Những thông tin thú vị về Hệ Mặt Trời của chúng ta

_vphlinh_
16/10/2020 6:1Phản hồi: 157
Những thông tin thú vị về Hệ Mặt Trời của chúng ta
Hệ Mặt Trời của chúng ta chỉ là một phần nhỏ trong Dải Ngân Hà giữa vũ trụ mênh mông vô định kia, thế nhưng chúng ta cũng chưa thể khám phá hết “khu nhà” của chính mình nữa anh em ạ.

Mình gửi anh em một số thông tin thú vị về Hệ Mặt Trời mà mình tìm đọc được trong lúc lân la trên mạng, nếu anh em có biết thêm gì thì mời anh em cùng chia sẻ nha 😁

Kepler 11145123.jpeg
Mặt Trời là ngôi sao với với hình dạng hình cầu hoàn hảo thứ nhì trong vũ trụ từng được quan sát. Thực chất, chúng từng độc chiếm "ngôi vương" với danh hiệu “thiên cầu hoàn hảo nhất” trong vũ trụ… cho đến ngày 17/11/2016, bởi sau khi Kepler 11145123 được phát hiện, nó cũng chính thức vươn lên vị trí đầu bảng, đẩy Mặt Trời xuống hạng 2.

mattroi.jpg
Ánh sáng được tạo ra ở bên trong lõi Mặt Trời, nhưng chúng mất tới 30.000 năm mới có thể đến được bề mặt ngôi sao này.


mattroi.jpg
mattroi1.jpg
Nếu nhìn từ vũ trụ, Mặt Trời là một ngôi sao màu trắng chứ không phải màu vàng như chúng ta vẫn nghĩ.

andromeda.jpg
andromeda (1).jpg
Từ Trái Đất, chúng ta hoàn toàn có thể quan sát được Tinh vân Xoắn Ốc (Helix Nebula) và Thiên hà Tiên Nữ (Andromeda) bằng mắt thường, với điều kiện khu vực quan sát không bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm ánh sáng và cường độ sáng thích hợp.

hmt.jpg
Khoảng cách giữa Mặt Trời và sao Mộc gần bằng với khoảng cách giữa sao Mộc và sao Thổ (nhìn hình vậy chứ hông phải vậy).

- Theo Wikipedia
Khoảng cách từ MT → sao Mộc ~ 5,2 AU
Khoảng cách từ MT → sao Thổ ~ 9,5 AU
Vậy, khoảng cách từ sao Mộc → sao Thổ = 9,5 - 5,2 = 4,3 AU. Tỷ lệ này là tỷ lệ gần nhau nhất (mình giúp anh em dễ hiểu hơn để anh em đỡ đi research).

Quảng cáo



hmt.jpg
Sao Thủy là hành tinh nhỏ nhất, và thậm chí có kích thước nhỏ hơn một vệ tinh tự nhiên lớn nhất của một số hành tinh trong Hệ Mặt Trời.

nongnhat.jpg
Sao Kim là hành tinh nóng nhất trong Hệ Mặt Trời, mặc dù hành tinh gần Mặt Trời nhất là sao Thủy.

day.png
Trái Đất là hành tinh “dày đặc” nhất trong Hệ Mặt Trời, đồng thời cũng là “vật thể rắn lớn nhất” (xét về các yếu tố và vật chất cấu thành).

mattrangtraidat.jpg
mattrangtraidat.jpg

Quảng cáo


Mặt Trăng không gần với chúng ta đến thế.

luchapdan.jpg
Mặc dù các hành tinh ngoài kia đa phần đều lớn hơn Trái Đất, thế nhưng lực hấp dẫn lại như nhau, ngoại trừ sao Mộc.

vutru.jpg
Khoảng cách giữa các tiểu hành tinh trong vành đai hành tinh bằng 3 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng, vậy nên không gian ngoài kia cũng không đến nỗi chật chội như những bức hình chúng ta chụp được đâu.

khoiluong.jpg
Khối lượng của sao Mộc = khoảng 2,5 lần tổng khối lượng của tất cả các hành tinh khác cộng lại.

neptune.jpg
Sao Hải Vương là hành tinh từng được phát hiện bằng những phương thức tính toán trước cả khi nó chính thức được tìm thấy.

