Trong số những tập đoàn công nghệ lớn nhất hành tinh, có lẽ Apple đang là cái tên kín tiếng nhất về việc phát triển cũng như ứng dụng những giải pháp machine learning, deep learning hay những thuật toán AI, vốn là tâm điểm của ngành công nghệ trong khoảng hơn 1 năm gần đây. Ngoại trừ việc Apple chính thức xác nhận đang phát triển AI tạo nội dung, với tuyên bố của CEO Tim Cook hồi đầu tháng 2 vừa qua, thì nếu so sánh với Meta và Google, rõ ràng Apple đang rất kín tiếng.
Nhưng quan điểm đó chỉ đúng nếu chúng ta nhìn vào Apple ở góc độ người tiêu dùng, sử dụng những sản phẩm phần cứng công nghệ cũng như phần mềm và dịch vụ. Còn ở khía cạnh kinh doanh và phát triển sản phẩm, thì trong hơn 6 năm vừa qua, tính ra số lượng những startup và đơn vị phát triển giải pháp phần mềm machine learning đã được Apple đổ tiền mua lại thậm chí còn nhiều hơn cả Meta và Alphabet.
Ví dụ, Năm 2023, Google đã mua lại 21 startup làm việc trong ngành AI. Meta, chủ quản Facebook, thì mua lại 18 startup. Microsoft thì mua lại 17 đơn vị. Còn con số này của Apple trong năm 2023 là 32 startup. Cách tiếp cận này được giới quan sát mô tả là chiến lược đa chiều để Apple cải thiện khả năng phát triển AI thông qua cả ba hướng: Bỏ tiền mua nhân tài, tích hợp công nghệ của các startup phát triển vào hệ sinh thái sản phẩm phần cứng và phần mềm, cũng như mở rộng nguồn tài sản sở hữu trí tuệ.
Trong số những startup đã được Apple mua lại trong khoảng 3 năm trở lại đây là những cái tên rất lạ, phần đông chưa nghe tới bao giờ, ví dụ như Voysis, WaveOne, Emotient hay Laserlike…
Voysis được Apple mua lại năm 2020, chuyên trách phát triển những giải pháp trợ lý ảo nhận diện giọng nói, hiểu ngôn ngữ tự nhiên của người dùng. Công nghệ này có thể giúp cải thiện khả năng vận hành của Siri. Tháng 3/2023, Apple mua lại WaveOne, với công nghệ nén dữ liệu video, thứ Apple có thể ứng dụng vào những sản phẩm như iPhone và Apple Watch. Vài đơn vị khác được Apple mua lại thì phát triển những giải pháp nhận diện cảm xúc gương mặt, giới thiệu ứng dụng cho người dùng, hay giải pháp AI cho mảng âm nhạc.
Theo những nhà phân tích thị trường, việc Apple tập trung nhắm vào những startup mới thành lập và được coi là non trẻ cho thấy nỗ lực xác định xu hướng và đầu tư vào những xu hướng AI trước những đối thủ cạnh tranh. Vẫn còn cần phải chờ đợi cho tới khi Apple tích hợp những giải pháp AI từ các startup kể trên vào sản phẩm tiêu dùng.
Còn trong khi đó, những đối thủ cạnh tranh như Samsung và Google đã liên tục phát triển những tính năng AI, từ chatbot đến những tính năng chỉnh hình, rồi gần đây nhất là những tính năng AI trong những chiếc smartphone như Pixel 8 Pro hay Galaxy S24 Ultra.
Apple kín tiếng về kế hoạch phát triển và ứng dụng AI không đồng nghĩa với việc họ có ít tham vọng hơn những đối thủ cạnh tranh lớn nhất.
Theo Entrepreneur
Nhưng quan điểm đó chỉ đúng nếu chúng ta nhìn vào Apple ở góc độ người tiêu dùng, sử dụng những sản phẩm phần cứng công nghệ cũng như phần mềm và dịch vụ. Còn ở khía cạnh kinh doanh và phát triển sản phẩm, thì trong hơn 6 năm vừa qua, tính ra số lượng những startup và đơn vị phát triển giải pháp phần mềm machine learning đã được Apple đổ tiền mua lại thậm chí còn nhiều hơn cả Meta và Alphabet.
Ví dụ, Năm 2023, Google đã mua lại 21 startup làm việc trong ngành AI. Meta, chủ quản Facebook, thì mua lại 18 startup. Microsoft thì mua lại 17 đơn vị. Còn con số này của Apple trong năm 2023 là 32 startup. Cách tiếp cận này được giới quan sát mô tả là chiến lược đa chiều để Apple cải thiện khả năng phát triển AI thông qua cả ba hướng: Bỏ tiền mua nhân tài, tích hợp công nghệ của các startup phát triển vào hệ sinh thái sản phẩm phần cứng và phần mềm, cũng như mở rộng nguồn tài sản sở hữu trí tuệ.
Trong số những startup đã được Apple mua lại trong khoảng 3 năm trở lại đây là những cái tên rất lạ, phần đông chưa nghe tới bao giờ, ví dụ như Voysis, WaveOne, Emotient hay Laserlike…
Voysis được Apple mua lại năm 2020, chuyên trách phát triển những giải pháp trợ lý ảo nhận diện giọng nói, hiểu ngôn ngữ tự nhiên của người dùng. Công nghệ này có thể giúp cải thiện khả năng vận hành của Siri. Tháng 3/2023, Apple mua lại WaveOne, với công nghệ nén dữ liệu video, thứ Apple có thể ứng dụng vào những sản phẩm như iPhone và Apple Watch. Vài đơn vị khác được Apple mua lại thì phát triển những giải pháp nhận diện cảm xúc gương mặt, giới thiệu ứng dụng cho người dùng, hay giải pháp AI cho mảng âm nhạc.
Theo những nhà phân tích thị trường, việc Apple tập trung nhắm vào những startup mới thành lập và được coi là non trẻ cho thấy nỗ lực xác định xu hướng và đầu tư vào những xu hướng AI trước những đối thủ cạnh tranh. Vẫn còn cần phải chờ đợi cho tới khi Apple tích hợp những giải pháp AI từ các startup kể trên vào sản phẩm tiêu dùng.
Còn trong khi đó, những đối thủ cạnh tranh như Samsung và Google đã liên tục phát triển những tính năng AI, từ chatbot đến những tính năng chỉnh hình, rồi gần đây nhất là những tính năng AI trong những chiếc smartphone như Pixel 8 Pro hay Galaxy S24 Ultra.
Apple kín tiếng về kế hoạch phát triển và ứng dụng AI không đồng nghĩa với việc họ có ít tham vọng hơn những đối thủ cạnh tranh lớn nhất.
Theo Entrepreneur