Báo Hàn lo lắng cho ngành điện tử khi Samsung và LG không đấu lại các hãng Trung Quốc

AmbitiousMan
9/9/2023 16:32Phản hồi: 238
Báo Hàn lo lắng cho ngành điện tử khi Samsung và LG không đấu lại các hãng Trung Quốc
Vừa qua, Business Korea đã lên 1 loạt bài viết bày tỏ lo ngại cho tương lai ngành điện tử nước này, dựa trên giá trị kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng bán dẫn, điện tử và màn hình bị suy giảm. Họ lo sợ ngành điện tử Hàn Quốc có thể mất khả năng cạnh tranh trên thị trường, nhất là khi 2 đầu tàu SamsungLG đều gặp những khó khăn riêng.

Lưu ý: Bài viết có nội dung khá dài, hãy cân nhắc trước khi kéo xuống!

Smartphone “trên đe dưới búa”


Đã có không ít lo ngại trong ngành công nghiệp khi mặt hàng xuất khẩu chủ chốt là smartphone đang mất dần sức cạnh tranh trước iPhone và binh đoàn giá rẻ đến từ Trung Quốc. Tất nhiên Samsung vẫn là thương hiệu smartphone dẫn đầu thị trường với 260 triệu sản phẩm bán ra năm ngoái, lại đạt thị phần 22% ở quý gần nhất. Cần lưu ý, 260 triệu này đã là giảm rất mạnh so với sản lượng hàng năm 300 triệu mà Samsung từng duy trì.

Song, các nhà phân tích nói kết quả đó chỉ là bề nổi bởi khi đặt cạnh Apple - chỉ bán được 224 triệu máy - công ty Hàn Quốc vẫn không thể mỉm cười. Bởi theo hãng nghiên cứu thị trường Counterpint Research smartphone bán chạy nhất năm ngoái là iPhone 13, chiếm 5% trong tổng doanh số toàn ngành, iPhone 13 Pro Max đứng thứ 2 và iPhone 14 Pro Max thứ 3.
10 best selling smartphone H1 2023.jpg

Apple áp đảo top điện thoại bán chạy toàn cầu nửa đầu năm 2023​

Còn trong báo cáo mới đây của Omdia, nửa đầu năm 2023 chứng kiến sự thống trị của Apple khi 4 mẫu điện thoại bán chạy nhất thế giới lần lượt là iPhone 14 Pro Max (26,5 triệu máy), iPhone 14 Pro (21 triệu máy), iPhone 14 (16,5 triệu máy) và iPhone 13 (15,5 triệu máy). Họ còn 1 mẫu nữa là iPhone 11 ra mắt từ tận năm 2019, vẫn bán được 6.9 triệu đơn vị.

Trong cả 2 BXH của Counterpoint và Omdia, Samsung đều rơi vào thế yếu khi mẫu lọt top toàn thuộc phân khúc giá rẻ tầm trung. Ở Counterpoint, chỉ có 2 model lọt top bán chạy, Galaxy A13 đứng thứ 4 và A03 xếp thứ 10. Bên phía Omdia thì là Galaxy A14, A14 5G, A54 5G và A34 5G. Chúng chủ yếu tiêu thụ nhiều ở các thị trường châu Mỹ Latin, Ấn Độ, châu Phi nhờ mức giá cạnh tranh.
https://tinhte.vn/thread/top-10-smartphone-ban-chay-nhat-nua-dau-nam-2023.3710932/

Omdia ghi nhận Galaxy S23 Ultra là flagship Android bán chạy nhất thế giới nửa đầu năm nay, nhưng doanh số đáng tiếc chưa qua nổi mốc 10 triệu. Thậm chí xếp dưới cả Galaxy A14 (12.4 triệu máy), doanh số iPhone 13 còn gấp 1.6 lần Galaxy S23 Ultra. Điều này cho thấy thương hiệu Galaxy đang mất dần hình ảnh cao cấp, bị Apple đẩy xuống phân khúc thấp hơn và gắn liền với smartphone giá rẻ.