Tham khảo Quora, Wikipedia
Hình ảnh GG
157 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng




Eng/Vie sub
@cosmos47 Ba kênh Youtube về thiên văn cho ai thích nghe và xem về vũ trụ
Thư Viện Thiên Văn
https://www.youtube.com/channel/UCGgHGWc9DKERMs3TeUH8Rmw

Vũ Trụ by VFacts
https://www.youtube.com/playlist?list=PL-ssPAdDP0HxF_cZCEsxnWLEydoC-agHQ

Những Chân Trời Mới
https://www.youtube.com/c/NhữngChânTrờiMới/videos
@cosmos47 Bổ sung bài viết: hiện tại Pluto là hành tinh lùn chứ không phải hành tinh. Năm 2006 Pluto bị hạ cấp từ hành tinh xuống thành hành tinh lùn, vì chỉ đáp ứng được 2/3 tiêu chuẩn để được gọi là hành tinh. Sự kiện này vấp phải không ít phản đối.
Screenshot 2020-10-24 094635.jpg
BondBond203
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Ma Vương _ MT Tối nào mình cũng xem Thư viện thiên văn rồi mới ngủ được
duongdoi
ĐẠI BÀNG
4 năm
@BondBond203 Một thời mình cũng như bạn vậy đó, cứ nằm đầu kê gối điện thoại bật diu-tup coi thuên văn học là ư như rằng ngủ khi nào ko hay.
Thật vô lý khi chỉ có mỗi Trái Đất là tồn tại sự sống, trong khi các hành tinh khác thì không. Liệu rằng NASA có đang lừa dối chúng ta bao năm nay hay không?
@hoangthanhnt Anh này và Ronaldinho giống như siêu Xayda xuống quậy tưng bừng thế giới bóng đá
@from team b with love Siêu lừa luôn ấy.
Cười ra nước mắt
@from team b with love Không đâu bạn.
Mấy cái kiến thức cơ bản này tui biết từ hồi tiểu học rồi. Cái trường đại học tui có nguyên cái đài thiên văn trong đó có cái kính thiên văn có đường kính gần 10m thuộc hàng lớn nhì hay thứ 3 thế giới.


Hồi xưa còn nhỏ TV nhiều chương trình khoa học, khám phá thế giới, vũ trụ, thế giới động vật hay và bổ ích lắm.

Những năm gần đây kinh tế khá hơn chút thì người Việt và nhất là thế hệ trẻ đâm đầu vô mấy cái xướng ca hát hò, game show hài nhảm, thách thức danh hài, bạn muốn hẹn hò, hát hò bolero....

Còn về văn hoá đọc sách thì toàn thể loại ngôn tình nhảm nhí vô bổ hay mấy cái self help đề cao cái đạo đức giả khôn lỏi hay dạy làm giàu này nọ (không ai rảnh viết sách dạy người khác làm giàu đâu, bọn nó viết sách để bán cho mấy thứ dân dốt mà mơ mộng để bọn nó làm giàu thui). Trình độ thấp nên chỉ đọc mấy cái thể loại rác này thui vì chỉ cần biết chữ là đọc được đâu cần đầu óc gì.

