Hải quân Mỹ chống rỉ sét cho những con tàu của mình như thế nào?

Frozen Cat
14/6/2024 11:2Phản hồi: 81
Hải quân Mỹ chống rỉ sét cho những con tàu của mình như thế nào?
Hải quân Mỹ thường chi hàng tỷ USD cho việc nghiên cứu, thiết kế và đóng những con tàu mới. Nhưng khi con tàu rời khỏi xưởng thì dòng chi phí không chấm dứt bởi công tác bảo trì cũng tốn kém không khác gì chi phí đóng tàu. Nhìn chung, hoạt động bảo trì liên quan đến việc sửa chữa những hư hại phát sinh khi tác chiến, song có một vấn đề luôn xảy ra không phụ thuộc vào việc có chiến sự hay không: rỉ sét.

Sự kết hợp giữa sắt, nước và oxy luôn dẫn đến rỉ sét và nếu không xử lý thì con tàu sẽ hỏng và giảm tuổi thọ. Nếu có muối trong hỗn hợp này thì mọi việc còn tệ hơn, cho nên bảo trì chống lại sự rỉ sét là nhiệm vụ không ngừng của các thủy thủ trên thế giới. Đặc biệt, Hải quân Mỹ chi tới 6 tỷ USD/năm để chống rỉ sét, không chỉ cho các con tàu mà còn cho trực thăng và chiến đấu cơ được chúng chuyên chở.

tau-uss-fort-mchenry-cua-usn-dang-roi-kiel-duc-nam-2019.jpg
Rỉ sét trên thân tàu USS Fort McHenry.

Oxit sắt, hay rỉ sét, là sản phẩm của một phản ứng hóa học phổ biến có ở khắp mọi nơi, từ lan can bằng sắt cho tới ngọn đèn đường cũ kỹ. Những con tàu của mọi lực lượng hải quân được chế tạo chủ yếu bằng thép, một hợp kim của sắt và carbon, cũng chịu sự ăn mòn tương tự. Ngay cả khi tàu sử dụng thép HSLA vốn có độ bền cao, dễ hàn và chống ăn mòn, thì vẫn cần phải bảo trì tàu gần như liên tục.

vet-ri-set-tren-mot-manh-thep.jpg
Vết rỉ có thể hình thành không đồng đều tùy theo thành phần kim loại.

Bảo trì là một quá trình khó khăn. Các thủy thủ cần chuẩn bị bằng cách dùng nước và giẻ lau làm sạch chỗ rỉ rồi dùng súng gõ rỉ (needle gun) để đánh bật rỉ sét và lớp sơn cũ, súng này sử dụng một bộ đục hoặc đầu kim rất mảnh để đập vào bề mặt và phá vỡ rỉ sét. Tiếp theo họ lau sạch lại lần nữa và dùng máy chà nhám để loại bỏ các cạnh thô ráp, tạo ra một bề mặt mịn, sạch để sơn lót dễ bám vào.

Sau khi đã thật sạch, họ sẽ sơn hai lớp sơn lót rồi chà nhám xuống để tạo bề mặt bằng phẳng và đảm bảo sơn được bao phủ đồng đều. Cuối cùng họ phủ thêm lớp sơn chống rỉ đặc biệt có giá 250 USD/gallon để giúp bảo vệ kim loại khỏi các tác nhân gây hại.

son-lot-cho-tau-usn.jpg
Sơn lót cho tàu.

Nhưng không phải đã hết, đây chỉ là công việc thường xuyên mà các thủy thủ phải làm khi ở trên biển. Còn khi tàu cập vào cảng hoặc ụ tàu, cần thực hiện công tác sửa chữa phức tạp hơn để loại bỏ rỉ sét, đó có thể là thay thế các bộ phận của thân tàu, tiến hành hàn hoặc áp dụng các quy trình xử lý rỉ sét tiên tiến. Nếu không làm tốt việc bảo quản, họ có nguy cơ đối mặt với lượng công việc khổng lồ trong lần cập bến tiếp theo.

