Anh em chạy xe côn có luôn để hờ ngón tay lên cần côn không? Điều này tốt hay xấu?

MinhTriND
7/12/2023 8:55Phản hồi: 157
Anh em chạy xe côn có luôn để hờ ngón tay lên cần côn không? Điều này tốt hay xấu?
Âm côn, rà côn là chủ đề đã được nói đi nói lại nhiều lần trong các bài viết khác trên Tinh tế, nhưng đây vẫn là câu chuyện mà chúng ta còn nhắc nhiều, khi mà số lượng anh em chơi xe côn tay hay xe phân khối lớn đang ngày càng phổ biến hơn. Cũng chia sẻ một xíu dưới đây chỉ là những quan điểm cá nhân của mình khi chạy xe côn tay, anh em có ý kiến khác hoặc đã được qua đào tạo thì có thể chia sẻ kỹ hơn bên dưới bình luận nhé.



Anh em nào đang đi xe bình thường, chuyển sang côn tay thì có thể sẽ rơi vào tình trạng lúc nào tay cũng để lên cần côn, một phần vì sợ xe sẽ chết máy. Tuy nhiên về lâu dài, nếu không bỏ được thói quen này thì theo mình, nó sẽ tạo ra những cách phản xạ không đúng khi gặp tình huống gần giảm tốc hoặc thắng gấp. Về cơ bản, nó lại liên quan đến chuyện âm côn, rà côn và giờ mình xin nhắc lại một xíu về những khái niệm này.

Âm côn rà côn


xe-con-tay-tinhte-1.webp

Âm côn về mặt hành động nghĩa là anh em bóp hết hành trình côn khi xe đang di chuyển hoặc đang đậu gì đó, miễn bóp hết côn thì gọi là âm côn. Về mặt vận hành thì có lẽ cần nhớ lại chút về cấu tạo của hệ truyền động trên xe. Trên xe thì có cái gọi là ly hợp, nó được bố trí nằm giữa động cơ và hộp số, có nhiệm vụ truyền động từ động cơ sang bánh xe.

4184995-cau-tao-chuc-nang-ly-hop-02.jpg

Động tác bóp côn của anh em sẽ tách các lá bố và lá sắt trong bộ ly hợp ra, không còn lực ma sát nên lúc này lá thép trượt trên lá bố và bộ ly hợp lúc này không có tác dụng truyền lực, kết nối giữa động cơ và hộp số được ngắt tạm thời. Âm côn nếu cắt côn hoàn toàn thì không hề ảnh hưởng gì đến ly hợp cả, chỉ trừ khi vì lý do nào đó mà khi anh em âm côn, côn không cắt hết thì sẽ có ma sát trượt và dẫn tới hao mòn nhanh hơn so với hoạt động đúng cách.


Rà côn nghĩa là khi kẹt xe hoặc khi cần giảm tốc thì anh em sợ xe tắt máy nên tay để hờ ở tay côn, bóp nhẹ nhẹ chứ không bóp hết hành trình như khi âm côn. Việc rà côn này được cho là có hại hơi cho bộ côn nồi, bởi nó sẽ khiến cho các hao mòn đến nhanh hơn hay thậm chí là rất nhanh, thông qua hiện tượng mà anh em hay gọi là “cháy bố”.

Ưu và nhược điểm của âm côn hay rà côn


Ưu điểm


xe-con-tay-tinhte-5.jpg

Anh em nào đi xe số bình thường tới số 4 đạp nhẹ cần số về phía trước thì sẽ hiểu cảm giác âm côn là thế nào. Mình nghĩ chắc đa phần anh em đều được chỉ cho mẹo này hoặc tự rút ra được sau thời gian sử dụng xe. Với sẽ côn thì điều này thực hiện cũng rất dễ, chỉ cần âm côn là xe sẽ trôi tự do về phía trước khi nào hết trớn thì mới dừng lại. Cảm giác tiếng máy không còn nặng nề nữa, chỉ còn nghe âm thanh của sên và xe lướt về phía trước thật sự hấp dẫn để tạo nên thói quen âm côn.

