Như đã đưa tin, vào lúc 12:32 trưa nay theo giờ Việt Nam, phương tiện thăm dò sao Hỏa Curiosity đã đổ bộ thành công lên bề mặt hành tinh đỏ. NASA đã truyền hình trực tiếp sự kiện trọng đại này ngay trên trang chủ NASA.gov và thời điểm Curiosity gởi về thông tin đầu tiên thông báo tàu đã hạ cánh an toàn cũng là lúc toàn bộ các nhân viên tại NASA vỡ òa sung sướng. 2 phút sau, Curiosity truyền tải hình ảnh đầu tiên về bề mặt sao Hỏa, thật tuyệt vời. Cuối cùng thì những nổ lực của NASA đã được đền đáp, xin chúc mừng NASA và chúc mừng con người đã đặt cột mốc cực kỳ quan trọng trong lịch sử khám phá vũ trụ. Dưới đây là đoạn Tweet diễn biến cuộc hạ cánh "thần thánh" của tàu Curiosity:
12:43: @Curiosity Rover: You asked for pics from my trip. Here you go! My 1st look (of many to come) of my new home... MARS! (Gởi về hình ảnh đầu tiên về bề mặt hành tinh đỏ)
12:47: @Curiosity Rover: No photo or it didn't happen? Well lookee here, I'm casting a shadow on the ground in Mars' Gale crater (Ảnh chụp bóng của Curiosity in trên lòng hố Gale Crater)
12:58" @Curiosity Rover: It once was one small step... now it's six big wheels. Here's a look at one of them on the soil of Mars (Curiosity có 6 bánh xe lớn và đây là 1 trong số đó)
....Mars Science Laboratory (MSL) là một sứ mạng thăm dò sao Hỏa bằng robot do cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA phát động vào ngày 26 tháng 11 năm 2011. Nhiệm vụ của MSL là đưa phương tiện thăm dò Curiosity lên bề mặt hành tinh đỏ vào ngày 6 tháng 8 năm 2012. Curiosity sẽ đáp lên lòng hố tròn Gale Crater vào khoảng thời gian 5:31 giờ UTC (12:31 giờ Việt Nam). Mục tiêu của Curiosity bao gồm kiểm định sự sống trên sao Hỏa, nghiên cứu về khí hậu, địa chất học vũ trụ và thu thập dữ liệu dành cho các sứ mạng thăm dò có con người trong tương lai.
Curiosity có chiều dài gấp đôi và nặng gấp 5 lần so với các tàu thăm dò Spirit và Opportunity. Nó mang một khối lượng trang thiết bị nghiên cứu khoa học gấp 10 lần so với 2 người tiền nhiệm. Và như đã công bố, Curiosity đã hạ cánh thành công trên miệng núi lửa Gale Crater, gần ngọn núi Aeolis Mons trên sao Hỏa. Curiosity được thiết kế để khám phá hành tinh đỏ trong ít nhất 687 ngày Trái Đất (1 năm sao Hỏa) trong cự ly từ 5 đến 20 km.
Toàn bộ mô-đun của Curiosity bao gồm: Tàu vũ trụ nặng 3.893 kg khi phóng, chứa phương tiện thăm dò Curiosity trọng lượng 899 kg, gói hệ thống xâm nhập, hạ thấp và đổ bộ MEDLI trọng lượng 2.401 kg, tên lửa đẩy 390 kg và 539 kg nhiên liệu trong giai đoạn dẫn đường. Riêng Curiosity chứa 80 kg trang thiết bị khoa học khi đáp xuống sao Hỏa.
MSL là một phần thuộc chương trình thám hiểm sao Hỏa của NASA và được quản lý bởi phòng thí nghiệm Jet Propulsion Laboratory và viện công nghệ California. Chi phí cho sứ mạng MSL vào khoảng 2,5 tỉ USD.
Theo: Wikipedia
Quảng cáo