TTBC2024

TTBC2024


20 bức ảnh thể hiện sự tàn khốc của biến đổi khí hậu, P1

Hassler
6/11/2022 2:37Phản hồi: 37
20 bức ảnh thể hiện sự tàn khốc của biến đổi khí hậu, P1
Biến đổi khí hậu là chủ đề dài hơi và nhiều khi nó là 1 cái gì đó rất mơ hồ đối với nhiều người. Nhiều khi phải có sự vụ sự việc xảy ra ảnh hưởng trực tiếp thì mới giật mình thấy việc này thật sự đang có tác động rất xấu đến cuộc sống của mình như thế nào. Dưới đây là 20 bức ảnh thể hiện sự khắc nghiệt của thời tiết khi khí hậu bị biến đổi, anh em có thể xem để thấy dù gần hay xa nhưng không sớm thì muộn nó vẫn đã, đang và sẽ có tác động đến chúng ta.

Tảng băng hơn 100m tiến sát ngôi làng Innaarsuit, Greenland, 07/2018, Magnus Kristensen

bdkh1.jpeg

Tảng băng vỡ này chỉ là 1 trong rất nhiều tảng băng đang và sẽ vỡ trong thời gian tới do biến đổi khí hậu. Rất may nó không sụp đổ mà chỉ trôi qua và tan chảy dần. Nếu đổ xuống nó sẽ tạo thành 1 đợt sóng thần nhỏ và chắc chắn ngôi làng sẽ bị xoá sổ.

Bão bụi quét qua New South Wales, 01/2020, Jason Davies

bdkh2 Large.jpeg

Bức ảnh được chụp bởi drone khi cơn bão tràn qua bang NSW. Khí hậu khô hạn hơn đã làm tăng tần suất và mức tàn phá của những cơn bão cát và bụi trong thời gian gần đây. Ngoài ảnh hưởng đến nông nghiệp, công nghiệp thì nó còn gây ra những vấn đề nghiêm trọng đến sức khoẻ.


Gia đình trốn dưới nước để tránh đợt cháy rừng ở Tasmania, 01/2013/ Tim Holmes

bdkh3 Large.jpeg

Bức ảnh được chụp bởi ông của đám trẻ trước khi họ kịp tìm ra phương tiện để chạy khỏi đám cháy rừng làm hầu hết thị trấn nhỏ ở Tasmania bị xoá sổ.

Các đợt nắng nóng kỷ lục tại Trung Quốc, 08/2022, Thomas Peter


bdkh4 Large.jpeg

Liên tục các đợt nắng nóng kỷ lúc ở Trung Quốc vào mùa hè năm nay đã gây nên các đám cháy rừng, khô hạn làm thất thu mùa vụ, thiếu hụt nước để làm thuỷ điện ở quốc gia này. Đây là ngôi chùa tại đảo Luoxingdun, giờ không còn là đảo nữa mà chỉ còn 1 khu đất khô hạn trơ đáy.

Sơ tán trẻ trên chảo vệ tinh khỏi đợt lụt ở Pakistan, 08/2022, Fida Hussain


bdkh5 Large.jpeg

Trái với nắng nóng ở Trung Quốc thì hè năm này có đến ⅓ diện tích Pakistan bị lụt lội nghiêm trọng. Ước tính có khoảng 33 triệu người, chiếm 1/7 dân số bị ảnh hưởng và có ít nhất 1,700 người chết. Sau lụt lội thì các bệnh liên quan đến nguồn nước và nạn đói đang ảnh hưởng đến những người này. Theo bộ trưởng khí hậu Pakistan thì vấn đề nóng lên trên toàn cầu hầu hết do các nước giàu thải khí ra, và họ đang bị lãnh hậu quả dù số khí nhà kính nước này thải ra môi trường chỉ chiếm chưa đến 1%.

Cái chết do khát nước của hươu cao cổ tại Kenya, 12/2021, Ed Ram

Quảng cáo


bdkh6 Large.jpeg

Trong 2 năm qua khu vực sừng Châu Phi gánh chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong hơn 4 thập kỷ. Đàn hươu cao cổ này chỉ là nạn nhân trong số hàng triệu động vật chết do hết nước. Chúng đã cố đi vào vũng bùn để uống chỗ nước còn lại, để rồi cuối cùng bị kẹt trong đó và chết.

