Hoạt động tìm kiếm chiếc Boeing 777 cùng 239 con người mất tích bí ẩn trên chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines đã được nối lại sau 10 năm. Đến nay MH370 vẫn là một trong những bí ẩn lớn nhất trong lịch sử hàng không bất kể những nỗ lực tìm kiếm của nhiều quốc gia, các đơn vị tư nhân.
Bộ trưởng bộ giao thông Malaysia - Anthony Loke cho biết nội các nước này đã phê duyệt về nguyên tắc một thoả thuận trị giá 70 triệu USD với công ty thám hiểm đại dương Ocean Infinity có trụ sở tại Hoa Kỳ để tìm kiếm MH370. Theo thoả thuận "tìm không thấy không trả tiền" thì Ocean Infinity chỉ có thể nhận đủ tiền nếu tìm được MH370. Trước đó vào năm 2018, Ocean Infinity cũng đã đi tìm MH370 theo một thoả thuận tương tự với vùng tìm kiếm nằm ở Nam Ấn Độ Dương nhưng không thành công.
Cách đây hơn 10 năm, vào ngày 8 tháng 3 năm 2014, chuyến Malaysia Airlines MH370 khởi hành từ Kuala Lumpur, Malaysia đến Bắc Kinh, Trung Quốc. Chiếc Boeing 777 mang số đuôi 9M-MRO cất cánh vào lúc 00:41 sáng giờ Malaysia và dự kiến sẽ hạ cánh tại sân bay quốc tế thủ đô Bắc Kinh vào 06:30 sáng. Trên máy bay có 227 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn, gồm 14 quốc tịch khác nhau.Tổ bay gồm cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah - một phi công giàu kinh nghiệm với 18.000 giờ bay và cơ phó Fariq Abdul Hamid trẻ hơn, vừa được thăng lên làm cơ phó vào năm 2010 sau 3 năm làm việc cho Malaysia Airlines.
Vào 01:19 sáng khi đang bay trên Biển Đông trong không phận giáp ranh giữa Malaysia và Việt Nam, trạm kiểm soát không lưu tại Malaysia đã hướng dẫn cho MH370 chuyển kênh liên lạc sang không lưu Việt Nam. Đây cũng là lần liên lạc cuối cùng giữa MH370 với không lưu, cơ trưởng Zaharie đã nói lời cuối cùng: "Good night. Malaysian Three Seven Zero." 2 phút sau đó, bộ truyền phát trên MH370 ngưng hoạt động khiến nó biến mất khỏi màn hình radar. Một trạm radar quân sự của Malaysia đã tiếp tục theo dõi MH370 và phát hiện chiếc máy bay đã rẽ trái và chuyển hướng bay ngang qua bán đảo Malay gần khu vực biên giới Malaysia - Thái Lan và hướng về biển Andaman.
Bộ trưởng bộ giao thông Malaysia - Anthony Loke cho biết nội các nước này đã phê duyệt về nguyên tắc một thoả thuận trị giá 70 triệu USD với công ty thám hiểm đại dương Ocean Infinity có trụ sở tại Hoa Kỳ để tìm kiếm MH370. Theo thoả thuận "tìm không thấy không trả tiền" thì Ocean Infinity chỉ có thể nhận đủ tiền nếu tìm được MH370. Trước đó vào năm 2018, Ocean Infinity cũng đã đi tìm MH370 theo một thoả thuận tương tự với vùng tìm kiếm nằm ở Nam Ấn Độ Dương nhưng không thành công.
Cách đây hơn 10 năm, vào ngày 8 tháng 3 năm 2014, chuyến Malaysia Airlines MH370 khởi hành từ Kuala Lumpur, Malaysia đến Bắc Kinh, Trung Quốc. Chiếc Boeing 777 mang số đuôi 9M-MRO cất cánh vào lúc 00:41 sáng giờ Malaysia và dự kiến sẽ hạ cánh tại sân bay quốc tế thủ đô Bắc Kinh vào 06:30 sáng. Trên máy bay có 227 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn, gồm 14 quốc tịch khác nhau.Tổ bay gồm cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah - một phi công giàu kinh nghiệm với 18.000 giờ bay và cơ phó Fariq Abdul Hamid trẻ hơn, vừa được thăng lên làm cơ phó vào năm 2010 sau 3 năm làm việc cho Malaysia Airlines.
