Nơi nào có ánh sáng, nơi đó cũng có bóng tối. Chụp ảnh là chụp ánh sáng & chụp cả bóng tối. Bóng tối trong ảnh làm cho ánh sáng được nổi bật và thu hút thị giác hơn. Đây là bài chia sẻ cho anh em tập chụp bóng tối bị khuất nguồn sáng bởi một chủ thể hay vật thể nào đó (bóng đen/ bóng đổ). Hiện tượng này thường do một nguồn sáng mạnh tạt ngang/ chiếu xiên vào cảnh vật / đối tượng, tạo ra bóng đổ kịch tính và trừu tượng cho hình ảnh.
Đầu tiên, bạn tìm hiểu về hướng của nguồn sáng chiếu vào cảnh vật mà bạn đang định chụp. Thường thường muốn có bóng đổ thì nguồn sáng chiếu vào cảnh vật là theo hướng tạt ngang góc với hướng máy ảnh về chủ thể, tạt ngang vào chủ thể. Bạn xem hình sau để dễ hiểu.
Bây giờ, bạn xem xét 10 trường hợp có thể chụp ảnh với bóng đổ, cảnh vật soi bóng... thích kiểu nào thì chơi kiểu đó. Vui vẻ với thực hành chụp ảnh hàng ngày là được. Chụp thật nhiều và chia sẻ nhé.
Đầu tiên, bạn tìm hiểu về hướng của nguồn sáng chiếu vào cảnh vật mà bạn đang định chụp. Thường thường muốn có bóng đổ thì nguồn sáng chiếu vào cảnh vật là theo hướng tạt ngang góc với hướng máy ảnh về chủ thể, tạt ngang vào chủ thể. Bạn xem hình sau để dễ hiểu.
Bây giờ, bạn xem xét 10 trường hợp có thể chụp ảnh với bóng đổ, cảnh vật soi bóng... thích kiểu nào thì chơi kiểu đó. Vui vẻ với thực hành chụp ảnh hàng ngày là được. Chụp thật nhiều và chia sẻ nhé.
1. Chụp khi có ánh nắng
Chúng ta vẫn được dạy tránh chụp trong điều kiện nắng gắt chói sáng cường độ mạnh. Nhưng để chụp chủ đề đổ bóng thì cần điều kiện sáng đó. Bạn có thể chụp bóng đổ ở bất cứ đâu mà bạn thấy có bóng đổ in xuống mặt đất, hoặc bóng đen che một phần cảnh vật tương phản với chủ đề còn lại ở vùng sáng.
- Quan sát chọn địa điểm thường xuyên có bóng đổ trong các khu phố...
- Chọn góc chụp, tính sẵn bố cục khung và chờ một sự xuất hiện nào đó vào điểm mạnh của khung hình
- Dùng ứng dụng sửa ảnh miễn phí trên điện thoại: Snapseed chuyển qua trắng đen nếu thích, gia giảm contrast, vùng tối sáng phù hợp, hoặc một phần mềm mà bạn sử dụng thành thạo.
2. Chụp vào giờ vàng
Giờ vàng trong chụp ảnh là khoảng thời gian bình minh và hoàng hôn là thời điểm ánh sáng lớn, bóng đổ có độ tương phản tốt, bóng đổ dài, màu sắc ấm áp... nên chụp bóng đổ hiệu quả.
- Đi chụp sáng sớm hoặc buổi chiều trước khi mặt trời chuẩn bị lặn
- Chụp ngược sáng (ống kính nhìn về phía mặt trời) để lấy bóng đổ dài làm tiền cảnh, bố cục đường dẫn.
- Tận dụng màu sắc ấm áp, màu vàng ấm, để làm nổi bật chủ đề muốn chụp.
3. Tìm những hình dạng do ánh sáng đổ bóng tạo ra
Bóng đổ có thể tạo ra rất nhiều khung hình tuyệt vời trên một bờ vách, mặt đất, hàng rào, cửa sổ... rất nhiều hình dạng độc đáo. Tuỳ theo thời điểm trong ngày, góc chiếu của ánh sáng mặt trời mà bóng đổ có hình dạng khác nhau, tương phản khác nhau.
- Quan sát những gì mà ánh sáng đang tạo nên xung quanh để nhận ra một khung ảnh bóng đổ.
- Chọn thời điểm tạo bóng đổ ở một kiến trúc nào đó có bóng đổ đúng ý và đến chờ chụp.
Quảng cáo
4. Phần tối che bớt một phần chủ thể tạo sự kỳ bí
Một phần chủ thể nằm ở vùng tối, tạo nên tò mò cho người xem làm cho hình ảnh hấp dẫn hơn. Chẳng hạn nếu chủ đề là một con người, phần đầu ẩn trong vùng tối, khi xem tự nhiên sẽ hỏi người ấy là ai, thế nào, có chuyện gì... và giữ được sự chú ý của họ lâu hơn.
