Cách những tập đoàn công nghệ lớn vận hành luôn luôn được bảo vệ nhờ những hàng rào kín cổng cao tường. Những nền tảng của những tập đoàn lớn là nền móng của cả cuộc sống lẫn nền kinh tế số, hỗ trợ hàng tỷ người dùng trên toàn thế giới. Và chính nhờ những hàng rào vừa cao vừa kín, hệ sinh thái kinh doanh thị trường số của những tập đoàn ấy rất khó bị một cái tên “chiếu dưới” lật đổ để giành vị thế dẫn đầu.
Ở một khía cạnh tích cực đối với cả nền kinh tế Mỹ, chính nhờ thị trường và nền kinh tế số, những tập đoàn công nghệ khổng lồ đã giúp vực dậy cả nền kinh tế lớn nhất hành tinh nói chung và cả thị trường chứng khoán nước này nói riêng.
Chính những thực tế đó đang khiến những nỗ lực bẻ gãy quyền lực gần như tuyệt đối của Google, hay đúng hơn là tập đoàn Alphabet trên thị trường tìm kiếm trực tuyến trở thành một khoảnh khắc mang tính bước ngoặt của cả ngành công nghệ Mỹ.
Google bị xử thua vụ kiện chống độc quyền: Tóm tắt phán quyết của tòa án
Nói một cách ngắn gọn, thẩm phán liên bang tòa án Mỹ đã đứng về phía bộ tư pháp Mỹ, với phán quyết sơ thẩm kết luận rằng Google đã đổ hàng tỷ USD để có những thương vụ độc quyền, qua đó cho phép tập đoàn này giữ được vị thế độc quyền một cách trái…
tinhte.vn
Ở một khía cạnh tích cực đối với cả nền kinh tế Mỹ, chính nhờ thị trường và nền kinh tế số, những tập đoàn công nghệ khổng lồ đã giúp vực dậy cả nền kinh tế lớn nhất hành tinh nói chung và cả thị trường chứng khoán nước này nói riêng.
Chính những thực tế đó đang khiến những nỗ lực bẻ gãy quyền lực gần như tuyệt đối của Google, hay đúng hơn là tập đoàn Alphabet trên thị trường tìm kiếm trực tuyến trở thành một khoảnh khắc mang tính bước ngoặt của cả ngành công nghệ Mỹ.
Phán quyết Google độc quyền sẽ ảnh hưởng sao tới cả thị trường công nghệ?
Năm 2000, một phán quyết của tòa án trong vụ kiện giữa các nhà quản lý Mỹ với Microsoft đã giúp định hình luật cạnh tranh công bằng trong kỷ nguyên số ngày hôm nay. Khi ấy, một vị thẩm phán tòa án liên bang đã đưa ra phán quyết rằng Microsoft đã…
tinhte.vn
Tuần trước, những nhà quản lý và điều tra chống độc quyền của chính phủ Mỹ đã đưa ra hàng loạt những đề xuất để kiểm soát quyền lực của Google trên thị trường trực tuyến, trong trường hợp này là thị trường tìm kiếm trực tuyến. Đây là những động thái mới nhất sau khi tòa án liên bang kết luận Google đã có những hành vi vi phạm luật chống độc quyền, với những giao kèo và thương vụ giúp Google trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên nhiều nền tảng thiết bị cũng như phần mềm.
Google bị chia tách, tất cả sẽ bị ảnh hưởng
Hiện tại cũng chưa có gì đáng lo đối với Google. Những giải pháp trải dài từ việc yêu cầu Google phải chia sẻ dữ liệu tìm kiếm cho các đối thủ cạnh tranh, cho tới nặng tay nhất là chia tách tập đoàn Alphabet, biến những mảng kinh doanh của tập đoàn này trở thành những thực thể độc lập đều mới chỉ mang giá trị đề xuất. Phải tới ngày 20/11 tới, bộ tư pháp Mỹ mới chính thức đệ trình giải pháp chống độc quyền đối với Google lên tòa án để thẩm phán cân nhắc có chấp thuận hay không.
