Các công nghệ bay tự động dù đã được phát triển và cải tiến không ngừng trong thời gian gần đây nhưng chúng vẫn chưa được triển khai trên những chiếc máy bay cất hạ cánh thẳng đứng (VTOL). Nổ lực mới nhất đến từ Aurora Flight Sciences khi họ đã tích hợp thành công nghệ của hệ thống bay tự động dùng cho vận tải đa dụng (AACUS) và hệ thống bay tiếp tế hậu cần chiến lược tự động (TALOS) trên một chiếc trực thăng UH-1H "Huey'. Đây là một phần trong chương trình phát triển một hệ thống tham chiếu có thể được sử dụng trên hầu hết máy bay VTOL để giảm vai trò của phi công.
Hôm thứ 5 vừa qua, Aurora đã sử dụng một chiếc Bell 206 để trình diễn hệ thống AACUS - sử dụng các cảm biến để rà quét một khu vực và lên kế hoạch bay diễn tập cho tất cả các giai đoạn từ cất cánh, bay đến hạ cánh. Hệ thống này trước đó đã được thử nghiệm trên chiếc máy bay không người lái Boeing H-6U Unmanned Little Bird và 3 phiên bản khác nhau của chiếc Bell 206.
AACUS ban đầu được thiết kế để điều khiển cho các mẫu máy bay cất hạ cánh thẳng đứng với vai trò vận tải có hoặc không có người lái. Khi đang bay, AACUS/TALOS sẽ tự động quét không gian và địa hình xung quanh để xác định đường bay an toàn đến đích. Nó có thể phát hiện các chướng ngại vật trên cao như đường dây điện hay chướng ngại vật trên mặt đất và chủ động tránh. Điều này cho phép chiếc máy bay hạ cánh tự động tại những khu vực không được chuẩn bị sẵn và những bãi đáp dã chiến dưới sự giám sát của một nhân viên trên mặt đất qua một ứng dụng trên máy tính bảng mà người này không cần phải trải qua các khóa đào tạo đặc biệt.
Chiếc trực thăng UH-1H "Huey" trang bị hệ thống điều khiển tự động TALOS.
Aurora nhận thấy rằng công nghệ này có rất nhiều tiềm năng ứng dụng, không chỉ đóng vai trò là hệ thống điều khiển tự động mà còn có thể là một hệ thống co-pilot điện tử trợ giúp cho các phi công trong những tình huống khó khăn, chẳng hạn như thời tiết xấu hoặc hạ cánh trên những khu vực nhiều chướng ngại vật. Trong những tình huống như vậy, TALOS có thể cảnh báo sớm cho phi công về những nguy hiểm tiềm ẩn để phi công kịp phòng tránh. Sau cùng, nó có thể được dùng cho các chức năng như sơ tán, chữa cháy, hoạt động tại giàn khoan dầu, hàng không thương mại, nông nghiệp cũng như các ứng dụng quân sự.
John Wissler - chủ tịch trung tâm nghiên cứu và phát triển của Aurora tại Cambridge, Massachusetts cho biết: "Việc sử dụng trực thăng UH-1H Huey làm nền tảng thử nghiệm thứ 3 chứng minh với khách hàng tương lai của chúng tôi rằng TALOS không chỉ là một nền tảng tham chiếu thiết kế và chức năng; bạn không phải mua một đội trực thăng mới mà cái bạn mua là một bộ tính năng dành cho đội bay hiện có. TALOS không phải là một chiếc máy bay, cũng không phải là một phương tiện bay không người lái, TALOS là một hệ thống thông minh được thiết kế dành cho nhu cầu điều khiển có lẫn không có người lái …"
Aurora đã lên kế hoạch tích hợp hoàn toàn hệ thống TALOS vào mẫu máy bay UH-1H nhằm chuẩn bị cho các hoạt động trình diễn vào năm 2017 và 2018.
Hôm thứ 5 vừa qua, Aurora đã sử dụng một chiếc Bell 206 để trình diễn hệ thống AACUS - sử dụng các cảm biến để rà quét một khu vực và lên kế hoạch bay diễn tập cho tất cả các giai đoạn từ cất cánh, bay đến hạ cánh. Hệ thống này trước đó đã được thử nghiệm trên chiếc máy bay không người lái Boeing H-6U Unmanned Little Bird và 3 phiên bản khác nhau của chiếc Bell 206.
AACUS ban đầu được thiết kế để điều khiển cho các mẫu máy bay cất hạ cánh thẳng đứng với vai trò vận tải có hoặc không có người lái. Khi đang bay, AACUS/TALOS sẽ tự động quét không gian và địa hình xung quanh để xác định đường bay an toàn đến đích. Nó có thể phát hiện các chướng ngại vật trên cao như đường dây điện hay chướng ngại vật trên mặt đất và chủ động tránh. Điều này cho phép chiếc máy bay hạ cánh tự động tại những khu vực không được chuẩn bị sẵn và những bãi đáp dã chiến dưới sự giám sát của một nhân viên trên mặt đất qua một ứng dụng trên máy tính bảng mà người này không cần phải trải qua các khóa đào tạo đặc biệt.
Chiếc trực thăng UH-1H "Huey" trang bị hệ thống điều khiển tự động TALOS.
Aurora nhận thấy rằng công nghệ này có rất nhiều tiềm năng ứng dụng, không chỉ đóng vai trò là hệ thống điều khiển tự động mà còn có thể là một hệ thống co-pilot điện tử trợ giúp cho các phi công trong những tình huống khó khăn, chẳng hạn như thời tiết xấu hoặc hạ cánh trên những khu vực nhiều chướng ngại vật. Trong những tình huống như vậy, TALOS có thể cảnh báo sớm cho phi công về những nguy hiểm tiềm ẩn để phi công kịp phòng tránh. Sau cùng, nó có thể được dùng cho các chức năng như sơ tán, chữa cháy, hoạt động tại giàn khoan dầu, hàng không thương mại, nông nghiệp cũng như các ứng dụng quân sự.
John Wissler - chủ tịch trung tâm nghiên cứu và phát triển của Aurora tại Cambridge, Massachusetts cho biết: "Việc sử dụng trực thăng UH-1H Huey làm nền tảng thử nghiệm thứ 3 chứng minh với khách hàng tương lai của chúng tôi rằng TALOS không chỉ là một nền tảng tham chiếu thiết kế và chức năng; bạn không phải mua một đội trực thăng mới mà cái bạn mua là một bộ tính năng dành cho đội bay hiện có. TALOS không phải là một chiếc máy bay, cũng không phải là một phương tiện bay không người lái, TALOS là một hệ thống thông minh được thiết kế dành cho nhu cầu điều khiển có lẫn không có người lái …"
Aurora đã lên kế hoạch tích hợp hoàn toàn hệ thống TALOS vào mẫu máy bay UH-1H nhằm chuẩn bị cho các hoạt động trình diễn vào năm 2017 và 2018.
Theo: NewAtlas