CyanogenMod từng là một trong những công cụ tùy chỉnh hệ điều hành Android rất được quan tâm quãng 2010 đến 2015, cho phép anh em tạo ra những bản ROM Android riêng dựa trên nền tảng mã nguồn mở. Từng có thời điểm, CyanogenMod được hơn 50 triệu người cài đặt và sử dụng. Nhưng vì là một giải pháp miễn phí dựa trên mã nguồn mở, nên CyanogenMod, cùng đội ngũ quản lý gặp khó khăn trong việc thương mại hóa và kiếm tiền từ sản phẩm của họ. Kết quả là vào năm 2016, CyanogenMod ngừng phát triển và hoạt động, phiên bản cuối cùng 13.0 và 14.1 Nightly Build cũng ra mắt trong khoảng cuối năm 2016.
CEO Kirk McMaster của CyanogenMod mới đây đã thành lập Playtron, cùng vài nhân vật có tiếng trong giới công nghệ và thiết bị. Mục tiêu của Playtron ban đầu cũng là phần mềm, tạo ra một hệ điều hành nhẹ nhàng thay thế cho Windows 11, giải pháp khá nặng nề, đòi hỏi nhiều tài nguyên phần cứng, và giao diện không mấy phù hợp cho những màn hình 7 đến 8 inch trên những chiếc PC cầm tay chơi game. Rồi về lâu dài, Playtron cũng muốn tạo ra những chiếc máy handheld cài đặt hệ điều hành PlaytronOS.
Dưới đây là demo PlaytronOS trên một chiếc PC cầm tay ban đầu cài đặt Windows 11, Lenovo Legion Go:
CEO Kirk McMaster của CyanogenMod mới đây đã thành lập Playtron, cùng vài nhân vật có tiếng trong giới công nghệ và thiết bị. Mục tiêu của Playtron ban đầu cũng là phần mềm, tạo ra một hệ điều hành nhẹ nhàng thay thế cho Windows 11, giải pháp khá nặng nề, đòi hỏi nhiều tài nguyên phần cứng, và giao diện không mấy phù hợp cho những màn hình 7 đến 8 inch trên những chiếc PC cầm tay chơi game. Rồi về lâu dài, Playtron cũng muốn tạo ra những chiếc máy handheld cài đặt hệ điều hành PlaytronOS.
Dưới đây là demo PlaytronOS trên một chiếc PC cầm tay ban đầu cài đặt Windows 11, Lenovo Legion Go:
Giống SteamOS 3.0, PlaytronOS cũng là một hệ điều hành nền tảng Linux, nhưng có thể cài trên mọi thiết bị. Còn muốn cài SteamOS lên Legion Go, ROG Ally hay MSI Claw thì phải chọn một phiên bản phát triển tự do của bên thứ ba như Fedora, HoloISO hay ChimeraOS để sử dụng lớp dịch code API đồ họa game PC Proton.
Lợi thế lớn nhất của PlaytronOS chính là việc nó rất nhẹ, giành ít tài nguyên phần cứng hơn so với Windows 11, từ đó để dành phần tài nguyên này cho việc xử lý game, giúp máy PC cầm tay có hiệu năng tốt hơn. Playtron cho rằng trong vòng 1 năm tới, họ có thể cạnh tranh với Windows trên thị trường PC cầm tay, khi hiện giờ họ đang làm việc với nhiều hãng sản xuất PC handheld để những chiếc máy ra mắt khoảng năm 2025 sẽ có phiên bản cài sẵn PlaytronOS. Một trong số đó là Ayaneo.
Theo McMaster, một lợi thế lớn khác của PlaytronOS bên cạnh khả năng vận hành không ngốn tài nguyên máy, là chi phí. Nếu như key bản quyền Windows 11 mà các hãng sản xuất PC chơi game cầm tay phải trả cho Microsoft là khoảng 70 đến 80 USD trên mỗi thiết bị, thì PlaytronOS chỉ có giá 10 USD. Điều này có thể giúp giá máy PC handheld đến tay người tiêu dùng giảm đi đáng kể.
Lợi thế thứ ba, thứ mà SteamOS nền Linux vẫn còn đang gặp khó, là khả năng vận hành những giải pháp anticheat chống gian lận trên những tựa game PC, vốn chỉ có phiên bản cho Windows, chẳng hạn như EA FC 24. McMaster cho biết, nền tảng HĐH của PlaytronOS, bản distro Fedora Silverblue có hệ thống cho phép chạy phần mềm anticheat trên những chiếc máy không chạy Windows 11.
Tham vọng của Playtron không chỉ dừng lại ở PC chơi game cầm tay. Với HĐH họ phát triển, họ còn muốn biến laptop, máy tính bảng và điện thoại trở thành những thiết bị chơi game. Gần đây từng có demo The Witcher 3 chạy trên chiếc điện thoại Red Magic 9 Pro+, thông qua lớp chuyển đổi code x86 sang ARM Box64 và Wine 9.1:
Tuy nhiên McMaster và cả Micah Knapp, giám đốc của Qualcomm đều cho rằng, chơi game PC trên nền tảng ARM sẽ mất vài năm nữa để bắt kịp với kiến trúc x86. Và hiện giờ, nhà phát triển giải pháp giả lập ứng dụng x86 trên nền phần cứng ARM, Box64 đã về Playtron làm việc.
Quảng cáo
Về phần Playtron, Kirk McMaster từng giúp thành lập chi nhánh Mỹ của nhà mạng viễn thông Boost Mobile, và bên cạnh việc từng là CEO của CyanogenMod, ông từng giúp OnePlus ra mắt chiếc điện thoại đầu tiên của họ. Một nhân vật khác ở Playtron, John Lagerling từng là giám đốc quan hệ toàn cầu mảng Android của Google, giúp tập đoàn này ký kết những thỏa thuận với các đơn vị như LG, Asus hay Samsung để họ sản xuất điện thoại và máy tính bảng Nexus.
Nhưng ở khía cạnh khác, McMaster cũng chính là người gặp khó khăn trong việc thương mại hóa CyanogenMod, góp một phần trong sự suy tàn của công cụ mã nguồn mở này, khi thất bại trong việc biến CyanogenMod trở thành CyanogenOS. Còn Lagerling cũng là người chịu trách nhiệm trong thương vụ Google mua lại Motorola.
Theo McMaster, bài học ông rút được ra là, đừng cố thương mại hóa một dự án phần mềm mã nguồn mở, vì những xung đột về văn hóa phát triển ứng dụng sẽ xảy ra. Nhưng lần này mục tiêu của những nhà sáng lập và nhà phát triển tại Playtron cùng chí hướng hơn. Ở đây còn có những nhà phát triển ChimeraOS, một phiên bản dựa trên SteamOS, hay những dev từng góp công phát triển Heroic Games Launcher để chơi những tựa game trên Epic Games Launcher và GOG Galaxy trên nền hệ điều hành Linux. Franck De Girolami cũng là một nhà đồng sáng lập, kiêm giám đốc công nghệ. Ông từng là giám đốc dự án Alone in the Dark, tác phẩm mở đầu cho xu hướng game kinh dị sinh tồn đồ họa 3D hồi năm 1992.
Theo The Verge