Các công ty hàng không vũ trụ đang tìm cách giải quyết rác thải vũ trụ từ vệ tinh hư hỏng

Nam Air
5/3/2023 12:58Phản hồi: 36
Các công ty hàng không vũ trụ đang tìm cách giải quyết rác thải vũ trụ  từ vệ tinh hư hỏng
Năm 2022 có 180 vệ tinh được phóng thành công lên quỹ đạo, chưa kể những cái thất bại. Tính tới giữa năm 2022, có khoảng 5.500 vệ tinh đang bay trên đầu của chúng ta, điều này khiến cho các nhà khoa học vũ trụ đau đầu tìm cách giảm rác thải vũ trụ từ hoạt động phóng vệ tinh.

Nếu anh em từng xem phim sci-fi Gravity (2013) thì có thể hình dung được rác thải ngoài vũ trụ nguy hiểm như thế nào. Nếu không được kiểm soát và bay tứ tung, chúng có thể va chạm và phá hủy các vệ tinh trị giá hàng tỷ đô đang cung cấp internet, định vị GPS, truyền hình số mặt đất vv cho chúng ta sử dụng mỗi ngày.

cover.jpg

Lý do mà các nhà khoa học lo ngại là hoàn toàn có cơ sở. Rạng sáng ngày 2/4/2018, Thiên Cung 1 của Trung Quốc bị mất kiểm soát đã bị cho rơi tự do xuống nam Thái Bình Dương, gần đây nhất là tên lửa Trường Chinh 5B cũng bị bỏ để rơi xuống địa cầu hồi đầu tháng 11/22.

Hôm thứ Sáu 3/3, Bộ tư lệnh Vũ trụ (US Space Command) của Mỹ đã đưa ra bảng quy tắc ứng xử về rác thải không gian để các công ty hoạt động trong lĩnh vực hàng không vũ trụ của Mỹ thực hiện. “Ý tưởng của chúng tôi là các nước khác cũng làm như vậy” - thiếu tướng Richard Zellman, phó giám đốc bộ chỉ huy US Space Command cho biết.


Trước mắt, bộ quy tắc ứng xử yêu cầu các công ty hàng không vũ trụ có phương án an toàn để xử lý vệ tinh, tên lửa đã qua sử dụng, nếu không thể tiêu hủy thì ít nhất cũng phải điều khiển chúng bay tới những vị trí an toàn, không “đụng chạm tới ai”. Ngoài ra, họ cũng cần thông báo kịp thời cho các bên liên quan khi vệ tinh của họ bị sự cố, có thể dẫn tới mất an toàn cho các vệ tinh khác.

[​IMG]
Vệ tinh Starlink nhìn thấy trên bầu trời South Funen, Đan Mạch. Ảnh của tác giả Ritzau Scanpix/Mads Claus Rasmussen chụp đêm 21/4/2020 bằng kỹ thuật phơi sáng

Hiện nay rất nhiều công ty tư nhân tham gia chạy đua trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, nổi bật nhất có thể kể tới SpaceX của tỷ phú Elon Musk, họ đã phóng tổng cộng 3.055 vệ tinh lên hạ quỹ đạo của Trái đất cho hoạt động kinh doanh internet không dây toàn cầu. Mục tiêu dài hạn của Elon Musk là sẽ phóng 12.000 vệ tinh.

Để cạnh tranh với Starlink của SpaceX, Trung Quốc tuyên bố khởi động dự án GW, phóng 13.000 vệ tinh lên hạ quỹ đạo để phủ sóng internet.
tinhte-ve-tinh-gw.jpg

Astroscale, Northrop Grumman, Maxar và Airbus là những công ty đang nghiên cứu công nghệ tái chế vệ tinh trên vũ trụ. 2 trong số những giải pháp mà họ đang đổ tiền thử nghiệm đó là phóng module tiếp nhiên liệu lên để kéo dài tuổi thọ của những vệ tinh "hết pin". Công nghệ còn lại là đưa thêm 1 vệ tinh lên ráp nối để nâng cấp, sửa chữa những vệ tinh bị lỗi.

Ngoài những cái tên kể trên, công ty Neumann Space của Úc còn nghiên cứu 1 giải pháp khác: tái chế các vệ tinh đã bị hư hỏng. Bằng cách nào đó, họ sẽ khai thác các thành phần kim loại trong những vệ tinh hư hỏng kia tạo thành nhiên liệu plasma, để tiếp thêm nhiên liệu cho các vệ tinh mới phóng lên.

"Điều tuyệt vời đó là chúng ta có thể kéo dài thêm sứ mệnh của các vệ tinh bằng cách tiếp thêm nhiên liệu cho chúng bằng những kim loại đang có sẵn trên đó." Ông Herve Astier, CEO của Neumann Space phát biểu. Dự kiến tháng 6 năm nay họ sẽ phóng vệ tinh lên để thử phương pháp này.

