Chơi điện tử cùng Mac Studio M1 Max: Tại sao lại không?

P.W
13/4/2022 4:41Phản hồi: 139
Chơi điện tử cùng Mac Studio M1 Max: Tại sao lại không?
Mac Studio phải thừa nhận là một hệ thống máy tính rất mạnh dành cho cộng đồng những người làm nội dung sáng tạo, từ âm nhạc, đồ họa cho đến ảnh và video. Và với sức mạnh như vậy, không có lý do gì chúng ta không đem một trong những cỗ máy tính desktop với hiệu năng ấn tượng để chạy một trong những dạng phần mềm phức tạp nhất, kết hợp hoàn hảo việc “bào” sức mạnh của cả CPU lẫn GPU để khắc họa những thế giới ảo, đó chính là game?

Vì thế trong bài tiếp theo của series “Chơi điện tử cùng…”, mời anh em đến với một thiết bị, cùng một tác vụ mà gần như tất cả mọi người đều không nghĩ đến khi nhắc đến máy tính Mac nói chung và chiếc máy desktop của Apple nói riêng. Để từ đó, chúng ta đi đến kết luận rằng, Mac Studio có chơi game được không? Ưu nhược điểm ra sao?

photo_2022-04-12_19-16-53.jpg

Câu hỏi đầu tiên là tại sao lại chơi điện tử trên Mac Studio? Nó là một sản phẩm hướng đến cộng đồng content creator, những người làm sáng tạo, mắc mớ gì cài game vào chiếc máy ấy? Câu trả lời có ngay ở câu trước đó. Content creator hay những nghệ sĩ thì cũng là con người, cũng có hỉ nộ ái ố, cũng muốn giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng. Một trong những cách giải trí tuyệt nhất chính là game, khi anh chị em có thể đóng một vai khác, chìm đắm vào một thế giới ảo khác. Và trong trường hợp đầu tư vào “tư liệu lao động” gần hết khả năng tài chính, thì sẽ rất khó để đầu tư thêm một chiếc PS5 để chơi điện tử, như phần bình luận của nhiều anh em nói chọn combo Mac Studio + console trong bài viết trước.

photo_2022-04-12_19-16-55.jpg


Vấn đề là, anh em không cần tới PS5, vì không thiếu những game có nhiều phiên bản trên PC đúng nghĩa đen, với những phiên bản chạy API DirectX, OpenCL và cả Metal, API đồ họa rất mạnh của Apple ứng dụng cho hệ sinh thái thiết bị của họ. Chính trong quá trình thử nghiệm những game có phiên bản cho macOS, chạy ở API Metal, mình mới phát hiện ra một cái tên rất nổi tiếng, đó là Feral Interactive, một studio Anh Quốc chuyên port game PC sang macOS. Ít nhất 3 trong số 7 tựa game mình thưởng thức là do họ port: Batman Arkham City, DiRT Rally và Shadow of the Tomb Raider.

Và điều đó đưa chúng ta đến với khái niệm đầu tiên khi chơi game trên Mac Studio trang bị chip kiến trúc M1:

Native M1 vs Rosetta 2


Trang Mac Gamer HQ có tổng hợp vô cùng chi tiết những game có thể chạy trên kiến trúc M1, từ những chiếc MacBook Air 13.3", cho tới MacBook Pro 14 hay 16 inch, và cả M1 Max/Ultra trên Mac Studio. Trong số đó, chỉ có chính xác 14 tựa game đang có phiên bản native viết riêng cho những cỗ máy tính trang bị những thế hệ chip kiến trúc M1. Ngoài những game mobile đã có sẵn bản cho iOS, port sang không mất quá nhiều thời gian, thì cũng có vài quả bom tấn có phiên bản native: Baldur's Gate 3, World of Warcraft hay Farming Simulator 2022.

May quá, trong thư viện game Steam của mình có một tác phẩm game có bản native cho chip M1, đấy là Disco Elysium.

Tinhte_Game5.jpg

Để mô tả game này cho những anh em chưa chơi bao giờ, có thể coi đó là một trong số những game nhập vai sáng tạo nhất trên thị trường hiện tại:

"Hãy thử chia bộ não ra thành 24 phần, đảm nhiệm 24 chức năng của chính cơ thể một con người, phục vụ việc tư duy, điều khiển cơ thể và tương tác với thế giới bên ngoài. 24 kỹ năng ấy được chia thành 4 dạng: Trí lực, Tâm lý, Thể chất và Vận động.

