Đó là quan điểm của nhà báo Mark Gurman từ tờ Bloomberg trong bản tin PowerOn mới nhất. Gurman cho biết Apple đã cân nhắc việc xây dựng một công cụ tìm kiếm có thể thay thế Google Search để sử dụng trên các thiết bị của mình vì điều đó phù hợp với phương châm hoạt động của công ty cũng như có tiềm năng mang lại rất nhiều tiền. Và hiện tại công ty đã có đầy đủ những thứ cần thiết để hiện thực hoá công cụ tìm kiếm của riêng mình.
Tìm kiếm là một trong những công cụ được sử dụng nhiều nhất trên smartphone, tablet và máy tính. Và phương châm hoạt động của Apple từ lâu là luôn cố gắng sở hữu các công nghệ cốt lõi để làm nền tảng cho các sản phẩm của mình.
Ngoài ra còn là vì tiền. Hiện tại Apple đang được hưởng một phần doanh thu từ quảng cáo tìm kiếm của Google trên các nền tảng của mình, ước tính khoảng 8 tỉ USD mỗi năm trong những năm gần đây. Nhưng nếu công ty sử dụng công cụ tìm kiếm của riêng mình, họ có thể sẽ còn kiếm được nhiều tiền hơn nữa. Nếu Apple triển khai thành công công cụ tìm kiếm của riêng mình thì họ có thể tạo ra nguồn doanh thu tương đương với Apple Watch trong trường hợp giả định có thể bán quảng cáo và vị trí kết quả tìm kiếm ở mức giá tương đương của Google. Khả năng điều đó xảy ra vẫn còn rất xa, nhưng ngay cả khi công cụ tìm kiếm của Apple không thể sánh ngang với Google thì nó cũng có thể giúp tạo ra nhiều doanh thu hơn bằng cách tích hợp vào các sản phẩm và dịch vụ nội bộ của công ty.
Apple biết điều này, đó là lý do tại sao họ đã nghiên cứu công nghệ tìm kiếm trong nhiều năm qua. Công ty có thể cải thiện công nghệ tìm kiếm trong các sản phẩm và dịch vụ của mình hiện tại cũng như xem nó là “một con bài mặc cả đầy sức nặng” trong các cuộc đàm phán phí hoa hồng với Google trong tương lai.
Công cụ tìm kiếm riêng sẽ mang lại lợi ích gì cho Apple?
Tìm kiếm là một trong những công cụ được sử dụng nhiều nhất trên smartphone, tablet và máy tính. Và phương châm hoạt động của Apple từ lâu là luôn cố gắng sở hữu các công nghệ cốt lõi để làm nền tảng cho các sản phẩm của mình.
Ngoài ra còn là vì tiền. Hiện tại Apple đang được hưởng một phần doanh thu từ quảng cáo tìm kiếm của Google trên các nền tảng của mình, ước tính khoảng 8 tỉ USD mỗi năm trong những năm gần đây. Nhưng nếu công ty sử dụng công cụ tìm kiếm của riêng mình, họ có thể sẽ còn kiếm được nhiều tiền hơn nữa. Nếu Apple triển khai thành công công cụ tìm kiếm của riêng mình thì họ có thể tạo ra nguồn doanh thu tương đương với Apple Watch trong trường hợp giả định có thể bán quảng cáo và vị trí kết quả tìm kiếm ở mức giá tương đương của Google. Khả năng điều đó xảy ra vẫn còn rất xa, nhưng ngay cả khi công cụ tìm kiếm của Apple không thể sánh ngang với Google thì nó cũng có thể giúp tạo ra nhiều doanh thu hơn bằng cách tích hợp vào các sản phẩm và dịch vụ nội bộ của công ty.
Apple biết điều này, đó là lý do tại sao họ đã nghiên cứu công nghệ tìm kiếm trong nhiều năm qua. Công ty có thể cải thiện công nghệ tìm kiếm trong các sản phẩm và dịch vụ của mình hiện tại cũng như xem nó là “một con bài mặc cả đầy sức nặng” trong các cuộc đàm phán phí hoa hồng với Google trong tương lai.
Những nỗ lực của Apple với công cụ tìm kiếm hiện tại
Google có thể đang chiếm ưu thế trong lĩnh vực tìm kiếm nhưng họ vẫn cần Apple và hàng tỉ người dùng iPhone, iPad và máy Mac. Chừng nào thoả thuận giữa 2 công ty còn hiệu lực thì Apple vẫn sẽ còn động lực để hướng khách hàng của mình về phía Google vì như vậy thì họ sẽ càng kiếm được nhiều tiền hơn. Một nguồn tin quen thuộc với thoả thuận của 2 công ty đã cho biết việc điều chỉnh mức phí hoa hồng là một phần quan trọng trong thoả thuận: Apple có thể chuyển tất cả khách hàng của mình sang cho DuckDuckGo nếu họ muốn, nhưng làm vậy sẽ chỉ gây tổn hại cho Apple.
Nhưng nếu công nghệ tìm kiếm của Apple chín muồi thì về mặt lý thuyết, có thể giúp Apple cung cấp cho khách hàng một giải pháp tích hợp tốt hơn và riêng tư hơn so với Google. Chúng ta đã có một cái nhìn thoáng qua về việc này thông qua các công cụ tìm kiếm riêng trong các dịch vụ như App Store, Maps, Apple TV và News.
