Mỗi khi có các đám cháy tại các khu công nghiệp hay nhà máy nào đó thì ai cũng lo lắng bởi hậu quả lớn nhất của đám cháy này là những lo ngại về tác hại tới môi trường, đó có thể là các loại nhựa hay các hợp chất được sử dụng trong sản xuất, cụ thể sẽ là thủy ngân trong khuôn khổ bài này.
Dưới đây là 1 vài thông tin về nguy cơ khi ngộ độc thủy ngân là gì, nếu bị ngộ độc thì nên xử lý ra sao để anh em tham khảo.
Thủy ngân là dạng kim loại thuộc diện đặc biệt bởi khi ở nhiệt độ bình thường nó lại ở dạng lỏng. Chính vì thế nên rất dễ lan truyền và chảy vào nhiều nơi khác nhau. Ứng dụng mà chúng ta thường thấy nhất là ở trong các cặp nhiệt độ truyền thống mà chắc khá nhiều nhà vẫn có để ở nhà bất kể đã có nhiệt kế điện tử hay không bởi độ chính xác của nó vẫn chuẩn hơn các dạng mới bây giờ, mình vẫn cặp bằng cái này dù thời gian chờ lâu hơn hẳn so với dạng điện tử. Thủy ngân còn có ở trong các loại pin, mỹ phẩm hay các loại hải sản sống ở vùng biển sâu như cá ngừ chẳng hạn, nếu chỉ ăn vài miếng thì cũng không đến nỗi ngộ độc ngay, tuy nhiên chúng ta cũng không nên ăn thường xuyên các loại cá nước sâu như vậy để tránh voi không xấu mặt nào. Ở Việt Nam thì thủy ngân còn thường có ở trong các dạng phích nước vẫn đang được sản xuất và bán nhiều nơi.
Thủy ngân độc, đó là điều chắc chắn, và khi nó kết hợp với các chất khác thì những hợp chất này còn độc hơn nữa, 1 trong những hợp chất siêu độc của thủy ngân là dimethylmercury, chúng ta chỉ cần tiếp xúc với 1 vài micro lít của hợp chất này là đã nhiễm độc và tử vong vài tháng sau đó. Ca tử vong kinh điển nhất do tiếp xúc với hợp chất này là ca tử vong của giáo sư hóa chuyên nghiên cứu về ngộ độc các kim loại nặng Karen Wetterhahn của trường đại học Dartmouth vào hồi năm 1997. Bà đã bị dính hợp chất này lên găng tay cao su vẫn hay sử dụng trong phòng thí nghiệm và nó đã thẩm thấu qua vào da, sau 10 tháng bà đã tử vong khi nó đã chạy qua khắp cơ thể và tích tụ lên não của bà.
Giáo sư Karen Wetterhahn, người bị tử vong sau khi nhiễm dimethylmercury
Có 2 dạng nhiễm độc thủy ngân là cấp tính và mạn tính tùy vào dạng thủy ngân, thời gian hay cường độ 1 người tiếp xúc với thủy ngân. Với những người nhiễm độc thủy ngân cấp tính thì sẽ có các triệu chứng đau nhói và tê rần ở đầu ngón tay và ngón chân hay tại môi, Nếu tiếp xúc lâu dài trong môi trường có nồng độ thủy ngân trong không khí trên 50 microgram/m3 thì sẽ có các vấn đề về mất khả năng điều hòa vận động, các vấn đề về thần kinh, bị đau đầu, sút cân... Khi hít phải thủy ngân sẽ gây ra bệnh phổi nặng cấp tính, gây sốt, ớn lạnh, khó thở... Nếu chỉ hít 1 thời gian ngắn thì các triệu chứng sẽ giảm và biến mất sau khoảng 1 tuần, tuy nhiên nếu vẫn tiếp tục hít phải thì sẽ dẫn đến suy hô hấp và cả tử vong nữa. Ngộ động mạn tính thì là do 1 thời gian dài nạp dần dần thủy ngân vào người, thường là trường hợp chăm chỉ ăn cá biển quá nhiều.
Nếu anh em bị nhiễm độc thủy ngân thì phương pháp điều trị sẽ áp dụng tương tự với các phương pháp điều trị ngộ độc khác, sẽ kiểm tra xem có bị vấn đề gì về hô hấp và tuần hoàn hay không, sẽ loại bỏ các thứ có khả năng vẫn còn dính thủy ngân để ngấm vào cơ thể, ở đây là các loại quần áo đang mặc trên người. Các bác sỹ sẽ theo dõi nếu có các triệu chứng nghiêm trọng họ sẽ sử dụng các dạng thuốc đặc hiệu để thải độc. Với trẻ em nếu bọn trẻ chẳng may nuốt phải thủy ngân khi cặp nhiệt độ bằng mồm hay nuốt từ nguồn khác cần kiểm tra xem khoang miệng có xước không, và nên đưa ngay trẻ đi đến viện để kiểm tra chi tiết. Tuyệt đối không móc họng cho trẻ nôn ngược ra bởi nguy cơ xước dạ dày và vòm miệng làm thủy ngân ngấm vào máu rất nguy hiểm.
