Một lâu đài được xây lại theo đúng kỹ thuật thời Trung cổ sẽ trông như thế nào?

Frozen Cat
31/12/2023 12:51Phản hồi: 43
Một lâu đài được xây lại theo đúng kỹ thuật thời Trung cổ sẽ trông như thế nào?
Đã 26 năm trôi qua kể từ khi một đội ngũ thợ thủ công bắt đầu xây dựng tòa Lâu đài Guédelon ở miền trung nước Pháp. Việc xây dựng lẽ ra sẽ vô cùng đơn giản nếu như họ không sử dụng chính xác các công cụ và phương pháp của thời Trung cổ, đúng y như trong lịch sử. Hàng trăm ngàn khách du lịch ghé thăm mỗi năm để chứng kiến một đội khoảng 70 thợ thủ công và nghệ nhân thực hiện việc xây dựng, bố trí nội thất và thậm chí cả làm khu vườn trong khuôn viên đúng kiểu của thời kỳ đó. Với công nghệ được “học hỏi” và “sao chép” từ thế kỷ 13, câu hỏi đặt ra với Lâu đài Guédelon không phải là điều gì đã thay đổi, mà là điều gì đã không đổi từ đó tới nay.

Khởi công

Lâu đài Guédelon là một dự án được bắt đầu một cách rất tình cờ. Nó giống như một phiên bản có thật của một chương trình truyền hình ở Anh là Grand Designs, nơi mọi người xây dựng những ngôi nhà mơ ước của mình. Trùng hợp ở chỗ chương trình này bắt đầu vào năm 1999, tức là hai năm sau khi dự án lâu đài bắt đầu. Michel Guyot là một doanh nhân người Pháp thích mua các tòa lâu đài. Ông và người anh trai Jacques mua tòa lâu đài đầu tiên khi họ còn rất trẻ vào năm 1979. Đó là một tòa nhà cổ của Pháp cần rất nhiều công sức tu bổ. Đến năm 1995, một số chuyên gia khảo cổ nói với Guyot rằng bên trong tòa nhà này còn có một lâu đài nữa, nó đã rất cũ nhưng vẫn còn tốt và các bức tường của nó hoàn toàn nguyên bản.


quang-canh-cong-truong-guedelon-nam-2000.jpg
Quang cảnh công trường sau gần 3 năm khởi công (năm 2000). Ảnh: Wikipedia.

Trang web của Lâu đài Guédelon nói rằng đây là cách mọi chuyện bắt đầu. Các chuyên gia tìm ra lâu đài cổ cho biết: “Thật tuyệt nếu có thể xây dựng lại lâu đài Saint-Fargeau (tên lâu đài cổ)”. Guyot và hai người cộng tác với ông, một trong số họ là Maryline Martin, người vẫn đang phụ trách dự án Guédelon kể từ khi khởi công, nghĩ rằng họ nên xây một tòa lâu đài mới toanh. Đơn giản là họ không muốn làm việc với lâu đài cổ đã có sẵn ở đó.
Guyot và cộng sự quyết định xây dựng lâu đài mới theo phong cách được sử dụng vào thế kỷ 13, bao gồm cả lối thiết kế chính xác về mặt lịch sử đến từ một kiến trúc sư chuyên nghiệp. Điều đó có nghĩa là các nghệ nhân và thợ thủ công có tay nghề sẽ được yêu cầu thực hiện các loại công việc khác nhau từ nề, rèn, mộc, nhuộm, và cả chăn nuôi, mọi thứ cần thiết để tái tạo lại kiểu công trường xây dựng mà chúng ta có thể thấy vào những năm 1200, khi công nhân không đi lại địa điểm này mỗi ngày bằng một chuyến tàu hoặc chuyến xe buýt kéo dài một giờ. Địa điểm xây dựng đã trở thành ngôi làng của chính mình và các nhân công sinh sống luôn tại đó.

cong-truong-lau-dai-guedelon-thang-11-2013.jpg
Lâu đài Guédelon vào tháng 11/2013, nhìn từ phía trước. Vào thời điểm này tòa nhà chính (logis) về cơ bản đã hoàn thành, ngoại trừ tòa tháp chính gắn liền với nó. Ảnh: Wikipedia.