Không chỉ các bộ phận chìm dưới nước, mà thân tàu, sàn tàu và chiến đấu cơ trên tàu sân bay - tất cả đều liên tục tiếp xúc với muối trong không khí ẩm và vẫn có thể rỉ sét. Nhìn chung, rỉ sét xuất hiện ở khắp mọi nơi và việc giữ cho một con tàu đúng như nguyên bản là rất khó.

ham-doi-great-white-nam-1908.jpg
Đại Bạch Hạm đội (Great White Fleet) với các tàu chiến sơn màu trắng, từng đi khắp thế giới từ năm 1907-9 là ví dụ về những con tàu được bảo trì ở mức gần như nguyên bản.

Quảng cáo



Dù bề mặt rỉ sét không gây nguy hiểm cho tàu và thủy thủ đoàn nhưng nó kém thẩm mỹ, đồng thời vẻ ngoài của một con tàu có thể ảnh hưởng đến cách các nước khác nhìn nhận về lực lượng hải quân của một quốc gia. Các màu đỏ, nâu của chỗ rỉ trên nền sơn màu xám rất dễ thấy và đây chính là một vấn đề.

Những bức ảnh hồi năm 2020 về tàu khu trục USS Stout từng thu hút sự chú ý. Những vệt rỉ sét và đường thân tàu sát mặt nước bị phong hóa thấy rõ, gây nên sự lo ngại về hình thức con tàu khi so với các tàu quân sự của nước khác vốn không bị rỉ sét.

tau-uss-stout-vao-nam-2010-va-2020.jpg
Tàu USS Stout vào năm 2010 (ảnh nhỏ) và 2020.

Tuy nhiên các tàu của Hải quân Mỹ có lý do "chính đáng" để rỉ sét vì chúng được triển khai trên toàn cầu trong một khoảng thời gian dài, trong khi tàu các nước khác thường ở trong vùng biển của họ và gần cảng hơn.

Với lượng công việc nặng nề, các lớp sơn đắt tiền, những chuyến cập bến để bảo trì và nhiều hoạt động khác để chống rỉ sét, rõ ràng số tiền bỏ ra để khắc phục những vết rỉ sét bé nhỏ là rất lớn. Thực ra loại vật liệu nào cũng có hạn chế riêng, chẳng hạn trước đây tàu được làm bằng gỗ nhưng gỗ có độ bền thấp và dễ cháy nổ.

Quảng cáo


Vì vậy, cho đến khi tìm ra giải pháp hiệu quả hơn, công việc chống rỉ sét cho các con tàu của hải quân vẫn phải thực hiện liên tục. Có nhiều nghiên cứu đang được tiến hành đối với các vật liệu và công nghệ mới, như lớp phủ tiên tiến và hợp kim chống ăn mòn. Nhưng hiện tại cuộc chiến chống rỉ sét vẫn tiếp tục là một phần quan trọng trong hoạt động của hải quân.