Biểu tượng SOS tại Puerto Rico trong cơn bão Maria, 09/2017/ Angelina Ruiz-Lambides


bdkh7 Large.jpeg

Cơn bão Maria quét qua khu vực phía Bắc Caribbean vào tháng 09/2017 đã làm hơn 3 nghìn người thiệt mạng và phá huỷ hơn 90 tỷ đô. Khi không còn bất cứ cách thức liên lạc nào khác người dân đã phải vẽ lên đường để kêu cứu. Theo các chuyên gia khí tượng thì các thiên tai gần đây đều tăng mức độ tàn phá và điều này là do biến đổi khí hậu. Các cơn bão bị tác động của nhiệt độ tăng ngoài đại dương làm nước biển bốc hơi mạnh hơn, làm tăng tốc độ gió và cả lượng mưa trên đường đi của bão.

Bộ trưởng ngoại giao Tuvalu đứng trên nước biển để phát biểu tại Cop26, Tuvalu, 2021


bdkh8 Large.jpeg

Quảng cáo


Một trong những hình ảnh có tính biểu tượng nhất là ông bộ trưởng ngoại giao Tuvalu, quốc đảo ở Thái Bình Dương đứng nhúng chân trong nước biển để phát biểu tại Cop26. Ông kêu gọi các nước hãy nhìn họ để thấy biến đổi khí hậu và nước biển tăng cao đang ảnh hưởng đến các quốc đảo như thế nào. Ước tính nhiều quốc đảo tại khu vực này sẽ không thể sinh sống được vì bị chìm xuống dưới mặt nước biển. Cũng như Pakistan, Tuvalu cho biết họ chỉ góp 0,03% lượng khí thải carbon nhưng đang chịu hậu quá nặng nề.

Trái đất mong manh, ngôi nhà duy nhất của chúng ta, Mặt trăng, 12/1968, William Anders


bdkh9 Large.jpeg

Đây là bức ảnh được cho là đã khởi đầu cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Bức ảnh được phi hành gia William Anders chụp vào 24/12/1968 trên chuyến tàu Apollo 8, chuyến tàu đầu tiên chở người đi vòng quanh Mặt trăng. Nếu ở Trái đất chúng ta thấy trăng mọc thì ngược lại, ở Mặt trăng chúng ta thấy Trái đất mọc lên.Đó là ngôi nhà duy nhất của chúng ta, và nhìn từ vũ trụ thì nói chỉ là 1 hành tinh mong manh cần được chăm sóc và bảo vệ.

Cháy rừng ở Hy Lạp, 08/2021, Konstantinos Tsakalidis


bdkh10 Large.jpeg

Địa Trung Hải đã gánh chịu các đợt cháy rừng lớn vào mùa hè 2021. Bức ảnh này chụp 1 cụ bà 81 tuổi chạy trốn khỏi chính căn nhà của mình khi đám cháy đang dần lan tới tại đảo Evia.

(Còn tiếp)

Nguồn The Guardian
37 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Thì trái đất đã qua 5 cuộc đại tuyệt chủng, giết 99% sinh vật rồi.
Nên con người cũng dể bốc hơi lẹ, khi trái đất bắt đầu biến chuyển.
@Saitohajime3185 Vấn đề là con người đã làm cuộc đại tuyệt chủng sắp tới đến lẹ hơn
@Saitohajime3185 https://en.wikipedia.org/wiki/Weather_modification

https://en.wikipedia.org/wiki/High-frequency_Active_Auroral_Research_Program
aka HAARP

http://weathermodification.com/
Chemtrail là một ví dụ. Hiện tại thì ở VN cũng đã có.