Cảnh báo này cũng liên hệ trực tiếp tới câu chuyện áp lực doanh số buộc Samsung phải tìm cách đẩy hàng Galaxy S23 Ultra bằng mọi giá. Hậu quả là nhanh mất giá, phần nào tổn hại tới giá trị thương hiệu trên phân khúc cao cấp. Samsung “vô tình” giáo dục người dùng rằng giá niêm yết không phản ánh vị thế (hay đẳng cấp) của máy, không cần bỏ ra số tiền lớn như vậy để sở hữu.
LG korea factory 3.jpg
LG "đầu hàng" ở thị trường smartphone cho thấy sự trỗi dậy của Trung Quốc ghê gớm như thế nào​

Giảm giá thì dễ, giữ giá hoặc thậm chí tăng giá mới khó, đối với dòng flagship, việc nâng giá sẽ kéo theo nâng tầm thương hiệu, khẳng định đẳng cấp trên sân chơi. Sứ mệnh dòng flagship là gì nếu không phải để thuyết phục nhóm khách hàng chịu chi nhất, tô bóng thương hiệu trong tâm trí người mua hòng bán được phân khúc có tỉ suất lợi nhuận cao nhất? Đâu có ai bán giá rẻ mãi mà sống khỏe đâu!

Cùng với đó, áp lực mà các thương hiệu Trung Quốc gây ra cũng không hề giảm đi. Điển hình chính là sự thất bại của LG ở thị trường smartphone, sau nhiều năm chịu lỗ nặng đã phải tuyên bố rút lui, để lại Samsung “cô độc” trước hàng loạt đối thủ đến từ Trung Quốc gồm Oppo, vivo, realme, Xiaomi,...

Theo số liệu thống kê Q2/2023 từ Canalys, tại 1 số thị trường Samsung bị cạnh tranh gay gắt bởi những công ty này. Mặc dù dẫn đầu khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ với thị phần lần lượt là 20% và 18%, nhưng Samsung vẫn không thể “kê cao gối ngủ.”

Quảng cáo



Ở Indonesia, Oppo đứng số 1 với thị phần cao hơn Samsung 1%. Philippines đã bị Transsion thâu tóm khi thị phần gấp 3 lần Samsung. Còn tại Malaysia, Xiaomi, Samsung và Oppo cành cựa nhau từng chút một với thị phần lần lượt là 18%, 17% và 16%. Chỉ có Thái Lan và Việt Nam là Samsung tạo được cách biệt lớn. Dù vậy, thực tế là thị phần điện thoại Samsung ở Việt Nam cũng đã vơi đi so với trước đây.
SEA smartphone market share Q2 2023 by canalys.png
India smartphone market share by Canalys Q2 2023.png
Còn lại Samsung trơ trọi giữa binh đoàn giá rẻ Trung Quốc, chật vật giữ thị phần​

Tại Ấn Độ, trong quý 2 vừa qua Samsung chỉ bán hơn hãng đứng thứ hai 200,000 máy, đạt mức thị phần ngang nhau 18%. Công ty Hàn Quốc hoàn toàn có thể mất vị thế hiện tại bất kì lúc nào, sơ sảy là Xiaomi hay vivo soán ngôi ngay.

Gia dụng cũng hụt hơi


Bên cạnh smartphone đối mặt với tương lai u ám, Samsung và LG còn bị hụt hơi ở thị trường đồ gia dụng vốn là trọng điểm nhiều năm qua. Khi Trung Quốc càng ngày càng tiến bộ về công nghệ và làm chủ quy trình sản xuất, áp lực cạnh tranh tăng lên cũng “đánh bật” hoặc dồn ép sản phẩm Hàn Quốc ở nhiều thị trường.

Business Korea ghi nhận máy hút bụi và máy bay không người lái là 2 điển hình cho việc Hàn Quốc đã bị Trung Quốc đánh bại.

