Rubin: tên chip mới của Nvidia, cũng là tên nhà khoa học đã đặt câu hỏi "mãi mãi" về Vật chất tối

ND Minh Đức
4/6/2024 3:27Phản hồi: 32
Rubin: tên chip mới của Nvidia, cũng là tên nhà khoa học đã đặt câu hỏi "mãi mãi" về Vật chất tối
Từ lâu Nvidia luôn dùng tên các nhà khoa học nổi tiếng để đặt tên cho những con chip mới của họ và con chip mới sau Blackwell là Rubin vừa được CEO Jensen Huang tiết lộ cách đây không lâu cũng không phải là ngoại lệ.
Tên gọi của nền tảng AI Rubin được lấy từ tên của nhà thiên văn học Vera Florence Cooper Rubin, người đã xác định sự hiện diện của vật chất tối trong vũ trụ. Đồng thời Rubin cũng là người dẫn đầu nhiều nghiên cứu về cấu trúc của các thiên hà và chuyển động của chúng.

Tại sự kiện, CEO Jensen không đề cập quá nhiều thông tin về thế hệ chip mới. Ông chỉ mô tả rằng Rubin là "thế hệ tiếp theo" của công ty và nói rằng nó sẽ được phát triển dựa trên chip nhớ HBM4 nhằm đáp ứng được nhu cầu băng thông cực cao của bộ nhớ. Đồng thời ông cũng cho biết răng Nvidia đãng lên kế hoạch phát triển những con chip theo lộ trình hàng năm nghĩa là 1 năm sau Rubin sẽ có một Rubin Ultra. Mẫu chip mới sẽ chính thức được xuất xưởng vào năm 2026.

Tạm gác lại về chip, hãy điểm qua một số thông tin đáng chú ý về nhà khoa học Rubin cùng những cống hiến của bà. Vera Florence Cooper Rubin sinh năm 1928 - ở thời mà chuyện phụ nữ làm khoa học vẫn gần như là điều bất khả thi. Theo tài liệu từ Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Hoa Kỳ, bắt đầu từ nhỏ, Rubin đã có đam mê về những ngôi sao trên bầu trời đêm bên ngoài phòng ngủ ở Thủ đô Washington. Khi đó, mặc dù không hề có suy nghĩ nào về tương lai làm khoa học của bà, nhưng cha của Rubin vẫn ủng hộ sở thích thiên văn của Rubin bằng cách giúp bà chế tạo chiếc kính thiên văn đầu tiên của riêng bà, đồng thời dẫn cô tới tham dự các buổi họp mặt của các nhà thiên văn học nghiệp dư.

Vera-Rubin-who-provided-a-clear-demonstration-of-the-existence-of-dark-matter-by-her.jpg

Những năm sau đó, Rubin được nhận học bổng vào trường đại học nữ danh tiếng Vassar. Tới năm 1948, bà tốt nghiệp với chuyên ngành tất nhiên là thiên văn học. Sau đó bà quyết định đăng ký tiếp vào một số đại học lớn khác để theo đuổi giấc mơ nhưng mọi chuyện không hề suông sẻ. Đại học Princeton thẳng thắng "không chấp nhận phụ nữ" trong các chương trình thiên văn học (và chính sách này kéo dài tới tận năm 1975 mới dỡ bỏ). Cuối cùng, Rubin nộp đơn vào Cornell và đã được chấp nhận. Tại đây, bà được học tiếp vật lý sự hướng dẫn của các "thầy không thể chất lượng hơn" như Philip Morrison, Richard Feynman và Hans Bethe. Sau đó, bà tiếp tục theo học tại Đại học Georgetown và lấy Tiến sĩ vào năm 1964.

Sau khi giảng dạy vài năm tại Georgetown, bà chuyển sang nghiên cứu tại Viện Carnegie ở Washington - một nơi được đánh giá là khá khiêm tốn trong lĩnh vực thiên văn học ở thời bấy giờ. Công việc của bà tại đó chủ yếu là quan sát chuyển động của các thiên hà. Tại đây, bà bắt đầu hợp tác cùng Kent Ford - nhà thiên văn học đã phát triển một máy quang phổ cực nhạy.