Theo SG.
81 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

badboyasd
TÍCH CỰC
6 ngày
sao 0 có bộ lọc từ ngữ để chống lại những cái mồm rỉ sét đi commet chửi người khác trên tinh tế nhỉ
honka
ĐẠI BÀNG
2 ngày
@badboyasd Làm gì có cái gọi là lớp sơn chống gỉ đặc biệt, thế nào là đặc biệt, sơn chỉ là lớp phủ bề mặt, phía ngoài cũng như phía trong, hoặc là zinc-rich epoxy, hợp chất polyuthetylene hoặc glass reinforce polyester.
Sơn chỉ là 1 loạt chống ăn mòn, ngoài ra còn kết hợp thêm biện pháp chống ăn mòn điện hóa cathodic protection nữa.
Lo đóng mới cho nhiều k mai móit ra biển 1 tàu Mỹ chống 10 tàu Tầu
Đức leve
ĐẠI BÀNG
5 ngày
@macinPhone China is asshole
thang19269
ĐẠI BÀNG
4 ngày
@macinPhone Thế ku em chưa biết ww2 Mỹ nó sản xuất kinh khủng tới mức cho ra đời 1 tàu chiến/ ngày rồi ? Nó thử chuyển thành nền kinh tế thời chiến là biết mặt nhau liền
8Keo
CAO CẤP
4 ngày
@thang19269 Chỉ cần bật mode "khẩn cấp quốc gia" thôi là biết nhau ngay.
Ai lại đi thách thức cái nôi của nền kỹ nghệ thế giới cơ chứ 🤣
Giống như hồi đại dịch covid, chỉ 1 thời gian ngắn là khẩu trang, giấy, vắc-xin có đủ sau khi bật mode. Trong khi TG còn đang chật vật.
PhanThang09
ĐẠI BÀNG
6 ngày
Sao không làm tàu bằng inox nhỉ.
Inox không bị rỉ sét mà.....
renzoson
ĐẠI BÀNG
3 ngày
@SilverA Cám ơn bác góp ý, viết vội nên câu chữ ko nắn nót đc bác thông cảm 😅
@renzoson bác mua inox 304 high carbon ở đâu vậy bác?
honka
ĐẠI BÀNG
2 ngày
@renzoson Này gọi là duplex, cao hơn là supper duplex stainless steel, inox là mấy ông ở chợ gọi thôi.
renzoson
ĐẠI BÀNG
2 ngày
@honka quan trọng gì đâu bác, đang nói chuyện ở VN thì mình sử dụng từ phổ thông của đại đa số mọi người hay dùng thôi
thấy tàu tuần tra hải quân Mỹ chuyển giao cho VN thân vỏ còn tốt dù xài 40 năm kể cũng nể thật
hoanlkpr
TÍCH CỰC
4 ngày
@Ginny_Galaxy bậy rồi bạn, cái cửa sắt nhà mình từ hồi kháng chiến chống mỹ người ta để lại giờ không sơn phết nó vẫn ko mục nỗi, mấy cây cầu sắt dã chiến tấm sắt đục lỗ và mấy thùng đạn tới giờ nó vẫn còn nguyên luôn, còn cái cổng sắt nhà xây mới 3 năm mục gãy bản lề rớt ra luôn
hoanlkpr
TÍCH CỰC
4 ngày
@haobcyqhdvb Biển không trong xanh là do biển gần sông giống tụi cần giờ, hoặc do tầng địa chất mới do núi lửa hình thành đá đen , còn biển Vn trắng nhờ đá cuội phong hóa hoặc do san hô vỏ sò chết hình thành đánh vào bờ.
Biển Vn đẹp miền trung vs mùa nắng thôi, chứ mưa lũ là nước biển nhiễm phù sa từ sông chảy ra cũng đen xì
@haobcyqhdvb Biển Galveston ở Houston là vịnh chứ không phải biển, nước đọng ít lưu thông nên không trong.
@hoanlkpr đà nẵng với khánh hòa biển đẹp nhất cái việt nam này rồi bác nhỉ
hat6602
ĐẠI BÀNG
6 ngày
thua tàu vỏ thép của ngư dân hết
@hat6602 Tàu của ngư dân cũng không cần phải chống rỉ quá thường xuyên vì họ không đặt nặng vẻ ngoài đó bạn, quan trọng là có đánh cá được nhiều không.😁
hat6602
ĐẠI BÀNG
4 ngày
@Frozen Cat sao ko, nc biển của ta mặn quá tàu của dân gỉ sét hết
honka
ĐẠI BÀNG
2 ngày
@hat6602 Thua thuyền thúng làm bằng nhựa của ngư dân, chi phí bảo trì gần như bằng 0 :d
Đóng tàu này chạy là khỏi lo nhé.
images.jpeg
Chọc Chó
ĐẠI BÀNG
4 ngày
@tieulinhtieuhan Biết ngay mà =))
8Keo
CAO CẤP
4 ngày
@tieulinhtieuhan Tàu này thì sao hả đồng chí ơi?
FB-IMG-1713874528443.jpg
@8Keo Bơi ra biển đông đi xem
8Keo
CAO CẤP
4 ngày
@tieulinhtieuhan Đang rẽ sóng kìa.
Gỉ hay rỉ?
hoanlkpr
TÍCH CỰC
4 ngày
@428293 "Giẻ rách" nghĩa từ "Giẻ'' nghĩa là gì mới ghép từ, từ giẻ vô nghĩa mà nói đúng chũng chịu học thuật miền trên đó 😆

“rẻ” có nghĩa những thứ giá trị rất thấp
''rách'' dùng cho những vật có tính mềm dai bị hư hỏng không thể sử dụng được như câu '' Lá lành đùm lá rách''

"Rẻ + rách" kết hợp với nhau ý nghĩa ''đồ cũ'' không có giá trị còn bị hư hỏng bỏ đi dùng làm vật lau những thứ dơ bẩn.

