Nike là một trong những thương hiệu thể thao có ảnh hưởng nhất thế giới ngày nay, được thành lập bởi Phil Knight và Bill Bowerman vào ngày 1/5/1972, tức là tính đến ngày hôm qua (1/5/2022), Nike đã chính thức tròn 50 tuổi. Nike lên sàn chứng khoán vào năm 1980. Vào đầu thế kỷ 21, Nike đã mở hàng trăm cửa hàng bán lẻ và nhà phân phối tại hơn 170 quốc gia trên toàn thế giới. Logo của hãng, một dấu tick được gọi là “Swoosh” đã được công nhận là một trong những thương hiệu có tầm nhận diện bậc nhất thế giới.
Có thể bạn chưa biết, chính Bill Bowerman, huấn luyện viên chạy bộ người Mỹ chính là người đứng sau thiết kế kinh điển của đôi giày chạy Onitsuka Tiger và bán ra với danh nghĩa sản phẩm của công ty Blue Ribbon Sports (BRS). Sản phẩm giày Onitsuka Tiger được chính thức phát hành cho mùa Olympic Mexico 1969. Trước đó, Bill Bowerman đã đầu tư một khoản vào công ty nhỏ Blue Ribbon Sports do Phil Knight làm chủ, ông cũng chính là học trò cũ của Bowerman.
Khi mối quan hệ hợp tác giữa công ty Onitsuka và Blue Ribbon Sports bắt đầu rạn nứt, Knight đã tìm kiếm một sự đổi mới khác. Mặc dù chính Bowerman đã phát triển đôi giày kinh điển cho Onitsuka, nhưng theo thoả thuận về phía công ty Nhật Bản, họ đã phải trao trả bản quyền cho bên đó. Đến khi Bill Bowerman cùng Phil Knight phát triển thương hiệu Nike, họ đã cùng nhau lên ý tưởng và thiết kế ra dòng Nike Cortez, với một số nét đặc trưng về kiểu dáng gần như là tương tự với Onitsuka Tiger. Điểm khác biệt dễ nhận ra nhất chỉ nằm ở logo thương hiệu.
Có thể bạn chưa biết, chính Bill Bowerman, huấn luyện viên chạy bộ người Mỹ chính là người đứng sau thiết kế kinh điển của đôi giày chạy Onitsuka Tiger và bán ra với danh nghĩa sản phẩm của công ty Blue Ribbon Sports (BRS). Sản phẩm giày Onitsuka Tiger được chính thức phát hành cho mùa Olympic Mexico 1969. Trước đó, Bill Bowerman đã đầu tư một khoản vào công ty nhỏ Blue Ribbon Sports do Phil Knight làm chủ, ông cũng chính là học trò cũ của Bowerman.
Khi mối quan hệ hợp tác giữa công ty Onitsuka và Blue Ribbon Sports bắt đầu rạn nứt, Knight đã tìm kiếm một sự đổi mới khác. Mặc dù chính Bowerman đã phát triển đôi giày kinh điển cho Onitsuka, nhưng theo thoả thuận về phía công ty Nhật Bản, họ đã phải trao trả bản quyền cho bên đó. Đến khi Bill Bowerman cùng Phil Knight phát triển thương hiệu Nike, họ đã cùng nhau lên ý tưởng và thiết kế ra dòng Nike Cortez, với một số nét đặc trưng về kiểu dáng gần như là tương tự với Onitsuka Tiger. Điểm khác biệt dễ nhận ra nhất chỉ nằm ở logo thương hiệu.
Trong bài viết kỷ niệm 50 năm hình thành Nike, Phil Knight kể lại: “Tôi nhớ lúc đó mình đã nghĩ rằng, đó chính là thời điểm, khoảnh khắc mà chúng tôi đã chờ đợi. Khoảnh khắc thuộc về chúng tôi, không phải làm việc cho người khác. Cho dù thành công hay thất bại, chúng tôi vẫn nên thực hiện theo ý tưởng và thương hiệu của riêng mình. Chúng tôi có một ước mơ, tình yêu thể thao và rất nhiều tham vọng.”
Cái tên Nike
Suýt chút nữa, Nike đã mang tên là “Dimension 6” theo ý Knight, nhưng chính Jeff Johson - nhân viên đầu tiên của công ty đã nghĩ ra cái tên này và được Bowerman lựa chọn. Có rất nhiều người đã phát âm sai tên của “Nike”, nó được phát âm chính xác là “Ny-kee", cái tên bắt nguồn từ nữ thần chiến thắng của Hy Lạp.