11SCI-VERA1-videoSixteenByNineJumbo1600-v2.jpg
Ảnh NYT

Rubin và Ford đã sử dụng chiếc máy quang phổ này để quan sát ánh sáng đến từ các ngôi sao ở những thành phần khác nhau của thiên hà xoắn ốc. Họ nhận thấy rằng các ngôi sao trong đĩa thiên hà chuyển động theo quỹ đạo gần tròn ở quanh tâm. Nếu đĩa này nghiêng về phía hướng nhìn của chúng ta (Trái Đất), thì các ngôi sao ở một bên sẽ tiến vè chúng ta và những ngôi sao ở bên kia sẽ di chuyển ra xa chúng ta. Khi một nguồn sáng đi tới chúng ta, chúng ta sẽ nhận thấy bước sóng ánh sáng bị giảm đi và ngược lại, khi nguồn sáng di chuyển ra xa, bước sóng tăng lên. Đây chính là hiệu ứng Doppler và sự chuyển dịch bước sóng tỷ lệ thuận với tốc độ tương đối của những nguồn sáng đó so với người quan sát. Bằng cách đo đạc và tính toán cẩn thận về sự dịch chuyển Doppler trên phần đĩa của một số thiên hà, họ đã có thể tính toán được tốc độ quỹ đạo của các ngôi sao ở những phần khác nhau của những thiên hà đó.

mcms.jpg

Do khu vực lõi của các thiên hà xoắn ốc có mật độ sao khả kiến cao nhất nên trước đó các nhà thiên văn học cho rằng phần lớn khối lượng sẽ tập trung ở đó, đồng thời lực hấp dẫn của các thiên hà cũng sẽ tập trung ở trung tâm của nó. Nếu vậy, một ngôi sao càng ở xa tâm thì vận tốc trên quỹ đạo của nó càng giảm. Tương tự đối với hệ Mặt Trời của chúng ta, các hành tinh càng xa Mặt Trời thì tốc độ quay quanh Mặt Trời càng chậm hơn so với các hành tinh nằm gần Mặt Trời. Bằng cách quan sát tốc độ quỹ đạo của các ngôi sao dựa vào khoảng cách của chúng với tâm thiên hà, các nhà khoa học đã có thể tính toán được cách khối lượng phân bố trong mỗi thiên hà.

galaxyrotationcurve.jpg
Ảnh WS

Quảng cáo


Tuy nhiên, khi Rubin và Ford bắt đầu dựa trên hiệu ứng Doppler để quan sát tốc độ quỹ đạo của các sao trong thiên hà xoắn ốc, họ phát hiện ra một hiện tượng dị thường: những ngôi sao ở xa trung tâm các thiên hà lại chuyển động nhanh hơn ở sao có quỹ đạo gần tâm. Trong khi đó lại là khu vực tập trung của những ngôi sao nhìn thấy được nhiều nhất. Đây là một hiện tượng kỳ lạ bởi khối lượng nhìn thấy được của một thiên hà không đủ tạo ra đủ lực hấp dẫn để giữ các ngôi sao ở ngoài rìa chuyển động với vận tốc nhanh như thế! Sau khi tiếp tục nghiên cứu khoảng 60 thiên hà xoắn ốc và luôn nhận thấy hiện tượng tương tự. Rubin két luận rằng "những gì chúng ta nhìn thấy trong một thiên hà xoắn ốc không phải là cái mà chúng ta biết".

Dựa trên các tính toán, Rubin cho rằng các thiên hà phải chứa khối lượng "không nhìn thấy được" (chính là vật chất tối) gấp 10 lần khối lượng của những ngôi sao có thể nhìn thấy. Tóm lại, ít nhất 90% khối lượng của một thiên hà và suy rộng ra là 90% khối lượng của cả vũ trụ là vô hình mà con người không thể quan sát và xác định được.