John Giannandrea, Cựu Giám đốc Google, hiện đang giám sát mảng machine learning và AI tại Apple, cũng đang quản lý một nhóm tìm kiếm quy mô lớn dưới quyền của mình. Trong vài năm qua, nhóm này đã phát triển một công cụ tìm kiếm thế hệ mới với tên mã là “Pegasus”, giúp hiển thị kết quả chính xác hơn cho các app và dịch vụ của Apple. Công cụ này hiện chỉ có sẵn trong một số app của Apple nhưng sẽ sớm xuất hiện trên nhiều app hơn nữa bao gồm cả App Store.
Nhưng bằng chứng rõ ràng nhất về nỗ lực tìm kiếm của Apple có thể được nhìn thấy trong Spotlight, app giúp người dùng tìm thấy mọi thứ trên thiết bị của họ. Từ một vài phiên bản iOS và macOS trước đó thì Apple đã bắt đầu thêm kết quả tìm kiếm trên web vào công cụ này, hướng người dùng trực tiếp đến các trang web có thể giải đáp thắc mắc của họ. Và Siri cũng sử dụng công nghệ đó để đưa ra kết quả trên web.
Nhóm của Giannandrea hiện cũng đang tìm cách tích hợp sâu hơn các tính năng tìm kiếm của Apple vào trải nghiệm trên iOS và macOS, đồng thời củng cố thêm công nghệ bằng các công cụ generative AI mới.
Vài năm trước, Apple đã giới thiệu một trình thu thập dữ liệu web (web crawler) có tên là Applebot. Giống như web crawler của Google và Microsoft, hệ thống này quét internet và lập chỉ mục cho các trang web để trả về kết quả tìm kiếm trong tương lai. Về cơ bản nó tồn tại để tìm các trang web mà nó có thể cung cấp cho người dùng trong Siri và Spotlight.
Quảng cáo
Apple cũng có đội ngũ công nghệ quảng cáo riêng, điều này sẽ rất hữu ích nếu công ty có nhiều tham vọng hơn với mảng công cụ tìm kiếm trong tương lai. Nhóm này vận hành các chức năng quảng cáo tìm kiếm trong App Store, phân phối quảng cáo cho Apple News, app Stocks và Weather đồng thời đứng ra thương lượng các thoả thuận quảng cáo để stream các chương trình thể thao. Hay nói cách khác, nhóm nhân sự này đã có nhiều kỹ năng và nhân viên bán hàng cần thiết để trở thành một nhóm quảng cáo tìm kiếm trên web.
Nói chính xác ra thì công nghệ tìm kiếm của Spotlight và các app của Apple vẫn giới hạn hơn so với những gì Google có thể làm, nhưng nó đủ để cung cấp nền tảng nếu Apple thực sự muốn phát hành một công cụ tìm kiếm thực thụ.
Apple Search có thể đang đến rất gần
AI cũng mang lại cho Apple một cơ hội tiềm năng. Nhóm machine learning của công ty cũng đang tích cực tìm kiếm các kỹ sư mới để phát triển công nghệ tìm kiếm. Ngoài ra vào năm 2019, Apple cũng đã mua lại Laserlike, một công cụ tìm kiếm dựa trên AI do các cựu nhân viên của Google thành lập. Nhiều nhân sự lãnh đạo của công ty này tuy đã trở lại với Google nhưng team phát triển hiện vẫn đang làm việc tại Apple.
Apple cũng đã từng có cơ hội thực hiện một thương vụ mua lại một công cụ tìm kiếm nổi tiếng khác nhưng đã từ chối. Vào năm 2020, Microsoft đã gợi ý bán Bing cho Apple để biến nó trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên iPhone và các thiết bị khác nhưng Phó Chủ tịch Eddy Cue đã từ chối thoả thuận này vì cho rằng không cần thiết phải tạo ra công cụ tìm kiếm của riêng mình khi sản phẩm của Google đã là tốt nhất. Lập luận đó có thể đúng, nhưng cũng có thể thiên nhiều về việc bảo vệ Google thoát khỏi sự chú ý của Chính phủ vì nếu Hoa Kỳ xác định rằng Google đã vi phạm luật chống độc quyền thì thoả thuận của họ với Apple có thể bị phá vỡ và khiến bộ phận dịch vụ của Cue thiệt hại hàng tỉ USD.
Vì vậy về lâu dài thì Google vẫn là lựa chọn tốt nhất cho đến khi Apple có một “đòn bẩy kinh tế tốt hơn” dưới dạng một công cụ tìm kiếm riêng đủ tốt. Apple đã thiết kế chip riêng, vận hành App Store, bán nhạc trực tuyến, cung cấp dịch vụ stream video và game đồng thời còn có app bản đồ nội bộ cạnh tranh với chính Google. Thứ duy nhất còn thiếu là một công cụ tìm kiếm toàn diện, một sản phẩm sẽ không sớm được ra mắt nhưng có thể đang gần hơn so với những gì chúng ta tưởng tượng.
Quảng cáo