Những công trình nổi bật thời cổ như Nhà thờ Chartres hay Đại Kim tự tháp ở Giza đều mất 20 năm để xây dựng hoặc lâu hơn. Còn ngày nay thì việc xây dựng các cơ sở khoa học vẫn có thể mất hàng thập niên tạo tác và xây dựng, cũng như các siêu dự án công cộng đầy tham vọng như Dự án đường hầm/xa lộ Big Dig khét tiếng của Boston. Giám đốc truyền thông của Lâu đài Guédelon nói với tờ NPR rằng bên ra quyết định vào thời trung cổ chỉ đơn giản là đồng tiền; các lâu đài là tượng đài cho quyền lực và sự sung túc cũng như đóng vai trò pháo đài quân sự. Bên cạnh đó lâu đài biểu hiện cho nền văn hóa thu mình vào bên trong của thời Trung cổ, trái ngược với sự cởi mở của thời kỳ La Mã trước đó, các lãnh chúa hưởng thụ đời sống nhung lụa và đủ đầy dưới ánh nến bên trong những bức tường kín bưng. Các lâu đài không hề là biểu tượng của sự hợp tác quốc tế và cũng không phải là một cách để hợp lý hóa hoạt động giao thông thường ngày trong thế kỷ 21 cho dân chúng như kiểu Dự án Big Dig.
so-do-canh-quang-lau-dai-guedelon-thang-4-2013.jpg
Sơ đồ lâu đài Guédelon tại Yonne, thuộc vùng Bourgogne-Franche-Comté vào thời điểm tháng 4/2013. Các lâu đài đơn giản là công sự phòng thủ, làm nơi ở của lãnh chúa và cung cấp chỗ cư ngụ (chính là ngôi làng bao quanh nó, nếu có) cho các nông dân phụ thuộc vị lãnh chúa. Ảnh: Wordpress.

Trong một bài viết trên tờ NPR hồi tháng 10/2023, các công nhân tại Guédelon ước tính rằng phần còn lại của công việc, vốn đã kéo dài 26 năm, có thể mất tới… 20 năm nữa mới xong. Điều đó một phần là do mục tiêu xây dựng không mang tính thiết thực. Địa điểm này được coi là một dự án khảo cổ đang hoạt động. Bằng cách thực hiện công việc này theo cách làm truyền thống, các công nhân ở đây đang giúp những người nghiên cứu các lâu đài thời Trung cổ (castellologist, hay “nhà lâu đài học”) hiểu thêm về cách mà chúng thực sự được xây dựng trong lịch sử. Và, đúng như điều đã xảy ra vào thời Trung cổ, quá trình xây dựng kéo dài đã trở thành giai đoạn dài nhất trong sự nghiệp của một số công nhân.
lau-dai-guedelon-nam-2020-voi-thap-nha-nguyen-da-hoan-thanh.jpg
Lâu đài Guédelon vào năm 2020, nhìn từ phía sau lưng. Tòa tháp có mái hình nón đã hoàn thành trong hình là Tháp nhà nguyện. Ảnh: Wikipedia.

Sau đây là góc nhìn thoáng qua về một số loại vật liệu và công nghệ xây dựng thế kỷ 13 đang được sử dụng tại Guédelon và chúng khác biệt ra sao so với các phương pháp xây dựng hiện đại.

Đá

Ngày nay, có rất ít tòa nhà được xây dựng bằng đá chịu lực. Các tòa nhà vẫn có thể làm mặt tiền bằng đá như một lựa chọn mang tính thẩm mỹ, nhưng bên trong thường là bê-tông hoặc thậm chí là bê-tông cốt thép, một thứ không có trong các hạng mục của thế kỷ 13. Mặc dù người La Mã đã phát minh và tinh chế xi măng cho một số loại dự án từ thời cổ đại, nhưng đá và gạch vẫn là vật liệu chính cho các công trình lớn hơn. Các nhà xây dựng đã sử dụng các phiên bản của vữa từ thời cổ đại, kết hợp vôi hoặc thạch cao với các chất phụ gia như keo tự nhiên, protein từ sữa, mỡ động vật, lòng trắng trứng, dầu, huyết động vật và cả bia, theo như các nhà nghiên cứu giải thích trong một bài báo năm 2015 đăng trên tạp chí Archeometry.


mot-goc-trong-cong-truong-xay-dung-lau-dai-guedelon.jpg

Quảng cáo


Một góc trong công trường xây dựng Lâu đài Guédelon, với những bức tường thấp đứng riêng biệt. Các viên đá này không vuông vức như gạch vì chúng được tạo hình bằng tay, trát ở giữa bằng lớp vữa, nhưng về tổng thể chúng vẫn tạo thành một bức tường vững chãi.
da-cua-lau-dai-duoc-deo-truc-tiep-bang-tay.jpg
Đá được đẽo trực tiếp bằng tay, điều này lý giải cho thời gian xây dựng lâu kỷ lục của lâu đài. Ảnh: LA Times.

Vữa sẽ giúp lấp đầy các khoảng trống, khiến cho đá bám chắc vào nhau, đồng thời tạo cho các tòa nhà một độ đàn hồi cần thiết để nó chịu được áp lực liên tục - một loại tải trọng mà các tòa nhà luôn phải chống đỡ trong suốt vòng đời của mình. Chúng ta biết gỗ tự nhiên có độ uốn cong rất lớn, nghĩa là nó khá dẻo, cho nên khi đi ngang qua sàn nhà bằng gỗ thì một người sẽ không làm gãy tấm ván làm đôi; một loại vữa tốt sẽ giúp đá cứng hoạt động theo cách tương tự. Ngày xưa đá được cắt và tạo hình bằng tay, đây là quá trình tốn rất nhiều công sức, đòi hỏi kỹ năng và độ chính xác. Mục đích là tạo tác ra từng viên đá sao cho nó khớp hoàn hảo với những viên đá khác trong cấu trúc, việc này chìa khóa để xây dựng được một cấu trúc chống chọi với gió và thời tiết bên ngoài, có thể đứng vững trước sự bào mòn của thời gian. Còn với các mục đích sử dụng khác, chẳng hạn những bức tường đứng biệt lập thấp hơn đóng vai trò là hàng rào hoặc ranh giới thì những khối đá xếp chồng lên nhau đơn giản là vẫn hoạt động tốt.
da-dang-duoc-cat-ra-de-xay-dung-lau-dai-guedelon-nam-2014.jpg
Đá đang được cắt ra để xây dựng Lâu đài Guédelon, năm 2014.

Các thợ nề ở Guédelon có một chiếc cần cẩu làm việc dựa trên thiết kế của thời kỳ đó. Tờ NPR mô tả nó “giống như một bánh xe chuột khổng lồ” (loại bánh xe để con chuột chạy bên trong) và nó có thể nâng được 453 kg mỗi lần. Nếu làm một phép tính đơn giản, giả sử chúng ta đang sử dụng đá granit màu xám thì sức nặng đó sẽ tương đương một khối đá lập phương dài khoảng 55.88 cm ở mỗi cạnh, bởi khối lượng riêng của đá granit xám là khoảng gần 2.7 tấn/mét khối. Một lực sĩ siêu khỏe cũng có thể nâng tạ ở mức suýt soát 453 kg, nhưng đó là một lần nâng lên rồi thả xuống liền, chứ không phải là một chuyến đi bộ từ mỏ đá đến chiếc xe ngựa đang chờ sẵn. Vào năm 2006, một thợ cắt đá cho biết mỗi khối đá có thể mất tới tám ngày để đục ra ở mỏ đá trước khi nó được đưa đến khu vực thích hợp của công trường xây dựng.
can-cau-khong-lo-tai-cong-truong-guedelon.jpg
Cần cẩu này là loại máy cơ đơn giản, một công nghệ tiên tiến của thế kỷ 13 khi xét trên khối lượng gần nửa tấn mà nó có thể kéo lên. Cần cẩu, hệ thống giàn giáo và xe ngựa là những thiết bị thực sự được xem là hiện đại của thế kỷ 13. Ảnh: LA Times.

Quảng cáo


Mặc dù ngày nay những khối đá lớn không còn phù hợp với các tòa nhà nữa, nhưng không phải là chưa từng có. Những người thợ nề ngày nay có thể mua được những khối đá cắt bằng máy được tiêu chuẩn hóa mà cần cẩu có thể xếp nhanh chúng vào đúng vị trí, giống y như con người có thể đặt những viên gạch một cách mau chóng vào đúng chỗ. Có một lợi thế lớn của việc xây dựng bằng đá cứng như vầy là đá vẫn có tính mô-đun và có thể tái chế. Nếu một khối đá bị bể, người ta có thể nhìn thấy ngay và tránh dùng nó. Còn không, thì khối đá có thể được tái sử dụng cho mọi loại công trình. Ngay cả những viên đá rất cũ cũng có thể được tái sử dụng theo cách này nếu nó không được giới khảo cổ quan tâm bảo tồn.

Gỗ

Bên trong một công trình kiến trúc bằng đá thời Trung cổ như Guédelon, thường có một giàn giáo bằng gỗ rộng rãi và khá chi tiết để hỗ trợ việc xếp đá vào vị trí. Các công nhân đã tiến hành xây dựng tại Guédelon 5 năm trước khi họ bắt đầu thiết lập trọng tâm, đó là một giàn giáo bằng gỗ giúp tạo thành hình vòng cung của trần vòm trong khi các công nhân xếp đặt những viên đá từ dưới đáy lên đến viên đá ở đỉnh vòm. Gỗ được đốn ngay tại chỗ bởi Guédelon nằm trong một khu rừng rậm rạp và chúng được vận chuyển bằng một chiếc xe ngựa và cần cẩu đúng như thời Trung cổ. Một thợ rèn ở tại chỗ làm ra tất cả các loại đinh dùng trong xây dựng bằng gỗ cùng với mọi công cụ khác.


xe-ngua-duoc-su-dung-de-van-chuyen-tai-cong-trinh-guedelon.jpg
Xe ngựa được dùng để vận chuyển đá tại công trường Guédelon. Các thợ thủ công tại đây không chỉ áp dụng phương pháp và vật liệu của thế kỷ 13 mà trang phục cũng gần tương đồng.

Ở thời kỳ đó gỗ cũng được sử dụng để đóng khung cho các ngôi nhà, và tại Guédelon, chúng được lấp đầy bằng cách sử dụng phên liếp và vữa trát tường. Phương pháp này đã có từ thời kỳ đồ đá mới, bao gồm việc cắt lát những thanh gỗ thành những tấm gỗ thô mà chúng được “trát” bằng bất cứ hỗn hợp nào có sẵn. Đó có thể là bùn, đất sét hoặc thạch cao và được nhồi thêm với chất độn như rơm rạ. Những người ủng hộ kỹ thuật này ngày nay cho biết những cấu trúc này có thể dễ dàng đạt tuổi thọ từ 500 năm trở lên.
ben-trong-xuong-moc-cua-lau-dai-guedelon.jpg
Bên trong xưởng mộc của lâu đài. Ảnh: LA Times.

Đúng là gỗ không dễ tồn tại qua sự thử thách của thời gian như là đá, không mấy công trình bằng gỗ của thời xưa còn đứng vững ngày nay, thậm chí nhà gỗ từ thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 còn yếu ớt chứ chưa nói đến những thế kỷ trước đó. Nhưng mục tiêu của Guédelon không phải là tạo ra những tàn tích hoàn mỹ cho một tương lai xa xôi, mà ở đây họ xây một lâu đài hoạt động được với cùng những phương thức mà các nhà xây dựng thời đó ắt hẳn đã sử dụng. Và điều này có nghĩa là gỗ vẫn là vật liệu phù hợp nhất cho nhiều phần của lâu đài, kể cả về mặt kinh tế. Điều đó bao gồm cả mái nhà, như vụ cháy Nhà thờ Đức Bà Paris hồi năm 2019 cho chúng ta thấy, phần mái thường được làm bằng gỗ phủ một lớp vật liệu chống thấm. Gỗ có thể giúp tiết kiệm rất nhiều trọng lượng nhưng luôn có những ưu và nhược điểm.
khung-canh-trong-san-cua-lau-dai-guedelon.jpg
Quang cảnh trong sân của lâu đài. Ảnh: Telegraph.

Sơn và thuốc nhuộm

Ở Guédelon các nghệ nhân sử dụng khoáng chất để tạo ra sơn và những khoáng chất này luôn có sẵn trong đất mùn và mỏ đá. Vào thời trung cổ, sơn cho nội thất thường được làm bằng lòng đỏ trứng, tạo thành sơn keo (màu pha với trứng sống), hoặc còn gọi là casein, tạo ra nhiều loại sơn trắng để quét hoặc sơn lót. Các họa sĩ đôi khi sử dụng sơn dầu, nhưng những loại sơn này mắc tiền và không phù hợp để sơn cho nội thất. Với sơn màu từ trứng sống, các chất màu tự nhiên như đất màu nâu vàng (đất son) được nghiền thành bột rồi trộn với lòng đỏ trứng và chất làm loãng như giấm, như một sự kết hợp giữa axit và bazơ. Về cơ bản, đây giống như một thứ sốt mayonnaise đầy màu sắc dành cho các bức tường.


tuong-ben-trong-toa-nha-chinh-cua-guedelon-duoc-son.jpg
Sơn tường bên trong tòa nhà chính của lâu đài, phong cách này gợi nhớ đến cách sơn tường của thời kỳ La Mã nhưng với các họa tiết đơn giản hơn nhiều. Ảnh: Guedelon.fr.
khung-canh-ben-trong-toa-nha-chinh-cua-guedelon-o-tang-tren-voi-lo-suoi.jpg
Khung cảnh bên trong tòa nhà chính của Guédelon ở tầng trên, tại đây có một khu vực dường như là lò sưởi. Trong một lâu đài Trung cổ, các cửa sổ thường xây sẵn bệ ghế ngồi. Ảnh: Manuelcohen.

Đối với đồ gỗ, lớp dầu hoàn thiện và dầu vécni đã có mặt từ hàng ngàn năm trước. Xưa cũng giống như ngày nay, gỗ có thể được hoàn thiện bằng cách đổ dầu lên và chà xát vào gỗ, cách làm này cũng sẽ giúp bảo quản và làm cho gỗ bớt xốp hơn. Và để tạo ra dầu vécni, các nghệ nhân đã kết hợp các nguồn nhựa cây tự nhiên, như nhựa thông, cùng với một dung môi phù hợp và dầu để tạo ra một lớp hoàn thiện mịn, khô cứng, xóa nhòa đi bề mặt xốp, loang lổ của gỗ. Nhựa cây là một chất thường có trong tự nhiên, có thể được sấy khô hoặc xử lý thành polyme bền, kháng nước.

Họa sĩ Claire Piot cho biết các chất màu được tìm thấy xung quanh lâu đài Guédelon bao gồm “màu đất nâu vàng, phần nào đất sét, một ít đất mùn, than củi, vôi, những thứ tương tự vậy và chúng tôi có thể tạo ra 15 màu." Đất nâu vàng là sự kết hợp giữa đất sét và oxit sắt (một loại hoàn toàn khác với rỉ sét), tạo ra các sắc thái màu thuộc tông màu đất hay một họ các màu được gọi là “sắc màu của mùa thu” (màu này được tìm thấy trên khắp thế giới,ví dụ đất sét đỏ của bang Georgia mang tính biểu tượng tới nỗi các sự kiện văn hóa ở Atlanta được đặt theo tên của nó. Các chất màu khác cũng có sẵn vào thời Trung cổ, nhưng các lâu đài châu Âu thời kỳ này thường sử dụng đất son màu đỏ và màu nâu vàng để tạo nên dải màu của lâu đài, tương tự như cách con người đã làm kể từ thời những bức họa sớm nhất hàng trăm ngàn năm trước.
lau-dau-guedelon-nam-2021.jpg
Lâu đài Guédelon năm 2021, trong đó các tháp góc và tháp canh vẫn chưa hoàn thành. Ảnh: Wikipedia.

Dự án Lâu đài Guédelon có vẻ bất bình thường khi tuyển dụng nhiều công nhân được đào tạo hoặc học việc theo các phương pháp truyền thống thời Trung cổ - những điều mà con người hiện đại không quan tâm, nhưng có những người trên khắp châu Âu vẫn làm việc trong lĩnh vực bảo tồn và giáo dục xung quanh các di tích lịch sử. Ví dụ Cơ quan Môi trường Lịch sử Scotland đang thuê một thợ đẽo đá tập sự như chúng ta đang nói, một người sẽ làm việc trên nửa tá tu viện và lâu đài nằm ở khu vực giáp ranh giữa Scotland với Anh quốc.
Giống như Guédelon, đây là những địa điểm làm việc dài hạn có thể làm nên toàn bộ sự nghiệp của một người. Những người được đào tạo tại Guédelon có nhiều lựa chọn và công việc tái tạo công trình thời Trung cổ của họ đã giúp họ hiểu rõ hơn về các kỹ thuật xây dựng. Người phụ trách truyền thông của dự án nói với NPR rằng nhiều người tham gia tái thiết Nhà thờ Đức Bà Paris đã gọi điện để tham khảo ý kiến của những người thợ thời Trung cổ tài năng của Guédelon.
Vào năm 2006, phóng viên Angela Doland của hãng tin AP viết như sau: “Một số bức tường đã phủ đầy rêu xanh, như một lời nhắc nhở rằng dự án đang tiến triển chậm chạp. Nếu mọi việc suôn sẻ, lâu đài sẽ được hoàn thành vào năm 2023. Sau đó, những người thợ thủ công dự định xây dựng một tu viện, sau đó là một ngôi làng ”. Tất nhiên, đó là 17 năm trước. Còn vào tháng 10/2023, những người xây dựng nói với phóng viên Eleanor Beardsley của NPR rằng có thể phải “10, 15, thậm chí 20 năm nữa” trước khi Lâu đài Guédelon hoàn thành.

