Việt Nam sắp đón nguyệt thực một phần trong tháng 7

phanhienqt
20/6/2019 10:53Phản hồi: 20
Việt Nam sắp đón nguyệt thực một phần trong tháng 7
Bầu trời đêm tháng 07/2019 với sự xuất hiện của Sao Thuỷ, Sao Mộc, Sao Thổ, các chòm sao đặc trưng của mùa hè như Bọ Cạp, Cung Thủ, cùng với trận mưa sao băng Bảo Bình Delta, còn có một điểm nhấn không thể bỏ qua chính là sự kiện nguyệt thực một phần đáng để chờ đợi.


Video: Bầu trời đêm tháng 7/2019.


Ảnh minh hoạ: Nguyệt thực một phần ngày 16/8/2008 chụp bởi © Pedro Ré bằng máy ảnh Canon 350D và kính thiên văn khúc xạ APO Takahashi.

Đêm 16, rạng sáng 17 tháng 7 – Nguyệt thực một phần


Nguyệt thực một phần xảy ra khi chỉ có một phần của Mặt Trăng đi qua vùng vùng bóng tối của Trái Đất. Trong quá trình diễn ra loại nguyệt thực này, một phần của Mặt Trăng sẽ bị tối đen khi nó đi qua bóng của Trái Đất.


Nguyệt thực lần này sẽ hiện diện ở hầu hết khu vực Châu Âu, Châu Phi, vùng trung tâm Châu Á, và Ấn Độ Dương.

Việt Nam có thể quan sát được nguyệt thực lần này bắt đầu từ sau nửa đêm. Cụ thể, nguyệt thực nửa tối bắt đầu từ 01:43, nguyệt thực một phần bắt đầu lúc 03:01, nguyệt thực đạt cực đại lúc 04:30. Mặt Trăng lặn lúc 05:28, trước khi nguyệt thực một phần kết thúc.

Diễn biến của nguyệt thực một phần như sau:

Screen Shot 2019-06-20 at 5.02.03 PM.png

Screen Shot 2019-06-20 at 5.39.56 PM.png
Chòm sao Bảo Bình, nơi có tâm điểm mưa sao băng Bảo Bình Delta.​

Đêm 29, rạng sáng 30 tháng 7: Mưa sao băng Bảo Bình δ (Delta Aquarid)


Bảo Bình δ (Delta Aquarid) là một trận mưa sao băng trung bình, với khoảng 20 sao băng một giờ tại cực đỉnh. Trận mưa sao băng này được cho là xuất phát từ tàn dư bụi để lại của sao chổi Marsden và Kracht.

Trận mưa sao băng diễn ra hằng năm từ ngày 12 tháng 7 đến ngày 23 tháng 8. Cực đỉnh năm nay diễn ra vào đêm 29, rạng sáng 30 tháng 7.

Quảng cáo



Mặt Trăng lưỡi liềm cuối tháng sẽ không gây ảnh hưởng đến việc quan sát mưa sao băng, khiến cho đây sẽ là một trong những trận mưa sao băng tuyệt vời của cả năm.

Thời gian quan sát tốt nhất là sau nửa đêm tại khu vực tối, thoáng đãng. Sao băng xuất hiện từ phía chòm sao Aquarius (Bảo Bình), nhưng cũng có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên bầu trời.

Screen Shot 2019-06-20 at 5.45.24 PM.png Screen Shot 2019-06-20 at 5.47.13 PM.png Screen Shot 2019-06-20 at 5.48.25 PM.png
Hình minh hoạ các hành tinh: Sao Thuỷ, Sao Mộc, Sao Thổ.​

Các hành tinh


Sao Thuỷ (Mercury) xuất hiện thấp trên đường chân trời phía tây ngay sau khi Mặt Trời lặn, trong khu vực của chòm sao Cự Giải (Cancer). Hành tinh này sẽ xuất hiện thấp dần và sẽ biến mất khỏi bầu trời đêm vào những ngày cuối tháng 7. Quan sát qua kính thiên văn sẽ cho thấy hành tinh này cũng có các pha như Mặt Trăng.

Sao Mộc (Jupiter) lên cao vào đầu buổi tối trên bầu trời đông nam, trong khu vực của chòm sao Xà Phu (Ophiuchus). 4 vệ tinh lớn của hành tinh này có thể nhìn thấy qua một cặp ống nhòm. Một chiếc kính thiên văn tốt sẽ cho thấy các sọc mây trên bề mặt hành tinh này.

