Ngành âm nhạc đang cố gắng giành lại vị thế cho xu hướng nhạc cụ analog

AudioPsycho
31/1/2019 2:56Phản hồi: 19
Ngành âm nhạc đang cố gắng giành lại vị thế cho xu hướng nhạc cụ analog
Sự sôi động, những kiểu tóc bắt mắt cũng như tiếng ồn ào của sự kiện NAMM (National Association of Music Merchants) hàng năm luôn mang đến ấn tượng cực kỳ mạnh mẽ cho bất cứ khách tham quan nào. NAMM là nơi tụ họp của những người đang cố gắng giành lại vị thế của xu hướng analog cho ngành âm nhạc, dù cho hầu hết các tiêu điểm âm nhạc hiện tại đều đã thu mình và thế giới số. NAMM mang tham vọng đảo ngược tình thế giữa analog và digital để giữ được xu hướng analog cho thế hệ người nhạc công và người nghe nhạc mai sau.

Trong suốt tuần qua tại trung tâm Anaheim, đi đến đâu bạn cũng sẽ thấy la liệt những dòng nhạc cụ như guitar, ukulele, banjo, drum, cymbal, harmonica, flute, saxophone, trumpet, tuba, trombone, piano hay nhiều loại nhạc cụ "lai tạp" kỳ lạ khác. Đi kèm theo đó là các bộ synthesizer với khả năng tạo ra lại âm thanh gần như một chín một mười với các nhạc cụ thực. Các dàn DJ và console cao cấp với núm vặn, phím bấm hay đèn chiếu càng bắt mắt khách tham quan hơn, nhất là những ai mới đến NAMM lần đầu. Shaun Detmer, giám đốc tiếp thị của Touch International, cảm thán: "NAMM giống như là cứ điểm cuối cùng của thế giới analog vậy".

tinhte_namm_music_analog_digital (2).jpg

Không như ở những nơi khác khi người ta tò mò muốn tìm hiểu những công nghệ mới thường chỉ gói gọn trên màn hình smartphone hay trong 1 "chiếc hộp" nhỏ xíu nào đó, ở NAMM họ hứng thú hơn với những màn trình diễn live từ những nghệ sỹ thực sự. Điều này làm nâng cao tiêu chuẩn âm nhạc hơn và khuyến khích các nghệ sỹ phải sáng tác thật chất lượng chứ không chỉ phụ thuộc vào các giao diện phần mềm để tự động thực hiện mọi thứ.

Xa xa, kỹ sư âm thanh trứ danh Alan Parsons đang thuyết trình về tiềm năng của những chiếc microphone Ambeo của Sennheiser trong nhu cầu thu âm cho các bản thu binaural. Alan Parsons ca ngợi các công nghệ âm thanh ngày nay đã giúp phổ cập khả năng làm nhạc đến cả dân "tay mơ", tuy nhiên vẫn rất thận trọng khi nhận xét rằng: "Hàng tá những mẫu microphone mới cùng hàng ngàn plug-in âm thanh được phát hành mỗi tuần... tuy nhiên tôi không nghĩ rằng tự chúng có thể thắng giải Grammy. Đừng để công nghệ mới làm thui chột đi các giá trị xưa cũ của nền âm nhạc".

Nếu bàn về những "tiêu chuẩn" cần có của thiết bị âm thanh kỹ thuật số thì đầu tiên sẽ là độ chính xác tuyệt đối. Tuy nhiên khi nói đến nhạc cụ analog thì điều này hoàn toàn ngược lại. Mỗi "nhạc cụ thực" đều có chất âm với các đặc điểm riêng biệt, giống như việc bạn có thể dễ dàng phân biệt được tiếng guitar và tiếng piano, nhưng với organ điện tử thì nó có thể tạo ra hầu như mọi kiểu âm khác nhau. Những chiếc microphone hay tai nghe do đó cũng được thiết kế để không làm thay đổi chất âm gốc, mang đến cho bạn trải nghiệm âm nhạc nguyên bản nhất.

tinhte_namm_music_analog_digital.jpg

So sánh giữa nhạc công đang đổ mồ hôi đế theo nhịp và chơi nhạc cho đúng với việc nghe 1 bản thu thì dĩ nhiên nghe bản thu sẽ hay hơn (và chính xác hơn), bù lại nó không có cái "đã" khi trực tiếp nghe âm thanh phát ra từ cây đàn mà người nhạc công đang "múa" những ngón tay của mình. Các tay DJ chuyên nghiệp đã quen sử dụng những thiết bị kỹ thuật số sẽ không tiếc sức thêm thắt hàng đống các hiệu ứng âm thanh vào bài mix của mình, gần như là để "đấu đá" với các tay DJ khác chứ không phải là đang làm nhạc. Điều này so với việc "cầm đàn lên và đánh" thì giống như là 1 sự gian lận trắng trợn, và khái niệm "thành tích" lúc này tự nhiên trở nên quá vô vị, hay ít ra là giảm đi nhiều giá trị vốn có của nó.

Câu hỏi được đặt ra ở đây là làm cách nào để dung hợp được tốt nhất giữa công nghệ mới và xu hướng âm nhạc cổ điển mà không làm thui chột đi bất cứ bên nào. Nghe thì có vẻ rất hấp dẫn nhưng rõ ràng sự nhất quán hầu như không tồn tại. Có những người luôn cho rằng sự ra đời của Auto-Tune đã làm hủy hoại nền âm nhạc, nhưng cũng có những kỹ sư âm thanh sử dụng nó như 1 công cụ bổ trợ, giúp nâng cao khả năng sáng tạo ra những cái mới dựa trên những gì sẵn có. Chúng ta hoàn toàn không thể phủ nhận những thành quả mà các công nghệ âm thanh số đã mang đến, tuy nhiên cái chính ở đây là cần phải làm sao để giữ lại được "bản sắc" của nền âm nhạc chính thống. Điều này thật khó để có thể tìm ra giải pháp trong một sớm một chiều.

