Sốt là một phản ứng cực kỳ phổ biến của con người trước các vấn đề trong cơ thể. Dám cá là chẳng ai có thể vỗ ngực kêu tôi chưa bao giờ bị sốt cả 😁, sốt có thể đơn giản chỉ là do thay đổi thời tiết, do tiếp xúc với môi trường lạ bị nhiễm vài con virus, hay cũng có thể là khi bạn đi nhổ 1 cái răng... Vậy chúng ta thử xem sốt là gì, có các triệu chứng thường gặp gì và các cách phòng chống chúng ra sao.
Trước hết sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt cơ thể vượt quá ngưỡng bình thường mà chúng ta thường biết là khoảng 36.5 độ C. Thường thì chúng ta sử dụng cặp nhiệt độ để đo ở nách là chính, các vị trí đo khác như đo trực tràng (hậu môn) ở trẻ em, đo ở miệng, ở tai, cũng có các thiết bị mới đo từ trán để biết được thân nhiệt, nếu cơ thể có nhiệt độ cao hơn 37.2 độ khi đo ở nách thì người đó được coi là bị sốt rồi. Cũng có trường phát xác định sốt sẽ phải từ 38.8 độ khi đo ở miệng, hay 38.2 khi đo ở hậu môn, còn những trường hợp dưới mức đó thì chỉ là tăng nhiệt độ thôi 😃. Cái này tùy vào theo quan điểm của mỗi người khi khám kể cả tại nhà hay tại phòng khám, như nhà mình nếu các bạn trẻ ở dưới mức 38 độ khi cặp ở nách thì cứ kệ đó, chưa cần phải chăm sóc thêm 😃.
Có 3 mức sốt thông dụng nhất hay được dùng để phân loại là:
- Sốt nhẹ: khi đo ở nách trên mức bình thường (> 37 độ C) đến 38 độ C. Sốt nhẹ thường tương ứng với những nhiễm khuẩn mức độ nhẹ hoặc những bệnh có lượng tác nhân gây sốt ít. Tuy vậy ở một số trường hợp do phản ứng của cơ thể không mạnh hoặc do sức đề kháng của cơ thể người bệnh suy giảm thì mặc dù nhiễm khuẩn nặng mà chỉ sốt nhẹ.
Trước hết sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt cơ thể vượt quá ngưỡng bình thường mà chúng ta thường biết là khoảng 36.5 độ C. Thường thì chúng ta sử dụng cặp nhiệt độ để đo ở nách là chính, các vị trí đo khác như đo trực tràng (hậu môn) ở trẻ em, đo ở miệng, ở tai, cũng có các thiết bị mới đo từ trán để biết được thân nhiệt, nếu cơ thể có nhiệt độ cao hơn 37.2 độ khi đo ở nách thì người đó được coi là bị sốt rồi. Cũng có trường phát xác định sốt sẽ phải từ 38.8 độ khi đo ở miệng, hay 38.2 khi đo ở hậu môn, còn những trường hợp dưới mức đó thì chỉ là tăng nhiệt độ thôi 😃. Cái này tùy vào theo quan điểm của mỗi người khi khám kể cả tại nhà hay tại phòng khám, như nhà mình nếu các bạn trẻ ở dưới mức 38 độ khi cặp ở nách thì cứ kệ đó, chưa cần phải chăm sóc thêm 😃.
Có 3 mức sốt thông dụng nhất hay được dùng để phân loại là:
- Sốt nhẹ: khi đo ở nách trên mức bình thường (> 37 độ C) đến 38 độ C. Sốt nhẹ thường tương ứng với những nhiễm khuẩn mức độ nhẹ hoặc những bệnh có lượng tác nhân gây sốt ít. Tuy vậy ở một số trường hợp do phản ứng của cơ thể không mạnh hoặc do sức đề kháng của cơ thể người bệnh suy giảm thì mặc dù nhiễm khuẩn nặng mà chỉ sốt nhẹ.