Trong khi đó mấy cái kiến thức khoa học kỹ thuật thì mù tịt, dân chúng thì mê tín dị đoan cúng vong cầu hồn giải hạn... Nói dân trí thấp thì giãy nảy tự ái
phamlong
TÍCH CỰC
4 năm
@harry.pham16 Thế các tôn giáo thì sao ? theo bạn có nên theo tôn giáo nào không ?
pt.Khánh
ĐẠI BÀNG
4 năm
@harry.pham16 Mày là thằng hấp. Tao đã chửi mày 1 lần trong 1 tus của mày rồi. Bố cái thằng qua cầu rút ván, qua sông đấm buồi vào sóng 😏
@pt.Khánh Qua cầu rút ván cái gì hả thứ ếch ngồi đáy giếng. Tao có được ngày hôm nay đâu có nhờ gì bọn mày mà nhận vơ thế thằng kia🙂
Cái thứ dân đầu óc thấp kém dốt nát🙂
pt.Khánh
ĐẠI BÀNG
4 năm
@harry.pham16 Bố thằng hấp 😏
Ai đã tạo ra vũ trụ ?
@Ma Vương _ MT Khổ cái cổ máy và cỗ máy là 2 cái khác nhau.
Cười ra nước mắt
@Edward Đỗ Đúng là khác thật. Hihi
Để mình sửa lại.
@huynguyen201289 Hồi trước học về các tôn giáo, có Phật giáo nêu quan điểm khác biệt nhưng thú vị. Đại khái là tại sao chúng ta cứ đâm đầu tự hỏi và dằn vặt về nguồn gốc vũ trụ, ngoài kia có gì? Chúng ta từ đâu? Thực ra những câu hỏi đó không mang lại lợi ích gì cả, đơn giản là vì chúng ta tò mò như một đứa trẻ. Có lẽ, chúng ta nên quan tâm đến hiện tại, chẳng hạn, chúng ta nên sống như thế nào? Làm thế nào để có cuộc sống vui vẻ, nhẹ nhàng thanh thản, và có một lý tưởng, một đích đến có ý nghĩa.
có khi nào, 1 ngày nào đó, mặt trời phát nổ, nó tạo ra 1 vụ nổ lớn tạo lên 1 sức hút khổng lồ, hút hết những quanh chúng vào lõi để tạo lên 1 mặt trời lớn hơn. tất cả sẽ thành tro bụi... chấm hết cho những lo toan, áp lực, nhân tình thế thái.. 😔
tbdat11
CAO CẤP
4 năm
@rualg Sẽ có ngày đó, nhưng đó là thời điểm của 10 tỷ năm nữa theo tính toán của các nhà khoa học.
ntlvn
CAO CẤP
4 năm
@tbdat11 Chỉ khoảng 4-5 tỷ năm nữa thôi mặt trời sẽ phình to ra dần dần, lo là vừa đi.
Cười vô mặt
tbdat11
CAO CẤP
4 năm
@ntlvn Sống được tới đó thì e cũng lo lắm 😆
datvn
TÍCH CỰC
4 năm
@rualg Bản chất là mặt trời đang nổ, nó nổ hàng tỷ năm nay rồi, mặt trời nổ liên tục như thế, chúng ta mới có ánh sánh chứ!
@rualg Nó đã như vậy một vài lần, và nó lại sẽ như vậy. Một mặt trời nổ tung, trở thành siêu tân tinh, bắn những vụn vỡ khắp nơi và rồi từ đó lại hình thành một ngôi sao mới.
@Nam Air Quỳ lạy. Ông đào mộ bài 10 năm trước.
Cười vô mặt
C5DD2EDD-CC32-450C-8C8E-FB670FB43311.jpeg
@Edward Đỗ 100 Năm nữa bài đó vẫn mới
Sút lợn
TÍCH CỰC
4 năm
Cái phần khối lượng hơi khó hiểu. Sao mộc là 234, trong khi earth 100, Saturn 106, Neptune 119 cộng lại đã lớn hơn. Sao là bằng 2.5 lần tổng của cả đám được.
der_titan
TÍCH CỰC
4 năm
@Sút lợn Mấy con số đó là so sánh lực hấp dẫn lên một người 100kg! Đọc chữ bên trong đó!
Sút lợn
TÍCH CỰC
4 năm
@der_titan Ah, thanks nhe! Đang đọc so khối lượng, nhìn lên hình minh họa cứ nghĩ là ghi trọng lượng hành tinh.
Thắng6996
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Sút lợn dịch sai+ tối nghĩa. ai hiểu rồi thì sẽ hiểu, ai chưa hiểu thì hên xui.
haiduong681
ĐẠI BÀNG
4 năm
Trên thì gọi mặt trời là sao, dưới thì gọi mặt trời là hành tinh
@haiduong681 Vâng mình đã edit ạ
@_vphlinh_ Mod cho hỏi là vì sao ánh sáng mất 30.000 năm mới đi ra được đến bề mặt mặt trời? Đường kính mặt trời không lớn đến thế.

😃
tbdat11
CAO CẤP
4 năm
@sskkb Khi phản ứng nhiệt hạch xảy ra bên trong lõi Mặt Trời thì photon sẽ di chuyển lên trên, tuy nhiên vì bên trong Mặt Trời rất đặc vật chất nên để di chuyển lên trên thì phải mất đến 30.000 năm hoặc 100.000 năm.