Nhiều anh em cho biết việc âm côn còn giúp tiết kiệm nhiên liệu nhưng mình nghĩ nó không quá đáng kể. Còn đối với việc rà côn, mình nghĩ điều này cũng không tránh khỏi trong quá trình sử dụng xe, đặc biệt là ở nội thành, mỗi ngày phải đối mặt với việc kẹt xe. Nếu chuyển số mà thả côn liền, không thòng thêm miếng ga thì một số xe sẽ bị giật cục, cảm giác không mượt và người ngồi sau cũng sẽ không thoải mái, giống như chiếc Duke 390 mà mình đang dùng, đi số thấp cứ khựng khựng giật giật.

Quảng cáo



Ngoài ra thì mình thấy việc âm côn hay rà côn còn giúp cho mình có thể điều khiển xe đúng ý trong một số tình huống nhất đinh, đặc biệt khi chạy xe trong điều kiện đường xá đông đúc.

Nhược điểm


6132773-mt-10-2022-chay-tinhte-2.jpg

Việc âm côn cơ bản không gây ra ảnh hưởng xấu đến xe, nhưng nếu hình thành thói quen âm côn nhiều khi chạy xe thì trong một số tình huống, có thể thói quen này sẽ trở thành mối hiểm họa. Có 2 tình huống mà không bao giờ được âm côn khi chạy xe, đó là vào cua và đổ đèo. Anh em bình thường đi cầu, lên tới đỉnh cầu xong âm côn để thả trôi xe về phía trước thì có thể không sao. Nhưng câu chuyện sẽ hoàn toàn khác nếu đó là đèo, địa hình dốc hơn rất nhiều và tất nhiên nếu không có động cơ hãm lại, quán tính kéo xe về trước cũng nhiều hơn và khi tốc độ đã ngoài tầm kiểm soát thì sẽ vô cùng nguy hiểm.

Một tình huống khác đó là khi anh em vào cua, nếu có thói quen rẽ rồi âm côn khi đi trong nội thành thì nó sẽ hình thức nên phản xạ này, khi vào cua anh em cũng sợ xe tắt máy rồi âm côn, lúc này thì việc kiểm soát xe càng khó, dễ hố cua và…Mình thấy nếu âm côn hoặc rà côn thường uyên, anh em sẽ có thói quen luôn để hờ tay lên cần côn, và khi có tình huống gấp, phản xạ là bóp cùng lúc thắng và côn, thì mình nghĩ điều này sẽ khiến cho thắng phải hoạt động nhiều hơn, quãng đường thắng nhiều hơn để xe dừng lại.

Những tranh cãi xung quanh vấn đề này


xe-con-tay-tinhte-3.jpg

Quảng cáo



Nhiều anh em sau khi đọc xong về vụ rà côn âm côn thì nói là mua xe côn về để bóp côn, rà côn cho sướng mà tại sao phải quan tâm lo lắng sợ xe hư này kia chi cho khổ vậy, xe hư thì sửa thôi. Nhưng ý kiến có theo mình có phần không đúng. Chơi xe thì cũng có nhiều nhóm, như mình là nhóm có một khoản nhất định dành cho việc chơi xe thôi, còn như anh em dư dả, mua cái xe mấy tỷ, đắp đồ mấy tỷ lên không lo lắng gì thì không nói rồi. Còn như mình, việc chạy mới mấy trăm cây mà cháy côn cháy nồi thì rõ ràng có phải tốn thêm tiền để thay thế, sửa chữa ngoài ý muốn. Chưa kể nhiều hãng một bộ nồi côn vài chục triệu nếu thay mới, nó sẽ là vấn đề với nhiều anh em.

Cái quan trọng hơn là, việc chạy xe mà hình thành thói quen không đúng sẽ tạo ra những nguy hiểm trong các tình huống mà mình kể bên trên, đó mới là vấn đề.