https://en.wikipedia.org/wiki/Weather_warfare

Mấy ông cứ xem là mấy công nghệ này là nhân tạo hay biến đổi khí hậu là tự nhiên
Môi trường thay đổi 1 cách chóng mặt. 😔
@Alex.vip tàu 1 thì phương tây 2, phương tây trải qua cách mạng công nghiệp hàng trăm năm rồi, đốt ko biết bao nhiêu là than củi tài nguyên
Sự đáng sợ ko phải đến bởi sự tàn phá mà chính là sự vô cảm của loài người.
@Paulng86 ko chỉ là vô cảm, mà chính con người gây ra cảnh này
@Paulng86 Trái đất như 1 làng mà mỗi hộ gia đình ở đó là 1 quốc gia. Mấy cha chủ nhà còn lo đánh nhau giành đất, chửi lộn, lấn ranh đất… nên chưa quan tâm đến chuyện chung là ngôi làng đó sắp bị ngập lút nóc nhà. Còn con cái trong nhà biết nhưng mà nói đâu ai nghe?
@Paulng86 Ko phải vô cảm mà là ích kỷ, cộng với sự “ngu dốt” của con người, họ chỉ tin vào những thứ khi nó đã xảy ra trước mắt thôi.
@Paulng86 Ai cũng biết là làm thế nào là tốt, nhưng có thể ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân thì không làm.
Giống kiểu thuyết trò chơi (game theory) thôi.
pham35
ĐẠI BÀNG
2 years
Trái đất thì càng ngày càng nguy kịch mà các ông lớn thì vẫn còn lo chiến tranh dùng tiền của để tàn sát lẫn nhau, thật ghê tởm.
Tự nhiên có quy luật của tự nhiên. Có sinh, có diệt. Con người cũng chỉ là một phần nhỏ của tự nhiên
Mấy ai nhận thức được rằng mình đang sống trên một hành tinh xinh đẹp có hệ sinh thái cực kì đa dạng nhưng rất mong manh. Tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, hạn chế dùng đồ nhựa, không xả rác bừa bãi, bảo vệ và trồng thêm nhiều cây xanh… những việc này nghe xưa như trái đất và có lẽ làm nhiều người bật cười khi nhắc tới nhưng mỗi người trong mấy tỉ người trên hành tinh này đều làm như vậy thì những điều đáng sợ kia vẫn còn rất xa.
@chanhthi vì tiền đổ vào các khu công nghiệp...
@chanhthi tiết kiệm chả ăn thua. nên đẻ ít.
có thêm miệng ăn là có thêm need, dù tiết kiệm mấy thì vẫn tốn tài nguyên + tàn phá hơn ngàn lần so với việc đẻ ít.

lạ cái là mấy ông càng nghèo như VN thì lại đi khuyến khích đẻ thêm.
@rassen Elon Musk làm robot. VN đẻ ra robot. Lợi lắm chứ. Giờ xuất khẩu lao động đem lại nhiều lợi nhuận cho nn. Đông dân đóng thuế nhiều. Lợi lắm chứ! Kiểu như nuôi bầy gà trong vườn nhà. Vừa khỏi lo cho nó ăn mà còn vừa lấy được trứng. Con nào kém sức thì cứ ngủm thôi. Ngày nào cũng có trứng nở thành con á mà!
Vì tiền mà bất chấp các khu công nghiệp 😔
Chấp nhận thôi. Phát triển kinh tế thì tránh sao đc biến đổi khí hậu
có khi chính con người chúng ta đã làm biến đổi trên sao hỏa, bây giờ thì biến đổi ở trái đất.. Nhìn kiểu biến đổi khí hậu màu nó nâu nâu đỏ nóng y chag như sao hỏa. Con người chúng ta bắt nguồn sống từ sao hỏa mà ra, sau đó tiến về trái đất sinh sống.
Ý thức về bảo vệ môi trường là 1 cái gì đó quá là xa xỉ đối với phần rất lớn con người trên thế giới.
khang20
TÍCH CỰC
2 years
loài người diệt vong, chuột, dơi tiến hoá, sau này chúng nó đào hoá thạch con người lên nghiên cứu
khang20
TÍCH CỰC
2 years
chiến tranh sẽ làm giảm 1/3 dân số thế giới, cứu thế giới khỏi biến đổi khí hậu
@khang20 10 phần chết 7 còn 3, chết 2 còn 1 mới ra thái bình. Người nghèo 10 thì chết hết 9, người giàu thì chết còn 2-3. Đến năm 2025 tgioi mới hồi sinh lại.
từ từ chúng ta rồi cũng đến ngày tàn, anh em đi uống cf tinh tế nhớ mang theo cốc giữ nhiệt để mua cf mang đi nhe
Crain
ĐẠI BÀNG
2 years
Con người có thể bất tử?
Màu xanh của trái đất đang nhạt dần
chuẩn bị cho cuộc diệt chủng thứ 6
Con người phải gánh lại hậu quả mà mình đã tự gây ra. Ko nhầm VN là 1 trong 5 nước bị ảnh hưởng nặng nhất nếu nước biển dâng.
"Con người đang ở giai đoạn đầu của quá trình tuyệt chủng" là kết luận của các nhà khoa học trong 1 cuốn phim chiếu trên Neographic, cứ mỗi giây, 1 diện tích rừng bằng 1 sân đá bóng biến khỏi hành tinh, những con sông mênh mông 20 năm trước giờ lội qua được, những biển hồ rộng lớn giờ cạn khô hoặc diện tích bị thu nhỏ đáng kể, tuyết của dãy Alp mất đi 30m chiều dày, hàng tỉ khối băng 2 cưc tan, số chai vỏ nhựa chất ở 1 vùng của Chi lê rộng cả chục ngàn km2 (cỡ 1 tỉnh của Việt Nam) và người ta không thể nhìn thấy phía bên kia của nó ... con người tham gia đến 99% những hoạt động này.

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019