Xét trên khía cạnh các nhà quản lý đang muốn chấn chỉnh lại mảng kinh doanh đem về cho Google 175 tỷ USD mỗi năm, chắc chắn sẽ có những bên hưởng lợi, và cũng sẽ có những bên chịu thiệt nếu Google bị chia tách.
Lấy ví dụ, những đơn vị và tập đoàn nhận được hàng tỷ USD thông qua những thương vụ và giao kèo để Google trở thành công cụ tìm kiếm mặc định sẽ mất trắng khoản “doanh thu” này. Chẳng hạn như Apple. Thông tin được công khai ngoài tòa án là Google trả Apple 20 tỷ USD mỗi năm để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên mọi chiếc iPhone, iPad hay MacBook… Con số này được Apple cộng vào doanh thu mảng dịch vụ, ước tính đem về 85.2 tỷ USD vào năm 2023. Mất đi giao kèo này, Apple cũng mất luôn gàna ¼ doanh thu mảng dịch vụ.
Còn ở khía cạnh ngược lại hoàn toàn, sân chơi công bằng hơn, chi phí quảng cáo trực tuyến trên các trang tổng hợp kết quả tìm kiếm sẽ trở nên rẻ hơn đối với hàng triệu nhãn hàng và đơn vị quảng cáo. Chính thẩm phán tòa án liên bang đã khẳng định rằng những hành vi kinh doanh của Google đã khiến ác đơn vị quảng cáo trực tuyến phải bỏ nhiều tiền hơn.
Quảng cáo
Còn với người dùng, hoàn toàn có khả năng, Android hay Chrome sẽ trở thành những công nghệ phải đổi định hướng kinh doanh, không còn miễn phí và dễ tiếp cận như hiện tại nữa. Đây cũng sẽ là thứ tác động đến cả những nhà sản xuất thiết bị công nghệ, smartphone hay các nhà phát triển ứng dụng và phần mềm.
Nhưng trong số những tác động tiềm năng khi Google bị chia tách trở thành hiện thực, thị trường công nghệ sẽ tạo ra được những thay đổi kích thích cạnh tranh, thứ mà trong hai chục năm qua, kể từ khi Google xuất hiện, chưa hề tồn tại, vì Google quá mạnh và quá phổ biến. Ở tầm ngắn hạn, những công cụ tìm kiếm ứng dụng sức mạnh tổng hợp và tóm tắt nội dung nhờ AI tạo sinh như của Perplexity hay You.com sẽ được hưởng lợi.
Các nhà quản lý giờ phải làm gì?
Thị trường và các nhà đầu tư thực tế không nghĩ chuyện này sẽ xảy ra. Bằng chứng là, thời điểm bộ tư pháp Mỹ công bố những đề xuất kiểm soát tập đoàn Alphabet giữa tuần vừa rồi, giá cổ phiếu tập đoàn này chỉ giảm có 3%. Đối với hầu hết các nhà đầu tư, tác động của vụ kiện chống độc quyền giữa bộ tư pháp Mỹ và Alphabet vẫn còn rất xa xôi, vẫn còn rất nhiều hoài nghi để tạo ra những tác động thực tế đối với giá cổ phiếu lẫn giá trị vốn hóa của tập đoàn này.
Nhưng khi những biện pháp tiềm năng được các nhà quản lý thị trường Mỹ đưa ra, các nhà đầu tư đã bắt đầu chú ý hơn.
David Wagner, giám đốc mảng vốn đầu tư của quỹ Aptus Capital Advisors cho rằng, các nhà quản lý Mỹ đã sẵn sàng gõ cửa Google. Hồi tháng 8, vị giám đốc này đã bán một phần cổ phiếu Google vì lo ngại kết quả vụ kiện chống độc quyền, ngay cả khi lúc ấy thẩm phán Amit Mehta mới chỉ đưa ra phán quyết, hệ quả ra sao còn chưa rõ ràng: “Rất khó để Google thoát khỏi vụ này mà không bị ảnh hưởng gì.”
