Czech đã viện trợ hơn 20 pháo tự hành DANA 152mm trong khi Slovakia viện trợ 8 pháo ZUZANA 2 155 mm cho Ukraine. DANA hay ZUZANA đều là pháo tự hành lắp trên nền tảng bánh lốp với khả năng vượt địa hình, mức độ tự động hóa cao.
Czech chuyển DANA 152mm cho Ukraine, ngay sau đó nước này đã đạt được thỏa thuận với công ty quốc phòng Nexter của Pháp để mua pháo tự hành CAESAR 155mm. Việc chuyến các hệ thống pháo DANA 152mm cho Ukraine cũng đi kèm với việc "dọn kho" 4006 quả đạn pháo 152mm. Tổng giá trị của số đạn này đến 1,7 triệu đô nhưng Ukraine sẽ nhận miễn phí theo một quyết định được đưa ra bởi Bộ quốc phòng Czech hồi tháng 1. Thay thế bằng CAESAR thì Czech cũng sẽ chuyển sang dùng đạn pháo 155mm chuẩn NATO thay vì 152mm chuẩn Liên Xô.
https://www.youtube.com/shorts/Tucm_xHkfqI
Trước khi chiến sự nổ ra, Ukraine đã từng đàm phán với Czech mua 26 hệ thống DANA M2 - thế hệ mới nhất của DANA nhưng do một vụ bê bối về thổi giá, hợp đồng này bị hoãn lại. Ngoài ra Ukraine hồi tháng 4 đã thương lượng mua 16 hệ thống pháo ZUZANA từ Slovakia.
DANA viết tắt của Dělo Automobilní Nabíjené Automaticky - xe tải gắn pháo nạp đạn tự động và như tên gọi, nó là một loại pháo tự hành được gắn trên nền tảng bánh lốp, được thiết kế bởi công ty Konštrukta Trenčín và chế tạo bởi ZTS Dubnica nad Váhom thuộc Tiệp Khắc (giờ là Slovakia). Loại pháo tự hành này được giới thiệu lần đầu vào thập niên 70 và là loại pháo tự hành 152mm đầu tiên được đưa vào biên chế. DANA được phát triển dành cho quân đội Tiệp Khắc nhằm thay cho nhu cầu mua pháo tự hành 2S3 Akatsiya SPG của Liên Xô, vai trò của nó là vũ khí yểm trợ bộ binh gián tiếp. Những hệ thống DANA đầu tiên được đưa sử dụng vào năm 1981, ước tính có hơn 750 hệ thống DANA được chế tạo.
Czech chuyển DANA 152mm cho Ukraine, ngay sau đó nước này đã đạt được thỏa thuận với công ty quốc phòng Nexter của Pháp để mua pháo tự hành CAESAR 155mm. Việc chuyến các hệ thống pháo DANA 152mm cho Ukraine cũng đi kèm với việc "dọn kho" 4006 quả đạn pháo 152mm. Tổng giá trị của số đạn này đến 1,7 triệu đô nhưng Ukraine sẽ nhận miễn phí theo một quyết định được đưa ra bởi Bộ quốc phòng Czech hồi tháng 1. Thay thế bằng CAESAR thì Czech cũng sẽ chuyển sang dùng đạn pháo 155mm chuẩn NATO thay vì 152mm chuẩn Liên Xô.
https://www.youtube.com/shorts/Tucm_xHkfqI
Trước khi chiến sự nổ ra, Ukraine đã từng đàm phán với Czech mua 26 hệ thống DANA M2 - thế hệ mới nhất của DANA nhưng do một vụ bê bối về thổi giá, hợp đồng này bị hoãn lại. Ngoài ra Ukraine hồi tháng 4 đã thương lượng mua 16 hệ thống pháo ZUZANA từ Slovakia.
DANA viết tắt của Dělo Automobilní Nabíjené Automaticky - xe tải gắn pháo nạp đạn tự động và như tên gọi, nó là một loại pháo tự hành được gắn trên nền tảng bánh lốp, được thiết kế bởi công ty Konštrukta Trenčín và chế tạo bởi ZTS Dubnica nad Váhom thuộc Tiệp Khắc (giờ là Slovakia). Loại pháo tự hành này được giới thiệu lần đầu vào thập niên 70 và là loại pháo tự hành 152mm đầu tiên được đưa vào biên chế. DANA được phát triển dành cho quân đội Tiệp Khắc nhằm thay cho nhu cầu mua pháo tự hành 2S3 Akatsiya SPG của Liên Xô, vai trò của nó là vũ khí yểm trợ bộ binh gián tiếp. Những hệ thống DANA đầu tiên được đưa sử dụng vào năm 1981, ước tính có hơn 750 hệ thống DANA được chế tạo.