Bản thân mình thì sao?


xe-con-tay-tinhte-4.jpg

Theo quan điểm của mình, mình sẽ cân bằng cách yếu tố, chứ không thể nói xe hư thì sửa, nhưng đăc biệt ở đây là câu chuyện an toàn. Theo kinh nghiệm của mình, việc âm côn hay thậm chí là rà côn khi đi kẹt xe trong nội thành là điều không thể tránh khỏi, nên mình vẫn sẽ làm nếu thấy cần thiết, tất nhiên là hạn chế tối đa.

Còn khi đi ra xa lộ, đường trường hoặc nơi mà mình có thể chạy qua ngưỡng 30-40 km/h, tay trái mình sẽ mặc định không để trên cần côn nữa để đảm bảo mình không bóp cả tay thắng và tay côn khi có tình huống gấp xảy ra. Trong tình huống có chướng ngại vật, mình đầu tiên là bóp thắng trước và đạp cả thắng sau, sau đó mới âm côn trả số để ghì xe lại, tất nhiên trong lúc đó vẫn giữ thắng cho tới khi xe dừng hẳn rồi mới âm côn để không tắt máy. Đó là cách mình vẫn thường làm. Còn anh em thì sao? Đâu là cách hãm xe mà anh em nghĩ an toàn?
157 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Tôi độ tay côn thao tác ngắn mà nhẹ. Giúp giảm mỏi tay. Khỏi lo rà côn
@micheal90 Tại sao? Đừng nói là giảm ga thì nhanh dừng xe hơn nha!
@cheetah_fast Rung lắc, ko ổn định
@micheal90 Bậy rồi, lúc cắt côn thì y như xe đạp thôi, thắng cái ăn luôn.
@cheetah_fast Đang nói tốc độ cao, cắt côn, thắng gấp!
GiT
TÍCH CỰC
5 tháng
Lúc nào chẳng để mấy ngón tay trên cần côn. Còn khi nào bóp thì tùy trường hợp, tùy lúc.
Jake_long
ĐẠI BÀNG
5 tháng
@GiT Bác để ngón tay lên cần côn thì lúc gặp sự cố bất ngờ bác sẽ có xu hướng bóp côn dẫn đến xe bị "trôi" đó bác
GiT
TÍCH CỰC
5 tháng
@Jake_long Có sự cố bất ngờ thì mình bóp cả côn, cả phanh trước, dẫm cả phanh sau nhé! Tay phanh luôn bên tay phải nên xe chẳng bao giờ nhầm để trôi được, không thể có cái gọi là xu hướng ở đây. Không bóp côn thì máy dừng đột ngột do bóp phanh lại càng nguy hiểm hơn.
Jake_long
ĐẠI BÀNG
5 tháng
@GiT Máy chỉ dừng đột ngột chỉ khi vòng tua quá thấp thôi bác, lúc đó thì xe bác chạy tốc độ cỡ 5km/h nên nếu có dừng đột ngột thì chẳng sao, có khi càng tốt vì bác đang gặp sự cố đột ngột đang cần dừng lại gấp mà mà 😁 Còn khi bác bóp cả côn cả phanh thì xe bác sẽ ko còn được "gì" lại nữa, phanh sẽ làm việc nhiều hơn
heeshun
TÍCH CỰC
5 tháng
Mình không cần để hờ, khi nào cần thì đưa tay ra bóp thôi, riết thành phản xạ.
Đường trường thì không cần
Đường đông thì cần
@Ma Vương _ MT Đúng rồi vì để lên hoài cũng hơi khó chịu thường thì lúc đường đông hay đèn đỏ mình mới để hờ còn đi xa thì tay nắm hết tay lái thoải mái hơn
mình thành thói quen rồi, để hoài luôn. lâu lâu cứ cố nhớ để nhấc tay lên
beto92
ĐẠI BÀNG
5 tháng
@Tiêu diệt dragao Xe côn vào số thả trôi, có cần phải lên ga đâu mà gằn
@beto92 số 1 ko cần giữ tí ga mà nó ko chết máy à. hay xe mới nó thế. chứ tôi đi cbr nó vẫn phải hơi giữ tí ga mới đc
beto92
ĐẠI BÀNG
4 tháng
@Tiêu diệt dragao Ko ga, xe côn nào cũng thế từ cũ đến mới. Cứ bắt đc côn xong thả hết ra thì số 1 ông lượn tốc độ chậm cả ngày luôn. Ko có ga gì hết
beto92
ĐẠI BÀNG
4 tháng
@Tiêu diệt dragao Đường tắc tôi cứ 1 tay bóp nhả côn, 1 tay phanh phối hợp đều. Ko mớm 1 tí ga nào
Cũng hay để tay như vậy
@hoangpm Hầu như ae chạy xe côn đều vậy
Namii
ĐẠI BÀNG
5 tháng
Chủ thớt tay bóp côn 4 ngón thế kia thì skill về côn của bạn đang ở level basic, việc ko để 1-2 ngón tay lên côn ở tốc trên 40km là có thể hiểu đc.
Còn ae nào đã chơi qua enduro thì sẽ hiểu đc sự quan trọng của côn với các skill điều khiển xe và dần dần hình thành thói quen tay luôn sẵn sàng cho côn. Ở Vn, trừ phi bạn vào track hoặc ôm mấy con sport thực hiện mấy pha cạ gối, còn thì tôi ủng hộ việc luôn luôn sẵn sàng với tay côn.
Saigonam
TÍCH CỰC
5 tháng
@patrick835 Ngọc Trinh
Namii
ĐẠI BÀNG
5 tháng
@patrick835 SG thì mình ko biết, ngoài HN thì nhiều mà. Bạn qua chơi với ae stunt hoặc enduro đều đc
Solus161
ĐẠI BÀNG
5 tháng
@Namii Do bác chơi enduro mới để tay ở côn vậy. Chạy street, chạy tour đường trường cũng đâu cần đâu. Tập gymkhana còn dạy không dùng côn. Cá nhân mình thấy để tay ở côn cũng chả an toàn hơn khi cần xử lý đi chạy ngoài đường.
@Solus161 @Solus161 đường trường thì cần lúc này lúc kia. Vì có lúc giữ nguyên 1 vị trí thì ngón tay nó bị cứng. 1 thời hay đi xa nên thành thói quen, tay tự động lúc ở trên, lúc ở dưới nhưng đa phần dều để hờ 2 ngón ở trên
thegate
TÍCH CỰC
5 tháng
Tào lao câu bài, nói thật, kể cả không biết chữ cũng đi được xe côn, còn để cháy côn là bọn trẩu thích nghịch thôi.
TienSOS
ĐẠI BÀNG
5 tháng
@thegate Đồng ý. Chiếc xe col này mình chạy lần đầu tiên. Dc 5 năm. Bóp búa xua ma có bị hư gì đâu.
Chỉ có điều từ số 1 sang 2 có khi hơi cứng, có khi nhẹ nhàng. Ko biết tại sao
thegate
TÍCH CỰC
5 tháng
@TienSOS Hiện tượng này có thể là do tay côn bóp không đủ lực hoặc do lá côn mòn quá. Bạn vặn siết ốc chỉnh để tay côn đỡ rơ hơn là ổn (bóp thấy cứng hơn ấy).
@Vthanhlv tui mới chạy xe cũng rà côn liên tục sợ vl . chạy gần 1 năm mới tự tin dc với nó
Lợi BP
TÍCH CỰC
5 tháng
@MinhTriND Chủ yếu mấy cha sợ tắt máy nên nẹt bô liên tục mới cháy thôi
Chạy sao cũng dc, miễn là ko hỏng xe và ko gây tai nạn cho mình và người khác là dc
Làm sao tập phản xạ tình huống khẩn cấp thắng gấp mà ko bóp côn nhỉ 😆
Solus161
ĐẠI BÀNG
5 tháng
@dungnguyen2409 Thực tế nó là vậy. Lúc cần thắng gấp thì bóp hết những gì cần bóp rồi khấn ông bà thôi. Nghĩ gì mà có thời gian bóp côn, về số, nhả côn, xiết phanh. Bác thử chạy 60, có chướng ngại cách đầu xe 11-12m xem có đủ thời gian làm 3 động tác trên không. 60km/h là xe lao đi 16m/s đó.
@dungnguyen2409 đúng rồi, bản chất bóp cốt để cắt cho dễ nhưng khi vô số cũng phải đúng tốc chứ ko cũng hại máy. Nên cứ đúng tốc, hạ ga xíu rồi vô số thôi. Nói chung làm chi mà xe sang số, về số ko bị gằn là OK.
@dungnguyen2409 có bài viết nào của các chuyên gia về đá số sống không hại máy thì cho tham khảo với chứ tôi thấy đa số toàn là chuyên gia mạng nói không.
@#JK Đá số sống với điều kiện chạy đúng vòng tua máy thì vô số sống liên tục ko cần thao tác bóp côn. Còn hại máy là do vô số sống ko đúng tua máy thì lâu dài sẽ ảnh hưởng bộ nồi. Chứ mình ko nói đúng hoàn toàn 100%
Nem NT
ĐẠI BÀNG
5 tháng
Mình đi đường trường thì bỏ, chứ đường đông hay trong nội thành thì luôn để lên tay côn.
Không bao giờ. Nào cần chuyển số mới đụng đến côn. Tay thắng cũng vậy
GiT
TÍCH CỰC
5 tháng
@nguyendthong Đó là những trường hợp bạn dự đoán trước được, thì bạn có thể để tay lên cần côn/phanh hay không. Nhưng trong những tình huống bất ngờ, không có trong dự đoán, bạn cần phải có thêm 1 công đoạn là đưa tay lên cần côn/phanh. Mà cái này thì chẳng có kinh nghiệm nào đâu, vì đó là tình huống không thể dự đoán.
@GiT Theo như bạn nói thì tình huống dự đoán như vậy khi nào xảy ra? Xác xuất là bao nhiêu %? Mình đã chạy qua nhiều đời xe, ODO chắc cũng 200.000km, thì chắc chắn mình đã gặp tình huống không dự đoán được rồi, và mình vẫn còn ngồi đây typing reply bạn đây 😁
GiT
TÍCH CỰC
5 tháng
@nguyendthong 200k thì cũng bình thường mà. Có câu "phòng cháy hơn chữa cháy", mỗi tình huống "không được dự đoán trước" có bao giờ giống nhau đâu? Bạn còn ngồi đây để gõ chữ là may mắn rồi. Còn tùy bạn thôi, mỗi người mỗi cách nghĩ, cơ thể bạn do bạn quyết định... 😁
@GiT Chuyện của mình thì mình tự quyết định. Trong hành trình của mình đi, ngoài yếu tố may mắn, nó còn là sự chuẩn bị cho các tình huống nữa. Và mình đồng ý với bạn, chuyện của ai thì người đó tự quyết. Lời người khác nói chỉ là góp ý
Mình ngán chạy côn tay vì bóp mệt. Trước có đi một thời gian thì thấy. Kéo lên rồi ngắt côn nó lao đi đã lắm, nhưng lúc đó hình như bánh sau bị sàng - dù mới tăng sên, cảm giác lái hình như ko an toàn. Nói chung mình ko mê lắm, mình yếu khoản đi xe này.
@zz jj zz jj Hồi tôi mới mua con ex150 của thằng bạn về chạy cũng mê lắm. Bóp côn vù ga nó phê gì đâu, còn tập đá số sống thành thục nữa. Mà đc mấy tháng là chán ngấy ra, xong vứt xó ở hầm gửi xe, lấy vision của vợ chạy =)))) đi xe côn tay ở nội thành cảm giác nó thừa thãi vcl, còn đi xa thì chả bao giờ chạy xe máy vì mỏi lưng :v
imcuong
ĐẠI BÀNG
5 tháng
Mình thì thường để 2 ngón tay lên côn, phanh cũng vậy, nhưng rất ít khi rà côn và âm côn, cái cảm giác âm côn giống như kiểu mình bị mất kiểm soát vậy 😁. Còn để ko rà côn thì phải luyện tay ga khá nhiều để làm sao đi số thấp vẫn mượt. Hai ngón tay luôn để ở phanh và côn vì mình luôn giảm tốc kết hợp phanh và côn cùng lúc, thường thì sẽ dồn số trước rồi phanh
Quy tắc canh tay côn là lúc buông hết tay ra luôn có độ rơ nhất định, là một khoảng để chắc chắn là côn đã bắt hoàn toàn, nên có để tay lên thì tay côn vẫn trong cái độ rơ đó, chả ảnh hưởng gì đến mấy cái cơ cấu đóng nhả ở dưới cả
Mình học chạy xe motor bên Mỹ thì thày giáo cấm ko được thò tay vào cần cắt côn này khi đang chạy xe bình thường
@dac chính xác
Anh em bình thường đi cầu ....
Cười vô mặt
@ntdieu =)))))))) vậy thì hơi ghê
Cười vô mặt
@ntdieu Hả?
đương nhiên phải rà hờ côn rồi, để sẵn sàng kiểm soát 100% chiếc xe. còn mấy phản xạ vô điều kiện nguy hiểm mà thớt nói thì phải tập và đi nhiều xử lý nhiều cho quen. ngồi gõ phím phân tích ko ăn thua
khoa-ckd
TÍCH CỰC
5 tháng
@phamvietloi Gặp tình huống bất ngờ thì người bt sẽ phản xạ bóp tất cả những gì có sẵn. Mà bóp côn lúc phanh là dở, vậy nên tốt nhất là buông tay côn nhưng hờ tay phanh. Ít ai mà tự tin dồn số kết hợp phanh khi gặp th khẩn lắm.
@phamvietloi Rà phanh, chứ tình huống nguy hiểm cần gì côn, phanh xong giảm tốc độ rồi mới cần cắt côn để khỏi tắt máy. Có tình huống giật mình bóp côn cho xe nó lao đi nhanh hơn, phanh lâu dừng hơn à. Cái này nói thật ra là thói quen hình thành do tâm lí sợ tắt máy xe thôi. Chứ không ai khuyến cáo hết, trừ tắt đường hay leo lề, đi qua đường xấu cần đi thật chậm mới phải rà côn thôi.
@mandiesel các bác có chạy xe côn hàng ngày không ạ hay cưỡi ngựa xem hoa ạ, về cơ bản thì di chuyển xe trên đường có rất nhiều kiểu tính huống xảy ra. ví dụ có tình huống cần giảm tốc hay cần lực kéo khi máy yếu thì sẵn sàng về số thấp, trường hợp nguy hiểm thì bóp phanh chết hẳn máy chứ côn củng gì nữa. ghìm tốc độ bằng số với côn chứ phanh em ít dùng ạ.
nói chung là đi nhiều thì thành phản xạ lái xe riêng của từng người, cào phím ko ăn thua
@phamvietloi Đang ôm bình xăng 1 e tầm 60.000km thôi. Nồi vẫn còn như mới nha. Còn hồi cấp 2 đã lấy 67 mấy ông trong xóm chạy rồi, nói chung cũng biết chạy hơn 15 năm rồi.
@mandiesel thế thì chắc bác cũng hãm tốc độ bằng số, đá số như đá gà chứ nhỉ. em ko biết bác đi xe kiểu gì nhưng em thì đá số liên tục, dùng côn nhiều, nên luôn để tay sẵn sàng lên côn. chăm hay ko bằng tay quen, tuỳ cách bác xử lý thế nào cho tiện nhất thôi, chứ em nghĩ chẳng có quy tắc nào đúng cho tất cả

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019