Chủ để chụp ảnh macro luôn thú vị và hấp dẫn nhiều người chụp ảnh, nhất là giai đoạn đầu mới biết chụp, vì nó dễ dàng hơn một số chủ đề khác. Nhưng nó cũng không ít thách thức và đòi hỏi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác để có được bức ảnh ưng ý và chơi được lâu dài. Để chụp macro hiệu quả, trước hết chúng ta ôn lại vài điểm ống kính, rồi ống kính macro và các phụ kiện để chụp macro và một số chia sẻ để chụp macro. Mời các bạn.
CẤU TRÚC ỐNG KÍNH
Mỗi ống kính là một tập hợp của những thiết kế bằng toán học cao cấp, quang học chính xác và cơ khí tinh vi. Ống kính của các máy ảnh được chế tạo từ nhiều thành phần thấu kính (hộị tụ và phân kỳ) hợp lại.
Một thấu kính hội tụ cũng đủ để tái tạo hình ảnh trên bề mặt phim hoặc bề mặt cảm biến hình ảnh. Dĩ nhiên là hình ảnh rất kém, màu sắc lệch lạc và càng xa vùng trung tâm độ nét càng suy giảm. Nếu kết hợp với một thấu kính phân kỳ nhẹ với chất liệu khác thì hình ảnh sẽ được khắc phục. Do đó, ống kính là một tập hợp nhiều thành phần thấu kính hội tụ và phân kỳ kết hợp với thiết kế tính toán quang học chính xác và cơ khí tinh xảo. Các cấu trúc thành phần thấu kính khác nhau, chất liệu và hình dạng khác nhau tạo ra các loại ống kính khác nhau.
Nhưng càng nhiều lớp thấu kính thì giảm chất lượng hình ảnh vì mỗi thấu kính hấp thụ một phần lượng sáng, bề mặt mỗi thấu kính xảy ra tán xạ ánh sáng. Vì thế, người ta lại khắc phục bằng cách tráng phủ các lớp thuốc trên bề mặt thấu kính để chống loé, hạn chế sự tán xạ, hạn chế sự suy giảm chất lượng của ánh sáng khi đi qua hệ thấu kính. Phần thân ống kính phải đảm bảo giữ cho hệ thấu kính bên trong đồng tâm tuyệt đối, chính xác vị trí, vòng lấy nét phải trơn mượt và dứt khoát, chắc chắn và phải chịu được va chạm thông thường và đặc biẹt sự thay đổi của thời tiết và nhiệt độ ở mức nhất định.
CẤU TRÚC ỐNG KÍNH
Mỗi ống kính là một tập hợp của những thiết kế bằng toán học cao cấp, quang học chính xác và cơ khí tinh vi. Ống kính của các máy ảnh được chế tạo từ nhiều thành phần thấu kính (hộị tụ và phân kỳ) hợp lại.
Một thấu kính hội tụ cũng đủ để tái tạo hình ảnh trên bề mặt phim hoặc bề mặt cảm biến hình ảnh. Dĩ nhiên là hình ảnh rất kém, màu sắc lệch lạc và càng xa vùng trung tâm độ nét càng suy giảm. Nếu kết hợp với một thấu kính phân kỳ nhẹ với chất liệu khác thì hình ảnh sẽ được khắc phục. Do đó, ống kính là một tập hợp nhiều thành phần thấu kính hội tụ và phân kỳ kết hợp với thiết kế tính toán quang học chính xác và cơ khí tinh xảo. Các cấu trúc thành phần thấu kính khác nhau, chất liệu và hình dạng khác nhau tạo ra các loại ống kính khác nhau.
Nhưng càng nhiều lớp thấu kính thì giảm chất lượng hình ảnh vì mỗi thấu kính hấp thụ một phần lượng sáng, bề mặt mỗi thấu kính xảy ra tán xạ ánh sáng. Vì thế, người ta lại khắc phục bằng cách tráng phủ các lớp thuốc trên bề mặt thấu kính để chống loé, hạn chế sự tán xạ, hạn chế sự suy giảm chất lượng của ánh sáng khi đi qua hệ thấu kính. Phần thân ống kính phải đảm bảo giữ cho hệ thấu kính bên trong đồng tâm tuyệt đối, chính xác vị trí, vòng lấy nét phải trơn mượt và dứt khoát, chắc chắn và phải chịu được va chạm thông thường và đặc biẹt sự thay đổi của thời tiết và nhiệt độ ở mức nhất định.