Theo Popular Mechanics.
43 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Để xây được các tòa lâu đài hồi xưa, không thể tưởng tượng nổi nếu quy ra theo giá trị thời bây giờ.
@cloud5trike Tui chỉ hóng cảnh người ta đi ẻ thử trong cái lâu đài này nếu xây đúng nguyên bản hồi đó
tamtin79
ĐẠI BÀNG
7 tháng
@cloud5trike hồi xưa ra bắt tráng đinh về làm không công bác ơi.
Và chắc chắn sẽ ko có rút ruột công trình đc 😅😅😅
@EpicUnreal5 Nô lệ làm công nhân, còn chủ làm cái, rút đi đâu
Lâu đài này không thấy làm hào nước xung quanh thì chưa giống lắm nhỉ.
Mới xem phim Nữ hoàng Mary thì thấy phim cố tình làm chân thực là cả 2 bà nữ hoàng đều bị tàn nhang nặng. Có thể là do đậu mùa hoặc mỹ phẩm thời đó thường có chì.
Trái ngược châu Á thì phim cổ trang luôn đẹp không tì vết, nhìn ảo ảo.
@Andydo611 Chắc làm xong rồi mới đào đó bạn, giờ làm cầu đi vào sẵn thôi.
@Frozen Cat Theo tôi nghĩ thì nên đào sớm để tăng độ khó cho game, rồi cứ mỗi 20 năm sẽ tuyên bố là dự án cần 15, 20 năm nữa mới có thể hoàn thành. Thật là vi diệu đúng không?
@Andydo611 Xác nhận có hào nước nhé, đây là thông tin lâu đài mình lượm được ở trên mạng