Quảng cáo


Trí lực có những kỹ năng phục vụ việc quan sát và phân tích xung quanh, cho dù đó là những manh mối trên hiện trường hay chỉ một cử động rất rất nhỏ trên khuôn mặt của đối tượng tình nghi. Tâm lý cho phép anh em xâu chuỗi những hành vi của con người theo cách logic nhất có thể, từ đó giải quyết vụ án theo cách tương tác giữa người với người. Tương tự, hai chỉ số thể chất và vận động, cùng 12 kỹ năng của hai phần đó quyết định khả năng chịu đựng, khả năng làm việc và thậm chí là cả cách đi đứng của gã thám tử nát rượu trong quá trình giải quyết vụ án mạng bí ẩn."

Tinhte_Game4.jpg

Việc test game trên chiếc màn hình Apple Studio Display với độ phân giải 5K (5120x2880 pixel) cũng cho phép chúng ta thử lửa con chip M1 Max trên mẫu Mac Studio cấu hình cơ bản, với 32GB RAM, 24 nhân GPU nhưng được nâng cấp nhẹ SSD lên dung lượng 1TB, trị giá 2.199 USD.

Screen Shot 2022-04-12 at 18.29.50.jpg

Với phiên bản được lập trình riêng, cho phép chạy native trên nền tảng chip M1, Disco Elysium của những nhà phát triển đến từ Estonia ZA/UM tạo ra một trải nghiệm gần như hoàn hảo. Game không có những tùy chọn đồ họa như mở khóa khung hình, và mặc định khóa ở ngưỡng tối đa 60 FPS, cùng với đó là những thay đổi chất lượng đồ họa tương đối đơn giản. Bù lại, ở độ phân giải 4K, con chip M1 Max giống hệt như trên mẫu MacBook Pro 16 inch mới ra mắt đủ sức mạnh để trải nghiệm chuyến phiêu lưu đầy chất vị nhân sinh và tràn ngập những ý tưởng của thuyết hiện sinh ở tốc độ 60 FPS, hiếm khi tụt xuống dưới mốc 50 FPS.

Với một game “trỏ và nhấn” như Disco Elysium, hiệu năng như vậy đủ sức tạo ra một trải nghiệm hoàn hảo cho người chơi. Cùng với đó, sức mạnh của kiến trúc M1 nói chung và M1 Max nói riêng cũng được khẳng định, với điều kiện game được tối ưu cho cả kiến trúc chip xử lý lẫn API đồ họa.

Quảng cáo


4K đôi khi luôn vượt mốc 60 FPS, nhưng…


Nếu như Asphalt 9 và Disco Elysium chạy không tì vết trên M1 Max của Mac Studio, thì những game khác chạy trên API Metal nhưng được dịch mã từ x86 sang ARM thông qua Rosetta 2 đôi lúc lại không được may mắn như vậy.

Bắt đầu với tựa game mà chính bản thân Apple rất thích sử dụng để benchmark hiệu năng đồ họa của máy Mac thế hệ mới trang bị chip kiến trúc M1, Shadow of the Tomb Raider. Game có bản chạy trên nền API Metal, nhưng là API vận hành qua phần cứng x86 với CPU Intel và GPU Radeon Pro của AMD. Thông qua Rosetta 2, những hình ảnh của vùng rừng núi hoang vu ở Nam Mỹ vẫn được khắc họa rất ấn tượng, nhưng ở độ phân giải Full HD chứ không phải 4K. Ở độ phân giải Full HD, mình có thể tự do đẩy chất lượng đồ họa lên mức cao nhất mà game có thể cung cấp, và khi benchmark, tốc độ khung hình luôn ổn định ở mức 80 đến 90 FPS, tối đa 104, thấp nhất cũng vẫn được 67 FPS.

Nhưng khi lên độ phân giải 4K, vẫn là thiết lập đồ họa highest, game trầy trật ở tốc độ khung hình không chơi nổi: 19 đến 24 FPS. Hạ hết chất lượng đồ họa xuống low, thì khó khăn lắm Shadow of the Tomb Raider mới vượt qua mốc 30 FPS, tối đa 45 FPS để cho anh em trải nghiệm.