Do thiết kế kỹ thuật, các ống kính bình thường không thể lấy nét cực gần và cự ly canh nét tối thiểu thường là xấp xỉ 10 lần tiêu cự của chính ống kính đó. Chẳng hạn ống kính tiêu cự 50mm thì khoảng cách lấy được nét nằm trong khoảng gần nhất là 50cm, hay của ống kính tiêu cự 200mm là 2m.
Từ đó, chúng ta có các loại ống kính: Xem bài kiến thức tổng quát về ống kính ở Link
- Ống kính tiêu chuẩn (normal) có góc thu hình khoảng 45 độ, phù hợp với nhiều tình huống chụp.
- Ống kính góc rộng (wide-angle) có tiêu cự ngắn hơn và góc thu hình lớn hơn ống kính tiêu chuẩn. Ống kính loại này đắc dụng để ghi hình một khu vực rộng.
- Ống kính tiêu cự dài (telephoto) có tiêu cự lớn hơn tiêu cự của ống kính normal. Các ống loại này thường có độ khuếch đại hình ảnh lớn và đắc dụng để chụp ảnh từ một cự ly xa.
- Ống kính đa tiêu cự (zoom) có thể thay đổi tiêu cự trong phạm vi nhất định.
ỐNG KÍNH MACRO
Với ống kính đa tiêu cự (zoom) thì cự lý lấy nét tối thiểu sẽ mở rộng nhiều hơn ở tiêu cự dài nhất. Một ống kính zoom 70-200mm có thể cho ta lấy nét gần nhất ở cự ly 1.2m với tiêu cự 200mm. Nếu là ống kính zoom có chức năng macro thì ta có thể rút ngắn hơn. Nhưng nếu cần độ nét cực bén ở cự ly gần thì không có ống kính nào qua được ống kính macro chuyên dụng.
Ống kính macro hay micro là ống kính một tiêu cự (thường là 50mm, 60mm, 90mm, 100mm, 105mm hay 200mm) được thiết kế đặc biệt để có thể canh nét thật gần (từ vài cm) và cho hình ảnh cực nét ở cự ly gần như vậy. Các ống kính này có thể dùng thay cho ống kính cùng tiêu cự bình thường (như ống normal 50mm, 200mm chẳng hạn...) nhưng độ sắc nét ở các cự ly xa (vài mét đến vô cực) lại không bằng. Việc ống macro không đặt độ sắc nét ở cự ly chụp đối tượng xa là do cấu trúc thấu kính đặc biệt chuyên dụng macro.
Ống kính macro thường cho tỷ lệ phóng đại 1:1 (kích thước vật thể thực là bao nhiêu thì trên bề mặt phim hay trên bộ cảm biến ảnh cũng sẽ có kích thước như vậy). Nếu dùng với các ống nối hay hộp xếp thì càng cho độ khuếch đại lớn hơn nữa.
Ống kính macro do đó thường được sử dụng trong việc chụp ảnh các loại côn trùng, bò sát, hay hoa lá nhỏ để phục vụ nghiên cứu. Thậm chí các nhà khoa học có thể dùng một hệ thống nối đặc biệt gắn ống kính macro với kính hiển vi để chụp ảnh các ... vi trùng.
- Các loại tiêu cự Macro:
- Short Macro (30mm-50mm): kích thước nhỏ, nhẹ, tiện lợi di động. Khoảng cách lấy nét khoảng trên dưới 15cm. Nếu chụp côn trùng thì khoảng cách này dễ làm chúng bay mất.
- Standard Macro (60mm - 105mm): tiêu cự này phổ biến nhất trong chụp ảnh macro. Khoảng cách lấy nét tối thiểu vào khoảng 20-30 cm.
- Tele-Macro (150mm - 200mm): kích thước lớn, nặng, khoảng cách lấy nét tối thiểu vào khoảng 60cm.