Quảng cáo



Sao Thổ (Saturn) với vành đai tuyệt đẹp sẽ mọc lên cao lúc tối muộn ở khu vực của chòm sao Cung Thủ (Sagittarius). Ngày 9/7 hành tinh này sẽ ở vị trí xung đối, tức là đối diện với Mặt Trời qua Trái Đất. Hành tinh này sẽ ở gần nhất và sáng nhất, thuận lợi cho việc quan sát và chụp ảnh.

Screen Shot 2019-06-20 at 5.37.30 PM.png
Hai chòm sao nổi bật trên bầu trời đêm tháng 7: Cung Thủ và Bọ Cạp.​

Các chòm sao và vật thể sâu (DSO)


Có 2 chòm sao nổi bật trong tháng 7, đó là Bọ Cạp (Scorpius) và Cung Thủ (Sagittarius).

Chòm sao Bọ Cạp chứa các ngôi sao sắp xếp thành hình giống với bản đồ đất liền Việt Nam. Trái tim của Bọ Cạp là ngôi sao màu đỏ tối Antares, được đặt tên theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là "đối thủ của Sao Hoả". Cụm sao Mắt Mèo (M4) nằm ngay bên phải Antares và dễ dàng quan sát thấy qua kính thiên văn.

Chòm sao Cung Thủ nổi bật với hình dáng một sinh vật nửa người nửa ngựa đang giương cung bắn. Chòm sao này thường được nhận diện nhờ một nhóm các ngôi sao xếp hình chiếc ấm trà rất sáng. Các tinh vân Lagoon, tinh vân Chẻ Ba (Trifid nebula), tinh vân Omega, và cụm sao Cung Thủ (M22) có thể dễ dàng quan sát được trong khu vực này. Cụm sao M22 khá gần, "chỉ" cách chúng ta khoảng 10.000 năm ánh sáng.

Mùa hè đến rồi, các bác yêu thích nhiếp ảnh hoặc đi phượt có thể dễ dàng tìm thấy Dải Ngân Hà lên cao khoảng 9 giờ tối, tất nhiên là trong điều kiện không có ánh đèn thành phố thì mới nhìn thấy được.

Chúc các bác trời quang mây tạnh!
20 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

việt nam sắp có bão rùi
@vn_ninja Làm sao giữa bao nhiêu điểm nối như thế, nối lại thành các con đc nhỉ 😁
@adagioleonard Cái này là chiêm tinh học, không phải thiên văn học nên cũng mù mờ và đậm chất dân gian lắm.
Hi vọng trời không mây để thưởng thức, lâu rồi không được ngắm trăng
Nói thật mình nể nhất cụ nào ngày xưa nhìn lên mấy ngôi sao, nối đường thẳng vào, và nghĩ nó ra được mấy hình như bảo bình, nhân mã, 3some, cua bò bla bla. Mà hồi đó làm gì có cỏ ke.
@eternal_vnn 3 gì cơ @@
TiaMi
TÍCH CỰC
5 năm
cung bò cạp,cạp cạp cạp cạp.nói chung là cũng thích dòm trời ngắm mây nhưng thấy hiện tượng lạ trên trời nhìu r nên thấy cũng thường
Có kính thiên văn thì hay.
Không hiểu bọn bác học nhìn lên trời 1 rổ sao mà biết được chòm nào ra chòm nào mới kinh
rebaroniii
ĐẠI BÀNG
5 năm
@dangnhatanh1412 Mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa sẽ có quan điểm khác nhau về bầu trời, quan điểm trong bài này là của phương tây, phương đông có quan điểm khác =))
@dangnhatanh1412 Bác nhìn chòm sao Thần nông của phương Đông ta chưa ?
utkz2319
TÍCH CỰC
5 năm
Nhìn lên trời biết mỗi chòm bắc đẩu, nể mấy ông phân biệt dc mấy chòm sao trên trời
Bạn nào bán kính thiên văn thì nhắn mình nha, cần 1 cái giá tầm trung thôi 😁 , thanks
phanhienqt
ĐẠI BÀNG
5 năm
@hatsuongkhuyavn Bạn có thể tham khảo cửa hàng của Hội thiên văn Nghiệp dư Hà Nội: https://thienvanhanoi.org/cuahang/
Sài Gòn đêm mưa, muốn nhắn cho e vài điều e iu đã ngủ chưa?
AC 7731
TÍCH CỰC
5 năm
giờ khuya quá ta

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019