Gần đây, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là một trong những địa điểm rất nổi tiếng, nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Mình cũng không ngoại lệ, cũng muốn được ghé thăm, nhưng vì bảo tàng này nằm ở Hà Nội nên mình vẫn chưa có cơ hội đi thử. Tuy nhiên, khi vô tình biết đến một ứng dụng có thể giúp mình tham quan bảo tàng 360 độ là mình đã tải về thử ngay. Nếu anh em nào cũng đang muốn tìm hiểu về bảo tàng này nhưng chưa đi được, thì thì du lịch online kiểu này là một lựa chọn thú vị để "khám phá" mà không lo tình trạng đông người nha.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nằm tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Đây là công trình được Bộ Quốc phòng đầu tư và xây mới từ năm 2019 trên diện tích hơn 386.600 m2. Bảo tàng chính thức mở cửa từ 1/11/2024, giờ mở cửa từ 8 giờ - 11 giờ 30 phút; 13 giờ - 16 giờ 30 phút.
Hiện nay bảo tàng đang miễn phí vé tham quan cho du khách đến hết tháng 12 năm 2024. Theo thống kê mình có đọc được, bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đón khoảng 25.000 - 30.000 du khách mỗi ngày, con số lên 40.000 người vào cuối tuần. Khung cảnh ở nơi đây luôn kẹt cứng dòng người, ngay cả trên con đường Đại lộ Thăng Long hướng từ trung tâm về bảo tàng cũng ứ đọng, ùn tắc.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nằm tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Đây là công trình được Bộ Quốc phòng đầu tư và xây mới từ năm 2019 trên diện tích hơn 386.600 m2. Bảo tàng chính thức mở cửa từ 1/11/2024, giờ mở cửa từ 8 giờ - 11 giờ 30 phút; 13 giờ - 16 giờ 30 phút.
Hiện nay bảo tàng đang miễn phí vé tham quan cho du khách đến hết tháng 12 năm 2024. Theo thống kê mình có đọc được, bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đón khoảng 25.000 - 30.000 du khách mỗi ngày, con số lên 40.000 người vào cuối tuần. Khung cảnh ở nơi đây luôn kẹt cứng dòng người, ngay cả trên con đường Đại lộ Thăng Long hướng từ trung tâm về bảo tàng cũng ứ đọng, ùn tắc.
Ngay trước cổng bảo tàng là đài tháp Chiến thắng cao 45m, tượng trưng cho cột mốc lịch sử năm 1945, Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân củ Cộng Hoà ở quảng trường Ba Đình. Phần trên cùng của ngọn tháp cũng được thiết kế vát 60 độ, tạo hình ngôi sao 5 cánh.
Khu vực sân trái, sân phải trưng bày các hiện vật ngoài trời, chủ yếu là những vũ khí, máy bay, xe tăng, đại bác,… mà quân đội đã dùng trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Trong số này bao gồm: pháo 85mm, pháo cao xạ 57mm, xe tăng PT67 số hiệu 555, máy bay MiG 17 số hiệu 2047, máy bay SU22,…
Bước vào trong sảnh chính của bảo tàng, mình sẽ chọn từng khu vực tham quan, tìm hiểu các cuộc kháng chiến theo giai đoạn lịch sử. Phòng trưng bày trong nhà được chia thành 3 khu vực chính là S2, S3, S4 bao gồm: Quân sự Việt Nam thời Hùng Vương, An Dương Vương trước năm 1930; lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam từ 1930-1975; Cách mạng Tháng Tám 1975; Chiến dịch Điện Biên Phủ - chiến dịch Hồ Chí Mình (1953-1954); Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ năm 1975 đến nay.
Khu vực đầu tiên mà mình lựa chọn để tham quan là “Đại Nam Nhất thống toàn đồ”. Theo như mình tìm hiểu, “Đại Nam Nhất thống toàn đồ” là bản đồ nước ta vào thời Nguyễn, được vẽ khoảng năm 1838. Đây là một tài liệu lịch sử vô cùng quan trọng để chứng minh cho chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Trong khu này, sẽ có nhiều khu được chia theo các trận chiến: Khởi nghĩa Tây Sơn, trận Rạch Gầm - Xoài Mút.
