Ở phần trước, chúng ta đã biết được những sản phẩm công nghệ quen thuộc. Trước khi chúng nổi lên như hiện tượng toàn cầu và thay đổi thế giới thì tất cả đều khởi nguồn bằng những bản vẽ ban đầu trên giấy. Hãy tiếp tục theo dõi với các bằng sáng chế tiếp theo nhé
6/Bluetooth
Tên bằng sáng chế: "Phương thức trao đổi thông tin ngang hàng cho thiết bị liên lạc di động"
Jaap Haartsen đã phát minh ra Bluetooth vào năm 1994, cho phép các thiết bị điện tử gần nhau kết nối với nhau bằng sóng vô tuyến tần số cực cao. Haartsen đã soạn thảo nhiều bằng sáng chế liên quan đến công nghệ Bluetooth, nhưng đã bị cản trở bởi các vụ kiện hay cạnh tranh không lành mạnh về bằng sáng chế (Patent trolls).
Hệ thống này sử dụng các chip vi tính nhỏ được cấy vào các thiết bị hoạt động như những radio mini và chạy phần mềm cần thiết để kết nối với nhau. Các thiết bị "ghép nối" trên một mạng tầm ngắn được gọi là một piconet. Đến thời điểm này Bluetooth đã có mặt ngót nghét 24 năm trên hàng tỷ thiết bị điện tử. Công nghệ này được sử dụng trong hầu hết các thiết bị cầm tay ngày nay, bao gồm smartphone, tai nghe, máy ảnh, phụ kiện không dây, in ấn... Ứng dụng của Bluetooth trên khắp mọi lĩnh vực đã thúc đẩy cả một nền công nghệ không dây phát triển mạnh mẽ.
7/ Mắt nhân tạo sinh học (Bionic Eye)
6/Bluetooth
Jaap Haartsen đã phát minh ra Bluetooth vào năm 1994, cho phép các thiết bị điện tử gần nhau kết nối với nhau bằng sóng vô tuyến tần số cực cao. Haartsen đã soạn thảo nhiều bằng sáng chế liên quan đến công nghệ Bluetooth, nhưng đã bị cản trở bởi các vụ kiện hay cạnh tranh không lành mạnh về bằng sáng chế (Patent trolls).
Hệ thống này sử dụng các chip vi tính nhỏ được cấy vào các thiết bị hoạt động như những radio mini và chạy phần mềm cần thiết để kết nối với nhau. Các thiết bị "ghép nối" trên một mạng tầm ngắn được gọi là một piconet. Đến thời điểm này Bluetooth đã có mặt ngót nghét 24 năm trên hàng tỷ thiết bị điện tử. Công nghệ này được sử dụng trong hầu hết các thiết bị cầm tay ngày nay, bao gồm smartphone, tai nghe, máy ảnh, phụ kiện không dây, in ấn... Ứng dụng của Bluetooth trên khắp mọi lĩnh vực đã thúc đẩy cả một nền công nghệ không dây phát triển mạnh mẽ.
7/ Mắt nhân tạo sinh học (Bionic Eye)
Nhìn sơ qua tấm bằng sáng chế này anh em đừng tưởng nhầm là bản vẽ của smartwatch hay gì đó nhé.
Tên bằng sáng chế: Võng mạc nhân tạo và phương pháp sản xuất
Nỗ lực đầu tiên để phục hồi thị lực cho bệnh nhân khiếm thị bắt đầu từ cách đây 50 năm. Năm 1968, khi 2 bác sĩ G. S. Brindley và W. S. Lewin phẫu thuật cấy ghép cho một bệnh nhân 52 tuổi. Thiết bị điện tử này không được cấy vào mắt của bệnh nhân, mà là trên thùy quang học của não bộ (Thuỳ chẩm). Bằng cách kích thích các tế bào thần kinh của não, 2 vị bác sĩ đã giúp cho bệnh nhân nhìn thấy những đốm sáng bằng một phần thị lực của mình.
Ngày nay, sự phát triển của công nghệ giúp chúng ta chế tạo được các thiết bị phục hồi thị lực có kích thước nhỏ gọn hơn, và hoàn toàn có thể được cấy trực tiếp vào võng mạc. Ảnh trên là bằng sáng chế năm 2013 mô tả: một camera gắn trên kính râm, dùng để lấy dữ liệu về khu vực xung quanh và gửi tín hiệu đến bộ cấy ghép trong võng mạc, sau đó kích thích các thụ thể quang trong mắt. Bệnh nhân mù hoàn toàn đã có thể sử dụng công nghệ này để phục hồi thị lực một phần, bao gồm cả khả năng nhìn thấy hình dạng và ánh sáng. Hi vọng trong tương lai không xa, những bệnh nhân khiếm thị sẽ được tiếp cận rộng rãi công nghệ này vì hiện tại chi phí cũng khá đắt đỏ (150.000 usd chưa gồm chi phí phẫu thuật).
8/ Công nghệ thực tế ảo
Tên bằng sáng chế: "Trình tạo thực tế ảo để hiển thị thông tin tổng quan"
Thật ngạc nhiên khi công nghệ thực tế ảo VR đầu tiên không phải được tạo ra để chơi điện tử hoặc xem video mà mục đích là giúp người dùng phân tích dữ liệu tài chính. Bằng sáng chế năm 2000 về thực tế ảo được trao cho nhà phát minh Paul Marshall. Nó mô tả thế giới máy tính mà người dùng có thể điều hướng thông qua "sử dụng các thiết bị điều khiển, như bi xoay, găng tay dữ liệu điện tử, bàn phím, cần điều khiển hoặc vô lăng. "
Marshall tiếp tục nghiên cứu công nghệ này để tạo ra "phong cảnh thông tin ba chiều", tuy nhiên vẫn nhằm chỉ ứng dụng trong "Quản lý và phân tích tài chính". Công nghệ VR vẫn nằm yên trong giới nghiên cứu cho đến khi Oculus Rift phát hành Kính thực tế ảo và quảng bá rộng rãi vào năm 2016. Và rồi HTC cũng tiếp bước với Vive không lâu sau đó. Không dừng lại, Samsung VR và Google Cardboard, sử dụng Smartphone để mang VR đến nhiều hơn cho người dùng công nghệ. Nó cũng thúc đẩy phát triển những dự án thực tế ảo tăng cường như Microsoft HoloLens, AR trên Apple iPhone. Với nguồn lực mạnh mẽ, những công nghệ tiên tiến này có thể được sử dụng trong tương lai để giúp mọi người từ công nhân xây dựng đến các nhà khoa học, hoặc phổ biến hơn cả là nâng cao trải nghiệm giải trí cá nhân...
9/ Công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR
Tên sáng chế: " Hệ thống CRISPR-Cas và phương pháp thay đổi biểu hiện gen"
CRISPR-Cas là một công cụ chỉnh sửa gen được phát triển tại Đại học California, Berkeley, để sửa đổi các sinh vật đơn bào. Công nghệ này sau đó được cải tiến tại Viện Broad, một tổ chức phi lợi nhuận hợp tác với Harvard và MIT, để ứng dụng vào sinh vật đa bào (bằng sáng chế năm 2014). Ngày nay, CRISPR được sử dụng để thay đổi gen của trong trồng trọt lẫn chăn nuôi, cũng như ứng dụng vào điều trị y tế như bệnh bạch cầu.
Quảng cáo
CRISPR/Cas đang ngày càng chứng tỏ tiềm năng ứng dụng mạnh mẽ của mình. Các nhà khoa học đang tiến hành việc nghiên cứu để sử dụng hệ thống này để sửa chữa các sai hỏng trong DNA bộ gen trong các bệnh lý di truyền. Thậm chí gần đây, nhóm nghiên cứu của Giáo sư Yoshio Koyanagi còn sử dụng hệ thống CRISPR/Cas để phá huỷ bộ gen của HIV nhằm dùng nó như một liệu pháp tiềm năng đối với bệnh AIDS. Nhiều kết quả khả quan ban đầu của việc sử dụng hệ thống này cũng đã được công bố trên các tạp chí uy tín trên thế giới. Mặc dù chỉ mới được phát triển gần đây, nhưng hệ thống CRISPR/Cas nhanh chóng được sử dụng rộng rãi trong việc biến đổi gen.
10/ Pin năng lượng mặt trời
Tên bằng sáng chế: "Thiết bị sử dụng năng lượng bức xạ mặt trời"
Vào đầu thế kỷ 19, nhà vật lý người Pháp Edmund Bequerel khám phá ra rằng một số vật liệu nhất định sẽ tạo ra dòng điện khi tiếp xúc với ánh sáng: hiệu ứng quang điện. Năm 1839, ông đã tạo ra pin quang điện hoá đầu tiên bằng cách kết nối clorua bạc được đặt trong dung dịch axit cho các điện cực bạch kim.
Khoảng năm mươi năm sau, tấm bằng sáng chế đầu tiên của Mỹ cho pin mặt trời được trao cho Edward Weston. Bằng sáng chế mô tả một "yếu tố nhiệt điện" với hai thân "kim loại không đồng nhất" được kết nối ở một đầu và cách điện ở mọi nơi khác để "gây ra dòng điện trong mạch" khi tiếp xúc với ánh sáng. Weston còn phác thảo một hệ thống lưu trữ để “năng lượng tích lũy trong những giờ nắng có thể được sử dụng vào ban đêm hoặc thời tiết có mây,” chỉ ra thách thức chính của việc sử dụng năng lượng mặt trời với quy mô lớn như hiện nay.
Công nghệ về pin mặt trời đã tiếp tục cải thiện trong nhiều thập kỷ, và ngày nay chúng được làm chủ yếu bằng silicon. Vệ tinh Vanguard 1 trở thành phi thuyền đầu tiên sử dụng các tấm pin mặt trời vào năm 1958. Hiện tại, nhà máy điện Mặt Trời lớn nhất thế giới được xây dựng tại Kamuthi, bang Tamil Nadu, Ấn Độ. Công trình này hoàn thành chỉ trong 8 tháng với tổng kinh phí 679 triệu USD. Nhà máy gồm 2,5 triệu tấm pin Mặt Trời, bao phủ diện tích hơn 10,36 km2. Công suất hoạt động của nó lên tới 648 MegaWatt, đủ khả năng cấp điện cho 150.000 hộ gia đình. Đây là một bước tiến lớn của Ấn Độ nhằm đưa năng lượng Mặt Trời tiếp cận tới nhiều người dân hơn.
Quảng cáo
Anh em có thể xem lại phần 1 ở
https://tinhte.vn/threads/15-bang-sang-che-cong-nghe-gop-phan-thay-doi-the-gioi-phan-1.2789467/
Còn tiếp
Hãy chờ theo dõi phần cuối với 5 bằng sáng chế còn lại nhé
Nguồn: Popularmechanics
Hãy chờ theo dõi phần cuối với 5 bằng sáng chế còn lại nhé
Nguồn: Popularmechanics