Giám đốc môi trường Microsoft: “Hãy coi trái đất như một cỗ máy tính” để chống lại biến đổi khí hậu

P.W
1/5/2020 15:18Phản hồi: 29
Giám đốc môi trường Microsoft: “Hãy coi trái đất như một cỗ máy tính” để chống lại biến đổi khí hậu
Sẽ thế nào nếu như chúng ta có thể coi Trái đất giống như một cỗ máy tính, một hệ thống với những bộ dữ liệu khổng lồ mà chúng ta có thể theo dõi, phân tích, và thậm chí còn có thể dự báo để đưa ra cho con người những lời khuyên và giải pháp hiệu quả trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu? Đó chính là ý tưởng mà dự án về môi trường mới nhất do Microsoft đang triển khai, gọi là “Planetary Computer”. Tập đoàn công nghệ khổng lồ của Mỹ đang có tầm nhìn biến mọi sự kiện và thay đổi ở mọi nơi trên trái đất giống như những dữ liệu thông tin: Những trận cháy rừng ở California, hạn hán ở Uganda,… tất cả những dữ liệu đó đều được tổng hợp và phân tích thông qua một nền tảng AI duy nhất. Đối với Microsoft, nếu thành công trong việc tạo ra nền tảng phân tích và dự báo này, cách con người tương tác với Mẹ Thiên Nhiên có thể sẽ thay đổi hoàn toàn.

Tinhte_Traidat1.jpg

Lucas Joppa, giám đốc môi trường đầu tiên của Microsoft phân tích ý tưởng của dự án này trong một bản podcast của Engadget khi được phỏng vấn: “Đó là một nền tảng với mục tiêu tăng cường khả năng theo dõi, lên kế hoạch và trên hết là ứng phó với những tác động và thay đổi của hệ sinh thái trên trái đất, qua đó giải đáp được những câu hỏi như ‘Rừng trên trái đất đang ở đâu, những khu ngập mặn đang ở đâu, chúng đang thay đổi nhanh cỡ nào?’ Để rồi từ đó, chúng ta sẽ giải đáp tiếp được những câu hỏi như những hệ sinh thái ấy đang làm lợi hay ảnh hưởng ra sao tới con người?”


Toàn bộ dự án Planetary Computer của Microsoft chính là một dự án khai thác và ứng dụng “big data” rõ rệt nhất. Microsoft đang tham vọng xây dựng một trong những cơ sở dữ liệu thời gian thực lớn nhất để theo dõi những biến đổi của hành tinh xanh. Trước khi điện toán đám mây lên ngôi như ngày hôm nay, những dự án như vậy gần như bất khả thi. Nhưng giờ máy chủ đám mây đang trở thành nguồn thu rất lớn cho nhiều tập đoàn công nghệ thế giới như chính Microsoft hay Amazon. Ở thời điểm này, Planetary Computer giống như một ý tưởng thay vì sản phẩm hiện hữu, nhưng tầm nhìn ấy cho chúng ta thấy được tương lai của điện toán đám mây những thập kỷ tiếp theo đây trông sẽ ra sao.

Tinhte_Traidat2.jpeg

Lucas Joppa viết trong một bài đăng trên tờ Scientific American vào tháng 9 năm ngoái như thế này: “Đừng nghĩ đến máy tính như một cỗ máy bên trong căn phòng kín, mà hãy nghĩ về quy mô của trái đất khi coi cách hành tinh hoạt động như một cỗ máy tính khổng lồ. Qua đó, con người sẽ có thể theo dõi mọi khía cạnh của thiên nhiên và giải pháp đối với môi trường theo thời gian thực. Hiện giờ chúng ta không đủ dữ liệu, sức mạnh xử lý phần cứng và khả năng xử lý quy mô lớn để làm điều đó. Chỉ đến khi chúng ta có đủ lượng dữ liệu về những biến đổi diễn ra trên toàn thế giới, đồng hành với khả năng xử lý và phân tích lượng dữ liệu khủng khiếp đó, thì con người mới có thể trả lời được câu hỏi phức tạp nhất từng được đưa ra: Làm thế nào để loài người sử dụng tài nguyên môi trường hợp lý và bền vững để đảm bảo tương lai vừa thịnh vượng vừa ổn định về mặt khí hậu?