Screen Shot 2022-04-12 at 19.31.08.jpg
Screen Shot 2022-04-12 at 19.36.20.jpg
Screen Shot 2022-04-12 at 19.35.43.jpg

Tương tự như vậy là art of rally, “bức thư tình” gửi tới thời kỳ hoàng kim của đua xe đường trường. Game mặc định khóa tốc độ khung hình ở 60 FPS dù đã cố tình tắt Vsync, và ở độ phân giải 2560x1440, đẩy mọi tùy chọn đồ họa lên tối đa, game không bao giờ tụt xuống dưới 60 FPS, nhưng khi kéo lên 5K, thì game chỉ chạy được ở tốc độ trung bình 34 đến 38 FPS mà thôi. Dù vậy anh em cũng có thể thay đổi tùy chọn đồ họa xuống medium để game chạy đủ 60 khung hình mỗi giây.

Vẫn là Rosetta 2, nhưng Hades, một trong những game xuất sắc nhất năm 2020 lại không có tùy chọn đồ họa, chỉ chỉnh được độ phân giải, và ở chất lượng cao nhất là 4K, game cũng chạy ổn định ở tốc độ 60 FPS. Điều này khiến mình đặt ra một giả thuyết rằng có thể 24 nhân GPU của M1 Max sẽ gặp khó khăn với những game có lượng dữ liệu texture vật thể 3D khổng lồ để khắc họa những hình dáng đầy chi tiết trong thế giới ảo.

Tinhte_Game1.jpg

Giả thuyết nói trên được củng cố với hai tựa game cũ, vẫn do Feral Interactive đảm nhiệm port từ Windows sang macOS, là DiRT Rally và Batman Arkham City. Đối với tác phẩm game đua xe đường trường của Codemaster, vì là một game cũ, chất lượng texture cũng thấp so với tiêu chuẩn hiện tại, M1 Max có thể kéo lên 157 FPS ở độ phân giải Full HD, 4K dao động từ 74 đến 84 FPS, và ở độ phân giải tối đa game hỗ trợ là 4096x2304 pixel, game vẫn chạy ổn ở tốc độ 60 đến 77 FPS.

Screen Shot 2022-04-12 at 19.00.52.jpg

Tương tự như vậy là Arkham City. Công cụ benchmark của game chỉ rõ rằng, ở chất lượng khử răng cưa MSAA 2x, tắt Vsync, game chạy với tốc độ khung hình trung bình 118 FPS, dao động từ 63 đến 169 FPS. Còn ở độ phân giải 4K, vài cảnh game ngoài thế giới mở tụt xuống 55 FPS, nhưng trung bình vẫn được 76 FPS:

Screen Shot 2022-04-12 at 18.23.47.jpg

Điều này chứng minh, game càng mới, yêu cầu về mặt hình ảnh càng cao, thì 24 nhân GPU của M1 Max trong option Mac Studio rẻ nhất lại càng tỏ ra hụt hơi trong việc khắc họa từng khung hình của thế giới ảo.

Ưu và nhược


Hãy nói về nhược điểm trước đi, vì dù Mac Studio chơi game ổn, nhưng so với mức độ tiện lợi, thì những vấn đề còn tồn tại cũng không hề thiếu.

Mô tả bằng lời thì khá khó cho anh em hình dung, nhưng lần đầu tiên mình phải thừa nhận, Vsync hoặc những tính năng đồng bộ hóa khung hình và tần số quét của màn hình có ích trong quá trình chơi game trên Mac Studio. Lý do là tốc độ khung hình cao là một chuyện, chúng ta đôi khi còn quên một vấn đề nữa là độ trễ giữa các khung hình khi GPU render và xuất ra màn hình cho anh em xem. Mình chơi cả DiRT Rally lẫn CS:GO, dù tốc độ khung hình luôn trên 60 FPS, nhưng game chơi không hề mượt, vì tần suất xử lý hình ảnh của GPU bị lệch so với tần số quét của màn hình. Độ trễ giữa các khung hình không đều, dẫn tới việc chơi game bị khựng giật.

photo_2022-04-12_19-17-02.jpg

Cách duy nhất để khắc phục điều đó trên Mac Studio là bật Vsync hoặc những tính năng khóa khung hình, và game trở nên mượt mà ngay lập tức. Dù vậy đấy cũng chính là lý do mình không đề cập đến trải nghiệm chơi CS:GO trên Mac Studio. Tốc độ khung hình không ổn định, cộng thêm độ trễ giữa chuột phím và máy tính khiến mình ăn no hành. Ngay cả khi chơi game ở độ phân giải 720p, setting đồ họa thấp nhất cũng không đủ mượt để ít nhất game chạy ở tốc độ 240 đến 300 FPS, yêu cầu cơ bản của rất nhiều người chơi CS:GO.