Trái nghĩa với "Rẻ rách" là ''Khăn Lau''

Nếu dân miền trên nói từ ''Giẻ'' đúng thì 1 mình nó ý đúng là vô nghĩa 😃)
428293
TÍCH CỰC
3 ngày
@hoanlkpr Mày ko phải là người Vn à. Mà ko biết chữ Giẻ
Screenshot-20240617-111249-Samsung Internet.jpg
hoanlkpr
TÍCH CỰC
3 ngày
@428293 Những thằng thiếu học thứ mới công nhận từ ''Giẻ''
Từ ''Giẻ'' nếu đúng ngữ pháp và từ vựng nó là từ vô nghĩa không biểu đạt được trạng thái hoặc tính chất của vật
Thằng nào mà ghi được cái này thì xác định hồi đó cũng không có đi học hành tử tế.

Từ ghép là những từ được cấu tạo bằng cách ghép những tiếng lại với nhau, các tiếng được ghép có quan hệ với nhau về nghĩa.
Từ ghép được biết là thành phần của cấu trúc câu. Nó có công dụng giúp người sử dụng dễ dàng biểu đạt các ý kiến của mình và đây cũng chính là một công cụ quan trọng để xác định nghĩa của các từ trong cả văn nói và văn viết một cách chính xác, khiến câu văn trở nên logic hơn về cả yếu tố nội dung và hình thức

Xe đạp, rửa chén, đi bộ, chạy bộ, leo núi, lau nhà, lau sàn, rửa xe ,giặt áo, bài tập, bàn phím, điện thoại, máy in,màn hình, túi xách.... quy tác chính của từ ghép là logic cả yếu tố nội dung và hình thức.