Quảng cáo
Các bạn tìm những hiện vật có kí hiệu chữ “i” phía trên, bấm vào thì sẽ có thông tin chi tiết về món đó. Tuy nhiên, theo mình đánh giá thì thông tin về các món cổ vật chưa nhiều, một phòng chỉ có 1 vài vật phẩm là có thông tin mà thôi.
Một số món thì thông tin cũng không chi tiết lắm, có lẽ họ sẽ tiếp tục cập nhật thêm.
Đây là những tấm thẻ tre, được dùng để ghi tên tuổi, quê quán của các thuỷ binh Hoàng Sa, Bắc Hải. Họ sẽ mang những tấm thẻ này bên mình khi ra khơi tuần tra vùng biển Hoàng Sa để có thể xác định thân phận trong trường hợp bất trắc.
Quảng cáo
Trong nền tảng, cũng có mục thư viện, những hình ảnh trong mục này sẽ được chụp chi tiết và có chất lượng cao hơn.
Một khung cảnh tái hiện lại cuộc chiến đấu của quân và người dân Hà Nội trong khu vực kháng chiến chống Pháp.
Khu kháng chiến chống Mỹ nổi bật với bức tượng “Nắm đất miền Nam”, đây là một tác phẩm đặc biệt được trưng bày ở nhiều bảo tàng như Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử quốc gia, khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Mình ở Bến Nhà Rồng,…
“Nắm đất miền Nam” do nhà điêu khắc Phạm Xuân Thi tạo ra vào năm 1956, phản ánh ý chí quyết tâm thống nhất đất nước, khát vọng độc lập, tự do của nhân dân. Tác phẩm này dựa trên một câu chuyện có thật ở Cà Mau. Khi người mẹ tiễn con trai ra Bắc tập kết đã gửi cho cậu con một nắm đất miền Nam để nhắn gửi thông điệp miền Nam không quên miền Bắc.
Bản đồ phân chia các thế lực lúc bấy giờ
Xác máy bay B52
Xe tăng T-54B
Máy bay MiG-21 số hiệu 5121 do Liên Xô chế tạo và viện trợ cho Việt Nam trong cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mỹ. Phạm Tuân điều khiển từng bắn hạ máy bay B52 vào đêm 27/12/1972 góp phần tạo nên chiến thắng cho chiến dịch Điện Biên Phủ trên không của nước ta. Ngoài kì tích bắn rơi B-52, chiếc MiG-21 số hiệu 5121 còn từng hạ được 4 chiếc máy bay của Mỹ.
Theo như mình tìm hiểu, YooLife đã đến bảo tàng ghi hình trước ngày mở cửa chính thức, thiết bị được dùng là máy ảnh Insta360. Từ 300 tấm ảnh chụp ở các vị trí khác nhau, nhóm đã chọn 50 vị trí tiêu biểu nhất để đưa lên nền tảng. Thật ra thì trải nghiệm tham quan online 360 độ không mới. Nhiều địa điểm trên thế giới, đặc biệt là ở những khu vực khó tiếp cận cũng lựa chọn cách này. Ví dụ: hầm tận thế hạt giống Svalbard Global Seed Vault ở đảo Spitsbergen, Na Uy. Anh em nếu hứng thú có thể đọc thêm: Tham quan bên trong hầm tận thế cho hạt giống có gì?
Nhìn chung thì trang web này cũng phần nào giúp du khách mường tượng, có cái nhìn bao quát hơn về bảo tàng. Nhưng để tham quan và tìm hiểu chi tiết thông tin thì trang web vẫn chưa thể đáp ứng được. Nhưng dù sao, trước khi có dịp đến trực tiếp thì tham quan online như này vẫn là một lựa chọn rất hợp lý. Đây là đường link để tham quan.
Một số hình ảnh về bảo tàng: