Camera giám sát Reoqoo

Camera giám sát Reoqoo


Tổng hợp hệ thống ống kính Nikon đã làm cho ngàm Z

tuanlionsg
17/5/2021 5:17Phản hồi: 48
Tổng hợp hệ thống ống kính Nikon đã làm cho ngàm Z
Khi thay đổi ngàm ống kính thì nhà sản xuất máy ảnh phải sản xuất rất nhanh một hệ thống ống kính mới cho người dùng. Ngoài Sony có chặng đường làm máy ảnh không gương lật “One Mount” lâu nhất, Fuji sớm hơn một chút, các hãng làm ngàm L - liên minh như Olympus, Panasonic … thì hai ông lớn Canon và Nikon vào thị trường muộn hơn phải rất tích cực tạo một hệ thống ống kính với ngàm mới của họ. Riêng Nikon với ngàm Z, sau 3 năm (từ 2018) với cuộc đua thị trường MRL, rất nhiều khó khăn, riêng về ống kính chúng ta xem họ đã làm được bao nhiêu ống kính rồi?

4409968_pic_180823_03_08-2.jpg

Ngàm ống kính


  • Ống kính được gắn vào các máy ảnh có khả năng hoán đổi ống kính (hay gọi là máy ảnh ống kính rời) qua cổng kết nối, gọi là ngàm ống kính.
  • Chuẩn ngàm ống kính của mỗi hãng sản xuất máy ảnh là chuẩn riêng biệt được tính toán đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, độ chính xác về quang học cũng như cơ cấu hoạt động nhằm đạt hiệu quả nhất khi gắn một ống kính vào một máy ảnh. Mỗi hệ thống máy ảnh cùng loại sử dụng ngàm nối giữa ống kính và máy ảnh riêng, giới hạn khả năng tương thích với các ống kính hay máy ảnh hãng sản xuất khác, hoặc giới hạn giao tiếp điện tử của hệ thống điều khiển lấy nét và phơi sáng.
3616404_articles-back-ai-ais-002a.jpg
  • Hầu hết các ngàm ống kính hiện có trên thị trường sử dụng dạng 3 chấu (chân) có hình dáng một cung tròn (bayonet) lệch cung với ngàm trên máy ảnh, tức là ống kính được gắn vào máy ảnh bằng cách định vị 3 chấu trên máy ảnh rồi xoay nhẹ 45-90° tuỳ dòng để cố định ống kính, khép kín và giữ chắc chắn tại vòng giao tiếp giữa ống kính và thân máy ảnh. Hãng thứ ba sản xuất ống kính thì cũng thiết kế phù hợp với chuẩn ngàm của hãng mà họ muốn cung cấp.
  • Dạng ngàm 3 chấu (chân) được dùng hầu hết vì tính chất đơn giản dễ dàng tháo lắp, giao tiếp phần điện giữa ống kính và thân máy ổn định và độ chính xác cao. Trước đây có loại ngàm xoắn ống vặn ống kính vào máy ảnh như vặn con tán... phức tạp hơn.
3616358_camera.tinthe.vn-khoangcachdenlens.jpg

Các ngàm Nikon

  • Ngàm F: Ngàm có đường kính đuôi lớn, có 3 chấu, ra đời năm 1959, gắn được trên tất cả máy ảnh SLR Nikon (dạng máy ảnh phản chiếu ống kính đơn từ film đến số). Đầu tháng 5/2021, Nikon rò rỉ rằng sẽ tạm ngưng cung cấp một số ống ngàm F.
  • Ngàm này được Nikon chia làm 2 nhóm:
    • Nhóm DX: là nhóm ống kính dành cho hệ thống máy ảnh có cảm biến crop 1.5x
    • Nhóm FX: là nhóm ống kính dành cho hệ thống máy ảnh có cảm biến full-frame (film35mm)
  • Ngàm 1 - 1-mount: Ngàm được Nikon phát triển cho định dạng mới của họ từ năm 2011, cho dòng máy có cảm biến CX: là nhóm ống kính dành cho hệ thống máy ảnh có cảm biến crop 2.7x.
  • Các ống kính tiêu biểu của ngàm máy ảnh CX này như: 1 Nikon 10-30mm f/3.5-5.6, 1 Nikon VR 30-110mm f/3.8-5.6, 1 Nikon 10mm f/2.8 và 1 Nikon VR 10-100mm f/4.5-5.6 PD-zoom...
  • Nikon có ngàm chuyển đổi FT1 để máy ảnh cảm biến CX này dùng hệ thống ống kính ngàm F của họ.
4418575_CameraTinhTe_Nikon-Z7_DSC_1253.jpg

Ngàm Z

Từ 1959 với hệ thống ngàm F, đến 2018 Nikon làm ngàm Z cho máy ảnh MRL và đã tăng kích thước đường kính chiếc ngàm này lên đến 55mm lớn hơn cả chiếc ngàm F có sẵn của Nikon 44mm và khoảng cách từ thấu kính sau ống kính đến bề mặt cảm biến (focal flange) chỉ là 16mm, ngắn nhất trong FF hiện nay. Với kích thước lớn như vậy, Ngàm Z tạo ra rất nhiều thuận lợi cho Nikon trong việc làm ngắn khoảng cách từ cảm biến đến thấu kính của cùng của ống kính và điều quan trọng hơn là nó cho phép thấu kính to hơn, lượng sáng qua nhiều hơn và để tương thích tốt nhất với những chiếc ống kính mới nhất với độ mở cực lớn như trên những chiếc ống Noct f/0.95. Nikon nói là hiệu quả hơn về lượng sáng ngàm F đến 17%, công thức quang học tạo độ sắc nét cao hơn, hình ảnh ít biến dạng hơn, dữ liệu truyền tới máy ảnh nhanh hơn.

01-carousel-mount.png

Nhưng ban đầu, Nikon biết rõ tình hình không kịp một hệ thống ống kính mới gây khó khăn cho người dùng, họ đã làm ngay ngàm chuyển FTZ khi ra mắt Z7, Z6 để có thể dùng ống kính ngàm F cũ của họ thông qua chiếc ngàm chuyển FTZ từ ngàm F sang ngàm Z. Nhưng, đường dài vẫn là lộ trình làm thật nhanh hệ thống ống kính mới ngàm Z. Sau một năm 92019), Nikon cũng đã khởi tạo dòng máy không gương lật cảm biến định dạng DX (Crop) ngàm Z là chiếc Z50, họ tiếp tục bổ sung một loạt ống kính Prime và Zoom và cả ống Noct. Nhưng hệ thống ống ngàm Z cho hệ máy MRL của Nikon còn khiêm tốn so với các hãng máy ảnh MRL đầu bảng như Sony hay Fuji (tuy không làm máy ảnh cảm biến FF nhưng có dòng Medium), và cả Canon là hãng cùng thời điểm giới thiệu MRL cảm biến FF với Nikon thì cũng đã có những ống kính khẩu rất lớn (f/1.2). Nikon ngoài ống Noct thì các ống có độ mở lớn nhất hiện tại chỉ f/1.8. Nikon cho biết họ đang tập trung đa dạng dần các tiêu cự cả Prime lẫn Zoom và chất lượng thiết kế quang học cho hệ thống.

03-s-badge.png

S-Line Nikkor


Năm 2018:
  • Nikkor Z 35mm f/1.8 S ( Đã trên tay : Link )
  • Nikkor Z 50mm f/1.8 S ( Đã trên tay : Link )
Năm 2019:
  • Nikkor Z 85mm f/1.8 S ( Link )
  • Nikkor Z 24mm f/1.8 S ( Link )
  • Nikkor Z 58mm f/0.95 S Noct ( Đã trên tay : Link )
  • Nikkor Z 14-30mm f/4 S ( Đã trên tay : Link )
  • Nikkor Z 24-70mm f/2.8 S ( Đã trên tay : Link )
  • Nikkor Z 70-200mm f/2.8 S
  • Năm 2020:
  • Nikkor Z 13mm f/1.8 S
  • Nikkor Z 85mm f/1.2 S
  • Nikkor Z 28-70mm f/2.8-3.5 S
  • Nikkor Z 24-120 f/4 S
  • NIKKOR 24-200mm f Z / 4-6,3 VR
  • NIKKOR Z 24-50mm f / 4-6.3
  • NIKKOR 24-70mm f Z / 4 S
Năm 2021 (lộ trình):
  • Nikkor Z 105mm f/1.8 S
  • Nikkor Z 28mm f/1.8 S
  • Nikkor Z 65mm f/1.8 S
  • Nikkor Z 35mm f/1.2 S
  • Nikkor Z 28-280mm f/2.8-5.6 S
  • Nikkor Z 100-300mm f/4 S

02-carousel-optics.png

New Noct

Noct là huyền thoại ống kính Noct-Nikkor từ 1977 với ống 58mm f/1.2 với rất nhiều câu chuyện ly kỳ cả về độ mở khủng lẫn giá cả ngất ngưỡng của dân sưu tầm. Nay Nikon hồi sinh cái tên “Noct” với ống Nikkor Z 58mm f/0.95 S Noct. Đó là ống kính lấy nét thủ công với độ mở lớn nhất của Nikon.

Tiệu cự 50mm

Tiêu cự 50mm của Nikon ngàm F cũng từng một thời nổi tiếng AIS. Nikon khơi dậy để người dùng MRL có hai lựa chọn 50mm có chữ S — NIKKOR Z 50mm f / 1.8 S khẩu rất lớn NIKKOR Z 50mm f / 1.2 S.

Nikkor DX Z

Nikon đã làm các ống kính cho dòng máy MRL định dạng cảm biến DX: NIKKOR Z DX 16-50mm f / 3.5-6.3 VR và NIKKOR Z DX 50-250mm f / 4.5-6.3 VR .

06-pro-trifecta.png

Quảng cáo


Đến nay, khi nhìn vào hệ thống ống kính ngàm Z, Nikon đã cố gắng đáp ứng khá đa dạng các loại cơ bản và phổ thông cho nhu cầu người dùng. Nhiều anh em dự đoán sẽ tiếp tục có các ống Prime có tiêu cự 28mm, 40mm mỏng nhỏ, 85mm f/1.8 và các ống super tele như 400mm, 600mm, các ống kính chụp macro 50mm, 105mm, và cả ống zoom cho dân du lịch 18-140mm cho dòng DX chẳng hạn.

Tương lại ngàm Z đến nay là khá sáng, một số bổ sung có lẽ sẽ cùng ra mắt với chiếc Nikon Z9 với nhiều tính năng mới thoả lòng anh em thích dòng Nikon. Nhìn vào hệ thống ống kính kinh điển ngàm F, anh em xài Nikon lâu năm và bây giờ tiếp tục xài dòng Z có lẽ cũng mong một hệ thống ống kính ngàm Z đồ sộ như vậy.

04-f-lenses.png

Một vài ký tự viết tắt về ngàm và ống kính Nikon hay gặp:

  • F / F-Mount
    Ống kính có gá lắp Nikon gọi là f-mount và có khả năng thông báo chỉ số khẩu độ (qua thao tác thủ công). Các ống F (1959-1977) sau này còn gọi là Non-AI khi có dòng AI ra đời.
  • Z (Z-Seiies / Z-mount)
    Là ký hiệu ngoàm gá lắp ống kính đời mới ra đời cùng dòng máy ảnh không gương lật của Nikon (z6/z7, 8/2018). Các thân máy dòng này cũng có ký hiệu Z, như Nikon Z6, Nikon Z7, v.v…
  • S (S-Line)
    S / Nikkor S là dòng ống kính mới của Nikon (từ 8/2018) dành riêng cho thân máy không gương lật đời mới (từ 8/2018) của Nikon, với ngoàm mới Z-mount có đường kính lớn 55mm và khoảng cách mặt bích ngắn (16mm) giúp chế tạo các ống kính khẩu mở lớn và gọn nhẹ hơn.
  • DX (Digital eXpanded)
    Ống kính DX cấu tạo gọn nhẹ được thiết kế cho các máy ảnh có bộ cảm biến DX ( cúp nhỏ 24×16 mm) của Nikon.
  • ED (Extra low Dispersion)
    Kính ED (extra-low dispersion) – kính có độ tán xạ cực thấp – là một yếu tố quan trọng trong công nghệ sản xuất ống kính chụp xa (telephoto) của Nikon. Kính ED được sử dụng chế tạo các loại thấu kính / ống kính cho độ sắc nét cực cao và hiệu chỉnh màu sắc trung thực thông qua việc giảm biến dạng màu sắc (sắc sai).
  • FL (Fluorite Lens / Fluorite Coating)
    Ống kính sử dụng lớp tráng phủ flourite nhằm tăng cường khả năng truyền ánh sáng trung thực, chống lóa, giảm thiểu sắc sai và các hiện tượng quang học không mong muốn khác, đồng thời có khả năng tạo cho ống kính tránh bám bụi bẩn, nước và chất nhờn.
  • N (Nano)

Quảng cáo


Lớp phủ N (nano crystal coat) là một lớp phủ chống phản xạ đầu tiên được giới thiệu trong các thiết bị sản xuất bán dẫn NSR-series (Nikon step and repeat) của Nikon. Lớp phủ này triệt tiêu gần như hoàn toàn hiện tượng phản xạ ở các thấu kính bên trong ống kính đối với một dải rộng các bước sóng ánh sáng và đặc biệt đem lại hiệu quả cao trong việc triệt tiêu các hiện tượng lóa sáng và bóng ma, nhất là ở các ống cực rộng. Lớp phủ N bao gồm nhiều lớp phủ có độ tán xạ cực thấp các hạt trong suốt cực mịn có kích thước nano (1 nano = 1/1.000.000 mm), là niềm tự hào của công nghệ sản xuất ống kính Nikon.
  • VR (Vibration Reduction)
    Các ống kính có ký hiệu VR là các ống kính có gắn hệ thống chống / giảm rung (vibration reduction) của Nikon. Hệ thống này giảm hiện tượng nhòe ảnh do rung tay máy và vì vậy còn làm tăng cơ hội giảm tốc độ cửa chập chậm thêm 3 khẩu nữa (tức là 8 lần), cho phép cầm máy chụp trong các điều kiện môi trường ánh sáng tối hơn như mây mù, trong nhà dễ dàng hơn. Ống kính VR sẽ tự động phát hiện khi người chụp rung tay và tự điều chỉnh mà không cần phải chuyển máy sang một chế độ nhất định nào.
  • SWM (Silent Wave Motor)
    Công nghệ mô-tơ sóng từ không tiếng động (silent wave motor) trong các ống kính AF-S của Nikon sử dụng “sóng từ” truyền năng lượng sinh công xoay chỉnh thấu kính để căn nét. Điều này cho phép căn nét tự động nhanh hơn, chính xác hơn và không gây ra tiếng động, một trong những lý do khiến các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp lựa chọn các ống tele của Nikon.
  • IF (Internal Focusing)
    Công nghệ căn nét trong (internal focusing) của Nikon cho phép căn nét mà không làm thay đổi kích thước của đối tượng được chụp ảnh. Tất cả các chuyển động quang học bên trong được giới hạn trong phạm vi chiều dài ống kính. Điều này cho phép chế tạo các ống kính gọn nhẹ hơn cũng như khả năng có thể căn nét ở cự ly gần hơn, và hơn nữa còn cho phép căn nét nhanh hơn. Hệ thống căn nét trong IF được sử dụng ở hầu hết các loại ống tele và nhiều loại ống khác của Nikon.
  • G (Gelded)
    Ống kính G (gelded) của Nikon không có vòng điều chỉnh khẩu độ mở riêng biệt và được sử dụng trên máy tự động. Khẩu độ mở sẽ được điều chỉnh trên thân máy.
  • D (AF-D)
    D là ký hiệu về thông số khoảng cách (distance information). Các loại ống loại D và G (D-type & G-type) của Nikon thông báo cho thân máy có chế độ AF. Khi lắp ống AF-D, cần xoay vòng khẩu trên ống về khẩu độ nhỏ nhất (như f/22 ở nhiều ống AFD).


  • Anh em Fan Nikon chia sẻ thêm ý của anh em nhé!
    48 bình luận
    Chia sẻ

    Xu hướng

    Đọc đau cả đầu, nóng chân tóc nhưng dù sao cũng bù lại ............chẳng hiểu gì 😁
    @Trịnh Xuân Thọ Bỏ qua đi bạn. :D Chúc vui nhé.
    tch ya
    ĐẠI BÀNG
    3 năm
    @tuanlionsg Đúng là nên bỏ qua. Nhòm e nào ưng mắt là múc thôi.. (cày tiền đã)
    TGrun
    ĐẠI BÀNG
    3 năm
    Đang định nhảy hệ từ Canon sang Nikon, mà thấy cách đặt tên của Ni loạn xạ quá, với lại nghe nói cũng nhiều bệnh, bác nào hảo tâm tư vấn cho em chút với 😔
    phongdinh89
    ĐẠI BÀNG
    3 năm
    @TGrun D600 hay D610 đều là FF nhé bác, ko kén lens D, chụp bình thường ko có quay tay nha bác, mà bác nên mua D610 hoặc cao hơn D750 cho ngon
    TGrun
    ĐẠI BÀNG
    3 năm
    @TGrun Cám ơn các bác tư vấn em, em đang xài ông cụ Canon 7D được 2 năm r giờ muốn tìm đường lên FF, em cũng có 1 ống Tamron 17-50 VC, 50STM với 55-250, lên FF thì kiểu gì cũng phải bán hết nên em muốn nhảy hệ để trải nghiệm chút. Tầm 11-12tr thì nên lấy combo nào ok vậy các bác, em chụp chân dung là chính thôi ạ 😁
    haha993
    ĐẠI BÀNG
    3 năm
    nếu bạn đang xài Canon thì cứ xài tiếp Canon đi không sao cả
    quan trọng là chụp mình thấy thích là được
    đổi qua hệ khác thì cũng tốn mớ tiền rồi 😁
    xài Canon tiếp thì giữ dc con 50 STM đó bác
    Jun.88
    TÍCH CỰC
    3 năm
    @TGrun Nikon có cái hay của nó , còn bệnh vặt chẳng qua kaays ông xài ống kính có khi hơn tuổi các ông lại chẳng lỗi thì sao , lens canon thì khác nó toàn lens đời mới lens cũ có xài dc đâu ^^ , nikon thì làm con d750 hoặc 610 chụp khá tốt giá h lại rất oki nữa lens thì cứ lens G vs nano mà mua thôi . Canon nếu ko dùng lens L thì như kit . 1 điểm nữa là nikon ko hợp vs lens for bên thứ 3 nên hay xảy ra lỗi như focus sai chẳng hạn , nhưng giá và hệ thống thấu kính khá đa dạng ko cần phải dùng lens hãng thứ3
    phongdinh89
    ĐẠI BÀNG
    3 năm
    lens Nano là lens xịn nhất của Nikon
    Anh @tuanlionsg hay dùng máy của hãng nào nhỉ? Em thấy nhiều người đánh giá rất cao chất lượng quang học của Nikon, trong đó có cả @cuhiep. Với các ống cao cấp dòng G của Nikon cũng thấy đắt hơn ống của Canon. Anh đánh giá thực tế thế nào?
    Hiện tại mình dùng Fuji XH-1 với ống 16-55mm f/2.8, chủ yếu phục vụ công việc.

    Thời film, mình dùng nhiều loại khác nhau, nhiều hình nhất là bằng con FM2 đến tận 2003 mới đổi, film 120 thì bằng Yashica124G.

    Thời số, mình dùng chiếc đầu tiên máy số là Nikon D200 (giờ vẫn còn kỷ niệm), rồi theo dần lên D300, D3, đến D3s thì thôi. Canon mình có dùng nhiều 5D Mark I lúc mới ra, và khoảng 7 năm trước mình quay video rất nhiều bằng 6D.

    Về câu hỏi ống kính, thời DSLR, Nikon có nhiều ống huyền thoại, từ thời AI/AIS và cả AFD về sau. Dòng G / Nano mặt vàng rất đỉnh, giá cao và cao hơn ống tương đương thông số với Canon. Anh em dùng Nikon đều đánh giá chất lượng cao hơn, theo mình thì cũng chủ quan người dùng thôi. Canon với những ống đầu bảng rất chất, giá cũng ngất ngưỡng, dân chụp dịch vụ, cưới thích Canon nhiều hơn. Đến thời MRL, Canon đi trước một chút, họ cũng có lộ trình ống kính mới rất mạnh mẽ, và làm thị trường tốt hơn Nikon. Chất lượng quang học và điện tử hệ thống ống kính hai hãng hiện đang rất khó so sánh. Mình nghĩ, có thể là chủ quan cá nhân, Nikon nổi tiếng chất lượng quang học từ thuở ống kính trước kia họ làm, nhất là những ống prime AIS, lớp tráng phủ và độ bền, dân sưu tầm cũng tìm tích trữ mãi tận đến giờ. Chính cái khởi đầu rất tốt ấy cũng có ảnh hưởng đến sự đánh giá cả đoạn sau này cho thương hiệu Nikon mỗi khi nhắc đến. Nhưng từ lúc chục năm trở lại đây, các hãng khác có bước tiến rất đáng kể trong công nghệ quang học riêng của họ.