Nếu cả 2 từ đơn có có nghĩa ghép lại với nhau thì sẽ tạo thành từ ghép. Do đó, để biết dùng từ đúng chính tả thì hãy tách từng từ va xem các từ sau khi tách có nghĩa cụ thể nào không ?
@hoanlkpr Giẻ rách thì mình hiểu. Chứ bạn kêu giẻ rách được công nhận bởi mấy "thằng" thiếu học thì mình đang xem lại trình độ của mình. Bạn là nhất.
sao không phủ 1 lớp mỏng nhôm hay đồng ở bên ngoài để tiếp xúc với nước biển?
@Bạch Vân Đạo Nhân Do họ cân nhắc về cấu trúc và chi phí đó bạn. Nhôm chống ăn mòn, nhẹ nhưng không có độ bền cần thiết cho tàu lớn. Đồng dùng để mạ cho tàu gỗ được nhưng dễ gây ăn mòn điện hoá khi tiếp xúc với các kim loại trong thép.
lezardvn
ĐẠI BÀNG
4 ngày
@Bạch Vân Đạo Nhân Nhôm rỉ còn tệ hơn vì lớp oxide nhôm bên ngoài nó có thể bảo vệ lớp bên trong, nhưng bởi vì nó là "lớp" nên khi chịu lực nó sẽ bong ra gây ra hiện tượng mòn thủng nhôm.
mandiesel
TÍCH CỰC
4 ngày
@Bạch Vân Đạo Nhân Người ta hay xài kẽm, gắn vào vỏ để giảm ăn mòn trên thép, vì kẽm rẻ hơn và hoạt động hóa học mạnh hơn sắt. Đem nó ra làm vật thế thân. Nhưng chỉ giảm được 1 phần nhỏ. Quan trọng nhất vẫn là lớp sơn bảo vệ và bảo trì.
Ngày xưa học hoá nó bảo nó áp miếng kẽm (Zn) vào thành tàu mà? Vì nó là ăn mòn điện hoá nên kẽm sẽ bị ăn mòn trước mà?
@dlv.thickgame vấn đề là gắn kẽm thì phải vào cầu tàu, tàu du lịch loại lớn vẫn dùng giải pháp này để đảm bảo tính thẩm mỹ. Nhưng với tàu chiến và các tàu có hải trình dài liên tục thì không hiệu quả vì gần như phải gắn liên tục. Ông cứ đi tàu biển bình thường thôi cũng thấy công tác bảo dưỡng là liên tục nhất là với các tàu viễn dương
honka
ĐẠI BÀNG
2 ngày
@dlv.thickgame Chống ăn mòn này gọi là cathodic protection, vẫn đang áp dụng rất nhiều và phổ biến ở môi trường có độ ăn mòn cao
Cái thép cho bọn tàu biển này có thể coi là xịn nhất trong các loại thép. Chi phí sản xuất tàu biển chắc phải bằng vài lần 1 con máy bay luôn. Công nghệ đỉnh cao nhất trên biển chắc là cái quạt chân vịt của tàu ngầm
hoanlkpr
TÍCH CỰC
4 ngày
@hgbinh Cái chân quạt của tàu ngầm phải thiết kế thủy động học, trong quá trình quay giảm tiếng ồn thấp nhất, tính toán ko tạo ra bong bóng khi tiếp xúc với nước, rồi được sơn phủ các chất chống bám bẩn hoặc hà hàu lên thân, rồi làm sao ko dội tính hiệu sona nó là cả bầu trời công nghệ đó bớt giỡn
hgbinh
TÍCH CỰC
4 ngày
@Pisces.Mist bố này vs bố @hoanlkpr đọc cho lắm lều báo vào xong bị dắt =))) quân đội đếch nào tàu nó ngoi lên là lấy bạt che lại =))))
tàu ngầm nó cần êm nên chân vịt nó lắm cánh, mà lắm cánh thì khuôn đúc càng phức tạp thành ra sản xuất mắc chết mợ, lại đúc từ hợp kim nhôm nên ngta trùm lại bảo vệ khi lên ụ hoặc trong khi sản xuất thôi chứ có mợ j đâu =))) Éo mở nó mẻ 1 phát là gỡ ra mà nấu lại đó các bố, chậm giao tàu đền chết mợ ra =))
còn có bong bóng hay ko thì do thằng lái chứ cái chân vịt nó éo có ko tạo bọt đâu các bố =))) chân vịt khi hoạt động mạnh nó tạo ra khoảng chân không giữa bề mặt chân vịt và nước nên sinh bọt, bản thân lắm cánh quạt là để giảm r nhưng méo có chuyện triệt để =))) móe bị tàu khu trục nó dí cho thì cũng phải trồi lên bật max tốc mà chạy chứ ở đó mà ko bọt =)))
mấy bố ko có kiến thức đọc lều báo rồi ngẫm ra cả trò chống bám bẩn vs chống hà =))) Cái cánh quạt quay chóng mặt chết mẹ bắt con hà bám lên tôi cũng lạy các bố =)))
rồi cái j mà ko dội sona, sona thủy âm mà mấy bố làm như radar phát sóng ra rồi dội lại thu =)))
tàu ngầm bầu trời kiến thức nó nằm ở chỗ khác, chứ cái chân vịt tầm mà đánh nhau cần thay khéo lấy cái chân tàu titanic ra còn đc =)))
