Tính năng Crash Detection trên iPhone là một trong những tính năng cứu trợ của Apple được nhiều người đánh giá cao về độ chính xác và sự hữu dụng của nó. Thực tế đã có rất nhiều người được cứu nhờ vào tính năng này. Trong bài viết này mình sẽ nói rõ hơn về cách mà Crash Detection hoạt động trên iPhone.
Cụ thể hơn, tính năng Crash Detection trên iPhone và Apple Watch sử dụng một số cảm biến để phát hiện va chạm xe hơi (trong một số trường hợp trên xe máy nữa), bao gồm:
Những tính năng hay ho trên iPhone vẫn chưa xuất hiện tại Việt Nam
Trong vài tháng trước thì Apple đã chính thức giới thiệu tính năng Apple Pay cho người dùng iPhone tại Việt Nam để giải quyết những bất cập trong việc thanh toán. Nhưng đối với cá nhân mình, Apple Pay vẫn chưa đủ…
tinhte.vn
Cụ thể hơn, tính năng Crash Detection trên iPhone và Apple Watch sử dụng một số cảm biến để phát hiện va chạm xe hơi (trong một số trường hợp trên xe máy nữa), bao gồm:
- Cảm biến gia tốc: Cảm biến này đo gia tốc của thiết bị. Khi thiết bị bị va chạm, cảm biến gia tốc sẽ ghi nhận lại sự gia tăng đột ngột về gia tốc.
- Cảm biến con quay hồi chuyển: Cảm biến này đo lường các góc quay của thiết bị. Khi thiết bị bị va chạm, cảm biến con quay hồi chuyển sẽ ghi nhận lại sự thay đổi đột ngột về các góc quay của thiết bị.
Tóm lại, tính năng phát hiện va chạm có thể hoạt động nhờ những cải tiến mới đối với con quay hồi chuyển và gia tốc kế - các cảm biến bên trong iPhone và Apple Watch có chức năng phát hiện chuyển động và tốc độ chuyển động của người đang sử dụng nó. Ngoài ra, Crash Detection cũng dựa trên nhiều yếu tố khác bao gồm GPS để suy luận tốc độ, micrô để ghi lại âm thanh va chạm, áp kế để phát hiện áp suất nếu túi khí được kích hoạt.
Apple cũng hợp tác rộng rãi với các phòng thí nghiệm va chạm để mô phỏng va chạm và thu thập dữ liệu. Apple thậm chí còn thu thập dữ liệu lịch sử từ Bộ Giao thông vận tải và Cục An toàn Giao thông Đường bộ Quốc gia (NHTSA) để hiểu hơn về các vụ tai nạn có khar năng gây thương tích. Tất cả những điều này nhằm đảm bảo tính năng này khó kích hoạt và sẽ không bị kích hoạt ngoài ý muốn nếu người dùng làm rơi điện thoại.
Khi các cảm biến này phát hiện một va chạm có khả năng gây chấn thương, tính năng Crash Detection sẽ thực hiện các bước sau:
- Tính năng sẽ phát ra một cảnh báo âm thanh và rung.
- Tính năng sẽ yêu cầu người dùng xác nhận rằng họ vẫn ổn.
- Nếu người dùng không phản hồi trong vòng 10 giây, tính năng sẽ tự động gọi các dịch vụ khẩn cấp.
Chia sẻ từ Apple:
- "Đây không phải là một phương trình đơn giản." Ron Huang (phó chủ tịch phụ trách cảm biến và kết nối) nói. Sở dĩ Huang nói đây không phải là một phương trình đơn giản là vì để kích hoạt tính năng này thì quá trình hoạt động của nó cần phải xử lý khá nhiều thông tin và điều kiện khác nhau như đã nêu ở trên.
- "Hầu hết là nhờ khả năng phát hiện G-Force," Drance nói với TechCrunch. “Nó có thể phát hiện G-Force lên đến 256 Gs. Đó là một trong những điểm khác biệt chính của bộ gia tốc kế mới trên iPhone và Apple Watch mới.” Để dễ hình dung, G-Force cao nhất từng được con người chịu đựng được là 214 Gs mà tay đua xe Indycar Kenny Brack gặp phải khi anh ấy bị tai nạn xe đua, chiếc xe đang di chuyển với tốc độ 220 mph, tại trường đua Texas Motor Speedway. Tai nạn xe hơi nghiêm trọng thường ở mức 100 Gs trở lên.
Nhìn chung đây là một tính năng mà không ai mong muốn phải sử dụng đến, gạt qua những vấn đề về báo động giả thì quả thật đây là một tính năng rất hữu dụng cho người dùng để bảo đảm sự sống còn của họ. Tính năng này mặc định sẽ được tự kích hoạt bên trong phần mềm nên anh em không cần mở thủ công (iPhone 14 trở lên).
Crash Detection của iPhone 14 vẫn gửi báo động cấp cứu sai, lần này là ở Nhật Bản
Cách đây vài tuần, Apple đã phải lên tiếng nói rằng họ đang theo dõi và xem xét những phàn nàn của nhiều nhân viên tổng đài cứu hộ ở Mỹ, đặc biệt là những trung tâm tổng đài gần các khu du lịch trượt tuyết vì tình trạng iPhone…
tinhte.vn
Quảng cáo
Anh em nghĩ tính năng này có ích cho mình không?
Apple, TechCrunch, Mashable