Tưởng tượng như kiểu bạn kẹt xe ấy, muốn lên thì phải chen từng tí từng tí.
@tbdat11 Cảm ơn bạn. Mình đọc được giải thích của bạn bên dưới từ sáng rồi. Lẽ ra mod nên viết kĩ hơn cho đỡ khó hiểu 😃
coi nhanh như chớp nhí, bọn nhóc nói chuyện vũ trụ mà mình sợ lạnh gáy. sao bọn thông minh thế
@Doan Van Kha Không phải bọn nó thông minh mà do bạn dốt thui🙂
ricky0090
TÍCH CỰC
4 năm
@Doan Van Kha mấy đứa đó lớn tí rồi cũng như bạn thôi đừng lo
@Doan Van Kha lớn như bọn mình nó cũng ngu thôi.Mình hồi nhỏ trả lời mấy câu hỏi SV hay đường lên đỉnh ngon lành, học đại học ra thì bắt đầu ngu dần đều, đụng tới tiền mới thấy khôn
duong8x
TÍCH CỰC
4 năm
@Doan Van Kha Nhờ ham đọc sách
mình đang thắc mắc là tính kiểu gì ra đc sao Hải vương 😃
@vqt907 Dựa vào quỹ đạo của một ngôi sao khác đó bạn, ở đây là của Sao Thiên Vương! Nhà thiên văn Alexis Bouvard thấy rằng quỹ đạo của Sao Thiên Vương, nếu dựa trên lực hấp dẫn của các hành tinh khác (chưa có Sao Hải Vương), thì đáng lẽ nó phải khác, chứ không thể như ông quan sát thấy. Vào những năm 1800, người ta thấy rằng Sao Thiên Vương không phục tùng theo những định luật về chuyển động của các hành tinh của Johannes Kepler và không chịu chuyển động theo quy luật vạn vật hấp dẫn của Isaac Newton. Cụ thể là vị trí của Sao Thiên Vương trên bầu trời không bao giờ phù hợp với những tiên đoán dựa vào những phép tính của các nhà thiên văn lúc bấy giờ. Nhà khoa học trẻ Le Verrier đã bị cuốn hút bởi bí ẩn này và bắt tay vào nghiên cứu. Một số nhà thiên văn học cùng thời với ông đã dự đoán rằng Sao Thiên Vương đã chịu ảnh hưởng của lực hút từ Sao Mộc (Jupiter) hoặc Sao Thổ (Saturne) nên mới chuyển động như vậy. Le Verrier đã đưa ra một giả thuyết rất táo bạo rằng phải có một thiên thể nào đó chưa được biết tới ở gần Sao Thiên Vương tác động vào nó thì mới có kiểu chuyển động như vậy. Và thế là ông bắt tay vào tính toán suốt hai tuần trời liền với biết bao công thức khác nhau làm người ta chóng mặt nếu họ nhìn vào. Cuối cùng chỉ với các phép toán thuần túy, nhà khoa học Pháp đã xác nhận sự hiện diện của một hành tinh chưa được biết đến từ trước đó. Vào thời bấy giờ, đài Thiên văn Paris không đủ mạnh nên Le Verrier phải nhờ nhà thiên văn học Johann Gottfried Galle, người của Đài Thiên văn Berlin, quan sát vào vị trí mà nhà thiên văn học Pháp chỉ định trên bầu trời. Đó là ngày 2/9/1846, ngày mà Galle vui mừng thấy một hành tinh chưa được biết tên. Hành tinh mới này là Hải Vương tinh. Ông là một trong hai người phát hiện Hải Vương tinh (người kia là John Couch Adams). Tên của ông được ghi trên tháp Eiffel.
Mặt trời là 1 hành tinh màu trắng 🙄
tbdat11
CAO CẤP
4 năm
@ephemeral55 Thật khó hiểu, Mặt Trời là "hành tinh", tìm hiểu Thiên Văn xong viết bài thế này đây 😂
@ephemeral55 đã edit ạ
@_vphlinh_ Sao gắt với e ấy thế ai chả có sai sót
@tbdat11 Nhầm thôi mừ 😔
nganloli95
ĐẠI BÀNG
4 năm
Vũ trụ này còn bao la lắm, tất cả những gì con người biết chỉ như hạt cát giữa sa mạc mà thôi
duong8x
TÍCH CỰC
4 năm
"Chúng ta đang đơn độc giữa vũ trụ hay chúng ta chưa đủ trình độ để tìm kiếm một sự sống ngoài hệ mặt trời"
@duong8x Trái đất này còn chưa khám phá hết nói chi đến hệ mặt trời, các thiên hà,... rồi tận cùng vũ trụ là gì.