Quảng cáo
Xét tới tất cả những tác động tiềm tàng, thì bộ tư pháp Mỹ muốn làm gì cũng không dễ. Bên cạnh việc phải thuyết phục bên tư pháp, tòa án và thẩm phán liên bang, rằng đề xuất giải quyết vấn đề của họ hợp lý, thì vẫn còn phải ra tòa phúc thẩm vì Google chắc chắn sẽ kháng cáo, và vụ này có thể lên tới cả pháp viện tối cao Hoa Kỳ. Ngay cả khi ấy, hầu hết các nhà quan sát và các đối thủ cạnh tranh của Google đều nói rằng, không có một cách đơn giản và nhanh chóng nào để đảm bảo tính cạnh tranh trong mảng tìm kiếm trực tuyến.
View attachment 8011959
David Balto, luật sư ngành chống độc quyền, cựu quan chức ủy ban thương mại liên bang cho rằng: “Những vụ kiện chống độc quyền vốn đã thường khó đem về chiến thắng tuyệt đối cho bên nguyên, và đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề thậm chí còn khó khăn hơn. Lý do là rất rất khó để chúng ta thay đổi bản chất của thị trường. Trong vụ của Google điều đó đúng hơn bao giờ hết, khi nhắc tới những doanh nghiệp nắm trong tay sức mạnh của mạng lưới vận hành. Không phải tự nhiên mà mọi người luôn chọn sản phẩm và giải pháp của những doanh nghiệp dẫn đầu ngành.”
Để “giành chiến thắng”, bộ tư pháp Mỹ sẽ phải thuyết phục tòa án làm cùng lúc nhiều việc. Đầu tiên là chặn đứng những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, như những giao kèo và thỏa thuận để Google là công cụ mặc định trên nhiều phần mềm lẫn phần cứng, những hành vi mà tòa án đã kết luận là vi phạm pháp luật. Cái khó kế tiếp là áp dụng những biện pháp trên diện rộng để thay đổi cả thị trường, để không có một Google thứ hai hình thành.
Nhắc lại phán quyết của thẩm phán Mehta đưa ra hồi tháng 8 vừa rồi. Thẩm phán Mehta viết trong phán quyết sơ thẩm: “Những thỏa thuận của Google đã giúp họ chiếm được một phần rất lớn thị phần mảng tìm kiếm trực tuyến, rồi kìm hãm sự phát triển của các đối thủ, không cho họ cơ hội để cạnh tranh. Google ở tòa án chưa đưa ra được bằng chứng xác đáng để hợp thức hóa những thỏa thuận như vậy.”
Đương nhiên như đã nói, Google có quyền, và chắc chắn sẽ kháng cáo. Nhưng tập đoàn này cũng thừa nhận, nếu họ vẫn thua kiện ở tòa phúc thẩm và thượng thẩm, sẽ chỉ cần một giải pháp để “sửa sai”: Loại bỏ hết mọi thỏa thuận và giao kèo biến Google thành công cụ tìm kiếm mặc định, thứ nằm ở trung tâm vụ kiện giữa họ với bộ tư pháp Mỹ.
View attachment 8011960
Điều đó chắc chắn sẽ tạo ra những tác động lớn về mặt tài chính. Ví dụ của Apple được đưa ra trên đây là điển hình.
Nhưng bộ tư pháp Mỹ muốn cả hai, cả việc chấm dứt những thương vụ độc quyền, lẫn những động thái ở quy mô lớn hơn để kiểm soát mọi tập đoàn công nghệ trong tương lai. Google gọi những biện pháp “diện rộng” này là “cực đoan”, không liên quan gì tới bản chất vụ kiện chống độc quyền. Còn những đối thủ của Google thì thừa nhận, muốn thị trường thay đổi, không có cách nào khác, họ buộc phải ủng hộ những dự định của bộ tư pháp Mỹ.
Khả năng chia tách Google cao tới đâu?
Trong số những dự định của bộ tư pháp Mỹ, được nhắc đến nhiều nhất, và cũng gây tranh cãi nhiều nhất chính là chia tách tập đoàn. Các nhà chức trách nhắm tới những mảng HĐH Android, cửa hàng Play và trình duyệt Chrome. Theo các nhà quản lý, nếu chia tách, tập đoàn mẹ và mảng tìm kiếm trực tuyến sẽ không còn được kiểm soát những kênh quan trọng nhất để phân phối dịch vụ tìm kiếm trực tuyến của họ.
