Iron Dome: Hệ thống phòng thủ tên lửa siêu hiệu quả của Israel

Frozen Cat
17/4/2024 7:22Phản hồi: 276
Iron Dome: Hệ thống phòng thủ tên lửa siêu hiệu quả của Israel
Iron Dome (Vòm Sắt) là một hệ thống phòng không của Israel, được phát triển từ năm 2005 bởi công ty Quốc phòng Tiên tiến Rafael và công ty Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Israel (IAI). Hệ thống này được thiết kế để đánh chặn và tiêu diệt tên lửa tầm ngắn cũng như đạn pháo bắn ở khoảng cách từ 4-70 km và có thể rơi xuống các khu vực đông dân cư.

Iron Dome được triển khai lần đầu vào tháng 3/2011 gần thành phố Beersheba. Hệ thống này lần đầu tiên đánh chặn thành công một tên lửa vào ngày 7/4/2011. Tính tới tháng 3/2012, Iron Dome đã bắn hạ 90% số tên lửa mà lẽ ra sẽ rơi xuống các khu vực đông dân cư. Cuối năm 2012, Israel hy vọng tăng phạm vi đánh chặn của Iron Dome, từ tối đa 70 km lên 250 km và làm cho nó linh hoạt hơn để có thể đánh chặn tên lửa đến từ hai hướng cùng một lúc.

he-thong-phong-thu-iron-dome.jpg

Tính riêng từ tháng 10/2023, hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome đã chặn được hàng nghìn quả rocket và tên lửa. Trong hơn một thập kỷ, hệ thống trị giá hàng tỷ đô la này rất quan trọng trong việc bảo vệ các thành phố của Israel và ngăn chặn nhiều thương vong. Đa số tên lửa đều bị Iron Dome đánh chặn và chỉ có số ít vượt qua được nó.

Cấu tạo và cách hoạt động của Iron Dome


Hệ thống phòng không phù hợp với nhiều điều kiện thời tiết này được thiết kế để tiêu diệt các loại đạn dược tầm ngắn như rocket, tên lửa và đạn pháo. Nó hoạt động thông qua sự kết hợp của radar để phát hiện các mối đe dọa đang bay tới, hệ thống liên lạc để chuyển tiếp dữ liệu dẫn đường và các khẩu đội phóng tên lửa đánh chặn mang theo đầu đạn ở cự ly gần.

Các khẩu đội có thể vô hiệu hóa những mối đe dọa được phóng từ khoảng cách lên tới 70 km. Dựa vào hệ thống radar và phân tích, Iron Dome xác định liệu tên lửa đang bay tới có phải là mối đe dọa hay không và chỉ bắn tên lửa đánh chặn nếu có mối nguy hiểm đối với khu vực đông dân cư hoặc cơ sở hạ tầng quan trọng, đồng thời sẽ bỏ qua các loại đạn pháo được dự đoán sẽ rơi xuống các khu vực hoang vắng. Israel có ít nhất 10 khẩu đội được đặt trên khắp đất nước để bảo vệ dân thường và cơ sở hạ tầng quan trọng, mỗi khẩu đội có thể bảo vệ diện tích đất liền lên tới gần 155 km vuông.

cach-hoat-dong-cua-he-thong-phong-khong-iron-dome.jpg
Cách hoạt động của Iron Dome.

Hệ thống này được thiết kế để chống lại tên lửa tầm ngắn và đạn pháo cỡ 155 mm với tầm bắn lên tới 70 km. Theo nhà sản xuất, Iron Dome sẽ hoạt động cả ngày lẫn đêm, kể cả trong điều kiện thời tiết bất lợi và có thể ứng phó đồng thời với nhiều mối đe dọa. Iron Dome có ba thành phần trung tâm như sau:

  • Radar Phát hiện & Theo dõi: hệ thống radar được chế tạo bởi công ty quốc phòng Elta - công ty con của IAI, và IDF.

radar-elta-elm-2084-cua-he-thong-iron-dome.jpg
Radar Elta EL/M-2084.