Sau vụ nổ Bigbang thì tạo ra vũ trụ, vậy ngoài cái khối Bigbang đấy là gì? Sẽ là 1 vũ trụ khác thôi, nó không có điểm bắt đầu và kết thúc kiểu như dãy số âm và nguyên vô cực đấy, nghĩ thôi đã thấy đau đầu rồi. Chắc người ngoài hành tinh nó di chuyển theo cách không thông thường thì mới đi được vậy
duong8x
TÍCH CỰC
4 năm
@l0v3.comeback
@duong8x Kiếm được từ năm 1996 rồi bác ơi, Nhìn cũng khá giống con người
download.jpg
@duong8x Mình nghĩ là chưa đủ trình và công nghệ 😔
Vật chất của vật thì có hạn. Vụ trụ k gian nó có hạn k. Hay vô tận. Nếu có hạn thì giới hạn của nó là gì. Còn nó vô tận thì ngoài kia có biet bao nhiêu hành tinh có sứ sống.
boything
TÍCH CỰC
4 năm
@trandinhdoan91 Không gian vũ trụ không có giớl hajn đâu vì nó vẫn đang giãn nở kể từ su kien BIG BANG
@_vphlinh_ có chỗ này có vẻ là chưa chuẩn: " Mặt Trời là một hành tinh màu trắng..."
@officialnguyen Vâng mình đã edit ạ
ricky0090
TÍCH CỰC
4 năm
Ánh sáng được tạo ra ở bên trong lõi Mặt Trời, nhưng chúng mất tới 30.000 năm mới có thể đến được bề mặt ngôi sao này. Cần làm rõ hơn chỗ này, thấy có vẻ phi lý
nkk1325
ĐẠI BÀNG
4 năm
@ricky0090 Không phi lý đâu, các nhà khoa học tính toán ra đấy, họ dựa vào mô hình mặt trời và cho rằng mặt trời được tạo thành từ nhiều lớp, ước chừng mất 10.000 đến 170.000 năm đấy. Bạn đọc thêm ở đây: https://www.researchgate.net/post/Is_there_any_experimental_evidence_for_how_much_time_a_photon_takes_to_flow_from_the_core_to_the_surface_of_the_sun
Hoaphongba59
ĐẠI BÀNG
4 năm
@ricky0090 ờ trong khi ánh sáng từ mặt trời mất có 8p để tới Trái Đất. thế là ở trong mặt trời thì ánh sáng đi chậm hơn à =))
tbdat11
CAO CẤP
4 năm
@ricky0090 Khi phản ứng nhiệt hạch xảy ra bên trong lõi Mặt Trời thì photon sẽ di chuyển lên trên, tuy nhiên vì bên trong Mặt Trời rất đặc vật chất nên để di chuyển lên trên thì phải mất đến 30.000 năm hoặc 100.000 năm.
nkk1325
ĐẠI BÀNG
4 năm
Người viết bài chắc không hiểu cái nào là sao và cái nào là hành tinh...
@nkk1325 mình đã edit ạ
tbn2004
ĐẠI BÀNG
4 năm
Thêm thông tin tốc độ quay quanh trục và quay quanh quỹ đạo của đám này nữa các bác sẽ thấy rời khỏi trái đất và bay đến sao hỏa sẽ khó tính toán ntn. Và tại sao du hành thời gian cũng khó về mặt vật lý. Vì chỉ cần nhảy ra khỏi quỹ đạo của trái đất 1 giây thôi thì trái đất đã bay đi đâu mất vài ngàn km rồi cũng nên.
tbn2004
ĐẠI BÀNG
4 năm
@harry.pham16 Ờ, cám ơn bạn, nhờ bạn nói nói giờ mình mới biết.
Tại đó giờ ai cũng được dạy là không nói người khác dốt (cho dù bản thân có là giáo sư) nên mình mới nghĩ bạn ko được đi học đó mà...haha
@tbn2004 Thì rõ ràng bạn dốt nên thấy khó thui. Comment thui là đủ thấy dốt nát rồi. Đến cái khái niệm quỹ đạo và chuyển động tương đối của các hành tinh trong hệ mặt trời còn không biết nữa là
@sskkb Vì trình độ tui toàn tiếp xúc với mấy giáo sư gồm cả những người đạt giải Nobel. Còn mấy đứa dốt như cưng thì chỉ chơi với mấy thằng dốt giống nhau thui🙂
@harry.pham16 Ôi bạn giỏi quá. Mình chỉ được tiếp xúc với Stephen Hawking là người dốt giống mình vì chưa từng đoạt giải Nobel . Mấy ông giáo sư đoạt giải Nobel của bạn chắc chắn giỏi hơn Hawking nên bạn cũng cố mà đoạt giải Nobel nhé, lol.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019