Quảng cáo



Theo Reuters
36 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Lại phong trào kêu gọi ... toàn dân cư trái đất vác bịch nylon đi dọn rác vũ trụ !! Ha ha
Chủ yếu là bọn tàu xả rác chứ ko ai vô đây
@sốt-xuất-huyết-2023 bậy oỳ
@vunh94 chớ giề nữa, toàn bộ tên lửa tầng 2 và vệ tinh của trung quốc không được thiết kế để "deorbit" khi đã hoàn thành nhiệm vụ. Thập chí mấy cái mất kiểm soát toàn rơi tự do không control được điểm rơi (không nói capsule đưa người về nhé)
Sao ko xử lý rác ở dưới mặt đất kìa. Lên tới tận đấy xử lý chi trời.
Sher
ĐẠI BÀNG
một năm
@baotam2101 Bạn hỏi khó thế! 😆)
@baotam2101 Mỗi người có công việc riêng của mình. Hồi đó các nước ko chung tay chống lủng tầng ozone thì giờ cái lỗ thủng kia chắc to bằng cả cái VN rồi chứ ko đc vá như vá màng tr*nh như bây giờ đâu
oh7h7o
ĐẠI BÀNG
một năm
@baotam2101 Toàn các cty chuyên về công nghệ vệ tinh vũ trụ mà lại đi bảo xử lí rác thải ở mặt đất là sao ? Giống kiểu mấy ông bà già bắt thằng cháu làm lập trình viên đi sửa máy cày vậy 😆
Thiếu nga ngố cái là ối ông phải mua tên lửa đẩy giá cao cắt cổ, tôi người trung lập éo bên phe nào nhé, tôi chỉ phe cờ đỏ sao vàng năm cánh thôi.
Lép1102
ĐẠI BÀNG
một năm
@lecongminhblogshost M biết m đang nói gì ko hả 😂😂😂
@Lép1102 Bố biết
@dktran01 Tóm lại vẫn là rác, chứ đéo hiểu ông phân tích làm đéo gì nhỉ?
@lecongminhblogshost cái gì rác nói tiếp đi này, tính ra cái nhà của mày đang ở cũng là rác? Định nghĩa khoa học là của một tập thể người có trí thức quy định, còn bố thích định nghĩa riêng thì bố vô rừng bố sống rồi cãi với khỉ.
Từ cái điện thoại m cầm trên tay đến cái cmt của m cũng là rác, nói thế cho vuông đúng không?
Cũng còn thưa thớt chán ... Với 500 triệu kí lô mét vuông
với 50000 vệ tinh thì mật độ vệ tinh số là 10000 kí lô mét vuông có 1 cái
@Hoàng Dương Liệt nhưng nó bay với tốc độ 90p 1 vòng TĐ, sai 1 ly đi 1 dặm
@Utopic Unicorn 1 vòng mà mất có 90p thôi á bác,có thật không đấy
@Hoàng Dương Liệt Đấy, cứ phải có con số cụ thể như bác này thì noa mới dễ hình dung, chứ như thớt đưa cái ảnh nhìn ghê vcc.
nghe bao cần cẩu do tq, vậy giờ có tính số lượng rác của TQ ko? 😁
dash.oad
ĐẠI BÀNG
một năm
GW = Great World, nghe cái tên đã hình dung ra ý đồ công việc tẩy não toàn cầu
@dash.oad Great wall, great war. Thèn khựa thì phải v mới đúng
Thói xả rác quen rồi đi đâu cũng xả được
GiT
TÍCH CỰC
một năm
@My name’s Liêm Ý bạn nói thằng nào? US hay CN???
Cười vô mặt
Bắn thêm nhiều nhiều cái nữa vào để làm hàng rào bảo vệ trái đất. Vừa không sợ tàu của người ngoài hành tinh, vừa giảm được nhiệt độ trái đất do hanj chế bớt phần nào các sóng chiếu tới bầu khí quyển 😆
có phi thuyền ragnarok trôi dạt ngoài đó ko nhỉ :v
Thôi cứ như tàu+ cho nhanh, vệ tinh, tên lửa gì đó, phóng lên thì phòng. Còn rơi rớt đâu thì không cần quan tâm 🤣 canh thằng nào vớt được thì mang tàu chiến ra giật đồ như vừa rồi ấy. Quá tiện.
Tàu khựa thì rõ rồi, vệ tinh rơi đâu là chuyện của nó, kg liên quan gì đến tui.
Hết rác từ trái đất giờ đến rác vũ trụ
đẩy nó vào mặt trời.
Dungbro
ĐẠI BÀNG
một năm
sau ông Space X với China, Ấn độ nó đua nhau mỗi ông hơn chục nghìn vệ tinh, chắc nhìn lên trời đêm thấy toàn vệ tinh mà tưởng sao quá 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019