  • Bộ phận Quản lý Tác chiến & Kiểm soát Vũ khí (BMC): Là trung tâm điều khiển được chế tạo cho Rafael bởi công ty phần mềm Israel mPrest Systems.

bo-phan-quan-ly-tac-chien-va-kiem-soat-vu-khi-bmc.jpg
Trung tâm điều khiển BMC.

Quảng cáo



  • Đơn vị khai hỏa tên lửa: Là đơn vị phóng tên lửa đánh chặn Tamir, được trang bị cảm biến quang điện và một số cánh lái để đạt khả năng cơ động cao. tên lửa được chế tạo bởi Rafael. Một khẩu đội Iron Dome điển hình có 3–4 bệ phóng, với 20 tên lửa/bệ phóng.

don-vi-khai-hoa-ten-lua-cua-iron-dome.jpg
Đơn vị khai hỏa của Iron Dome có thể nằm cố định (trái) hoặc được chở bằng xe tải (phải).

Radar của hệ thống được gọi là EL/M-2084. Nó phát hiện quá trình phóng tên lửa và theo dõi quỹ đạo của nó. Bộ phận BMC tính toán điểm tác động theo dữ liệu được báo cáo và sử dụng thông tin này để xác định xem mục tiêu có phải là mối đe dọa đối với khu vực được chỉ định hay không. Chỉ khi mối đe dọa đó được xác định, thì tên lửa đánh chặn mới được phóng đi để tiêu diệt tên lửa đang lao tới.

Theo Rafael, hiệu quả của Iron Dome đã được cải thiện đều đặn kể từ lần đầu tiên nó tiêu diệt thành công một tên lửa vào tháng 4/2011, đạt tỷ lệ thành công khoảng hơn 90%, dù có một vài nghi vấn về con số trên. Đặc biệt trong cuộc tấn công tên lửa và UAV ngày 13/4/2024, tỷ lệ này lên đến 99%.

ten-lua-tamir-cua-iron-dome.jpg
Tên lửa Tamir.

Quảng cáo


Tổng chi phí phát triển, sản xuất, triển khai và bảo trì hệ thống chưa được công bố nhưng có thể lên tới vài tỷ USD. Theo một phân tích, chi phí sản xuất một khẩu đội hoàn chỉnh ước tính khoảng 100 triệu USD, trong khi mỗi tên lửa đánh chặn có giá lên tới khoảng 50.000-100.000 USD. Kể từ năm 1946, Mỹ đã phân bổ gần 10 tỷ USD cho các hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel, trong đó có gần 3 tỷ USD cho Iron Dome.

Các lớp phòng thủ cao hơn


Iron Dome chỉ là lớp dưới trong mạng lưới phòng thủ tên lửa của Israel vì nước này cũng có các hệ thống cho các loại đạn từ tầm thấp đến tầm trung, ở tầng khí quyển cao và ngoài khí quyển. Chẳng hạn ở tầng cao hơn có David's Sling, lớp giữa của mạng lưới phòng không, được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo và hành trình cũng như tên lửa từ tầm trung đến tầm xa, đã hoạt động từ năm 2017. Được phát triển bởi Rafael và công ty quốc phòng Mỹ Raytheon, David's Sling được thiết kế để chống lại rocket và tên lửa bắn ở khoảng cách từ 40 đến 300 km.