Vào 01:19 sáng khi đang bay trên Biển Đông trong không phận giáp ranh giữa Malaysia và Việt Nam, trạm kiểm soát không lưu tại Malaysia đã hướng dẫn cho MH370 chuyển kênh liên lạc sang không lưu Việt Nam. Đây cũng là lần liên lạc cuối cùng giữa MH370 với không lưu, cơ trưởng Zaharie đã nói lời cuối cùng: "Good night. Malaysian Three Seven Zero." 2 phút sau đó, bộ truyền phát trên MH370 ngưng hoạt động khiến nó biến mất khỏi màn hình radar. Một trạm radar quân sự của Malaysia đã tiếp tục theo dõi MH370 và phát hiện chiếc máy bay đã rẽ trái và chuyển hướng bay ngang qua bán đảo Malay gần khu vực biên giới Malaysia - Thái Lan và hướng về biển Andaman.
Vào 02:22 sáng, radar quân sự của Malaysia mất dấu MH370, vị trí cuối cùng của MH370 được radar này xác định là 200 hải lý (370 km) phía tây bắc Penang. 3 phút sau, liên kết dữ liệu vệ tinh của máy bay được thiết lập lại sau khoảng 1 giờ mất kết nối (từ 01:07 đến 02:03). Nhờ đó, hệ thống dữ liệu vệ tinh của máy bay (SDU) đã phản hồi lại 5 yêu cầu truy vấn trạng thái tự động mỗi giờ, từ 3:41 đến 08:10 và 2 cuộc gọi từ mặt đất nhưng không trả lời. Vào 08:19 sáng 8 tháng 3, SDU đã gởi một tin nhắn "yêu cầu đăng nhập" để thiết lập một liên kết dữ liệu vệ tinh và sau đó là lần truyền tải dữ liệu cuối cùng từ MH370. Các nhà điều tra tin rằng thông điệp được gởi đi vào 08:19 có thể là thời điểm máy bay cạn nhiên liệu và lao xuống biển.
4 giờ sau khi MH370 mất tích, Trung tâm điều phối cứu hộ hàng không Kuala Lumpur được kích hoạt và hãng hàng không Malaysia Airlines ra thông cáo báo chí cho biết MH370 đã mất liên lạc. Hoạt động tìm kiếm MH370 đã được thực hiện ngay sau đó với sự tham gia của nhiều quốc gia trong khu vực, liên tục trong 10 ngày từ 8 tháng 3 đến 18 tháng 3 tại Biển Đông nhưng không có kết quả. Ngày 24 tháng 3, thủ tướng Malaysia tuyên bố MH370 đã rơi ở nam Ấn Độ Dương và không ai sống sót.
Sau đó Malaysia chuyển sang tìm kiếm ở Ấn Độ Dương và đến đầu tháng 4, Úc tham gia tìm kiếm trên mặt biển lẫn dò tìm bằng sonar trên nền biển với sự hỗ trợ của Hải quân và Không quân hoàng gia Úc. Đến tháng 10 năm 2014, các đội tìm kiếm tư nhân với các tàu và phương tiện thám hiểm đại dương tham gia tìm kiếm MH370. Hoạt động tìm kiếm dưới nước dừng lại vào tháng 1 năm 2017 sau khi lùng sục hơn 120 ngàn km2.
MH370 rơi ở đâu vẫn không ai biết nhưng nhiều mảnh vỡ của chiếc máy bay đã được tìm thấy. Các mảnh vỡ của MH370 đã trôi dạt vào bờ biển châu Phi như ở Tazania, Mozambique, Mauritius và các đảo ở Ấn Độ Dương như Madagascar, Reunion của Pháp. Các mảnh vỡ này đa dạng từ một phần cánh, vỏ thân máy bay, vỏ động cơ Rolls-Royce cho đến các thành phần của nội thất như vách ngăn, ghế ... Một số mảnh vỡ có chứa số serial hay ký hiệu đặc trưng giúp xác định chúng thuộc về MH370. Đa phần các mảnh vỡ được người dân địa phương tìm thấy.
MH370 rơi như thế nào và tại sao vẫn là một dấu hỏi lớn, từ đó đặt ra nhiều giả thuyết và thuyết âm mưu.Có giả thuyết cho rằng cơ trưởng đã cố tình chuyển hướng và tự sát giống với vụ việc của Germanwings 9525 vào tháng 3 năm 2015 khi phi công cố tình lao máy bay vào vách núi. Tuy nhiên cũng có giả thuyết cho rằng MH370 có thể đã bị không tặc, không tặc yêu cầu máy bay đổi hướng và rốt cuộc rơi xuống biển do hết nhiên liệu.
Al Jazeera