    Mình chia sẻ trải nghiệm cá nhân thôi, không đủ nhiều, anh em bổ sung thêm nha.
    @tuanlionsg Cảm ơn anh!
    silencer2jp
    ĐẠI BÀNG
    3 năm
    @tuanlionsg Mình thấy hình như mọi người đang thần thánh hoá Nikon thì phải, bản thân mình khi mới chơi cũng rất mê Nikon và anti Canon nhưng từ khi chuyển qua Fuji, thực sự Fuji làm rất tốt cái nhu cầu của khách hàng, người cần 1 chiếc máy ảnh tốt hơn điện thoại, giá ổn và tạo cảm hứng chụp ảnh. Nikon ngàm Z xét về thông số có vẻ rất ghê nhưng xét về cảm hứng chụp ảnh cho khách hàng amater như mình thì ko
    @silencer2jp Mình không thấy anh em thần thánh hoá gì. Mọi người chia sẻ quá trình trải nghiệm thôi mà. Anh em đang sở hữu / đang dùng máy nào thì đó là chiếc tốt nhất của anh em, vì hiểu rõ nó, quen dùng, đáp ứng nhu cầu.... Còn về công nghệ thì cứ thảo luận trao đổi thôi 😁 Fuji có hướng đi tốt và được nhiều người dùng thích.
    Anonymox
    TÍCH CỰC
    3 năm
    @silencer2jp bác tuanlion đúng mà, có ai thần thánh hoá gì đâu. Mỗi hãng đều có ưu nhược riêng. Tuỳ nhu cầu mà chọn hãng phù hợp nhất cho mình thôi. Ví dụ chuyên phong cảnh thì Nikon do DR cao, chuyên chụp mẫu thì Canon do màu da đẹp đỡ hậu kỳ nhiều, mì ăn liền thì Fuji do sẵn bộ lọc màu, chuyên quay phim thì Sony, nhỏ gọn thì Pentax...
    khanh2990
    ĐẠI BÀNG
    3 năm
    Hóng ad làm bài tương tự cho Fujifilm 😁
    @khanh2990 Dà, để ngồi lọc ra thử, Fuji nhiều lắm.
    khanh2990
    ĐẠI BÀNG
    3 năm
    @tuanlionsg trước e thấy có bài dành cho hệ lens fuji trên tinhte rồi nhưng qua các năm nhiều ống nữa ra thì chưa được update nên em hóng ạ 😁
    @khanh2990 Để mình tổng hợp lại cho anh em dễ theo dõi nha. Cảm ơn em.
    Em nghĩ là cần cập nhật một chút: Nikon đã drop con Z 24-120mm và thay bằng Z 24-105mm f/4 rồi (chắc để quýnh trực tiếp với Canon và Sony vì 2 hãng kia cũng có với specs y chang 🤣).

    Mà tiếc là vẫn không thấy tăm hơi của chiếc Z 70-200mm f/4 ở đâu 😁, chứ f/2.8 vừa nặng ký vừa nặng tiền 😅
    @Penguin Pingu Nhiều người cũng muốn 70-200mm f/4 😁
    phuongvn87
    ĐẠI BÀNG
    3 năm
    Có tí liên quan tới máy ảnh. Xin nói trước là em ko co ý gì nhé chỉ hóng hót tí để thêm kiến thức thôi, Thấy bài đăng của 1 bác trên face có vẻ công kích admin nhưng ko tìm thấy bài đăng hay clip nào của ad cuhiep để xem lại cả, Tiện thể ai có linh bài này thì cho mình xin để xem.
    P/s : ai cũng có lúc sai hay nhầm lẫn, quan trọng là học hỏi và em cũng vậy, hóng hớt để biết thêm thôi - mọi người đừng ai nghĩ đi xa quá
    Capture.PNG
    @phuongvn87 Nhầm gì đâu, cuhiep nói chân phương vậy cho dễ hiểu mà, quan trọng là hiểu, được việc, thực tế thôi
    @phuongvn87 Cuhiep diễn tả đơn giản cho dễ hiểu thôi mà.
    @phuongvn87 Chính xác là AD ấy cung cấp sai thông tin 😆. Bài lâu lắm rồi :v
    Untitled.jpg
    Trung Võ
    ĐẠI BÀNG
    3 năm
    Làm thêm bài cho Sony đi anh
    Yêu quá
    @Trung Võ Sony nhiều lắm. Hình như mình có làm rồi thì phải, để tìm lại bổ sung 😁
    Trung Võ
    ĐẠI BÀNG
    3 năm
    @tuanlionsg dạ em cảm ơn anh
    Phoenix92
    ĐẠI BÀNG
    3 năm
    cần 85 1.2 hoặc 1.4 cũng dc mà ko thấy lộ trình đâu hết 😁, 85 1.8 s thì quá ngon rồi
    h2tuong
    ĐẠI BÀNG
    3 năm
    Mình đến với nhíp ảnh máy Nikon D3100 xưa xửa xưa của chỗ làm cũ, rồi lên Fuji XA3. Sau đó tự mua cái máy ảnh đầu tiên là Nikon D5500, rồi nhảy qua Sony A6000, A6300, giờ đang dùng Canon RP, đang muốn quay lại cái Nikon Z6II. Nói chung vẫn thích Nikon hơn, chắc đó là do ấn tượng đầu tiên.
    Curency
    ĐẠI BÀNG
    3 năm
    Chờ Nikon Z body drop thôi lâu quá rồi =]]
    Nikon cần nhanh chóng ra mắt máy ảnh quay phim 4k 60p và 8k nếu không sẽ tiếp tục bị bỏ xa thị phần bởi Panasonic, Sony và Canon. Nikon cần phải có những Body máy đỉnh chóp công nghệ rồi mới có thể dụ khách mua lens xịn.
    Hijeep Vox
    ĐẠI BÀNG
    3 năm
    mình đúng là người chung thuỷ chỉ xài N từ F3 đến giờ là D3s, nếu có thay thì lên D5, thật ra đổi hệ máy rất mệt . Hiệu gi không quan trọng bằng con mắt, cái đầu của a chụp hình
    jlovec
    TÍCH CỰC
    3 năm
    hóng bác làm 1 bài tổng hợp các lens cho sony ff. bao gồm lens bên thứ 3 và ngàm đi kèm 😁
    chihieuphan
    ĐẠI BÀNG
    3 năm
    "D (AF-D)
    D là ký hiệu về thông số khoảng cách (distance information). Các loại ống loại D và G (D-type & G-type) của Nikon thông báo cho thân máy có chế độ AF. Khi lắp ống AF-D, cần xoay vòng khẩu trên ống về khẩu độ nhỏ nhất (như f/22 ở nhiều ống AFD)."

    Cái nghĩa nó tối thui lun á
    jlovec
    TÍCH CỰC
    3 năm
    @tuanlionsg a cho e hỏi. góc nhìn 24 hay 28 trên ff nó tương đương với bao nhiêu trên crop 1.5x? có phải 28ff là khoảng 19 trên crop ?
    ý là ko phải nhân tiêu cự 1.5 (28*1,5 =42mm khi gắn ống ff lên crop)
    mà là góc nhìn. nghĩa là đứng cùng 1 điểm trong phòng. nếu dùng lens 18 crop thì góc nhìn bao quát các đối tượng trong phòng tương đương với lens bao nhiêu của ff ?
    p/s: e đang phân vân con ff 28-75 tamron ko biết nhìn rộng như 18-105 của crop sony ko.
    thanks a
    minhhq1980
    TÍCH CỰC
    3 năm
    @jlovec Đúng rồi bạn. 28 trên ff tương đương 18-19 trên crop. 28-75 ff tương đương 18-50 crop. Tuy nhiên đó là khi bạn lắp trên body ff. Còn nếu bạn lắp cái 28-75 đó lên crop thì nó cũng chỉ là 28-75 trên crop thôi.
    jlovec
    TÍCH CỰC
    3 năm
    @minhhq1980 Ok bác😃
    chickennho
    ĐẠI BÀNG
    3 năm
    1 thời gắn bó nikon

    Xu hướng

    Bài mới









    • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
    • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
    • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
    • Số điện thoại: 02822460095
    • MST: 0313255119
    • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019