Với các anh em đang ở quanh khu vực đám cháy nói trên cần để tâm theo dõi các thông báo từ trung tâm y tế gần nhất để cập nhật các thông tin mới. Mong là các nhà chức trách sẽ sớm đưa ra kết luận để mọi người có cách xử lý phù hợp.
Chúc anh em khỏe mạnh.
Dưới đây là 1 vài thông tin về nguy cơ khi ngộ độc thủy ngân là gì, nếu bị ngộ độc thì nên xử lý ra sao để anh em tham khảo.
Thủy ngân là dạng kim loại thuộc diện đặc biệt bởi khi ở nhiệt độ bình thường nó lại ở dạng lỏng. Chính vì thế nên rất dễ lan truyền và chảy vào nhiều nơi khác nhau. Ứng dụng mà chúng ta thường thấy nhất là ở trong các cặp nhiệt độ truyền thống mà chắc khá nhiều nhà vẫn có để ở nhà bất kể đã có nhiệt kế điện tử hay không bởi độ chính xác của nó vẫn chuẩn hơn các dạng mới bây giờ, mình vẫn cặp bằng cái này dù thời gian chờ lâu hơn hẳn so với dạng điện tử. Thủy ngân còn có ở trong các loại pin, mỹ phẩm hay các loại hải sản sống ở vùng biển sâu như cá ngừ chẳng hạn, nếu chỉ ăn vài miếng thì cũng không đến nỗi ngộ độc ngay, tuy nhiên chúng ta cũng không nên ăn thường xuyên các loại cá nước sâu như vậy để tránh voi không xấu mặt nào. Ở Việt Nam thì thủy ngân còn thường có ở trong các dạng phích nước vẫn đang được sản xuất và bán nhiều nơi.
Thủy ngân độc, đó là điều chắc chắn, và khi nó kết hợp với các chất khác thì những hợp chất này còn độc hơn nữa, 1 trong những hợp chất siêu độc của thủy ngân là dimethylmercury, chúng ta chỉ cần tiếp xúc với 1 vài micro lít của hợp chất này là đã nhiễm độc và tử vong vài tháng sau đó. Ca tử vong kinh điển nhất do tiếp xúc với hợp chất này là ca tử vong của giáo sư hóa chuyên nghiên cứu về ngộ độc các kim loại nặng Karen Wetterhahn của trường đại học Dartmouth vào hồi năm 1997. Bà đã bị dính hợp chất này lên găng tay cao su vẫn hay sử dụng trong phòng thí nghiệm và nó đã thẩm thấu qua vào da, sau 10 tháng bà đã tử vong khi nó đã chạy qua khắp cơ thể và tích tụ lên não của bà.
Giáo sư Karen Wetterhahn, người bị tử vong sau khi nhiễm dimethylmercury
Có 2 dạng nhiễm độc thủy ngân là cấp tính và mạn tính tùy vào dạng thủy ngân, thời gian hay cường độ 1 người tiếp xúc với thủy ngân. Với những người nhiễm độc thủy ngân cấp tính thì sẽ có các triệu chứng đau nhói và tê rần ở đầu ngón tay và ngón chân hay tại môi, Nếu tiếp xúc lâu dài trong môi trường có nồng độ thủy ngân trong không khí trên 50 microgram/m3 thì sẽ có các vấn đề về mất khả năng điều hòa vận động, các vấn đề về thần kinh, bị đau đầu, sút cân... Khi hít phải thủy ngân sẽ gây ra bệnh phổi nặng cấp tính, gây sốt, ớn lạnh, khó thở... Nếu chỉ hít 1 thời gian ngắn thì các triệu chứng sẽ giảm và biến mất sau khoảng 1 tuần, tuy nhiên nếu vẫn tiếp tục hít phải thì sẽ dẫn đến suy hô hấp và cả tử vong nữa. Ngộ động mạn tính thì là do 1 thời gian dài nạp dần dần thủy ngân vào người, thường là trường hợp chăm chỉ ăn cá biển quá nhiều.
Nếu anh em bị nhiễm độc thủy ngân thì phương pháp điều trị sẽ áp dụng tương tự với các phương pháp điều trị ngộ độc khác, sẽ kiểm tra xem có bị vấn đề gì về hô hấp và tuần hoàn hay không, sẽ loại bỏ các thứ có khả năng vẫn còn dính thủy ngân để ngấm vào cơ thể, ở đây là các loại quần áo đang mặc trên người. Các bác sỹ sẽ theo dõi nếu có các triệu chứng nghiêm trọng họ sẽ sử dụng các dạng thuốc đặc hiệu để thải độc. Với trẻ em nếu bọn trẻ chẳng may nuốt phải thủy ngân khi cặp nhiệt độ bằng mồm hay nuốt từ nguồn khác cần kiểm tra xem khoang miệng có xước không, và nên đưa ngay trẻ đi đến viện để kiểm tra chi tiết. Tuyệt đối không móc họng cho trẻ nôn ngược ra bởi nguy cơ xước dạ dày và vòm miệng làm thủy ngân ngấm vào máu rất nguy hiểm.
Với các anh em đang ở quanh khu vực đám cháy nói trên cần để tâm theo dõi các thông báo từ trung tâm y tế gần nhất để cập nhật các thông tin mới. Mong là các nhà chức trách sẽ sớm đưa ra kết luận để mọi người có cách xử lý phù hợp.
Chúc anh em khỏe mạnh.