Xương baculum (xương dương vật), được tìm thấy ở hầu hết thú có vú đực, là một bộ phận giúp con đực loại bỏ... tinh trùng của đối thủ "đến trước", qua đó nâng cao khả năng thụ tinh thành công của chúng sau khi thực hiện quá trình giao phối.
Kết luận trên chính là thành quả của những nghiên cứu về tập tính sinh sản ở động vật, được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu của Charlotte Brassey thuộc Đại học Manchester Metropolitan, Vương quốc Anh. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật chụp X-ray 3D để so sánh phần xương dương vật của 82 loài thú ăn thịt khác nhau, bao gồm chó, sói, sư tử, gấu, rái cá, hải mã và chồn nâu…
Phần xương này giúp xác định hình dáng, kích thước bộ phận sinh dục của các loài thú có vú cũng như phần lớn các động vật khác. Con người là một trong số ít loài qua thời gian dài phát triển đã tiêu giảm phần xương này, trong khi ở những loài thú ăn thịt khác, phần xương này đã phát triển thành những hình dáng "cao cấp" hơn, bao gồm những hình thù như đầu xương lõm, móc, hình dạng như chiếc muỗng hoặc có rãnh niệu đạo phức tạp...
Xương baculum của mấy bé ở hình trên
Đáng chú ý là, xương dương vật của con đực với những cấu trúc, hình dạng phức tạp nhất thuộc về những loài động vật có tập tính sinh sản "chung thủy", nghĩa là trong suốt quãng đời của chúng hoặc trong suốt một thời gian dài, những cặp động vật chỉ thực hiện giao phối với một bạn đời duy nhất. Ngược lại, xương dương vật ở con đực với cấu tạo đơn giản, ví dụ như xương chỉ có dạng hình que, thẳng đuột, trơn mượt... thường có ở những động vật có tập tính giao phối "đa đối tượng" hơn, ví dụ như ở các loài hải cẩu.
Hình X-ray 3D xương baculum của con lửng mật
Ở động vật, trong mùa sinh sản, con cái có thể giao phối với nhiều con đực, thế nên những “chiến binh” tinh trùng sẽ phải cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Vì vậy, hình dáng của bộ phận sinh dục ở các con đực sẽ đóng vai trò quyết định, giúp “dọn dẹp” những "nhân vật" đã có mặt trước đó, nâng cao khả năng thụ tinh đúng giống của con đực mong muốn.
Theo Newscientist, Sciencealert
Hình tham khảo GG
Kết luận trên chính là thành quả của những nghiên cứu về tập tính sinh sản ở động vật, được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu của Charlotte Brassey thuộc Đại học Manchester Metropolitan, Vương quốc Anh. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật chụp X-ray 3D để so sánh phần xương dương vật của 82 loài thú ăn thịt khác nhau, bao gồm chó, sói, sư tử, gấu, rái cá, hải mã và chồn nâu…
Phần xương này giúp xác định hình dáng, kích thước bộ phận sinh dục của các loài thú có vú cũng như phần lớn các động vật khác. Con người là một trong số ít loài qua thời gian dài phát triển đã tiêu giảm phần xương này, trong khi ở những loài thú ăn thịt khác, phần xương này đã phát triển thành những hình dáng "cao cấp" hơn, bao gồm những hình thù như đầu xương lõm, móc, hình dạng như chiếc muỗng hoặc có rãnh niệu đạo phức tạp...
Xương baculum của mấy bé ở hình trên
Đáng chú ý là, xương dương vật của con đực với những cấu trúc, hình dạng phức tạp nhất thuộc về những loài động vật có tập tính sinh sản "chung thủy", nghĩa là trong suốt quãng đời của chúng hoặc trong suốt một thời gian dài, những cặp động vật chỉ thực hiện giao phối với một bạn đời duy nhất. Ngược lại, xương dương vật ở con đực với cấu tạo đơn giản, ví dụ như xương chỉ có dạng hình que, thẳng đuột, trơn mượt... thường có ở những động vật có tập tính giao phối "đa đối tượng" hơn, ví dụ như ở các loài hải cẩu.
Hình X-ray 3D xương baculum của con lửng mật
Ở động vật, trong mùa sinh sản, con cái có thể giao phối với nhiều con đực, thế nên những “chiến binh” tinh trùng sẽ phải cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Vì vậy, hình dáng của bộ phận sinh dục ở các con đực sẽ đóng vai trò quyết định, giúp “dọn dẹp” những "nhân vật" đã có mặt trước đó, nâng cao khả năng thụ tinh đúng giống của con đực mong muốn.
Theo Newscientist, Sciencealert
Hình tham khảo GG