- Sốt vừa: khi nhiệt độ cơ thể > 38 độ C đến 39 độ C. Sốt vừa thường tương ứng với những nhiễm khuẩn mức độ trung bình hoặc các bệnh khác có lượng tác nhân gây sốt không cao. Ngoài ra sốt vừa cũng thường gặp ở những bệnh diễn biến mãn tính và những bệnh không do nhiễm khuẩn.
- Sốt cao: khi nhiệt độ ở mức > 39 độ C. Sốt cao thường gặp ở những bệnh diễn biến cấp tính, những bệnh nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn toàn thân (nhiễm khuẩn huyết) hoặc những tổn thương trung khu điều hoà nhiệt. Ở những bệnh gây tổn thương trung khu điều hoà nhiệt, sốt có thể tới 41 độ C và không chịu tác động của các thuốc hạ sốt.
Sốt nhẹ và vừa thường không gây tác hại, bản thân người bệnh cũng không cảm thấy khó chịu nhiều. Do vậy, thông thường không nên sử dụng thuốc hạ sốt ở những bệnh nhân có sốt thấp hơn 39 độ C. Sốt là phản ứng tốt của cơ thể để chống lại các vấn đề bất thường đang diễn ra trong cơ thể, nhiều khi sốt lại là 1 điều tốt bởi qua đó ta có thể thấy cơ thể chúng ta vẫn OK và khả năng phòng vệ vẫn hoạt động tốt :D. Tuy nhiên trong một số trường hợp sốt cao sẽ gây rối loạn chức năng của một vài cơ quan trong cơ thể và nếu điều đó xảy ra thì cần phải dùng các biện pháp để hạ sốt. Đặc biệt là trong những trường hợp như sốt cao kèm theo co giật (phần lớn ở trẻ em khi sốt quá 39 độ C), sốt cao sau các phẫu thuật lớn, sốt cao dẫn tới hôn mê hoặc sốc v.v...
Có rất nhiều biện pháp hạ sốt có thể áp dụng với từng trường hợp sốt. Có một sai lầm thường gặp là hay để người bệnh nằm trong phòng kín gió, nhưng thực tế là nên để cho họ nằm ở nơi thoáng khí và nhiệt độ được điều hòa mát mẻ. Cũng không nên vì vài cơn ớn lạnh mà mặc quá nóng, phải nới bớt quần áo để cơ thể tự thoát nhiệt.
- Để giảm nhiệt mà không dùng thuốc trước hết hãy uống nhiều nước, dùng khăn được làm ẩm bằng nước ấm để đắp lên trán, cổ, nách, bẹn..., với trẻ các tấm hạ nhiệt hiện cũng đang được bán rộng rãi trên thị trường.
- Cũng nên giúp người bệnh ăn uống đầy đủ chất để nâng cao hay bù đắp sức đề kháng của cơ thể, với trẻ em bé quá nếu không chịu ăn uống thì có thể phải truyền dịch để cho trẻ có sức.
- Nếu phải dùng đến thuốc thì cũng có nhiều dạng thuốc có thể tự điều trị tại nhà với các trường hợp sốt nhẹ hoặc sốt vừa, có rất nhiều loại thuốc dẫn xuất từ acetaminophen hoặc aspirin có sẵn ở ngoài nhà thuốc. Tuy nhiên để có chẩn đoán rõ căn nguyên của sốt bạn vẫn nên đi khám bác sỹ nếu không yên tâm.
Mình cũng nhắc lại là sốt là 1 điều rất bình thường, bạn nên hết sức bình tĩnh không hoảng loạn 😃. Cứ chú ý theo dõi nhiệt độ, áp dụng các phương pháp giảm nhiệt, ăn uống đầy đủ là OK cơn sốt sẽ tự ra đi. Còn nếu các bạn có tiền sử bệnh nào đó thì nên phải chú ý hơn, nhưng cái này chắc cũng đã có bác sỹ nhắc nhở bạn rồi nhỉ?
Quảng cáo
Chúc các bạn sống vui, sống khỏe.