Vệ sinh tai như thế nào cho an toàn ?

AudioPsycho
16/1/2017 2:7Phản hồi: 0
monospace-ve-sinh-tai-1.jpg
Ráy tai là một lớp nhầy mỏng bám trên bề mặt ống tai để giúp ngăn ngừa bụi hay các vi khuẩn có hại lọt vào màng nhĩ. Thường thì lớp ráy tai sẽ có một giới hạn nhất định phù hợp nhất, không ít quá mà cũng không nhiều quá. Tuy nhiên đối với người có vấn đề về sức khỏe thính giác hay các triệu chứng bệnh lý tai nào đó, lớp ráy tai sẽ có thể được tạo ra quá dày và làm ảnh hưởng đến thính giác. Sau đây là các phương pháp vệ sinh tai an toàn và hữu hiệu giúp bảo vệ thính giác cho bạn đọc


Phương pháp 1: Tự làm tại nhà


Bước 1: Các chú ý về y tế


Phải chắc chắn rằng bạn không đang chịu các ảnh hưởng hay bệnh lý nào về tai để đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe. Vệ sinh tai không đúng cách hoặc vệ sinh khi tai đang có mầm bệnh sẽ làm tình trạng bệnh lý nặng hơn, gây nguy hiểm không chỉ đến thính giác mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.

Bước 2: Tự làm dung dịch vệ sinh tai

monospace-ve-sinh-tai-2.jpg

Dung dịch vệ sinh tai có thể được pha chế từ các thành phần không gây kích ứng như dung dịch hydrogen peroxide (từ 3% - 4%), dầu khoáng và glycerin. Pha nguyên liệu nói trên khoảng 2 thìa nhỏ mỗi loại là đủ liều lượng cho 1 bên tai.

Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ


monospace-ve-sinh-tai-3.jpg

Dung dịch sau khi pha chế có thể trực tiếp rót vào ống tai tuy nhiên bạn nên có dụng cụ chuyên dụng để tránh rơi lên quần áo hay tóc, đồng thời cũng dễ vệ sinh hơn khi làm xong. Chúng ta có thể sử dụng ống tiêm cỡ lớn (đã bỏ đầu tiêm) cho công đoạn này.

Bước 4: Cho dung dịch thấm và làm sạch


monospace-ve-sinh-tai-4.jpg

Quảng cáo


Sau khi bơm dung dịch vào tai bạn nên nghiêng đầu cho dung dịch tiếp xúc bao quát với ống tai. Thời gian chờ tốt nhất từ 5-10 phút để dung dịch phân rã và làm mềm các mảng bám ráy tai cứng đầu nhất.

Sẽ có những tiếng xì nhỏ khi dung dịch bắt đầu phân rã ráy tai. Âm thanh này hoàn toàn bình thường và không có hại gì cả.

Bước 5: Làm sạch dung dịch

monospace-ve-sinh-tai-5.jpg

Chuẩn bị khăn lau hoặc đồ hứng và từ từ nghiêng đầu cho dung dịch vệ sinh chảy ra khỏi tai. Bạn cũng có thể dùng một miếng vải cotton để thấm phần dung dịch chảy ra ngoài mà không phải lo lắng chúng có thể rơi xuống sàn nhà hay mặt bàn.

Bước 6: Vệ sinh ráy tai

Quảng cáo


monospace-ve-sinh-tai-6.jpg

Lúc này lớp ráy tai đã được làm mềm ra và sẵn sàng được vệ sinh. Bạn dùng một ống bơm bóng cao su cầm tay nhẹ nhàng bơm nước ấm (nhiệt độ tương đương với thân nhiệt khoảng 37°C) vào tai để tẩy trôi các mảng ráy tai ra ngoài. Khi bơm nước ấm bạn có thể kéo dái tai và vành tai ra để làm rộng ống tai cho mảng ráy tai được đẩy ra dễ dàng hơn.

Bước 7: Giữ vệ sinh tai sau khi bơm dịch thuốc


monospace-ve-sinh-tai-7.jpg

Bạn có thể sẽ cần lặp lại các bước trên 2 lần / ngày (trong không quá từ 4 - 5 ngày) để tránh nhiểm khuẩn cho tai từ bụi bẩn trong môi trường xung quanh, cung cấp cho ống tai thời gian an toàn để tái tạo lại lớp ráy tai mới. Lưu ý cần làm tai thật khô sau mỗi lần bơm dung dịch bằng cách nghiêng đầu và vỗ nhẹ vào thái dương hai bên cho dung dịch chảy hết ra ngoài. Nếu không làm đúng bước này, phần dung dịch đọng trong tai có thể sinh sản vi khuẩn và làm hại đến màng nhĩ.

Phương pháp 2: Sử dụng dịch vụ y tế


Bước 1: Khám tai định kỳ


monospace-ve-sinh-tai-8.jpg

Khi có các triệu chứng như khó nghe, đau trong tai hay cảm thấy tai bị ù, bạn cần đến ngay bác sỹ chuyên khoa để nhận được các hường dẫn cũng như hỗ trợ cần thiết.

Bước 2: Sử dụng các loại thuốc kháng khuẩn và giảm lượng ráy tai


monospace-ve-sinh-tai-9.jpg

Nếu ráy tai quá nhiều, bác sỹ chuyên khoa có thể kê toa cho bệnh nhân một số loại thuốc kháng khuẩn và giảm ráy tai như Murine, Debrox, Auro, MackGoodSense (đều có hàm lượng carbamide peroxide tiêu chuẩn). Các loại thuốc nhỏ tai có chứa trolamine polypeptide oleate cũng là một lựa chọn tốt.

Bước 3: Thực hiện vệ sinh tai y khoa


monospace-ve-sinh-tai-10.jpg

Bác sỹ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng và dung dịch thuốc để tẩy trôi các mảng bám ráy tai cỡ nhỏ, hoặc dùng máy hút cho các mảng bám có kích thước lớn hơn. Đây cũng là biện pháp vệ sinh tai được khuyến nghị so với tự làm tại nhà.

Bước 4: Tham khảo tư vấn từ chuyên gia


Ráy tai có thể rất bình thường mà đôi khi cũng là thủ phạm chính gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Các bác sỹ chuyên khoa tai – mũi – họng sẽ là nguồn kiến thức vô giá cung cấp cho bạn khả năng phòng ngừa và điều trị các bệnh liên quan đến thính giác.

Nguồn wikihow
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019