Chưa kể, bản thân game này cũng không phải một tác phẩm hoàn hảo để test hiệu năng CPU và GPU. Hiếm có ai chơi CS:GO mà đẩy max cấu hình và độ phân giải, mà thường tập trung tối ưu tốc độ khung hình. Thêm nữa, CS:GO ăn CPU hơn GPU nhiều, và 10 nhân CPU của M1 Max có lẽ là chưa đủ.

photo_2022-04-12_19-17-03 (2).jpg

Vấn đề thứ hai của chơi game trên Mac Studio là kết nối Bluetooth giữa chiếc máy này với tay cầm DualSense bị lỗi, gây ra tình trạng có lúc game không nhận input từ tay cầm. Cách duy nhất để chơi game mượt bằng tay cầm PS5 với máy tính trang bị chip M1 là dùng cáp USB-C kết nối với máy tính.

Và vấn đề thứ ba cũng là điều quan trọng nhất, đó là hiện tại macOS thiếu trầm trọng game mới. Như đã nói, chỉ có đúng 14 game đã có phiên bản native trên chip M1, còn lại tất cả những game khác dịch mã x86 sang ARM bằng Rosetta 2 đều đã được ra mắt cách đây ít lâu.

Điều đó vô tình khiến cách nhìn của cộng đồng đối với M1 nói chung và Mac Studio nói riêng đúng hệt như những gì Apple muốn: Một cỗ máy phục vụ công việc chuyên nghiệp. Phần cứng của nó có chơi được game không? Có, mượt là đằng khác. Nhưng thư viện game mới có đủ để thuyết phục người dùng chọn Mac Studio hoặc MacBook Pro làm thiết bị giải trí hay không? Đáng tiếc là không. Trong khi cộng đồng đang bàn tán sôi nổi về những bom tấn mới ra mắt, thì anh em dùng Mac lại phải trải nghiệm những game đã cũ, thậm chí có game ra mắt gần chục năm về trước.

Tinhte_Game2.jpg

Điều đó dĩ nhiên không giới hạn được sức mạnh của M1 Max/Ultra trong các tác vụ giải trí tương tác. Trong mắt mình, Mac Studio là một chiếc SFF PC vừa mạnh vừa gọn gàng, với kích thước và dung tích đủ khiến những máy PC chơi game kích thước nhỏ ghen tị, nhất là ở hiệu năng chơi một số game độ phân giải 4K.

Xét riêng về sức mạnh tính toán, những phiên bản chip M1 cao cấp đã đủ sức xóa tan cái định kiến “Mac không chơi được game" từ bao năm qua, dựa trên những thử nghiệm của mình ở trên. Nhưng một phần của định kiến đó lại đến từ chính thư viện game PC có phần nghèo nàn trên macOS. Apple có muốn thay đổi điều đó hay không, mình nghĩ là không, vì bản thân những chiếc máy như Mac Studio hay Mac Pro chỉ dành cho một đối tượng người dùng rất nhỏ, doanh số quá thấp so với iPhone và AirPods. Chỉ nội việc đáp ứng được nhu cầu công việc của đối tượng vô cùng khó tính này đã đủ khiến Apple bận bịu rồi.

Tinhte_Game3.jpg

Tương tự như vậy là các hãng game cũng sẽ chờ cho tới khi những thế hệ chip Apple Silicon tiêu dùng mới ra mắt, vừa có hiệu năng cao hơn, vừa có doanh số cao hơn, khi ấy quá trình port game từ Windows sang macOS, từ x86 sang ARM mới xứng đáng với công sức và kinh phí đã bỏ ra.
139 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Thêm quả nhiệt độ có nóng không mod 😃 ?
@Get Help Tản nó to lắmmmmm
Akiharu
ĐẠI BÀNG
2 năm
Cho mình xin in4 quả địa cầu ad ơi 😁
@Akiharu Cùng hóng info.
Akiharu
ĐẠI BÀNG
2 năm
@nhiepphong200 M search thây trên ebay
https://www.ebay.com/itm/255109914469
MacOS giờ còn phải chọn màn hình ngoài với độ phân giải và kích thước sao cho tương thích với HiDPI thì còn lâu mới chơi đc Game tốt, nếu chọn ko đúng hiệu năng và độ chi tiết sẽ bị giảm rất đáng kể

Trong khi đó bên Windows dù màn hình ngoài có kích thước, độ phân giải khác nhau luôn hiển thị đúng native screen resolution của màn hình
@baomat1585 Chơi game thực tế ông chọn resolution native hay FullHD là việc của ông set trong game chứ liên quan quái gì đến cái màn mà lo bị giảm hiệu năng? Dốt có luyện tập ah?
Scale bên Win thì đầy app ko hỗ trợ lên màn 4k chữ bé tí tẹo kìa
Có nguyên cả cái article phàn nàn đây. Thích đọc chữ lúc to lúc bé hay thích giảm chút xíu hiệu năng?
PNG image 2.jpg
@hieunguyen7120 Windows, Android, Ubuntu, ChromeOS đều có 1 cơ chế scale giống nhau hết, vấn đề do app bên Win cũ ko đc tự động cập nhật như Android

Mà vào đây mà comment bạn ơi
https://tinhte.vn/thread/dung-man-hinh-roi-4k-voi-mac-thi-co-bi-giam-hieu-nang-khong-hinh-anh-co-mo-hon-khong.3345174/

Dùng màn hình rời 4K với Mac thì có bị giảm hiệu năng không? Hình ảnh có mờ hơn không?

Câu trả lời ngắn gọn là có, nhưng không phải màn hình nào cũng làm cho máy của bạn giảm hiệu năng. Tùy theo màn hình 4K mà bạn chọn, macOS sẽ có những giải pháp “scaling” khác nhau để đảm bảo trải nghiệm của bạn.
tinhte.vn
@baomat1585 Tôi thì không rảnh để vào đó combat với ông vì cái vấn đề duy nhất là độ phân giải của game ntn trong game ông được quyền chọn thì ông kệ hẳn đi không phản biện. Vậy tôi qua đó thì có ích gì?
Native thì sẽ ngon lành thôi
@ThikCông Nghệ Thế bh lôi office, CAD ra so nhé? 😆
tuan.single
ĐẠI BÀNG
2 năm
@greatmen88 Vậy cùng tầm tiền thì dùng Win cũng sướng mà có phải suy nghĩ gì đâu. LÀm gì cũng dc. ^^!
greatmen88
TÍCH CỰC
2 năm
@tuan.single Ai thích gì dùng đó. Apple có ép người dùng mua đâu. Mac có cái hay của mac mà vẫn đáp ứng công việc thì dùng thôi. Tôi đang xài cả win và mac. Mấy thánh cứ lấy game vào mac rồi chê cùi các thứ. Tôi chịu đấy
quangtaiqn
TÍCH CỰC
2 năm
@greatmen88 Nó cùi thì bảo cùi thôi. Trước giờ chả ai chê Mac không dùng được trong công việc cả, nhưng so với Win thì nó thiếu sự đa năng cũng như đáp ứng mọi nhu cầu cho khách hàng. Nhiều người mua PC về làm việc nhưng cũng có lúc họ dùng PC để chơi game thư giãn đúng không ? Và MacOS làm rất tệ điều này trong gần chục năm nay rồi. Nếu MacOS cải thiện vụ chơi game thì thị phần của Win không phải tới 90% toàn thế giới đâu. Cũng có rất nhiều người tôn thờ MacOS mà chê Win thậm tệ đó thôi (điển hình như Admin tinh tế đấy) nên cũng sẽ có những người ngược lại chê MacOS như Shit thôi =)))))))
KyleGuy
TÍCH CỰC
2 năm
Sao ko thấy thử chơi god of war hay elden ring nhỉ
@KyleGuy Ủa đâu cài đc mà chơi?
megamanx1993
ĐẠI BÀNG
2 năm
@P.W ko biết xài crossover thì chạy nổi ko ta :v
taosung
TÍCH CỰC
2 năm
Chơi game mới lòi ra tính tương thích của macos kém
@taosung mac ko dành cho gamer
@QuanLyNhaNghi vậy chắc win khong dành cho công việc rồi
Khôn như mày :D
HamDzui
CAO CẤP
2 năm
Mình nguyên tắc chơi Game là đầu tư luôn Xbox, PS trên màn hình 75-85 4K, làm luôn cái giàn nghe nhìn, karaoke, chiếu phim