Trước đó vào năm 1933, một nhà thiên văn học khác Fritz Zwicky cũng tiến hành một nghiên cứu dùng Doppler tương tự của Rubin để phân tích toàn bộ các thiên hà trong cụm Coma. Ông cũng phát hiện rằng từng thiên hà đang di chuyển trong cụm đang chuyển động nhanh đến mức vượt quá khả năng "giữ" của hấp dẫn tính toán dựa trên khối lượng của những gì quan sát được. Tuy nhiên chúng vẫn không tách ra khỏi nhau. Vậy phải có một "vật chất tối" không quan sát được và nó gấp khoảng 10 lần những gì thấy được. Tuy nhiên lúc đó ông vẫn chưa thể tìm được thêm bằng chứng xác nhận dự đoán này.

11SCI-VERA-superJumbo.webp
Tiến sĩ Rubin tại văn phòng của bà ở Viện Carnegie, năm 2010 (anh NYT)

Và tới thời của Rubin, bà đã tìm được những bằng chứng thuyết phục về ý tưởng Vật chất tối của Zwicky. Và hóa ra thực sự, phần lớn khối lượng của vũ trụ vẫn nằm ngoài khả năng quan sát của loài người. Phần lớn các nhà thiên văn học từ đó đã chấp nhận kết luận này của Rubin. Tuy nhiên, vẫn còn đó câu hỏi về "vật chất tối là gì?" và cho đến nay, người ta vẫn chưa quan sát hay đo đạc được chúng. Tất cả đều dựa trên những tác dụng của lực hấp dẫn mà chúng tác động lên các ngôi sao. Đây chính là câu hỏi lớn nhất vẫn chưa có lời giải đáp rõ ràng trong thiên văn học hiện đại ngày nay.

merlin-166942194-7129363d-9089-4418-8ff8-326180df2f54-superJumbo.webp

Quảng cáo


Kính thiên văn The Vera C. Rubin, kính thiên văn khảo sát tổng quát lớn nhất thế giới (từng), được đặt theo tên của Vera Rubin tại Cerro Pachon, Chile, vận hành bởi Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ châu Âu tại bán cầu Nam (ESO)

Và để ghi nhận những thành tựu khoa học của Rubin, bà đã được bầu vào Viện hàn lâm khoa học quốc gia và tới năm 1993, bà được trao Huân chương Khoa học quốc gia. Trong suốt sự nghiệp, người ta cho rằng bà không bao giờ tìm kiếm địa vị hay sự ca tụng, tất cả mục tiêu của bà chính là thỏa mãn sự tò mò khám phá khoa học của chính bà. Bà từng viết: "Chúng ta đã nhìn vào một thế giới mới, một thế giới rõ ràng là bí ẩn và phức tạp hơn những gì chúng ta tưởng tượng." Nghiên cứu của bà về vật chất tối đơn giản chỉ là đặt ra nhiều bài toán mới về sự bí ấn mà vũ trụ vẫn đang ẩn giấu, chờ đợi các nhà khoa học sau này tiếp tục khám phá.

Và tới ngày nay, các nhà khoa học không chỉ có chiếc kính quang phổ hay các phép tính như thời của Rubin, mà họ còn có các siêu máy tính, các model trí thông minh nhân tạo, các mạng noron, các phần cứng với tốc độ tính được những thứ mà trước đây máy tính mất vài trăm năm thì bây giờ thời gian đó chỉ còn có vài trăm ngày hoặc nhanh hơn. Có thể, nhiều khám phá nữa về vật chất tối nói riêng hay vũ trụ và nhiều lĩnh vực khác nữa đều sẽ được đẩy nhanh hơn nhờ vào các thiết bị này.
32 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

