Vài năm trở lại đây có lẽ các bạn đã nghe và đọc rất nhiều bài viết kiểu “Apple không còn sáng tạo; Apple nhàm chán; Apple thụt lùi…”. Các bài kiểu này bắt đầu xuất hiện từ thời điểm hậu Steve Jobs và đỉnh điểm là thời điểm hậu Jony Ive. Vậy thì điều gì đang xảy ra với Apple ? Mình có vài suy nghĩ muốn chia sẻ với anh em.
Nhiều người nói rằng Apple giờ đã quá giàu, quá nhiều tiền, thích làm gì mà không được, điều này đúng nhưng cũng không đúng. Một Apple quá lớn đồng nghĩa phải chịu áp lực rất lớn từ phía cổ đông và các nhà đầu tư. Tim Cook với vai trò người điều hành trực tiếp phải chịu trách nhiệm trước các con số tài chính mà cụ thể hơn là kết quả kinh doanh.
Nói cách khác, Apple có thể chi bao nhiêu tiền cho R&D hay cho Marketing cũng được nhưng cuối năm tài chính phải có lời. Điều này đồng nghĩa với việc Apple phải có một lộ trình cụ thể và an toàn để làm yên lòng các nhà đầu tư và cổ đông. Apple giờ như một gã béo phì giàu có đang cố gắng bảo vệ khối tài sản của mình.
1. Apple đã quá lớn để có thể đột phá ?
Nhiều người nói rằng Apple giờ đã quá giàu, quá nhiều tiền, thích làm gì mà không được, điều này đúng nhưng cũng không đúng. Một Apple quá lớn đồng nghĩa phải chịu áp lực rất lớn từ phía cổ đông và các nhà đầu tư. Tim Cook với vai trò người điều hành trực tiếp phải chịu trách nhiệm trước các con số tài chính mà cụ thể hơn là kết quả kinh doanh.
Nói cách khác, Apple có thể chi bao nhiêu tiền cho R&D hay cho Marketing cũng được nhưng cuối năm tài chính phải có lời. Điều này đồng nghĩa với việc Apple phải có một lộ trình cụ thể và an toàn để làm yên lòng các nhà đầu tư và cổ đông. Apple giờ như một gã béo phì giàu có đang cố gắng bảo vệ khối tài sản của mình.
2. Triết lý của người điều hành trái ngược nhau ?
Quay lại các thời điểm mà Apple giới thiệu những sản phẩm mà theo mình là đột phá nhất như iPod; iPhone; iPad… đều dưới thời của Steve Jobs và theo những gì mình đọc và hiểu về con người của ông thì Steve là người không theo đuổi mục tiêu tài chính. Steve có những khao khát mãnh liệt tạo nên những sản phẩm đột phá và hoàn hảo, rồi những sản phẩm đó mới mang lại tiền cho ông.
Tới thời của Tim Cook thì khác, ông là một người rất giỏi trong việc quản lý chuỗi cung ứng và không quan tâm lắm đến việc R&D sản phẩm của Apple. Đội ngũ R&D của Apple cứ việc phát triển và tạo ra sản phẩm, miễn sao ông có cái để bán là được, kết quả là chúng ta có những sản phẩm rất không Apple như AirPods Max, Apple Watch Ultra, Macbook Pro 14, Vision Pro, ốp lưng Woven… Chúng ta khó có thể trách Tim Cook, con người không ai toàn vẹn, người sống lý trí thì thường không có chất nghệ sĩ, người có nhiều chất nghệ sĩ như Steve Jobs thì lại thường sống cảm xúc.
3. Lính thì phải theo sếp
Người điều hành khác thì văn hóa công ty cũng khác, người làm cũng sẽ khác. Lần lượt những nhân tài của Apple dưới thời Steve Jobs lần lượt ra đi mà quan trọng nhất trong số đó là Jony Ive. Với mình thì khi Johny rời Apple đã mang theo tất cả những chất nghệ sĩ còn lại cùng ông, để lại một Apple đầy thực dụng.
Thời Steve còn sống, ông thường xuyên trao đổi và đưa yêu cầu trực tiếp với đội ngũ R&D mà cụ thể hơn là Jony Ive. Họ cùng nhau đã tạo ra những sản phẩm không chỉ tốt về hiệu năng mà còn là những tuyệt tác nghệ thuật. Khi Steve không còn, Tim điều hành theo cách khác, Jony không còn người để trao đổi và bày tỏ, chỉ còn lại nhiệm vụ tạo ra sản phẩm để bán hàng có lời, mất dần sự ảnh hưởng, chết dần tính nghệ sĩ nên việc ông rời đi là điều tất yếu.
Văn hóa điều hành của Tim Cook không chỉ dừng lại ở sự thực dụng về tài chính mà còn đậm chất khoe mẽ khi ông ngày càng lậm vào việc quảng bá sự bình đẳng giới, bình đẳng sắc tộc và bảo vệ môi trường. Một Apple âm thầm lặng lẽ bảo vệ môi trường, một Apple đầy chân thực trong các buổi giới thiệu sản phẩm dưới thời Steve đã thay bằng những video quảng cáo đầy sáo rỗng dưới thời Tim.
Quảng cáo
4. Sản phẩm Apple trong tương lai sẽ ra sao ?
Ngoài việc quá lớn để mạo hiểm trong việc ra mắt sản phẩm mới thì Apple cũng quá lớn để có thể tạo ra các chuỗi cung ứng có thể đáp ứng số lượng sản phẩm mới một cách tức thì. Nhìn lại việc ra mắt các sản phẩm của Apple vài năm gần đây anh em sẽ thấy, ngoài những sản phẩm đầu bảng của Apple như iPhone Pro, iPad Pro, Macbook Pro thì các sản phẩm khác toàn là dùng lại cấu hình của đời trước.
Ví dụ:
- iPhone thường và Plus sẽ dùng lại cấu hình của iPhone Pro trước đó, cắt bớt vài phần cứng như màn hình và camera.
- iPad thường sẽ dùng lại cấu hình của iPad Pro năm trước đó, cũng cắt bớt camera và màn hình.
- Macbook Air dùng cấu hình cũ hoặc cấu hình yếu hơn của Pro và cũng cắt bớt màn hình, loa.
Và nhiều sản phẩm khác mà chúng ta không cần coi sự kiện ra mắt cũng có thể đoán được cấu hình của tất cả dòng sản phẩm thường này.
Apple vẫn sẽ tạo ra những sản phẩm tốt với mức độ hoàn thiện cao trong tương lai nhưng mình tin rằng sẽ không có sự đột phá nào trong thiết kế hay tính năng như những gì Apple đã làm trong quá khứ mà mọi thứ sẽ thay đổi từ từ, chậm rãi qua các năm.
Quảng cáo
Bên cạnh những sản phẩm tốt thì chúng ta cũng sẽ tiếp tục đón nhận những sản phẩm có thiết kế tồi và không thực dụng như Apple Watch Ultra, Apple Vision Pro hay các sản phẩm từ Woven.
Vậy đấy, anh em có thể yêu ghét Apple tùy vào cảm xúc và trải nghiệm mà anh em đã có nhưng Apple không còn là Apple của ngày xưa nữa, chúng ta cũng vậy thôi, ai rồi cũng khát mà.