Đôi khi, chúng ta ít nhất một lần sẽ tự hỏi, tại sao trong một thế giới nhộn nhịp ngập tràn màu sắc, ảnh đen trắng vẫn tồn tại và luôn có chỗ đứng nào đó dù rất khiêm tốn? Liệu nó có mai một, có chết, có bị lãng quên trong một thế giới đầy biến động không? Câu trả lời chắc chắn sẽ là không! Dù bạn có không thích, không ưa, hay cảm thấy tẻ nhạt với nó thì nó vẫn sẽ ở đó, vẫn sẽ là một phần cực kỳ quan trọng trong sự phát triển chung của nhiếp ảnh hiện đại.
Cùng nhìn lại 200 năm trước, khi chiếc máy ảnh và tấm ảnh đầu tiên ra đời thì đến hơn 100 năm sau ảnh đen trắng phát triển mạnh mẽ một mình với đủ các cung bậc, hình thái (từ chân dung, đến đường phố, từ sinh hoạt thường nhật đến ảnh chiến trường...). Chỉ từ sau năm 1970, ảnh màu mới phát triển nở rộ và dần đẩy ảnh đen trắng tới sự lãng quên. Ngày nay, tất cả các hãng máy ảnh đều đua nhau về công nghệ hiển thị màu sắc trung thực, bắt mắt, khiến người tiêu dùng cũng như người chơi ảnh bị lạc trong thế giới đầy sự phức tạp của màu sắc mà quên rằng khởi nguồn của nhiếp ảnh chính là ảnh đen trắng.
Vậy điều gì luôn khiến ảnh đen trắng sống mãi trong nghệ thuật nhiếp ảnh nói chung và trong mỗi người chơi ảnh nói riêng? Với mỗi người có lẽ sẽ có những câu trả lời rất khác nhau, nhưng với cá nhân tôi, tình yêu với ảnh đen trắng được tổng hợp lên từ nhiều yếu tố, chia thành 8 điều như sau:
1-Cảm xúc đến từ sự giản đơn:
Cùng nhìn lại 200 năm trước, khi chiếc máy ảnh và tấm ảnh đầu tiên ra đời thì đến hơn 100 năm sau ảnh đen trắng phát triển mạnh mẽ một mình với đủ các cung bậc, hình thái (từ chân dung, đến đường phố, từ sinh hoạt thường nhật đến ảnh chiến trường...). Chỉ từ sau năm 1970, ảnh màu mới phát triển nở rộ và dần đẩy ảnh đen trắng tới sự lãng quên. Ngày nay, tất cả các hãng máy ảnh đều đua nhau về công nghệ hiển thị màu sắc trung thực, bắt mắt, khiến người tiêu dùng cũng như người chơi ảnh bị lạc trong thế giới đầy sự phức tạp của màu sắc mà quên rằng khởi nguồn của nhiếp ảnh chính là ảnh đen trắng.
Vậy điều gì luôn khiến ảnh đen trắng sống mãi trong nghệ thuật nhiếp ảnh nói chung và trong mỗi người chơi ảnh nói riêng? Với mỗi người có lẽ sẽ có những câu trả lời rất khác nhau, nhưng với cá nhân tôi, tình yêu với ảnh đen trắng được tổng hợp lên từ nhiều yếu tố, chia thành 8 điều như sau:
1-Cảm xúc đến từ sự giản đơn:
Một nụ hôn của đôi tình nhân trong quán ăn đường phố tại Aarhus, Đan Mạch
Khi chụp ảnh đen trắng, tất cả những yếu tố gây nhiễu bởi màu sắc được lược bỏ, hướng người xem đến nội dung ảnh một cách dễ dàng hơn. Màu sắc là sự vô tận, việc kiểm soát màu sắc luôn khó khăn hơn khi chụp ảnh, nó dễ gây chi phối cái nhìn của mắt người đến những khối màu nổi trội mà quên mất thông điệp cũng như nội dung bức ảnh. Vậy khi chụp ảnh đen trắng, người chụp đã tự hình dung trước những thứ muốn chụp như những đường nét hoạ tiết, những bố cục, chủ đề, những khoảnh khắc... trước khi bấm máy. Hình ảnh thu được là sự tập trung tối đa vào nội dung, giản lược rườm rà mà màu sắc mang lại. Ảnh đen trắng là thông điệp đơn giản, ngắn gọn nhất người chụp muốn gửi gắm.
2-Ảnh đen trắng dễ dàng sử dụng trong mọi thể loại:
Chụp bà xã khi đi ngang ĐH Su Phạm Đà Lạt
Việc chỉ kiểm soát sắc độ đen và trắng dễ dàng hơn kiểm soát màu sắc khung cảnh xung quanh, vì vậy trong bất khì thể loại nhiếp ảnh nào (từ chân dùng, đường phố, tĩnh vật, hay phong cảnh...) đều phù hợp với ảnh đen trắng. Đôi khi ngay cả với điều kiện thiếu sáng, ảnh đen trắng mang lại kết quả tốt hơn so với sử dụng ảnh màu về mặt truyền tải nội dung.
3- Tính phi thời gian:
Một đôi trẻ lang thang giữa mùa bão biển, Nam Định
Khi chơi ảnh đen trắng lần đầu, bất cứ ai cũng nghĩ nó mang đến cái đẹp cổ điển, chỉ cần chuyển ảnh màu sang ảnh đen trắng là auto đẹp kiểu vintage, hay nghệ thuật. Điều đó không tự nhiên mà hình thành, cuộc sống có màu sắc cảnh vật thiên nhiên, kiến trúc được thay đổi theo thời gian, theo sự phát triển của thế giới, nhưng sắc độ vẫn luôn như vậy, là bất biến. Vì thế những bức ảnh đen trắng có thể chuyển tải những vấn đề phổ quát, đặt chúng ta vào những khung cảnh nằm ngoài thời gian và không gian hiện tại. Hay rõ nghĩa hơn, ảnh đen trắng mang lại sự đồng cảm dễ dàng hơn giữa rất nhiều thế hệ.
4- Thể hiện góc nhìn hội hoạ cơ bản tốt hơn:
Quảng cáo
Dãy núi cạnh hồ Tuy Lai, ven Hà Nội
Trong hội hoạ, khi vẽ một bức tranh hầu như các tác giả đều đi viền các đường nét chính bằng bút chì trước. Cách tư duy này cũng phần nào hình thành trong tư tưởng những người chụp ảnh đen trắng. Có khác biệt ở chỗ khi đến một tầm nào đó, các biến hoá trong nhiếp ảnh không chỉ còn dừng lại qua những mô phỏng về đường nét, mà còn cả ở mảng miếng, sắp xếp. Các nhiếp ảnh gia chơi đùa trong khung hình bằng cách lồng ghép khéo léo, tinh vi, những chủ thể, mảng miếng, sao cho trong đen có trắng, trong trắng có đen. Những sự lồng ghép này diễn ra một cách đầy chủ đích song lại cho người xem cảm nhận rất tự nhiên, và sống động.
5- Có tính giáo dục nhiếp ảnh cao:
Người dân Hải Thịnh, đa phần là phụ nữ chờ ngư dân đánh bắt cá về sau 1 đêm dài.
Từ góc nhìn hội hoạ, nhiếp ảnh đen trắng dạy cho người chụp ảnh nắm chắc hơn về bố cục, đường nét, mảng miếng. Giúp họ áp dụng vào nhiếp ảnh màu, khiến ảnh sống động hơn, tinh tế hơn. Sự tương phản của ảnh đen trắng giúp người chụp cảm nhận mảng miếng chính xác hơn, dễ dàng nhấn nhá chủ thể rõ ràng hơn.
6- Có độ tinh tế cao:
Quảng cáo
Gốc cây bị chặt nhứ lên nhiều mầm xanh.
Em bé chăn bò, Tuy Lai, Hà Tây cũ
7- Hậu kỳ ảnh màu là một bể khổ:
Trẻ con nhảy sông giữa trưa hè ở Chương Mỹ, Hà Tây cũ
Với những tay ngang đến với nhiếp ảnh, các chương trình chỉnh sửa ảnh thực sự là một trở ngại rất lớn. khi tiếp thu lượng kiến thức khổng lồ về chỉnh sửa, người ta lại đứng rữa các ngã rẽ về phong cách blend màu sao cho cá tính, riêng biệt mà vẫn ấn tượng...vì màu sắc là vô tận, và 5 người thì 10 ý về cảm xúc cá nhân với màu sắc. Nhưng nếu chụp một bức ảnh đen trắng tốt, tất cả những suy nghĩ về vấn đề trên tan biến, chúng ta chỉ tập trung vào nội dung, thông điệp bức ảnh, cách truyền tải nó hơn là mớ bòng bong về màu sắc hậu kỳ.
8- Ảnh đen trắng như một lời tuyên ngôn đầy lãng mạn:
Trong một thế giới đầy màu sắc, một bức ảnh đen trắng luôn luôn khác biệt.Trong một môi trường xung quanh càng nhiều màu sắc, thì ảnh đen trắng lại càng nổi bật. Nó không chỉ làm ta mất cảm giác về thời gian (không phân định được sáng hay chiều, mùa thu hay hè, cũ hay mới...) mà còn thu hút ta bởi những đường nét đơn giản, khiến ta tập trung hơn, tìm kiếm thông điệp kỹ càng hơn. Giống như ai đó đã từng nhận định về ảnh đen trắng rằng :" Khi chụp ảnh màu một người nào đó, là ta đang chụp quần áo khoác trên mình họ. Nhưng khi ta chụp ảnh đen trắng người đó, ấy là ta đang chụp tâm hồn họ"
Một số hình ảnh người viết chụp:
Tôi thích mang ảnh đen trắng vào ảnh phố nhất, ở đó tôi dễ dàng nắm bắt được những khoảnh khắc đơn giản nhưng vẫn rất khác biệt.
Người đàn ông chờ đèn xanh buổi sáng sớm.
Người đàn ông dắt chó đi dạo trong bộ Suit thời trang, Aarhus, Đan Mạch
Ven sông thị trấn nhỏ Bocholt, Đức
Đi thuyền trên sông vào ngày mưa ở Amsterdam, Hà Lan
Cửa sổ nhìn ra phố trong một khu nhà tại thị trấn Bocholt, Đức
Hai người nghệ sĩ đường phố biểu diễn tự do tại thủ đô Copenhagen, Đan Mạch
Người đàn ông bán hoa cúc trên phố Yên Phụ, Hà Nội.
Em bé ở thị xã Yên Minh lội qua suối uống nước.
Hai vợ chồng một người dân bản địa thị trấn Tisvildle ngồi ăn chiều trong 1 ngày đầy nắng
Bến thuyền làng Thổ Hà
Phơi bánh đa tại đường làng, Thổ Hà
Cái cây ngay góc đầu đường Pastuer, tp HCM (cái cây nay đã bị chặt)
Sự linh hoạt của ảnh đen trắng khiến tôi sử dụng ngay trong khi chụp ảnh thương mại (ảnh phóng sự cưới)
Hay khi chụp ảnh cho người thân:
Đôi khi đen trắng dùng để truyền tải những thông điệp trừu tượng
Tạm kết:
Tất cả những điều trên được tổng hợp từ ý kiến cá nhân, qua quá trình dài chơi ảnh với những tài liệu tham khảo và học tập khác nhau. Có thể nó chưa đủ, hoặc có thể nó quá dông dài với bạn song những điều đơn giản ấy đã giúp tôi có cái nhìn hoàn toàn khác về nhiếp ảnh đen trắng. Tôi không biết có giúp bạn chụp ảnh tốt lên hay không, nhưng tôi nghĩ nó sẽ giúp bạn xem ảnh chậm hơn, kỹ càng hơn và cảm nhận ảnh đen trắng một cách sâu sắc hơn. Biết đâu đấy, bạn sẽ tìm thấy được gì có ích cho bản thân thì sao?