù !
@Nokfev Định cmt như bác

Gửi từ Tablet của Tân của tôi bằng cách sử dụng Tapatalk
@Nokfev Nhà giàu chơi sang mà,tiếp tế cho cả địch và ta🆒
@Nokfev :eek::eek::eek:
sonphamhy
ĐẠI BÀNG
10 năm
nhìn bức ảnh cứ tưởng game Beach Head😁... định giơ súng lên bắn hạ
CatOv3Mouse
ĐẠI BÀNG
10 năm
nghĩ đến viển cảnh bây giờ nếu mà chiến tranh thằng nào đánh lại Mĩ đây :'( cái gì cx tiên tiến vãi beep
@CatOv3Mouse những thằng truớc giờ vẫn và đang đánh đấy bác .
TỐT ! Trung Cẩu nó thấy nó lại buồn. Ước gì TQ và Bắc Cầu bị xóa sổ bởi Mỹ và Đức nhỉ.
@williamtruongvtv nga zô ăn ké:p
Thằng Tàu nó lại tìm cách ăn cắp giờ đó 😁
@baotuan thi lại có cái mới:p
cái này tiếp tế cho những trận bảo lũ ở việt nam thì tốt nhỉ:rolleyes::rolleyes::rolleyes:
bernerasu
TÍCH CỰC
10 năm
làm gì có bom ném nhầm trời, nhầm là chỗ cái miệng tay phát ngôn thôi, chứ tay phi công máy bay chiến đấu nó còn giỏi hơn mấy pa tiến sĩ ở mình, sao mà nhầm được

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019