- Có thể sắp đặt để diễn tả một ý tưởng ảnh nào đó.
- Đối tượng chụp và bối cảnh có bóng đổ hài hoà sao cho không hướng sự tập trung người xem đi chỗ khác. Chẳng hạn thay vì tập trung vào chủ thể, có cái chi tiết bóng đổ nào đó thu hút hơn.
- Có thể dùng một vật che bớt một phần chủ thể và chỉ thể hiện bóng đổ.
5. Bóng đổ qua khung cửa
Ánh sáng qua khung cửa, cửa sổ luôn thú vị với nhiều chủ đề ảnh. Chụp bóng đổ với bóng xiên ngang qua khung cửa hoặc rèm cửa cũng tạo nhiều khung ảnh bất ngờ. Đó là ánh sáng tạt ngang qua đổ bóng vào các phần khác của nội thất, cho ta nhiều góc chụp khác nhau.
- Tìm các khung cửa lớn, văn phòng, toà nhà, quán xá ... và để ý hướng ánh sáng chiếu qua nó xem có bóng đổ không và thế nào (nếu chỉ chụp ánh sáng tự nhiên).
- Thử chụp nhiều góc, vị trí đứng đặt máy khác nhau để có chọn lựa tốt nhất.
- Kết hợp với số 4 ở trên, tạo sự hấp dẫn độc đáo thêm cho bức ảnh.
- Có thể cho bóng đổ lên một phần cơ thể, chủ thể...
6. Dùng nguồn sáng nhân tạo & sắp đặt
Có hai nguồn sáng chính: tự nhiên (mặt trời, mặt trăng) và nhân tạo (đèn điện, ngọn nến, bếp lửa...)
Quảng cáo
Chụp bóng đổ, bạn cũng có thể dùng nguồn sáng nhân tạo để tạo ra, dĩ nhiên đủ mạnh để có bóng đổ đúng ý muốn. Lợi điểm là bạn có thể chụp bóng đổ vào ban đêm, hoặc tạo nhiều nguồn sáng ở nhiều hướng cùng lúc.
- Có thể dùng hai hoặc nhiều hơn nguồn sáng từ nhiều vị trí khác nhau để làm nổi bật chủ đề.
- Sắp đặt chụp bóng đổ với đèn led, hậu cảnh xung quanh tối.
7. Thay đổi phối cảnh bằng cách chụp góc cao, xuyên khe, đối xứng
Bóng đổ trên một mặt phẳng, mặt đất... thì góc chụp từ một vị trí cao hơn cũng tạo phối cảnh đẹp. Một góc chụp có sự đối xứng cũng tạo bố cục mạnh. Hoặc chọn một góc chụp xuyên khe qua phần bóng đổ.
- Chọn góc chụp từ trên cao và chờ đợi. Chẳng hạn mái hiên nhà, và chờ một ai đó đi vào.
- Đối tượng xuất hiện có thể là sắp đặt, nhưng phải có ý tưởng ảnh trước.
- Vùng sáng nhỏ trong khung tối lớn, chủ thể được tách biệt rõ.
8. Lật ngược ảnh theo chiều đứng
Lật ngược theo chiều đứng khi hậu kỳ ảnh có thể tạo ra một thú vị cho khung hình. Trong phần mềm công cụ lật thường là "flip" hoặc "rotate". Bóng đổ khi lật sẽ tạo cảm giác ảnh thu hút hơn.
9. Soi bóng nước
Trong một điều kiện ánh sáng phù hợp, sự phản xạ của một bề mặt chất liệu nào đó sẽ tạo nên bóng đổ in hình cảnh vật, như mặt gương kính, mặt nước... Khi thấy một chủ đề mà bạn muốn nó đổ bóng để chụp, hãy nhìn xuống mặt đất để xem có bóng đổ hay không thì cũng là lúc xem có một vũng nước không.
10. Soi bóng cửa gương đường phố
Nếu đi lang thang chụp ngoài đường phố, nhất là các khu phố có nhiều cửa hiệu, thì có rất nhiều bề mặt gương kính. Ánh sáng phản chiếu các cảnh vật lên mặt phẳng gương, tương tự như phản chiếu lên mặt nước vậy, sẽ có những lớp ảnh thật và ảo chồng lên tạo ra cái gì đó thú vị. Nếu bạn thích thì bạn chụp lại.
Kết:
"Mọi lý thuyết đều xám xịt, chỉ có cây đời mãi xanh tươi" - Văn sĩ Goethe đã nói như thế. Lấy chụp ảnh làm niềm vui là tốt, và học hỏi thêm lý thuyết cũng là điều tốt, nhưng phải thực hành nhiều, và chụp thật nhiều, thật nhiều, rồi tự nhiên bạn sẽ có những bức ảnh tuyệt vời cho riêng mình.