nước người ta mây sao văn minh nhân loại
nước mình tối ngày đất cát vàng điện đường trường trạm
@tientran517 đang thiếu điện kìa bác
@tientran517 cái gì còn thiếu thì nghĩ về cái đó thôi.
@tamnguyen23116 Cho báo chí tư nhân, cho đa đảng thành lập, cho công đoàn độc lập đi, chứ lên mạng xã hội chém gió thắng thua với mấy thằng lính quèn DLV cũng vẫn vậy. chả thay đổi con mẹ gì
5* cho bài viết có nhiều thông tin hữu ích 😁
@namphuong000 giống bữa cũng đăng 1 bài không để nguồn, có ông @I hate English dẫn chứng bài gốc vào kìa, đừng tin quá vào tinhte, đến chính tả còn sai lên sai xuống thì làm sao mà có thể văn thơ được 1 bài dài như vậy được? GG dịch ra xong chôm thôi
@hieu282828 cái này tôi k rõ, nhưng bản thân tôi cũng thích và tìm hiểu khá nhiều về vật lý thiên văn, bài này nhiều thông tin có ích với tôi thì tôi 5*thôi 😁
Mà cũng đúng là hơi bất ngờ khi tinhte có 1 bài có chất lượng kiến thức tốt như này thật, có khi lại copy ở đâu về thật cũng nên
Có những thành phần ko biết đọc được hết nội dung bài post để hiểu ko, nhưng cứ phải đất nước họ thế này, đất nước họ thế kia, còn nhìn nước mình. Tổ quốc tôi éo cần mấy thể loại như thế, cảm thấy bên kia thế giới tốt hơn thì phắn sang đó nhé, VN tôi ko tiếp. Ăn cơm, uống nước trên đất này nhưng tư tưởng thì như đb
@Anh Hung Thoi Dai > cảm thấy bên kia thế giới tốt hơn thì phắn sang đó nhé

Nếu "phắn sang đó" dễ thế thì cây cột điện nó cũng phắn 🤣
@tamle_o chê đúng clg, mày ở nước khác à mà mày biết nó hơn. Hay ăn cơm VN nhưng đi bợ đít bố mẽo
@Hayoja mày thấy ko tốt thì mày có thể đi, sang bố mẽo mà sống cho đúng thiên đường. rồi đang đi đường nó pằng pằng cái là lên thiên đường luôn
Hayoja
TÍCH CỰC
16 ngày
@Anh Hung Thoi Dai tui nói gì đụng đến nồi cơm đế quốc Mẽo béo của ông à =))) nhảy dựng lên thế, hay là lại giở trò chí phèo
nhìn tên cứ nghĩ nam ai ngờ là nữ quá tài
@nhân hunter Rubin là tên trung tính mà.
Đề nghị TinhTe áp dụng công nghệ 4.0 AI Bigdata, blabla, sàng lọc , chắt lọc , chọn lọc, ra các bài bình lựng không liên quan đến nội dung bài viết, sau đó tổng hợp để ra một nơi riêng. Nguồn dữ liệu này có thể làm đầu vào cho công nghệ AI hiện sinh mà TinhTe sẽ ứng dụng trong tương lai. 😃
@vietnam_xmen tức là huấn luyện AI-TINHTE đi spam núp sau bàn phím rải khắp nơi và đấu tố cãi nhau mọi mặt vấn đề chứ không phải là thảo luận trực quan chia sẻ kiến thức hả
@hieu282828 Maybe. Mình xem lướt quá các chủ đề, kiểu gì cũng dính mấy anh hùng cứ bàn chuyện phân lô bán nền, lx.us, phe ta phe địch, rồi cay cú choảng nhau bằng những ngôn từ mỹ miều, .... tt phải có cách nào trị những loại ghẻ như vậy, ....
Vật chất tối không "hiện diện" với tính chất sóng/hạt như những gì loài người vẫn tính toán và quan sát như trước nay. Nên nó vẫn là bí ẩn và chưa thể thể nào tính toán chính xác mà dự vào suy đoán và tính toán bằng phương pháp trung gian.
@suzukiviva115 Thực ra thì người ta tính khá chính xác về định lượng của nó rồi, chỉ là chưa thực sự nhìn thấy nó thôi
mình thì vẫn chưa tin lắm vào sự xuất hiện của vật chất tối và năng lượng tối, mình vẫn nghĩ có 1 loại lực nào đó khác
Đặt tên chip theo tên phụ nữ mai mốt tha hồ bug. Rồi mỗi tháng treo 3 ngày. Gì chứ liên quan đến giống cái nó phức tạp lắm. Haha.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019