Thiết kế của DANA rất khác biệt so với các loại pháo tự hành được phát triển trong thập niên 70. Thay vì sử dụng khung gầm bánh xích thì DANA sử dụng khung gầm bánh lốp, cụ thể là nền tảng 8x8 TATRA 815. TATRA 815 là một dòng xe tải của TATRA, Czech và nó được thiết kế để vượt nhiều loại địa hình. Đây cũng là ưu điểm của nền tảng bánh lốp so với bánh xích. Thêm nữa là chi phí sản xuất thấp hơn và dễ bảo trì. Nhờ dùng khung gầm bánh lốp và động cơ diesel V-12 345 mã lực, DANA có thể đạt vận tốc tối đa 80 km/h.
Pháo được đặt giữa khung gầm, phía trước là cabin dành cho tài xế và chỉ huy, phía sau đặt động cơ. Hệ thống pháo 152mm 37 caliber thiết kế nòng nguyên khối, tháp pháo chia làm 2 buồng, bên trái dành cho pháo thủ và nhân viên nạp đạn số số 1 cũng như chứa các hệ thống điều khiển khai hỏa, hệ thống quan sát và tính toán đạn đạo cùng kho chứa và hệ thống nạp khối nổ đẩy. Bên phải chứa hệ thống nạp đạn và kho đạn, được điều khiển bởi nhân viên nạp đạn số 2. Giữa 2 buồng là không gian dành cho nòng pháo, hệ thống giảm giật, đường trượt của pháo sau khi khai hỏa và băng chuyền để nhả vỏ đạn ra sau. DANA độc đáo ở hệ thống nạp đạn tự động khi nó cho phép nạp đạn và khối nổ đẩy ở mọi góc nâng của nòng pháo thay vì phải hạ xuống song song với mặt đất hay tại các vị trí nhất định.
DANA có thể bắn từng phát hoặc bắn loạt tự động. Tốc độ bắn của pháo tối đa 6 viên mỗi phút hay bắn loạt 3 viên mỗi phút, liên tục trong 30 phút trước khi cần làm nguội nòng. Tầm bắn của DANA đạt 18 km với đạn nổ mạnh 152-E0F, tối đa 20 km với đạn 152-EoFd và có thể bắn đạn 152-EPrSv - loại đạn nổ mạnh, bắn trực tiếp để phá hủy các mục tiêu bọc thép như xe tăng.
Phiên bản mới nhất của DANA 152mm là DANA M2, nó được hiện đại hóa bởi Excalibur Army với thiết kế cabin mới dành cho tài xế/kỹ sư và chỉ huy, thêm vào đó là hệ thống kiểm soát hỏa lực, dẫn đường, ngắm bắn, phân tích tình huống và liên lạc cải tiến. Biến thể này còn được nâng cấp với nhiều thành phần tự động hóa và năng lực vượt địa hình. Bên cạnh pháo 152 mm thì DANA có các biến thể dùng pháo 155mm chuẩn NATO gọi là ZUZANA, vẫn lắp trên khung gầm 8x8 của TATRA, tầm bắn được tăng lên thành 41 km.
Slovakia đã đồng ý chuyển cho Ukraine 8 hệ thống pháo ZUZANA 2. ZUZANA không chỉ sử dụng pháo lớn hơn mà còn có hệ thống kiểm soát hỏa lực hỗ trợ chế độ bắn MRSI - bắn loạt nhiều viên lên các quỹ đạo khác nhau và đánh trúng mục tiêu cùng lúc tương tự như PzH 2000 của Đức. Biến thể ZUZANA 2 được cải tiến từ ZUZANA 1, nòng pháo dài hơn từ 45 cal lên 52 cal, tháp có thể xoay 360 độ, giáp cabin cải tiến và giảm nhân sự xuống còn 3 người. Tốc độ bắn của ZUZANA 2 đạt 6 viên/phút.
Đầu năm 2021, Excalibur Army đã ra mắt nguyên mẫu đầu tiên của DITA - phiên bản pháo tự hành 155mm dùng khung gầm 8x8 dựa trên DANA. DITA có thiết kế tự động gần như hoàn toàn, kíp vận hành giảm xuống chỉ còn 2 người gồm lái xe và chỉ huy. Nó được trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực hiện đại, có thể triển khai bắn nhanh rút nhanh, khả năng vượt địa hình tốt hơn và độ chính xác cao hơn.
Quảng cáo
DANA đã từng tham chiến tại nhiều cuộc chiến trên thế giới chẳng hạn như xung đột Libya - Chad năm 1978 - 1987, chiến tranh Nga - Georgia năm 2008, đụng độ giữa Azerbaijan và Armenia tại vùng Nagorno-Karabakh năm 2020 và mới nhất là trên chiến trường Ukraine. Czech được cho là đã cung cấp cho Ukraine các biến thể DANA MODAN vz.77 và DANA M2. Trước đó, Pháp đã viện trợ pháo tự hành 155mm CAESAR, Đức gởi cho Ukraine 7 pháo tự hành PzH 2000 155mm còn Mỹ cung cấp 90 pháo kéo M777 theo gói viện trợ quân sự trị giá 800 triệu đô.
Theo: Mezha [1]; [2]; Army Recognition [1]; [2]; [3]