Còn anh em chơi cơm gạo thì chơi trên PC. Cái này chạy đua tốn tiền lắm
@HamDzui Nhạt
@HamDzui
Cười ra nước mắt
HamDzui
CAO CẤP
2 năm
@bomduc Game nào mình thích thì mua thôi

Lắp cái PC chơi Game tầm $2000 cũng đâu khó.
@HamDzui Ông ko hiểu ý của tôi 😆
Không rõ ở các bản M1 có cài đc Steam và chơi các game trên kho Steam bình thường như trên các dòng Mac x86 chạy CPU Intel không nhỉ? Bản thân mình có Macbook Pro 13” 2018 i5 16/512 vẫn cài và chơi các game trên Steam bình thường (tất nhiên có game có, game không hỗ trợ Mac OS). Nhưng mình vẫn cài Total War Three Kingdoms làm đôi ván Custom bình thường trên Mac khi rỗi trên văn phòng (mặc dù có PC Max Setting ở nhà). Cảm thấy cách MacOS tối ưu game khá tốt đó chứ.. chỉ là quá ít game support MacOS thôi.
quangtaiqn
TÍCH CỰC
2 năm
@khoado93 Chính vì Apple hỗ trợ quá kém cho các Dev làm game cho MacOS nên họ mới không làm thôi. Microsoft họ hỗ trợ tool lẫn API tận răng để làm game thuận tiện.
@khoado93 Vẫn cài Steam chơi bth, đc 2 tuần thì xoá, quá tuổi chơi game rồi.
image.jpg
Game là thứ vô bổ, chỉ có render video, làm việc “chuyên nghiệp” mới giúp ích cho bản thân. Apple đã nhận ra điều đó từ lâu nên xưa nay không support mạnh mảng game
tuanthuphap
ĐẠI BÀNG
2 năm
@ntroppld Cảm ơn bạn đã không làm dơ game hihi
GLES
ĐẠI BÀNG
2 năm
@bango123 Dev game AAA đa phần xài C++ mà ông Táo Thối tối ngày support API Obj-C với Swift, dạo gần đây mới có cái Metal API C++ nhưng làm kiểu nửa mùa. Còn lâu mới ai dev game AAA cho Mac
@ntroppld Dev không mặn mà với phần cứng của apple, và Mac Os, nên Apple nó tập trung nhân sự cho làm đồ họa. HĐH của Mac cũng tập trung tốt mảng này.
T28
ĐẠI BÀNG
2 năm
@ntroppld ừ mac os chơi game kém nhưng IOS chơi game lại ngon nha thậm chí có thể nói là ổn định hơn cả android nên nếu nói apple ko support mảng game là sai mà phải nói rõ là mac os ko support mảng game
thôi đừng game nữa, lo làm việc đi thôi 😆
tuanthuphap
ĐẠI BÀNG
2 năm
@-KhangThien- Đi nhậu đi bạn ơi
@tuanthuphap
Mày vui tính vãi
benque2000
ĐẠI BÀNG
2 năm
@-KhangThien- Thời sinh viên, chơi game chán rồi. Giờ đi làm, lo đạp mái thôi, thời gian đâu mà chơi.
@benque2000 thời sv mình có cái thú vui giống lúc đi làm của bác á 😆
_ Mình có dùng con M1 Max để thử cho game rồi, chạy native arm m1 luôn, về cơ bản M1 Max chỉ cỡ 3050 tới dưới 3060 khi so fps với game chạy trên win (với build x86 truyền thống) Ultra thì cỡ 3060 cho tới 3060 ti. Nói chung sức mạnh của M1 hiện tại nằm ở CPU tiêu thụ điện thấp, tốc độ truy cập bộ nhớ unify và ssd cực nhanh (do thiết kế gắn chặt bảng mạch và bus cao etc) nên thích hợp cho các tác vụ CPU ; ngoài ra có unit xử lý ảnh, phim, encode decode riêng biệt ở trong SOC nên các tác vụ xử lý ảnh, phim, âm thanh sẽ nhanh hơn so với các máy x86. Đổi lại nhược điểm là raw performance của GPU khá thấp khi so cùng giá tiền với các GPU rời của AMD và Nvidia (và đổi lại tiết kiệm điện hơn etc)