https://archaeology-travel.com/france/guedelon/

Visiting Guédelon Castle in France During the 2024 Season

Guédelon: a 13th century French castle fort being built using traditional methods in Burgundy. What will be new in 2024?
archaeology-travel.com
@Andydo611 Game đang độ khó Ác Mộng, đào cái hào thành độ khó Địa Ngục :v
difficulty-diablo-2-resurrected.jpg
ĐIỆN THÁI HOÀ CỦA VIỆT NAM
Cty phục chế ( cty của ai, sân sau của ai,,,,) được cho cái quyền bỏ hết phù điêu rồng phượng trên mái, đắp cái khác,,,, và gọi là phục hồi, phục dựng.... rồi thay ngói kiểu mới, xây gần như mới......
Ai cho phép.....
@QuanLyNhaNghi Chủ yếu làm để hoàn thiện chỗ tham quan, xây dựng hình mẫu để tham khảo thôi bạn, còn chuyện phải giống y như đúc cũng không quan trọng lắm. 😂
@Frozen Cat Bác đang đánh tráo khái niệm làm để cho xong và 1 công trình lịch sử có nét kiến trúc đương thời. Giờ bác kêu làm cho xong để tham quan khác nào bênh mấy ô thầu xây dựng làm ko trách nhiệm. " xây dựng hình mẫu để tham quan" rồi hình mẫu dữ chưa @@
@Quang Vĩ MKT Mình đang nói về cách quan niệm của ông thầu xây dựng đó bạn, không phải ý của mình.
@QuanLyNhaNghi Có giấy phép đoàng hoàng, đúng quy trình mà : )
@Methanol giấy phép ai cấp? ai được cho phép cấp phép đập bỏ hết, tổ chức nào?
Khoan nói tới kiến trúc cao siêu mà màu sắc cũng hoà hợp vs cảnh quanh xung quanh. H đi tới nhiều nơi du lịch nổi tiếng của vn thấy đủ màu vàng choé đỏ tím hồng thấy ngứa mắt
@tamle_o Chẳng hạn Bia Quốc học ở Huế đó bạn, kiến trúc cũ thì rất cổ kính, nhưng sau trùng tu lại thì mới toanh giống như mới xây hôm qua. Khó mà nghĩ là kiến trúc cổ. 😁
@Frozen Cat Bia Quốc Học do Pháp dựng. Cũ chứ ko cổ.
Thế nên ở đó còn ko dc tính là trùng tu mà chỉ là sơn tân trang. Mà thực tế lúc mới dc Pháp xây lên thì màu nó đã vậy, sau bỏ không mấy chục năm mới cũ dần thôi.
@MidadGyllenhaal Ok bạn nè.
Làm mình liên tưởng đến mấy game mô phỏng xây dựng thành phố thời trung cổ
Thấy… phí thời gian.
Cười mặt nồi
@soigiatremang Nhìn cứ tưởng xong tới nơi, nhưng còn 20 năm nữa mới hoàn tất đó bạn. 😁
Huytan2000
ĐẠI BÀNG
7 tháng
@soigiatremang Dân việt nam có đầy thời gian ra cũng có xây được cái nào ra hồn đâu, toàn bú liếm lại công trình của Tây. Việt Nam có đưa máy móc hiện đại cũng không xây được 1 góc thành này.
qwarl
TÍCH CỰC
7 tháng
với lâu đài 2 tầng như này thì họ làm sàn tầng 2 kiểu gì các bác nhỉ. hiện đại thì đổ bê tông nhưng như kiểu lâu đài thời xưa trong bài họ làm kiểu gì ta
@qwarl Vật liệu xây dựng bao gồm gỗ và đá đều được lấy tại địa phương đó bạn. Ngoài ra còn có đất sét từ lòng đất để làm ngói lợp và ngói lát sàn. Có thể tầng này làm khung bằng gỗ, sau đó lát gạch được chế tác từ đất sét như trong hình đó bạn. Cái này mình đoán thôi chứ không chắc. 😁
qwarl
TÍCH CỰC
7 tháng
@Frozen Cat em cũng có nghĩ dùng khung gỗ như bác nhưng như v thì phải làm khung gỗ kín hết cả sàn rồi mới lát gạch lên đúng ko bác. nếu v thì tốn phết nhỉ😁. với nếu sàn rộng như trong hình mà cây gỗ không đủ dài thì ko biết họ xử lý kiểu gì. em bị thắc mắc mấy cái kiểu v đấy ạ😁
@qwarl "The upper floors themselves usually weren't made of stone. Wooden joists were slid into mortises notched into the load-bearing walls, then had plank floorboards laid across them.
This is why most existing castles today are ruins that look “hollow" in the interior--once the roof inevitably collapsed from lack of maintenance, rain would pour onto the upper floors and ultimately result in their collapse"
Mình kiếm được cái này trên mạng, cơ bản là dùng gỗ làm nền, xong lát gốm lên sàn, chứ k dùng đá, vì nặng. Sau 1 thời gian nếu k dùng thì gỗ nó mục đi
main-qimg-e4f7d79662bf64187bcd0175d7ff8512-lq.jpg
tạo tài khoảng microsoft mới
làm mệt nhưng vui lắm
Khi bạn là dân xây dựng thích chơi hệ hardcore :v
datvn
CAO CẤP
7 tháng
Trình độ xây dựng của họ cách đây vài trăm năm mà giờ ta vẫn không bằng.
Lâu đài xây lâu vậy sao luyện lính dc 😆
Ngẫm lại Hà Nội nhỉ ngày xưa đập bỏ không biết bao nhiêu công trình kiến trúc cổ của Pháp sau may quá vẫn giữ lại dc một số ít. Nhờ mấy công trình này mà khách nước ngoài mới đến Hà Nội không thì họ sang Thái Lan hết
@Đức leve Thái Lan cũng có nhiều công trình mang phong cách rất giống với Đông Dương đó bạn. Chẳng hạn như nhà hàng Blue Elephant ở Bangkok này. 😁
15326506-1519280864751903-3487621986525316962-n.jpg
kỳ công quá
Khanh TT
ĐẠI BÀNG
7 tháng
chắc ko dám đi nhà vệ sinh
tvu732
TÍCH CỰC
7 tháng
Làm cái này vì đam mê với cả để lấy kinh nghiệm (sau đi làm bảo tồn chỗ khác) thôi chứ về thời gian, nhân lực, vật liệu... thật sự quá tốn kém.
Đúng là làm vì đam mê mà

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019