Địa táng (chôn cất) và hoả táng (đốt xác) là những phương thức quen thuộc để xử lý hài cốt sau khi một người qua đời. Thế nhưng anh em đã bao giờ nghe đến thủy táng chưa?
Trước hết, chôn cất là việc chôn xác người xuống lòng đất (có quan tài hoặc không), còn hỏa táng là phương pháp xử lý xác chết thông qua việc đốt xác, thường được coi là một giải pháp chôn cất thay thế thân thiện với môi trường thay cho các phương thức chôn cất truyền thống. Thế nhưng, thực chất việc đốt xác thành tro cần nguồn năng lượng rất lớn để cung cấp nhiên liệu cho quá trình đốt xác, và phương pháp này lại thải ra hàng triệu tấn CO₂ mỗi năm, vậy nên phương pháp này không những không thân thiện với môi trường, mà còn gây ô nhiễm môi trường hơn.
Ngoài chôn cất và hỏa táng, còn có một phương pháp xử lý thi thể khác được gọi là aquamation - phương pháp thủy táng thông qua quá trình thủy phân bằng kiềm. Phương pháp này sẽ xử lý thi thể bằng cách sử dụng dung dịch kiềm đun nóng để phân hủy thi thể, chỉ để lại phần xương.
Phương pháp thủy táng thi thể người được phát triển từ phương pháp xử lý xác động vật thành phân bón cho cây trồng, vốn có từ những năm 1880. Một thế kỷ sau, phương pháp thủy phân này bắt đầu được áp dụng để xử lý thi thể người. Khoảng 22 năm trước, Đại học Floria (Mỹ) là nơi đầu tiên chế tạo thành công hệ thống máy thủy táng, trước đó thì quá trình thủy táng vẫn còn được thực hiện rất thô sơ.
Trước hết, chôn cất là việc chôn xác người xuống lòng đất (có quan tài hoặc không), còn hỏa táng là phương pháp xử lý xác chết thông qua việc đốt xác, thường được coi là một giải pháp chôn cất thay thế thân thiện với môi trường thay cho các phương thức chôn cất truyền thống. Thế nhưng, thực chất việc đốt xác thành tro cần nguồn năng lượng rất lớn để cung cấp nhiên liệu cho quá trình đốt xác, và phương pháp này lại thải ra hàng triệu tấn CO₂ mỗi năm, vậy nên phương pháp này không những không thân thiện với môi trường, mà còn gây ô nhiễm môi trường hơn.
Ngoài chôn cất và hỏa táng, còn có một phương pháp xử lý thi thể khác được gọi là aquamation - phương pháp thủy táng thông qua quá trình thủy phân bằng kiềm. Phương pháp này sẽ xử lý thi thể bằng cách sử dụng dung dịch kiềm đun nóng để phân hủy thi thể, chỉ để lại phần xương.
Phương pháp thủy táng thi thể người được phát triển từ phương pháp xử lý xác động vật thành phân bón cho cây trồng, vốn có từ những năm 1880. Một thế kỷ sau, phương pháp thủy phân này bắt đầu được áp dụng để xử lý thi thể người. Khoảng 22 năm trước, Đại học Floria (Mỹ) là nơi đầu tiên chế tạo thành công hệ thống máy thủy táng, trước đó thì quá trình thủy táng vẫn còn được thực hiện rất thô sơ.
Trong quá trình thủy táng, thi thể được đặt bên trong một bình điều áp chứa đầy hỗn hợp nước và kali hydroxit (KOH). Hỗn hợp sẽ được làm nóng đến khoảng 200 - 300°F (90 - 150°C). Khi áp suất trong bình chứa tăng lên, dung dịch sẽ phá vỡ các chất hữu cơ (ở đây là thi thể) trong vài giờ (tùy theo lượng nhiệt cao hay thấp mà tốn khoảng từ 6-14 tiếng) thay vì đun sôi. Quá trình này sẽ hóa lỏng tất cả mọi thứ ngoại trừ xương, sau đó xương sẽ được làm khô và phân hủy thành chất bụi trắng (tạm gọi bụi cốt). Người nhà sẽ nhận lại phần bụi cốt này trong một chiếc bình.
So với hỏa táng, thủy táng cũng để lại thêm 32% thi thể so với hỏa táng. Chất lỏng còn lại sau quá trình thủy táng là một hỗn hợp vô trùng chứa các hợp chất hữu cơ bao gồm muối và axit amin có thể được dùng làm phân bón, hoặc sẽ được xử lý an toàn để có thể thải ra các môi trường nước khác.
Hệ thống máy thủy táng của Bio-Response Solutions
Bio-Response Solutions, một công ty Mỹ chuyên cung cấp dịch vụ thủy táng cho biết, quá trình này sử dụng “nguồn năng lượng ít hơn 90% so với hỏa táng và không thải ra bất kỳ loại khí nhà kính độc hại nào”. Cho tới nay, đã có một số quốc gia (cho phép) sử dụng phương pháp thủy táng này, bao gồm một số khu vực tại Úc, Bỉ, Canada, Mexico, Hà Lan, Nam Phi, Vương quốc Anh, và một số bang tại Mỹ.
Tham khảo IE, Wired, Wikipedia