Tên gọi Sài Gòn xuất phát từ đâu?

BT Nathan
20/2/2021 11:34Phản hồi: 0
Tên gọi Sài Gòn xuất phát từ đâu?
Dù đã được đổi tên từ năm 1976, người dân TP. HCM vẫn quen gọi nơi đây bằng một cái tên thân thuộc và ngắn gọi hơn, đó là Sài Gòn. Thế nhưng, dù đã tồn tại hơn 300 năm, ý nghĩa thật sự của chữ Sài Gòn vẫn chỉ là những giả thuyết.



“Sài Gòn” theo Trương Vĩnh Ký


Trương Vĩnh Ký trong Địa Lý Nam Kỳ có cho rằng: Sài Gòn bắt nguồn từ Prey Nokor, và chính chữ này cũng hình thành từ Brai Nagara. “Prey” và “Brai” là 2 từ chỉ rừng trong tiếng Khmer. Còn “Nagara” là tiếng Phạn, nghĩa là thị trấn, sau được người Khmer mượn và nói thành “Nokor”.
3 cái tên.jpg

Nhưng làm thế nào mà Brai Nagara bị biến âm thành Prey Nokor, và cuối cùng là Sài Gòn? Để giải thích cho vấn đề này, Trương Vĩnh Ký có đề cập về hiện tượng biến âm trong tiếng Việt.


Ông xét một số từ quen thuộc thường được dùng song song như “mả - mồ/ mộ” chỉ nơi chôn người chết, “cái - gái” chỉ giới tính của một giống loài, hoặc là “cẩm-gấm” chỉ một loại vải. Từ đây, Trương Vĩnh Ký cho rằng, trong tiếng Việt có mối quan hệ thay thế giữa “a” và “o”, cũng như “g” và “cờ,k”. Do đó, Nagara được biến thành “Nokor”.
nagara-nokor.jpg

Đồng thời, ông cho rằng tiếng Việt có hiện tượng một chữ bị rớt âm trước tổ hợp phụ âm, như chữ “Drap”, ra giường trong tiếng Pháp được đọc là “ra” trong tiếng Việt. Địa danh Psar Deck, nghĩa là Chợ Sắt trong tiếng Khmer cũng được đọc thành Sa Đéc.

Thêm nữa, lại có vấn đề âm tiết đứng giữa trong địa danh 3 âm tiết cũng được lược bỏ. Như “Cầu xóm Kiệu” ở quận 4 được lược thành “cầu Kiệu, “sông ông Đốc” tỉnh Cà Mau được lược thành “sông Đốc”. Do đó, âm “No” trong “Nokor” và âm “B” trong “Brai” bị lược mất, nên “Brai Nokor” chuyển thành “Rai Kor”.

Từ “Kor” trong tiếng Khmer và từ “Gòn” trong tiếng Việt đều chỉ về cây gòn. cho nên người Việt dần đọc “Kor” thành “Gon”, và rồi từ đó, “Rai Kor” được đọc trại thành “Rai Gon”.

Cuối cùng, tiếng Việt có hiện tượng âm “r” lâu dần đọc thành “s”, như “rắp-sắp”, “rầu-sầu”, “rờ-sờ”. Và cả chuyện thanh ngang bị biến thành thanh huyền, như “Tra Peng” thành “Trà Vinh”, “Kan Choeu” thành “Cần Giờ”. Cho nên, Rai Gon chuyển thành “Sai Gon”, rồi dần dà thành “Sài Gòn” với nghĩa gốc là “Thị Trấn trong rừng”. Rừng ở đây có thể là cánh rừng lớn giữa khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn ngày nay.
rai sai sài.jpg

Những cách lý giải khác


Khác với Trương Vĩnh Ký, một số học giả Tây phương lại cho rằng chữ Sài Gòn bắt nguồn từ tiếng Hoa Hán Việt, và phổ biến bởi người Pháp. Theo học giả Louis Malleret, Sài Gòn có nguồn gốc từ chữ “Tây Ngòn”, nghĩa là cống phẩm của phía Tây (Tây Cống).

Quảng cáo


Nguyên do là khi ấy Campuchia bị phân ra thành 2 nhà nước, thì cả 2 vua đều nạp cống phẩm cho chúa Nguyễn ở Prey Nokor. Tiếng Tây Ngòn sau này phát âm theo giọng người Hoa thành Sài Gòn.

Về quan điểm này, học giả Vương Hồng Sển thì lại cho rằng không thể dựa vào ngữ nghĩa của 2 chữ Sài Gòn hay Prey Nokor để phân tích. Trong cuốn “Sài Gòn Năm Xưa”, ông có nhắc lại việc người Hoa Kiều năm 1778 đã kéo vào vùng Chợ Lớn ngày nay để sinh sống. Sau đó, họ gọi vùng đất này là “Tai-Ngon” hay “Tin-Gan”, mà theo tiếng Hán Việt là “Đề Ngạn”.
“Đề Ngạn” phát âm theo giọng Quảng Đông nghe ra Thầy Ngồn, hay Thì Ngòn, rồi từ đó thành Sài Gòn.
sài gòn - thì ngòn.jpg

3 cách lý giải khác nhau cho một tên gọi, nhưng sau cùng…


Dù bắt đầu với tên gọi gì, thì điểm chung của việc tạo ra cái tên Sài Gòn đều trải qua quá trình con người cùng sinh sống trên vùng đất này, truyền tai nhau, mượn lại, nói trại đi mà thành.

Theo Chuyện Giờ Mới Kể
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019