_ Về cơ bản thì hiện tại vẫn chưa thoát được vòng : Mac để làm việc, PC win để chơi game và những thứ cần raw performance. Nếu ai chơi web game hoặc game native M1 hoặc giả lập thì Mac cũng tạm ổn khi kết hợp nhu cầu làm việc, giải trí hàng ngày. Còn nếu mua Mac chỉ để thử gaming thì phí tiền quá 😆
Cười vô mặt
Firefox OS
ĐẠI BÀNG
2 năm
@iceteazz Ý trên khá chuẩn, ý dưới cần chỉnh lại tý là Mac để "làm việc về studio", còn PC win thì để "làm mọi việc kể cả studio và chơi game" thì mới chính xác nhất
@Firefox OS _ Mac M1 thực ra làm các việc khác liên quan CPU cũng ok vì CPU đủ mạnh cho phần lớn tác vụ, tốc độ giao tiếp với ram và ssd cũng rất nhanh (có thể coi là top các thiết bị nhanh nhất hiện nay trong làng máy tính) nên làm việc kiểu với VM, docker, build code các kiểu vẫn ngon nghẻ. Vấn đề chỉ xảy ra khi dùng GPU nhiều trong các tác vụ ngoài sửa ảnh / edit phim ảnh / âm thanh thì sẽ không có perf ngon như mọi người đang làm với CPU thôi 😆 PC win thì ăn điện, nhưng nếu không quan tâm điện nhiều ít thì làm được mọi thứ kể cả chơi game. Giá đầu tư cũng "hạt rẻ" hơn so với mac với cùng perf (tương đối) 😃
Cười vô mặt
@iceteazz Đúng rồi, như mình PC là cứ phải Win, còn tý games, phần mềm kế toán, các thứ,... laptop thì dùng từ Win qua Mac thấy cũng vậy, laptop mình dùng đơn giản lắm, ảnh ọt dựng video nhẹ nhàng, office thôi. Games không sướng nên Lap Win cũng ko chơi games qua Mac ko bị ảnh hưởng gì, mà lại có lợi pin trâu, mát, màn đẹp, hiệu năng ổn, nói chung laptop Mac là best. Pc thì còn tùy nhu cầu là gì nữa. Nếu chỉ cho studio thì cũng Ok thôi, vì studio là máy công ty họ cũng chả muốn nhân viên games giếc gì đâu.
18K
CAO CẤP
2 năm
@P.W ơi macOS hỗ trợ chơi game trên 2 tay cầm gì ấy nhỉ. (không tính tay Steelseries ra vì nó quá stupid)
@18K Có thì vẫn có, tôi thử hai cái DualSense vẫn được nhưng mà kẹp thêm chuột phím để điều khiển máy thì chơi game nó cứ cà giật 😔 Từ thời Catalina đổ đi là kết nối được rồi.
18K
CAO CẤP
2 năm
@P.W Thế thôi không chơi game nữa
5k lếch thế cũng khá rùi
Firefox OS
ĐẠI BÀNG
2 năm
chơi game mới lòi ra gpu của mac studio hồi khoe mạnh hơn 3090 thì giờ chưa bằng con 3060 nữa =))
SonPGT
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Firefox OS GPU của M1 chỉ mạnh ở những tác vụ như encode, media, xử lý hình ảnh 2D thôi, chứ những tác vụ khác thì gọi NVIDIA và AMD bằng cụ tổ =))
Xin link mua quả địa cầu ad ơi😍😍
Nem NT
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Sang Vỹ Hơi mặn đó bác ạ 😅
https://www.ebay.com/itm/143869998627
@Nem NT Giá này thấy mua con này ngon hơn nè bác, nó có thể tự xoay ko cần điện/pin luôn
https://www.movaglobes.com/earth-clouds/
Nh0kluatjh
ĐẠI BÀNG
2 năm
Đồ hoạ nhìn mù mắt =))) t full đồ apple nhưng nói thật thằng nào tâng lên mạnh hơn rtx 3090 cười thật =))
cuongbu
TÍCH CỰC
2 năm
Nhìn chất nhỉ
Rất gọn gàng ko hổ danh là đồ Apple
kringduy126
ĐẠI BÀNG
2 năm
@cuongbu máy thiết kế ko dành cho game nên chỉ bé như vậy thôi anh
cuongbu
TÍCH CỰC
2 năm
@kringduy126 Vâng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019