Cuộc nghiên cứu được các nhà khoa học tại đại học Emory, Mỹ thực hiện tại Atlanta, bang Georgia đã chỉ ra rằng, những người phải hít thở bầu không khí ô nhiễm với nhiều bụi mịn PM 2.5, hệ quả trực tiếp từ khí thải của các phương tiện giao thông có khả năng mảng xơ, gọi là tiểu thể amyloid trong não, đây là một yếu tố có liên quan mật thiết đến căn bệnh Alzheimer.
Phát hiện mới này chắc chắn sẽ khiến những người đang sống tại các thành phố lớn để tâm, đặc biệt là những người sống gần những khu phố hay những con đường đông xe qua lại. Và khí thải xe cộ lại tạo ra thêm một hiểm họa nữa, bên cạnh nguy cơ làm trái đất nóng lên và nguy cơ tăng khả năng nhiễm bệnh đường hô hấp do hít quá nhiều khí thải.
Bụi mịn kích thước PM 2.5, dưới 2.5 micron, tức là chỉ bằng 1% tiết diện sợi tóc người, trước đây cũng đã được chứng minh là có thể thấm sâu vào mô tế bào, vượt qua cả hàng rào mạch máu não. Bản thân những nguồn khí thải từ xe cộ cũng đang là vấn đề nan giải của rất nhiều thành phố lớn trên toàn thế giới.
Với nghiên cứu ở trường đại học Emery, các nhà nghiên cứu đã tiến hành xét nghiệm mô não từ 224 người tình nguyện hiến tạng đã mất ở Atlanta, 90% trong số đó đã từng dược xét nghiệm, có những triệu chứng của những hình thái bệnh sa sút trí tuệ. Song song với đó là việc theo dõi chất lượng không khí tại khu vực sống trước khi qua đời của những người hiến tạng.
Con số trung bình chất lượng không khí một năm trước khi người hiến tạng qua đời là 1.32 microgram bụi mịn PM2.5 trên mỗi mét khối không khí. Con số này trước khi người hiến tạng qua đời là 1.35 microgram/mét khối.
Anke Huels, phó giáo sư đại học Emery, chủ biên cuộc nghiên cứu này cho biết: “Chúng tôi phát hiện ra rằng những người hiến tạng sống ở những khu vực có tỷ lệ ô nhiễm không khí do khí thải giao thông cao, chính xác hơn là mật độ bụi mịn PM 2.5 cao, có nhiều tác nhân có liên quan đến bệnh Alzheimer trong não hơn. Cụ thể hơn, chúng tôi nhìn vào điểm số dùng để xác định mật độ tiểu thể amyloid trong não thông qua mô não lấy sau khi họ qua đời. Và chúng tôi thấy rằng những người hiến tạng sống ở khu vực ô nhiễm không khí thường có mật độ tiểu thể amyloid cao hơn trong não.”
Các nhà nghiên cứu cho biết, hít không khí với hàm lượng bụi mịn PM 2.5 chỉ cao hơn 1 microgram/mét khối không khí trong vòng 1 năm cũng khiến khả năng tiểu thể amyloid hiện diện trong não tăng gấp đôi.
Phó giáo sư Huels và nhóm nghiên cứu của cô cũng đã xác định xem liệu gen ApoE4, có liên quan tới việc mắc Alzheimer ở người, có tác động gì nếu con người sống ở khu vực ô nhiễm không khí trầm trọng hay không:
“Chúng tôi phát hiện ra rằng mối tương quan giữa ô nhiễm không khí và mức độ nghiêm trọng của những triệu chứng do Alzheimer tạo ra rõ ràng hơn nhiều trên những người hiến tạng không có gen ApoE4. Những người có gen này thường sẽ có nguy cơ cao về mặt di truyền, sau này có khả năng mắc Alzheimer. Điều này đồng nghĩa với việc những điều kiện môi trường, cụ thể là chất lượng không khí, có thể là thứ giải thích nguyên nhân một người mắc bệnh sa sút trí tuệ, nếu như những điều kiện di truyền không thể chứng minh được.”
Theo The Guardian
Phát hiện mới này chắc chắn sẽ khiến những người đang sống tại các thành phố lớn để tâm, đặc biệt là những người sống gần những khu phố hay những con đường đông xe qua lại. Và khí thải xe cộ lại tạo ra thêm một hiểm họa nữa, bên cạnh nguy cơ làm trái đất nóng lên và nguy cơ tăng khả năng nhiễm bệnh đường hô hấp do hít quá nhiều khí thải.
Bụi mịn kích thước PM 2.5, dưới 2.5 micron, tức là chỉ bằng 1% tiết diện sợi tóc người, trước đây cũng đã được chứng minh là có thể thấm sâu vào mô tế bào, vượt qua cả hàng rào mạch máu não. Bản thân những nguồn khí thải từ xe cộ cũng đang là vấn đề nan giải của rất nhiều thành phố lớn trên toàn thế giới.
Với nghiên cứu ở trường đại học Emery, các nhà nghiên cứu đã tiến hành xét nghiệm mô não từ 224 người tình nguyện hiến tạng đã mất ở Atlanta, 90% trong số đó đã từng dược xét nghiệm, có những triệu chứng của những hình thái bệnh sa sút trí tuệ. Song song với đó là việc theo dõi chất lượng không khí tại khu vực sống trước khi qua đời của những người hiến tạng.
Con số trung bình chất lượng không khí một năm trước khi người hiến tạng qua đời là 1.32 microgram bụi mịn PM2.5 trên mỗi mét khối không khí. Con số này trước khi người hiến tạng qua đời là 1.35 microgram/mét khối.
Anke Huels, phó giáo sư đại học Emery, chủ biên cuộc nghiên cứu này cho biết: “Chúng tôi phát hiện ra rằng những người hiến tạng sống ở những khu vực có tỷ lệ ô nhiễm không khí do khí thải giao thông cao, chính xác hơn là mật độ bụi mịn PM 2.5 cao, có nhiều tác nhân có liên quan đến bệnh Alzheimer trong não hơn. Cụ thể hơn, chúng tôi nhìn vào điểm số dùng để xác định mật độ tiểu thể amyloid trong não thông qua mô não lấy sau khi họ qua đời. Và chúng tôi thấy rằng những người hiến tạng sống ở khu vực ô nhiễm không khí thường có mật độ tiểu thể amyloid cao hơn trong não.”
Các nhà nghiên cứu cho biết, hít không khí với hàm lượng bụi mịn PM 2.5 chỉ cao hơn 1 microgram/mét khối không khí trong vòng 1 năm cũng khiến khả năng tiểu thể amyloid hiện diện trong não tăng gấp đôi.
Phó giáo sư Huels và nhóm nghiên cứu của cô cũng đã xác định xem liệu gen ApoE4, có liên quan tới việc mắc Alzheimer ở người, có tác động gì nếu con người sống ở khu vực ô nhiễm không khí trầm trọng hay không:
“Chúng tôi phát hiện ra rằng mối tương quan giữa ô nhiễm không khí và mức độ nghiêm trọng của những triệu chứng do Alzheimer tạo ra rõ ràng hơn nhiều trên những người hiến tạng không có gen ApoE4. Những người có gen này thường sẽ có nguy cơ cao về mặt di truyền, sau này có khả năng mắc Alzheimer. Điều này đồng nghĩa với việc những điều kiện môi trường, cụ thể là chất lượng không khí, có thể là thứ giải thích nguyên nhân một người mắc bệnh sa sút trí tuệ, nếu như những điều kiện di truyền không thể chứng minh được.”
Theo The Guardian