Nguồn theverge
19 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Mình thấy nhạc bây giờ chỉnh sửa quá nhiều. Mất chất mộc.. ai chơi ai hát cũng như nghệ sĩ chuyên nghiệp. Nhàm.
hhiepbi
TÍCH CỰC
5 năm
@phamhuan2512 Cho nên những album thập kỷ 60-80 thế kỷ trước vẫn rất rất đắt trên toàn thế giới và ngày càng giá cao! Nghe rồi thì không thể nghe nhạc thời điện tử: chát chúa, cứng ngắc
Thêm tý cho thêm đậm chất analogue, đã nghe thì cd cũng bỏ qua 1 bên với "dmm"
IMG_1892.PNG
mrqd
TÍCH CỰC
5 năm
AudioPsycho: Bài viết của bạn gợi tôi nhớ lại các bản nhạc du dương của Alan Parson Projects, kĩ sư trong ảnh chính là ca sĩ có chất giọng ngọt ngào và êm ái cùng với lối phổ nhạc mênh mông pha chút xa xăm.
Nhân năm mới chúc AudioPsycho và toàn thể ACE Tinhte dồi dào sức khỏe, an vui và có thật nhiều chủ đề hữu ích nhằm thỏa mãn khám phá bất tận của ACE.
Khoảng 10 năm trở lại đây, trong giới nhạc công VN xuất hiện khái niệm "thợ đàn". Có nghĩa, mọi thứ đã được "công nghệ" làm hộ, anh đứng trên sàn diễn chỉ việc làm "màu" cho đủ bộ và vui mắt. Nhưng thật sự, khi vào hậu trường, mọi người đều trải lòng rằng họ chả mê cái việc "bất đắc dĩ" này (âu cũng là cơm, áo, gạo, tiền), đã chơi thì phải chơi cho thật, chơi cho tới, nghệ thuật thì không thể thiếu độ "phiêu", đó là hạnh phúc của người làm nghề. Còn không, anh chỉ là người thợ, là anh công nhân, hoặc là anh kỹ sư làm việc rập khuôn theo quy trình đã được lập sẵn, khô khan, chán òm.
@KIẾM PHÁP Nói vì cơm, áo, gạo, tiền là một cách nói đỡ thôi bạn. Thật ra, những ' thợ đàn ' có thể nói là những người không có khả năng chơi đàn thật sự mới chấp nhận cách chơi làm màu trên nhạc ' background'. Với lại bây giờ sống ảo ghê quá. Ai cầm đàn lên chụp hình cũng được bạn bè like, share ... nên làm mọi người dễ hăng say thể hiện 😃
@KIẾM PHÁP Mình có làm việc với nhiều ca sỹ hiện giờ của VN nhiều người thật sự là "thợ chuyên nghiệp " hát 10 lần y chang 10 lần dù là ở bất cứ đâu chả có cái vẹo gì là cảm xúc mà giờ lớp trẻ mới nỗi toàn thế
@KIẾM PHÁP Ông ở đâu, hôm nào mình mời nhau cafe hay vào phòng tui nghe nhạc + nhắm ít rượu ngon nhé 😁
Thích comment của ông ghê, rất hân hạnh vì đã đc ghé bút.
david_jony
ĐẠI BÀNG
5 năm
@KIẾM PHÁP Quan trọng là khách hát có "phiêu" được không? Lên hát mà cứ đòi y chang karaoke. Y chang đĩa CD mới hát được. Thua...
Nghệ sỹ và ca sỹ đẳng cấp và tự tin thì mới chơi đc nhạc mộc.
Giờ nghe ca sĩ hát mộc như cơm nguội ấy.
Giờ toàn âm nhạc điện tử
Âm nhạc là cứ phải analog mới chất, mới có hồn.
tethien
CAO CẤP
5 năm
Thực ra chuyện hát mộc, chơi live <==>tune.
Nhạc số <====> analog.
Còn dùng công nghệ số đâu có đồng nghĩa với tune đâu. Có chăng là kỹ thuật số giúp cho việc tune dễ dàng hơn thôi.
@tethien có mấy cái mic preamp với mấy con tạo voice effect chạy toàn bằng analog ko mà, như của Neve, Unimag, chỉ có điều cực đắt nên band nhạc ngại đầu tư, dũng effect, tune số cho nhẹ tiền và nhanh.
Yamaha Fan
ĐẠI BÀNG
5 năm
Phải chi aucoustic piano rẻ hơn digital piano
firemanvn114
ĐẠI BÀNG
5 năm
Analog và digital, cuộc chiến ko chỉ riêng âm nhạc.
CBDancer
TÍCH CỰC
5 năm
mình và một số người làm nhạc mình biết thì ban đầu tiếp cận là trên máy tính, nhưng sau đó khi hiểu rõ bản chất rồi thì thực sự rất muốn chơi nhạc, làm nhạc bằng đồ 'thật' chứ không phải đồ 'số' nữa.
mình học chụp ảnh cũng tương tự, trên điện thoại -> máy ảnh số dslr, mirror less -> máy film

càng già thì càng hoài cổ 😆
firemanvn114
ĐẠI BÀNG
5 năm
@CBDancer Haha, càng già càng thích những cái cổ xưa ^^
tuan_116
ĐẠI BÀNG
5 năm
nghe nhạc thù nhất tiếng Organ.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019