Tinhte_Traidat5.jpg
Lucas Joppa, giám đốc môi trường của Microsoft

Nhìn ngược về lịch sử, ngay khi chúng ta có thể bay lượn, có thể lắp camera vào máy bay và khinh khí cầu để chụp ảnh mặt đất từ trên cao, con người đã có tham vọng hiểu rõ Mẹ Thiên Nhiên. Dự án Planetary Computer muốn biến ý tưởng trở thành hiện thực, tạo ra một phương pháp phân tích, hiển thị và dự báo hiệu quả tất cả những gi đang diễn ra trên thế giới, thông qua những hình ảnh chụp từ vệ tinh, dữ liệu từ cảm biến khí hậu và thậm chí cả robot ở dưới mặt đất nữa.

Năm 2018, Microsoft bắt đầu xây dựng một trí thông minh nhân tạo cho dự án Earth Initiative để giúp các tổ chức môi trường hoạt động hiệu quả hơn. Theo Joppa, Earth Initiative hiện tại đang cung cấp dữ liệu cho hơn 500 tổ chức tại 80 quốc gia trên thế giới, và nhiều cơ quan trong số đó “đã làm đực những điều thần kỳ.”

Tinhte_Traidat3.jpg

“Nhưng khi nhìn lại, một điều rất rõ ràng là chúng tôi đã không cho phép bất kỳ tổ chức nào trong số đó được củng cố dữ liệu, cung cấ thêm thông tin để chính họ hợp tác và làm việc cùng nhau. Khi ấy chỉ có 1 tổ chức cung cấp dữ liệu, một tổ chức khác tạo ra giải pháp xử lý bằng thuật toán machine learning, rồi ghép hai mảng đó với nhau tạo ra một dịch vụ cho những người khác dùng. Suy cho cùng chúng cũng không khác gì những gói dữ liệu đơn lẻ không thể sử dụng kết hợp cùng nhau được.”


Từ đó, ý tưởng tạo ra một hệ thống chung được hình thành. Để đạt được điều đó, con người sẽ mất nhiều thời gian. Joppa coi Planetary Computer là thứ có thể được đáp ứng bởi những công nghệ thu thập dữ liệu hiện giờ, nhưng vẫn rất cần những công nghệ mới mà con người chưa khám phá ra. Lấy ví dụ Project Premonition của Microsoft Research có thể theo dõi biến chuyển của những mầm bệnh thông qua những robot có thể bắt được muỗi hay những côn trùng truyền bệnh, cùng lúc vẫn có thể quan sát môi trường và tìm ra những thay đổi về mặt sinh hoá trong môi trường sống. Cùng với đó là xu hướng chuyển dịch sang “máy tính lượng tử” cũng sẽ cho phép con người sử dụng lượng dữ liệu khổng lồ thu thập từ trái đất hiệu quả hơn.


Joppa đặt ra câu hỏi như thế này: “Khi nghĩ về nhiệm vụ của loài người trong toàn bộ hệ sinh thái trái đất, chúng ta muốn đạt được điều gì khi kiểm soát được tất cả nguồn tài nguyên thiên nhiên? Và bên cạnh đó, làm thế nào để chúng ta khai thác tài nguyên để cùng lúc tạo ra lợi ích cho nhân loại, vừa giảm đến tối đa tác động tiêu cực do con người gây ra? Hiểu một cách khác, chúng ta cần một thí nghiệm tối ưu khổng lồ, quy mô toàn thế giới.”


Ở thời điểm hiện tại, vẫn còn rất nhiều vấn đề lớn đối với một dự án thu thập big data quy mô như những gì Microsoft ấp ủ tham vọng. Đáng quan ngại nhất có lẽ chính là những cơ quan chính phủ sẽ làm gì khi tồn tại những dự án tư nhân như Planetary Computer. NSA của Mỹ có cả hệ thống theo dõi tên là PRISM để ứng phó với nguy cơ khủng bố. Ý tưởng NSA có được trong tay một công cụ theo dõi nhất cử nhất động những gì diễn ra toàn cầu, trong mắt nhiều nhà phân tích, chỉ có thể mô tả bằng ba từ “đáng lo ngại”. Thêm nữa, con người sẽ quyết định ra sao nếu AI đưa ra "lời khuyên" đi ngược lại những gì con người đang lo lắng, ví dụ như giữ lại điện hạt nhân vì nó gần như không thải ra khí nhà kính, nhưng đổi lại chất thải phóng xạ nguy hiểm hơn nhiều cho con người?

Quảng cáo



Tinhte_Traidat4.jpg

Joppa cho rằng: “Tôi đã xác định tinh thần, rằng để đạt được mục tiêu đã đặt ra, chúng ta đều phải chấp nhận thực tế là sẽ luôn có những mặt trái khi sử dụng những công cụ như thế này. Nhưng hãy cố gắng đặt khả năng sáng tạo vô bờ bến của loài người để xác định được chúng ta muốn đạt điều gì, và chúng ta sẽ trở thành thứ gì khi đạt được điều đó. Và hãy nghĩ đơn giản thôi, hãy đặt những hệ thống máy tính trong cả dự án lớn này đóng vai trò cố vấn đưa ra những lời khuyên để con người tiến vào tương lai theo cách ổn thoả nhất.”
29 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Mới cách ly một thời gian mà cỗ máy trái đất đã chạy ngon hơn hẳn, lỗ thủng tầng ozone đã bình phục rồi
@trainoitrull Công nhận mới mấy tháng mà không khí trong lành hẳn. Cách ly nguyên năm chắc Trái Đất phục hồi hơi bị nhiều.
@xuantruong1992 Loài người mà bị diệt vong thì mẹ Trái Đất sẽ phục hồi hoàn toàn.
Time to diệt virus 😁
@narutoxboy Cuối tuần đi đâu làm gì cho vui đây ta :-/
@narutoxboy Hơn 7 tỷ bạn virus.. Diệt kiểu gì =))
@adagioleonard chỉ cần 1 thiên thạch đường kính 15 km là đủ 😆
@narutoxboy Do Trái Đất chưa muốn chạy bkav thôi. :D
Có nghĩ tới & hành động là quá tốt
@minhdoduc Ông ms cũng là một trong các tác nhân sử dụng nhiều tài nguyễn nhất trên trái đất.
lambda_hwang
ĐẠI BÀNG
4 năm
@minhquynh2007 có nguồn không bạn?
Sensaco
CAO CẤP
4 năm
cho mấu e virus nữa tráu đất k còn ai thì êm như hồi mới khai sinh.
thu282737
ĐẠI BÀNG
4 năm
càng nóng
anhlau87
TÍCH CỰC
4 năm
Ý bác là nếu có thể có một thương vụ tốt thì ta bán luôn?
Tay này chém giống y như tay Adam Neumann của WeWork.
T Tin
TÍCH CỰC
4 năm
Chém ác quá
Nhìn thấy mới đi tới,
có suy nghĩ sẽ có hành động
hy vọng các ông lớn cùng chung tay bảo vệ trái đất
Sher
ĐẠI BÀNG
4 năm
Không biết chạy windows hay mac os nhể! Bật trình diệt virus chắc nó dọn hết loài người khỏi trái đất luôn! Kkk
Microsoft đúng là một cty vĩ đại, xứng đáng là giá trị nhất thế giới.
Khi nào Trái Đất mới chạy bkav đây. 😁
ngocnono
ĐẠI BÀNG
4 năm
Lâi lâu buồn không biết làm gì ấn F5 cái chơi
Lại muốn gắn chip theo dõi lên từng người đấy mà.
livingpalm
ĐẠI BÀNG
4 năm
Góp ý ngoài lề cho các mod tinhte, các bạn có thể phát triển một tính năng cho phép tất cả hoặc một số member hightlight và báo lỗi chính tả cho mod viết bài, như vậy các lỗi sẽ được hỗ trợ từ cộng đồng và fix sớm hơn
Lỗi chính tả xuất hiện khá thường xuyên trong bài viết của các mod, việc này anh em lên tiếng nhiều rồi, nếu có thể cải thiện thì tốt, ko thì vẫn chịu vậy. Mình là dân công nghệ, có nhiều cách mà, vận dụng chút đi
ngcaominh
ĐẠI BÀNG
4 năm
Đúng là dịch Covid-19 cho con người/nhân loại có dịp nhìn lại Mẹ Trái đất, sống thật chậm lại và học được thật nhiều bài học bổ ích! .
Buồn
raymond016
ĐẠI BÀNG
4 năm
"cỗ máy" hoặc "máy tính". Chứ "cỗ máy tính" là văn kiểu gì vậy trời.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019