Cao nhất là các hệ thống Arrow 2 và 3 được thiết kế để đánh chặn tên lửa bay bên ngoài bầu khí quyển và tạo thành mạng lưới phòng không cấp cao nhất của Israel. Hoàn thành năm 2017, Arrow 3 lần đầu tiên được thử nghiệm trong tác chiến vào năm 2023, đánh chặn một tên lửa bắn về phía thành phố Eilat. Được đồng tài trợ và phát triển với Hoa Kỳ, nó không dùng chất nổ như Arrow 2 mà chỉ dựa vào thiệt hại do chính vụ đánh chặn tạo ra.

cac-lop-trong-he-thong-phong-thu-ten-lua-cua-israel.jpg

Những nước quan tâm đến hệ thống Iron Dome


Năm ngoái, Ukraine đã yêu cầu Israel cung cấp hệ thống Iron Dome và các thiết bị phòng không khác để chống lại tên lửa đạn đạo và UAV, tuy nhiên việc này không thành. Một số nước cũng bày tỏ sự quan tâm đến việc mua hệ thống Iron Dome trong những năm gần đây, bao gồm Đức, Romania và Ấn Độ. Còn Mỹ đã mua ít nhất hai khẩu đội.

Iron Dome thể hiện một tiến bộ công nghệ đáng kể, hoạt động được trong nhiều điều kiện thời tiết và ứng phó đồng thời với nhiều mối đe dọa. Việc triển khai nó đã tăng cường đáng kể cho an ninh của Israel, vô hiệu hóa hiệu quả mối đe dọa bằng tên lửa từ các khu vực lân cận. Với những cải tiến liên tục và hiệu quả đánh chặn cao, Iron Dome sẽ tiếp tục là một thành phần quan trọng trong chiến lược phòng thủ của Israel và là hình mẫu cho các hệ thống phòng thủ tên lửa trên toàn cầu.