- Giải pháp không đủ ngân sách mua ống kính:
- Close-up Filter: giải pháp không đủ ngân sách mua sắm ống kính đầu tiên là một thấu kính close-up. Về cơ bản như một kính lúp, chất lượng ảnh suy giảm so với dùng ống kính macro.
- Extension tubes (ống nối): là môt ống hình trụ rỗng, bằng kim loại hoặc nhựa, được đặt giữa máy ảnh và ống kính, làm tăng độ phóng đại của đối tượng chụp. Chất lượng hình ảnh suy giảm nhiều.
- Đảo ngược ống kính: lắp ngược đầu ống kính vào máy ảnh và hình ảnh được phóng đại. Hạn chế là phải chụp ở khẩu độ tối đa của ống kính.
CHỤP ẢNH MACRO
Quảng cáo
Macro photography có đối tượng là những vật thể rất nhỏ, chẳng hạn như côn trùng, hoa lá; đối tượng lớn hơn cũng có thể chụp, nhưng nên nhấn mạnh một vài chi tiết nhỏ. Chụp macro được nhiều người xem là chủ đề chụp thú vị, thư giản và hấp dẫn, nhưng cũng không ít những thách thức khó khăn và kiên nhẫn.
Về thiết bị, bạn có thể sử dụng bất cứ máy nào. Nếu là máy ảnh DSLR hay Mirroless thì bạn phải sắm ống kính macro, nếu là máy ảnh du lịch thì thường có chế độ chụp macro nhưng sẽ có hạn chế nhất định, cũng như chụp bằng điện thoại hay các phụ kiện/ phần mềm hỗ trợ cũng vậy.
- Kiên nhẫn, kiên nhẫn, kiên nhẫn...
Những ai từng chơi chủ đề macro đều thấy như thế, kiên nhẫn với chủ để và kiên nhẫn với bản thân. Chẳng hạn muốn chụp con chuồn chuồn, con ong hay bướm..., đôi khi phải chọn vị trí mà chúng hay đến và... chờ đợi. Và, đôi khi nó không đến! Nhưng nếu nó đến, bạn sẽ có một khung ảnh như ý, là điều mang lại nhiều niềm vui rất lạ.
- Ánh sáng
Ánh sáng là chìa khoá cho một bức ảnh nói chung và cách riêng với chủ đề macro được thành công. Có thể bạn chỉ thích sử dụng ánh sáng tự nhiên, thì cũng phải hiểu rõ thời điểm, cường độ, hướng sáng, sự tác động và chọn góc phù hợp, hay cần thêm phụ kiện che chắn...
- Khẩu độ nào trong ảnh macro?
Khi bạn chụp với ống kính macro có tỷ lệ 1:1 thì hiệu ứng phóng đại sẽ thiệt về ánh sáng khoảng 2 stop. Chẳng hạn bình thường đúng sáng ở khẩu f/2.8 thì với ống macro phải khép khẩu f/5.6. Công thức sẽ là:
Hiệu quả khẩu độ = khẩu độ ống kính x 1 + tỷ lệ phóng đại.
Hiệu quả khẩu độ = khẩu độ ống kính x 1 + tỷ lệ phóng đại.
- Trường sâu độ ảnh (Dof)
Để chụp chủ đề macro có độ sắc nét sâu, bạn cần sử dụng khẩu độ rất nhỏ, như f/16 - f/22. Nếu muốn nét toàn bộ đối tượng, như bình nước hoa, con bọ, con sâu... bạn phải dùng kỹ thuật Stacking Focus để xếp chồng nhiều bức ảnh có điểm nét khác nhau, chồng hàng loạt hình lại bằng phần mềm.
- Chân máy và tối ưu độ sắc nét
Chụp macro, với khẩu độ nhỏ, tốc độ thấp và ở cự ly rất gần, sự rung lắc phải được triệt tiêu nếu không muốn ảnh hưởng đến độ sắc nét đối tượng, bạn phải gắn máy vào chân máy cố định. Nhiều người còn cẩn thận sử dụng dây bấm mềm. Tuỳ đối tượng bạn có thể lấy nét tự động, nếu máy hỗ trợ Macro Servo AF, hoặc lấy nét thủ công (manual) tuỳ thói quen và ý đồ chụp.
Quảng cáo