So sánh chiếc Bluetooth receiver mới của FiiO với các đối thủ đến từ các cty công nghệ nổi tiếng

abuchino
19/6/2018 13:1Phản hồi: 0
Monospace_Fiio_μBTR_p2.jpg
Trước muôn vàn những sản phẩm Bluetooth receiver dành cho tai nghe nổi lên sau làn sóng loại bỏ headphone output 3.5mm của những hãng smartphone, liệu những sản phẩm của các hãng âm thanh chuyên nghiệp như Fiio có gì khác biệt so với các sản phẩm của hãng điện thoại, hãng công nghệ với mức giá rẻ hơn hay không. Chúng ta hãy cùng so sánh ở bảng dưới so sánh của sản phẩm em út của Fiio là μBTR cùng với sản phẩm đối thủ cạnh tranh của hai ông lớn công nghệ là XiaomiNetEase


Monospace_Fiio_μBTR_comparison.png

Một điều tất nhiên với thời đại mua bán trên internet đó là giá trị của sản phẩm là một chìa khóa chính mà nhiều người cố gắng tập trung quảng cáo, một sản phẩm chất lượng nhưng có mức giá phải chăng là điều mà ai cũng muốn. Tuy nhiên trong một vài sản phẩm thì mức giá rẻ cũng là do nhà sản xuất cắt giảm chi phí và trong một vài trường hợp thì cũng cắt luôn những điều mà những người sử dụng không để ý đến nhưng cũng có tầm quan trọng không hề nhỏ.

Vì thế nhân dịp sản phẩm μBTR mới vừa được ra mắt thì FiiO đã ngay lập tức giới thiệu và so sánh với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp đến từ hai người đồng hương là Xiaomi/ NetEase, để có thể tìm được sự khác biệt giữa một sản phẩm đến từ công ty âm thanh và một sản phẩm đến từ công ty công nghệ khác nhau như thế nào.

1/ Định vị thị trường:

Với cả ba sản phẩm trên đều có đối tượng khách hàng khá giống nhau với mức giá của 3 sản phẩm chênh lệch không bao nhiêu.

2/ Nhu cầu của người sử dụng
Đa số nhu cầu của người sử dụng là do sản phẩm điện thoại không có cổng 3,5mm headphone jack mà trong đó khi đang sở hữu một hoặc nhiều tai nghe 3,5mm có chất lượng âm thanh tốt và không muốn chuyển sang các tai nghe Bluetooth. Nhiên cũng sẽ có khá nhiều những nhu cầu sử dụng khác tùy theo người dùng.

Monospace_Fiio_μBTR_p1.jpg

3/ Chất lượng âm thanh:
Khá đáng tiếc khi các sản phẩm của XiaoMi và NetEase không hỗ trơ codec aptX. Đối với đa số người dùng thì chất lượng khi truyền tải thông qua các codec aptX có thể so sánh và cạnh tranh trực tiếp với những tai nghe có dây. Với vị thế của một hãng sản xuất điện thoại thì có lẽ XiaoMi cũng có khả năng sản xuất một giải pháp chất lượng cao khi hãng quảng cáo khá nhiều về chất lượng âm thanh đối với các sản phẩm điện thoại của mình. Tuy nhiên việc lựa chọn bỏ qua aptX cũng là một điều dễ hiểu vì lý do chi phí sản xuất. Để sản xuất một sản phẩm có thể truyền tải aptX thì chỉ có một cách duy nhất là sử dụng các giải pháp Bluetooth receiver chip đến từ Qualcomm và ngoài ra còn phải trả thêm phí bản quyền của aptX. Vì vậy khi các hãng chọn các giải pháp chip nội địa có thể tiết kiệm khá nhiều về mặt chi phí sản xuất.

4/ Tính năng:
Chiếc Bluetooth receiver của Xiaomi và NetEase đều không sử dụng điều khiển âm lượng riêng biệt cũng như microphone, điều này đồng nghĩa với việc nếu người dùng muốn sử dụng các tính năng này phải cần đến một chiếc tai nghe có cụm điều khiển âm lượng sẵn trên dây và tương thích với receiver và cũng phải có mic tích hợp sẵn trên tai nghe. Với giải pháp đến từ FiiO thì có thể giúp người dùng điều chỉnh âm lượng thoải mái và đàm thoại trực tiếp với micro đa hướng cực kỳ dễ dàng dù cho tai nghe không có mic hoặc điều khiển.

Thực sự việc không sử dụng nút điều khiển âm lượng và không có microphone cũng cắt giảm chi phí đi một phần khá nhiều tuy nhiên lại có những sự bất tiện không hề nhỏ dành cho khách hàng. Nếu bạn đang suy nghĩ về việc mua một chiếc Bluetooth receiver dành cho tai nghe thì hãy nghĩ đến nhu cầu của mình cũng như tai nghe mà bạn muốn sử dụng để tránh việc mất tiền ‘học phí’.

Quảng cáo


Monospace_Fiio_μBTR_p3.jpg

5/ Thân thiện với người sử dụng:
Đứng dưới góc nhìn tiện dụng thì điểm khác biệt lớn nhất của những công ty chuyên về công nghệ và internet như XiaoMi và NetEase so với những công ty chuyên sản xuất âm thanh như FiiO đó là khả năng truy cập và xử lý Big Data. Với Big Data thì các công ty lớn có thể đoán được xu hướng tiêu dùng cũng như đáp ứng được nhu cầu của người dùng tốt hơn.

Tuy nhiên dưới góc độ của người dùng thì đây lại là một điều khác khi Xiaomi đã nổi tiếng với những điện thoại của mình và cũng đã tích hợp cổng sạc type-C và kết nối NFC, trong khi đó sản phẩm Bluetooth receiver của họ lại sử dụng cổng sạc micro-USB và không hỗ trợ NFC. Thật sự nếu đứng dưới góc nhìn để xây dựng một hệ ecosystem đây là điều không nên mặc dù là tiết kiệm chi phí. Các bạn có thể thấy μBTR chỉ cần một tiếng để sạc đầy cho 9 giờ sử dụng trong khi đó hai đối thủ còn lại phải sạc đến 2 tiếng và chỉ dùng được trong 4 giờ.

6. Thời lượng pin:
Với một sản phẩm di động, thời lượng pin luôn là một yếu tố quan trọng. Khi tôi còn đang làm việc cho OPPO, chủ tịch của OPPO đã từng chia sẻ với chúng tôi rằng, một thiết bị di động nên có ít nhất khoảng 8 tiếng sử dụng để đảm bảo hoạt động đủ một ngày ngoài trời. Vì thế μBTR cũng có đến 9 giờ sử dụng và nếu nghe ở âm lượng nhỏ có thể lên đến 10 tiếng, còn hai sản phẩm còn lại thì chỉ có khoảng 4 giờ sử dụng khá bất tiện.

Và như người xưa đã nói, những gì bạn nhận được là những gì bạn trả. Vì thế chúng tôi hi vọng các bạn có một thời gian sử dụng tai nghe vui vẻ với chất lượng âm thanh cao cấp với Fiio μBTR.

Quảng cáo


Nguồn: James Fiio
P/S: nếu được thì vào tháng sau có thể sẽ có chiếc FiiO BTR3 mình sẽ làm review cụ thể cho cả ba sản phẩm này nhé.
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019