Tuy nhiên chia tách theo hướng này thực sự không có nhiều tác động trực tiếp đối với bản thân khả năng cạnh tranh của ngành. Android và Chrome là những giải pháp phần mềm có hiệu ứng mạng lưới rất mạnh, dựa trên tổng số người sử dụng chúng trên toàn thế giới. Ngay cả khi bị chia tách, tiếp tục hợp tác với mảng tìm kiếm trực tuyến Google vẫn sẽ là thứ tạo ra lợi ích quan trọng đối với hai mảng này.
Giáo sư ngành quản lý thuộc viện công nghệ Massachusetts, Michael Cusumano cho rằng: “Nếu tòa án chấp nhận chia tách Google, tình trạng độc quyền thực tế khó có thể bị thay đổi.” Theo ông, chia tách tập đoàn sẽ là hình phạt quá khắc nghiệt đối với một tập đoàn có được thành công thông qua những sáng tạo trong mảng tìm kiếm trực tuyến.
Nếu bộ tư pháp Mỹ vẫn tiếp tục với kế hoạch chia tách tập đoàn, việc Google phải thoái vốn Android và Chrome có thể tạo ra những xáo trộn trong thế giới công nghệ nói chung.
Những chiếc điện thoại, TV thông minh hay những sản phẩm công nghệ cài đặt các phiên bản Android sẽ không còn được cài đặt hệ điều hành này một cách miễn phí nữa. Theo Google, tác động tiềm tàng của việc này đủ khiến mọi vị thẩm phán từ chối đề xuất chia tách tập đoàn ngay lập tức.
Tuy nhiên, các nhà phê bình cũng như những người chỉ trích Google cho rằng, những “tác động ngoài ý muốn” như vậy đôi khi là một phần không thể bỏ qua, đủ cần thiết và có thể chấp nhận được để khắc phục tình trạng thị trường độc quyền.
Luật sư Megan Grey của FTC, cựu cố vấn pháp lý của công cụ tìm kiếm DuckDuckGo cho rằng, quy mô của những hành vi phạm pháp do Google thực hiện trong cả một khoảng thời gian dài đã khiến những hệ quả có thể xảy ra đối với cả ngành công nghệ trong trường hợp Google bị chia tách trở nên lớn một cách khủng khiếp. Nhưng theo cô Grey, mọi tác động tiêu cực đều có thể được cân bằng trong tương lai, khi người tiêu dùng được hưởng lợi từ "những công cụ tìm kiếm tốt hơn, nhiều cái tên tham gia thị trường hơn, nhiều cơ hội nghề nghiệp và nhiều đổi mới sáng tạo hơn."
Không chia tách thì có giải pháp nào nữa?
Giải pháp thứ hai mà bộ tư pháp Mỹ đưa ra, Google sẽ phải chia sẻ lượng dữ liệu tìm kiếm khổng lồ cho những đối thủ cạnh tranh. Đây là thứ ít được đề cập và bàn luận hơn, vì từ khóa “chia tách tập đoàn” có trọng lượng quá lớn trong mắt truyền thông Mỹ. Nhưng tác động của việc này đối với cả thị trường công nghệ nói chung lẫn thị trường tìm kiếm trực tuyến nói riêng cũng không hề nhỏ.
Những dữ liệu này bao gồm toàn bộ những từ khóa tìm kiếm mà hàng tỷ người dùng gõ vào Google trên toàn thế giới, cũng như kết quả tìm kiếm mà Google trả về, cùng những thông số để xác định vị trí của từng kết quả tìm kiếm, gọi là ranking signal. Với những dữ liệu như thế này, bí mật kinh doanh của Google sẽ được trao cho tất cả mọi người.
Để bảo vệ điều đó, Google nói rằng giao kết quả tìm kiếm trực tuyến cho các đơn vị khác sẽ ảnh hưởng tới quyền riêng tư của người dùng, biến giải pháp này trở thành thứ không thể chấp nhận được.