@hgbinh ông bọc vải bạt vào để chống mẻ chân vịt tàu ngầm ? ông học rộng hiểu nhiều mà cũng phán được câu này cơ à =)) . lí do chỉ đơn giản là họ che đi để tránh bị chụp ảnh cái chân vịt, chụp được nó người ta sẽ ước chừng được đại khái con tàu sẽ hoạt động như nào, động cơ bao nhiêu, tiếng ồn ra sao để tạo ra cái radar bắt nhạy hơn cho mấy cỗ máy này. cái này từng có tiền lệ rồi nên sau này con tàu ngầm cứ rời nước là sẽ bị dùng vải bạt che đi. nếu cần chống mẻ thì người ta đã làm nguyên bộ khung hộp như mấy con tàu ngầm lớp hạt nhân mới nhất của mỹ hiện giờ.
hgbinh
TÍCH CỰC
3 ngày
@Pisces.Mist ôi đã đần r còn cố khoái cãi, tôi cười ẻ =)))) ôi lần đầu tiên trong cuộc đồi radar đi bắt tàu ngầm =))) má ơi ngẫn hết chỗ nói =))))
chắc chân vịt mấy con cano là bí mật quốc gia, chụp đc cái chân vịt conan biết tàu chạy bao nhiêu, ồn cỡ nào nên trên bờ phải che =))))))
đần ạ, nói r, cái chân vịt tàu ngầm nó cần đỡ ồn, đỡ tạo bọt khí nên rất nhiều cánh, nó mỏng lét à mà cái khuôn đúc xài có 1 lần xong bỏ luôn, lại là hợp kim cho nhẹ nên người ta che chắn lại tránh các tác nhân môi trường và trong quá trình thi công bảo dưỡng ảnh hưởng tới cái chân vịt thôi, chứ méo có con mợ j là bí vs chả mệt hết =))) lắc cái não lên bớt đần lại, cái tàu ngầm nó còn công bố rõ từng khoang chứa cái j ở đâu mà phải che đi cái chân zịt, móe cười ẻ =))))
cái chân vịt 4 cánh dày cui đơn giản của tàu viễn dưỡng trên dock hay trong thi công nó còn bịt từng cánh lại, cái con tàu ngầm méo cho người ta trùm lại đến ạ =)))
rồi còn dùng cái não đần nặn ra bộ khung hộp =)))) khung hộp bọc chân vịt chống mẻ =)))) kiến thức ối giời ơi tới kĩ sư tàu ngầm mẽo phải qua lạy bằng cụ mới vừa =))))) tàu ngầm ngta xài pump jet bố phán chế ra thành cái hộp đựng chân vịt =)))) móe cười ẻ vs cái não đần =))))
images (1).jpg
prop-on-boat-e.jpg
Marine-Propeller-Shaft-–-Design-And-Construction.png
tuluan
TÍCH CỰC
5 ngày
Chi phí bảo trì và sơn lại tàu tiêu tốn kha khá đấy nhỉ.
needle gun ,với cái laser gun ,cái nào nhanh hơn ta 😁
Bảo trì cũng là 1 cv quan trọng
Mộc9
ĐẠI BÀNG
4 ngày
Họ đóng tàu mới bà loại biên tàu bị rỉ sét 😆
Lộc W.B
ĐẠI BÀNG
4 ngày
Mình làm trong công ty chuyên về kết cấu thép, công trình ngoài biển đây. Cho bác nào hỏi tại sao không xài Inox thì Inox về cơ bản giá cao hơn thép(gấp 4-5 lần) , các mác 304, 316, 409, Duplex, Super Duplex đều chống ăn mòn nhưng vẫn bị rỉ nếu tiếp xúc với các bụi thép đen trong không khí. Hơn nữa việc hàn, nắn sửa, giá công Inox khó hơn thép đen do tính chất vật liệu. Các bạn tưởng tượng riêng phần hàn thì để thợ đạt được chứng chỉ hàn cho Inox khó hơn thép đen rất nhiều, khi gia công Inox không được có lẫn bụi thép đen vì nó bám vào rất khó xử lý, có khi mài ra không hết. Nếu xài nhôm thì khối lượng tàu sẽ giảm đi đáng kể nhưng nhôm rất mềm và dễ biến dạng, 2 con tàu bằng thép và nhôm đâm vào nhau thì con tàu bằng nhôm sẽ hỏng trước.
nquangthanh
ĐẠI BÀNG
4 ngày
Bài viết không có chuyên môn. Chỉ hù người không biết.
Giờ phân công nhiệm vụ cao, làm gì có thủy thủ đi bắn rỉ với gõ rỉ, sơn lót và sơn chống rỉ nữa.
Với nói lòng vòng vẫn chỉ có nhiêu đó, còn phương pháp chống rỉ cho tàu biển nào khác ngoài bắn cát, bắn nước cao áp, làm sạch bề mặt với sơn lót, sơn chống rỉ không? Khác biệt giữa tàu chiến và tàu hàng_khi chống rỉ là gì?

Một người từng đi gõ rỉ thành tàu cho hay.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019