Theo [1], [2].
276 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Iran chắc vẫn còn đang "cay" 😁
hellorobot
ĐẠI BÀNG
3 tháng
@bandbu 1% còn lại là sắc xuất bắn trượt thì 1000 quả đương nhiên sẽ có quả bắn trúng rồi
joethinh
ĐẠI BÀNG
3 tháng
@Anhdaynenene Xưa không đi học hả bro? Bố mẹ đặt tên cho mà còn không dám công khai tên thì chắc tủi hổ lắm.
bandbu
TÍCH CỰC
3 tháng
@hellorobot Cái này thì đúng nè, chứ mấy bố cuồng Mẽo với cuồng Nga cứ nói như thể 1 bên không thể lot, còn 1 bên thì lọt hết đấy. 1000 quả thì trúng cmn 100 quả lận nha
hellorobot
ĐẠI BÀNG
3 tháng
@bandbu chuẩn rồi 1% trượt mà nhân lên hàng ngìn lần chả ra hàng trăm quả mới lạ đó😅😅😅
Tính ra đưa quân qua gõ đầu trực tiếp tính ra vẫn rẻ hơn nhiều. 🙂
@SoGetSu không có chung đường biên giới khó lòng mà đưa quân
@Saitohajime3185 Không đâu, cái đó bắn phá, bắn gây rối. Chứ chiến tranh không hạt nhân bộ binh, pháo binh với rải bom vãn chính, cấu rỉa thì drone được. Chứ đánh dàn trận không hiệu quả.
@darknessone Cuồng Apple xạo lol
Khẳng định vòm sắt cũng ko an toàn nhé, cứ số lượng rocket lớn là tắt điện hết.
Nhưng ae ở Israel cũng quen, nếu đi công tác cứ thuê ks ở Jerusalem là auto bất tử
@haobcyqhdvb Em hiểu nó là hệ thống tầm gần, nó ko phụ trách việc đánh chặn tên lửa siêu thanh. Nó là hệ thống gì đó của Mỹ, nhưng ở Ukraina cũng bị Nga bắn cháy rồi, chắc là không bất khả xâm phạm, đánh rát là vẫn tổn thất lớn thôi. Nhất là sau vụ mất uy tín năm 2019, Arab Saudi bị mấy chục con drone cảm tử cháy ngà máy dầu, nên dân Hồi giáo nó có niềm tin là hệ thống Mẽo ko tốt lắm, vẫn chơi đc.
@lafitte Không đánh chặn được 100% như các siêu siêu của Nga được, toàn lấy thân mình ra dánh chặn, hiệu quả 100%.
@Sút lợn Cuồng Apple nhận xét
kiểu tên lửa Scud lỗi thời ,tên lửa bay theo quán tính ,hay bay kiểu đường đạn giờ coi như bỏ thùng rác !!phải có kiểu bay như Tomahawk hay strom mới hy vong vượt qua radar hay các máy tính đường đạn
@anhcom67 Này đánh kinh tế thì đúng hơn, vòm sắt hiệu quả thật nhưng khổ nổi bên kia 1 quả có 1k bên này chặn phải tốn 10k 20k thì kiểu gì chịu cho thấu .
@chetdichoroi nó lời chổ quảng cáo bán vũ khí ,đây là cách quảng cáo quá hay ,chỉ có Iran là dại
@anhcom67 Theo em thì thằng iran cũng chả dại đâu bác, nó cũng đang thăm dò cả đấy, 2 thằng này không đánh lớn đâu, chủ yếu là thằng nào cũng muốn ra vẻ á. Cả 2 muốn lôi kéo thêm sự ủng hộ phía sau thôi bác.
@anhcom67 cái pháo tự hành himas gì đó thấy giờ cũng chìm dần rồi bác nhỉ,hic
Hệ thống phòng thủ của Israel hoạt động khá hiệu quả. Nhưng trong đợt tập kích của Iran vừa qua, thực sự Iran cũng đã tính toán đủ để có đáp trả để không bị mất mặt, đồng thời cũng tránh để vòng xoáy trả đũa leo thang thêm.
Lonely08
TÍCH CỰC
3 tháng
@nghaimin may là iran đánh xong thì tuyên bố đã trừng phạt xong nên cũng coi như là không đánh nữa. Còn israel thấy cũng chả có thiệt hại gì nên cũng chả có lý do gì phải phản khán nữa.
theo tụi phân tích thì vụ này cũng cho thấy nước nào ủng hộ israel, nước nào hông. Giò lòi ra ai cập với jordan cũng đỡ hộ mấy quả cho israel...
UA nhìn mà tuổi thân, Israel đc các mai-feng hỗ trợ đánh chặn mấy cái tên lửa lỏ của Iran trong khi UA bị thằng Nga nó úp bô suốt mà ko thằng nào Châu Âu đỡ dame hộ. Chán
Tank_Tiger
ĐẠI BÀNG
3 tháng
@para-hạ-sốt Cứ từ từ rồi thằng Nga mới rõ. Mới nhịn 1 tý mà đã nhảy sồn sồn lên.
@para-hạ-sốt chiến lược 2 chiến trường khac nhau
2 đồng minh quan trọng khac nhau
nên ko so kiểu đó đc : )
kiengia
ĐẠI BÀNG
3 tháng
@taducanh Thế thì Nga đã thâu tóm Ukraina trong năm 2022. Nato chỉ hô hào vòng ngoài mà Nga đã khốn đốn hơn 2 năm nay là đủ hiểu rồi.
@kiengia Đưa quân vào Ukr lâu rồi thím. Hô hào cái gì nữa. Nga nó chơi bom to quá lên các bạn Nato mỗi lần rời Ukr chỉ là nắm đất chứ đâu được nguyên cái quan tài mà khốn vs đốn.
Hồi bé (quãng năm 99-200x) gì đó thì tôi nhớ là Mỹ có hệ thống tên là NMD - cũng hoạt động theo nguyên lý này đúng ko nhỉ?
@nhoccontinh Uh bạn, hệ thống Phòng thủ Tên lửa Quốc gia (NMD) cũng có mục đích như Iron Dome là đánh chặn các tên lửa bay tới, nhưng điểm khác là Iron Dome nhắm tới mối đe dọa chỉ trong khu vực. Còn NMD là đối phó với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, có tính toàn cầu.
@nhoccontinh ngoài ra nó còn hệ thống THAAD nữa
@minhquang3khu thaad pac3 patriot c-ram magnum
chú bay tới đâu anh chiều tới đó 😁
datvn
CAO CẤP
3 tháng
Người Do thái cái gì cũng giỏi!
@Hiệp K Dân Do Thái cũng giống như ba sáu bảy tám, đi đến đâu bị ghét tới đó
datvn
CAO CẤP
3 tháng
@nghaimin Ông ấy chèo chống đất nước tưởng như bên bờ vực sụp đổ được đến như giờ cũng là giỏi rồi. Tất nhiên ông ấy cản bước người Nga nên họ coi ông ấy là dở.
datvn
CAO CẤP
3 tháng
@Ma Vương _ MT Họ bị ghét cũng vì họ quá giỏi!
@nghaimin Xem cách bạn cmt như thế mình đủ hiểu chúng ta ko cùng suy nghĩ rồi, stop nhé, ko đôi co nữa. Ai đúng ai sai tự hiểu
Iran to gấp mấy lần israel nên là hệ thống phòng thủ hiệu quả nhất của Israel chỉ có thể là Mẽo
@centernc Haha, óc choá tự sục ghê
@darknessone Nói đúng chính tả vào Cừu iSheep, phản ứng chắc chắn 100% là cừu thờ Apple
@daugauhp911 Diện tích to hơn, giàu tài nguyên hơn, dân số đông hơn không đồng nghĩa là mạnh hơn
@DOCCOCAUBAI303 Không đánh tổng lực thì không biết ai hơn ai đâu
Vụ này Iran báo trước mà Mỹ cũng tóat mồ hôi. Khoảng cách quá xa và ko có bất ngờ.
Chơi như vụ Hamas vừa rồi với số lượng như vậy thì Dome cũng ko phát huy hiệu quả.
Điểm yếu của dome là loạt đầu phóng hàng hàng loạt để làm hết số lượng đầu đạn và gây quá tải. Loạt 2 phóng hàng loạt trong khoản drome nạp đạn thì thiệt hại nặng.
@Micron C Vui lòng khoanh đỏ từ "xin", còn không có thì biến dùm
Từ bao giờ kêu gọi = xin
@Ma Vương _ MT Hê hê ha ha ha, khi nào mày sở hữu tinhte thì hãy đuổi người khác “biến” nhe .
Kêu gọi trong thế yếu nên tao định nghĩa là “xin” đấy, được không. Không được cũng kệ … mày chứ. Mày cấm tao à? 😆
Anh hùng thì cứ đánh thoải mái kêu người ta đừng phản kháng làm gì? Chẳng phải hèn hạ mới thế à? Dùng từ “xin” còn quá nhẹ đấy! Thằng hâm ạ! 😃)
@Micron C Bị ngáo ngơ à
Báo viết đằng đi nói nẻo mà tưởng mình đúng. Kêu chỉ ra thì có đâu mà chỉ toàn nói lung tung.
Ở đây đợi thiếu niên chỉ ra từ "xin" nha.
@Ma Vương _ MT Thích chửi nhau đúng không? Thằng mù không biết đọc à? Ơ, ghi rõ như thế nó vẫn không đọc.
Tao ghi lại 1 lần nữa, mày cố tình không đọc không hiểu thì là do mày hỏng não nghen.

Kêu gọi đừng trả đũa trong thế yếu nên tao định nghĩa là “xin” đấy. Hiểu không? Cố tình không hiểu đi, loại bệnh não!
8Keo
CAO CẤP
3 tháng
Ai gửi cho mình cái link trang đại sứ quán của iran cái. Để m vào chúc mừng họ phóng thành công ~350 drone với tên lửa. Phóng thành công thôi, còn bay đi đâu mình không biết.
Lonely08
TÍCH CỰC
3 tháng
@Ma Vương _ MT mình chẳng biết bác muốn nói điều gì ở đây nữa...
nói như bác thì kiểu mình nói, chỉ tốn dưới $300 để mua đạn + súng nhưng áo giáp chống đạn thì tận hơn mấy nghìn $. Thế là đứa mua súng + đạn thì lời hơn????
@Lonely08 Điều mình nói thì trên các báo đã nói rồi, nếu bạn chưa hiểu thì tìm các báo mà đọc
Nó chỉ ngắn gọn là sự kiện đó tui tốn 100tr, anh tốn 1 tỷ.
Lonely08
TÍCH CỰC
3 tháng
@Ma Vương _ MT thế bác chỉ nói thoi chứ chẳng có mục đích hoặc bàn về cái gì hết... thế mà mình cứ tưởng phải có ý nghĩa sâu xa nào lắm
@Lonely08 Rành rành ra rồi còn nói mục đích gì nữa.
Wangdang76
ĐẠI BÀNG
3 tháng
cả phần cứng lẫn phần mềm để tính toán cho con tên lửa đánh chặn 1 quả rocket đường kính chắc bằng quả bóng đá trên trời là quá khủng khiếp
Đợt rồi Iran tấn công thấy hiệu quả lắm đâu. Trước giờ toàn giao tranh với kèo dưới như Hamas đâu nói lên điều gì. Đồ Mỹ cũng thế, quảng cáo là chính 😆
@Rickc32 Cuối tuần cmt lại nhé
@Micron C Tiêu chuẩn kép, cuồng Apple
@Rickc32 A lô ?
IMG-1945.jpg
Lạy mấy thánh phan mùa đông cứ kêu ko hiệu quả, lo nhà giàu tốn tiền 😂. Chi phí sản xuất 1 quả tên lửa tuy cao nhưng ngta tự sản xuất, tiền đó cũng vẫn nằm trong nước của họ chả mất đi đâu. Đâu phải như mấy nước cứ đi nhập về thì tiền đó đúng là mất đi
@crazysexycool1981 đừng chọc bạn nữa anh ơi =)))
@crazysexycool1981 Vậy thằng báo lao động nói đúng, thằng báo tuổi trẻ nói sai. M mõm hung hăng dữ
Rickc32
ĐẠI BÀNG
3 tháng
@crazysexycool1981 Anh phải đăng báo tây, ở đấy cái gì cứ tây vào độ uy tín nó cao 🤣🤣🤣
Toàn chuyên gia quân sự, kinh tế, quốc tế học,... ẩn mình trong TT. Nghe bàn luận sôi nổi sướng cả tai 😁
@chetdichoroi Tui khen thật mà, nghe các bạn ý bàn chiến lược quân sự thấy hay.
@TheShinichi Chuyên gia hay không không rõ nhưng rõ nhất là bọn đội Nga lên trên đầu, Nga làm gì cũng đúng và phần còn lại là ngứa mắt bọn óc này.
PVvn
ĐẠI BÀNG
3 tháng
@Sút lợn Chuyên gia hay không không rõ nhưng rõ nhất là bọn đội Mẽo lên trên đầu, Mẽo làm gì cũng đúng và phần còn lại là ngứa mắt bọn óc này.
@PVvn Điển hình bọn ngợm đuối lý là đây, canh người ta ấy rồi bốc lên hít lấy hít để.
Tuanpht
TÍCH CỰC
3 tháng
Mỗi quả rocket mấy chục ngàn đô. Phóng lắm thì mất nhiều xiền thôi
@Tuanpht nên sẽ cho bầy ruồi bay trc ,vừa tiu hao ,vừa làm overloading
khach VIP đi sau : )
Hiệu quả với mấy món của phiến quân , chứ nếu đánh với hàng chính quy thì hên xui
Cười vô mặt

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019