Tuy nhiên, những đối thủ cạnh tranh, chẳng hạn như DuckDuckGo thì nói rằng không bao giờ họ sử dụng dữ liệu cá nhân của người dùng, và luôn có những biện pháp để loại bỏ những cụm từ khóa tìm kiếm có thể vô tình xác định một người dùng.
Google cũng phàn nàn rằng, ý tưởng chia sẻ dữ liệu cũng sẽ tiết lộ những bí mật kinh doanh quan trọng nhất của mảng tìm kiếm trực tuyến, cũng như những sở hữu trí tuệ do Google sáng tạo ra, từ đó làm mất đi lợi thế cạnh tranh mà Google đã tạo ra một cách công bằng. Điều này có thể khiến các doanh nghiệp khác đổ xô thu gom những sở hữu trí tuệ của Google, giống hệt như cách Microsoft phải hé lộ những thông tin kỹ thuật để Windows tương tác tốt hơn với phần mềm, khi họ thua kiện chống độc quyền 25 năm về trước.
Bên cạnh việc yêu cầu Google chia sẻ dữ liệu tìm kiếm, bộ tư pháp Mỹ còn có quan điểm cho rằng Google phải chia sẻ cả mạng lưới quảng cáo trực tuyến cho các bên khác, tức là có thể cho phép các doanh nghiệp khác kiếm được doanh thu quảng cáo từ lưu lượng truy cập chẳng kém gì Google.
Richard Socher, CEO công cụ tìm kiếm AI You.com cho rằng: “Vấn đề ở thời điểm hiện tại là, ngay cả khi bạn xây dựng được công cụ tìm kiếm tốt hơn, thì cũng chẳng kiếm được tiền nếu không ai chịu chạy quảng cáo. Phần liên quan tới quảng cáo của giải pháp chống độc quyền từ bộ tư pháp Mỹ sẽ tạo ra cơ hội cho mọi người tìm cách phá vỡ vị thế độc quyền của Google.”
Cơ hội cho những công cụ tìm kiếm kết hợp AI?
Tiềm năng cho những công cụ tìm kiếm trực tuyến mới kết hợp với sức mạnh của gen AI là thứ dễ nghĩ tới nhất khi nhắc đến những đề xuất phá vỡ vị thế độc quyền của Google. Những đề xuất của bộ tư pháp Mỹ có thể sẽ trở thành những giải pháp quản lý đầu tiên cho thị trường ứng dụng AI đang bùng nổ, giúp các doanh nghiệp và startup nhỏ có cơ hội cạnh tranh cao hơn.
Paul Gallant, nhà phân tích tại Cowen cho rằng: “Bộ tư pháp Mỹ thực sự có cơ hội kiểm soát thị phần Google Search bằng cách đứng về phe những startup AI non trẻ.”
Lấy ví dụ một đề xuất từ bộ tư pháp Mỹ sẽ ngăn chặn Google có được lợi thế độc quyền khi phân phối những dịch vụ AI giống cách họ đã làm với công cụ tìm kiếm. Những lo ngại về việc bị giới hạn như thế này chính là nguyên nhân khiến Google trì hoãn thực hiện những thỏa thuận để đưa những dịch vụ như Gemini AI lên iPhone hay các nền tảng khác.
Bộ tư pháp Mỹ cũng cho biết, Google có thể sẽ buộc phải cung cấp thông tin về thiết kế những tính năng và dịch vụ tìm kiếm dựa trên mô hình AI của họ cho các đối thủ cạnh tranh. CEO Socher thừa nhận: “Tôi gần như đã có cảm giác thông cảm với Google nếu họ phải công khai những thiết kế và giải pháp trong quá trình huấn luyện AI.”
Còn theo nhà phân tích Gallant, những đề xuất được bộ tư pháp Mỹ đưa ra vừa rồi “là một kế hoạch hành động tương đối cụ thể để giúp đỡ những startup AI mới.” Nhưng ngay cả những đối thủ cạnh tranh của Google cũng thừa nhận, một vài giải pháp trong số đó là quá cực đoan và mạnh tay.
Theo FT