Chiếc logo chỉ tốn 35 USD của Nike
Logo “Swoosh” nổi tiếng của Nike chỉ được thiết kế với giá 35 USD bởi Carolyn Davidson, một sinh viên đại học ngành thiết kế đồ hoạ tại bang Portland. Vào thời điểm đó, Davidson chỉ là một sinh viên đại học đang tìm kiếm các công việc để có thêm thu nhập. Khi đó, cô chỉ đơn giản nghĩ rằng biểu tượng Swoosh rất dễ tạo và chỉ nhận về số tiền mà cô cho là xứng đáng với công sức bỏ ra. Năm 1983, sau khi thương hiệu đã phát triển và dần trở nên nổi tiếng, Davidson được mời đến tham dự một sự kiện của hãng và được các giám đốc điều hành Nike công nhận là người sáng tạo logo. Về sau, cô đã được hãng tặng một chiếc nhẫn swoosh làm bằng kim cương cùng 500 cổ phiếu của thương hiệu.
Khẩu hiệu “Just Do It”
Quảng cáo
Khẩu hiệu "Just Do It" gắn liền với Nike được lấy cảm hứng từ những lời trăn trối cuối cùng của Gary Gilmore. Đây là một kẻ giết người hàng loạt đã bị xử bắn ở Utah vào những năm 1970. Công ty quảng cáo Wieden và Kennedy đã tìm thấy nguồn cảm hứng từ lời nói cuối cùng “Let's do it” của Gilmore và thay đổi thành “Just Do It” để làm khẩu hiệu mới của Nike trong một quảng cáo truyền hình năm 1988.
Một trong những đôi giày Nike đầu tiên được tạo ra bởi khuôn bánh Waffle
Bạn có biết những đôi giày Nike đầu tiên được tạo ra bởi máy làm Waffle, đôi giày Waffle Trainer đã khởi động ra đế chế thể thao trị giá hàng tỷ USD về sau này. Mặc dù, Nike đã có dòng Nike Cortez làm tiền đề, nhưng vào thời điểm đó những đôi giày này không thực sự bán được nhiều ra thị trường và họ cần một sự đột phá hơn.
Bowerman đã tìm kiếm nguồn cảm hứng ở bất kỳ nơi nào mà ông đến, kể cả nhà bếp. Và ý tưởng đã đến với ông vào năm 1971 khi nhìn thấy những đường vân rãnh trên bánh Waffle, ông ấy ngay lập tức lấy chất nhựa dẻo và đổ vào chiếc khuôn tạo ra một đế giày giống như bánh Waffle. Và rồi, đôi giày Waffle Trainer ra mắt vào năm 1974, các gai cao su giảm ma sát đường chạy và có thể hoạt động tốt ở mọi loại bề mặt, giúp cho các VĐV có thể chạy nhẹ hơn rất nhiều.
Quảng cáo
Sự cố mất giày năm 1990
Một con tàu chở hàng có tên Hansa Carrier đã vô tình đánh mất một lượng lớn giày thể thao của Nike trong chuyến đi vào tháng 5/1990. Con tàu bị một cơn bão tấn công, dẫn đến 21 container hàng hoá đã rơi xuống vùng biển Thái Bình Dương, một trong số đó chứa hàng chục nghìn đôi Nike Air Jordans. Ước tính rằng, có hơn 60.000 đôi giàu thể thao đã mất trong sự cố đó. Nhiều tháng sau, những đôi giày bắt đầu trôi dạt vào bờ biển Bắc Mỹ.
Nike, Adidas và mẫu giàu Jordan
Khi Michael Jordan bắt đầu thi đấu tại NBA ở tuổi 21, anh ấy phân vân chọn giữa 2 nhà tài trợ Nike và Adidas. Mặc dù rất thích Adidas và đang nghiêng về phía lựa chọn này, nhưng Adidas khi đó lại chưa thực sự sẵn sàng để tiến vào thị trường giày bóng rổ. Cùng lúc đó, Nike lại chuyển sang tiếp cận bố mẹ Jordan và đưa ra lời đề nghị hấp dẫn. Chính bố mẹ là người đã thúc giục Jordan chấp nhận đề nghị này bao gồm 500.000 USD/năm trong 5 năm, 2 chiếc ô tô Mercedes và một mẫu giày làm riêng. Và đó là cách mà dòng Nike's Air Jordans ra đời.
Sáng kiến bền vững của Nike
Vào những năm 1990, Nike hướng mục tiêu đến giảm thiểu các tác động môi trường. Nhân viên Steve Potter đã nảy ra ý tưởng tận dụng những đôi giày cũ và biến chúng thành vật liệu tái sử dụng, và thế là chương trình Reuse-A-Shoe ra đời. Chương trình này thu thập giày Nike đã sử dụng và biến chúng thành một chất liệu mới có tên là Nike Grind, vật liệu được dùng để xây dựng cửa hàng và sản phẩm cho Nike. Cho đến nay, 28 triệu đôi giày đã được thu thập.
Theo (1), (2), (3)