Quảng cáo


Theo GfK, Roborock đứng số 1 trên thị trường robot hút bụi Hàn Quốc và Ecovacs đứng đầu trên thị trường toàn cầu. Cả hai đều là công ty Trung Quốc. Hiện diện của LG và Samsung ở đây chủ yếu qua các mẫu cao cấp thuộc bộ sưu tập Object và Bespoke, hầu như không đáng kể so với đối thủ.

Tại thị trường máy hút bụi không dây, Dyson của châu Âu thống trị phân khúc cao cấp, hoàn toàn không có cửa cho Samsung và LG cạnh tranh. Ở phân khúc thấp hơn, Roborock (sở hữu dòng Dyad Pro) và Xiaomi đang là các thương hiệu phổ biến. Sản phẩm Hàn Quốc kể như đã thất thế.

Ở thị trường drone, Trung Quốc đã chi phối toàn cầu, phần lớn rơi vào tay DJI. Công ty Trung Quốc kiểm soát 76% thị phần drone dân sự, theo sau là Intel (4,1%) và Unicorn (3,6%). Ảnh hưởng của DJI ở thị trường lớn đến mức, chính phủ Mỹ coi đây là mối đe dọa an ninh quốc gia chẳng kém gì Huawei.
https://tinhte.vn/thread/bo-quoc-phong-my-cap-nhat-danh-sach-den-co-dji-va-dahua.3576934/
Các nhà phân tích cho biết, drone Trung Quốc sản xuất không chỉ cạnh tranh về giá mà còn vượt trội về công nghệ. Theo dữ liệu được trình bày trong một phiên điều trần công khai về chủ đề thúc đẩy ngành công nghiệp drone Hàn Quốc hồi đầu năm, công nghệ drone của Hàn Quốc chỉ bằng 60% mức trung bình trên sản phẩm Trung Quốc. Họ đang bị tụt lại khá xa so với đối thủ.

Nếu các bạn theo dõi hành trình của chủ tịch ở IFA 2023 cũng sẽ nhận ra, năm nay hàng hóa và thương hiệu đến từ Trung Quốc sôi động hơn hẳn các năm trước. Đây có lẽ cũng là xu hướng về sau.

DJI 1.jpg
Trung Quốc thâu tóm thị trường máy bay không người lái​

Và ở các thị trường truyền thống như máy giặt, tủ lạnh, điều hòa, đừng tưởng Samsung và LG có thể “vững như bàn thạch” nhé. Ngay cả những mặt hàng gia dụng được xem là thế mạnh và quen thuộc với người dùng Việt, Trung Quốc đã “chèn ép” họ trên toàn cầu từ lâu rồi. Có 3 hãng gia dụng Trung Quốc mà mọi người ít khi nhắc đến nhưng lại là thách thức cực lớn, gây sức ép cho Samsung và LG. Chốc nữa công bố thị phần máy giặt, tủ lạnh và điều hòa toàn cầu mọi người sẽ biết. Giờ ta qua TV.

TV lộ dấu hiệu sa sút


Theo hãng nghiên cứu thị trường Omdia công bố ngày 20/8, cứ 10 chiếc TV được giao trên toàn cầu thì 4 chiếc thuộc về các hãng Trung Quốc. Đáng lo ngại, sau khi bị đánh bật ở thị trường smartphone, LG lại tiếp tục bị đẩy lui ở thị trường TV. TCL vững vàng ở vị trí thứ 2 với thị phần 12.4%, theo sau là Hisense với 11.7%. Cả 2 công ty Trung Quốc lần lượt xếp hạng 2 và 3, đẩy LG rơi xuống vị trí thứ 4 với 11.3%.

Ngay dưới họ là Xiaomi với 6% thị phần. Cộng gộp thị phần của LG và Samsung (dẫn đầu với 19.3%), TV Hàn Quốc xếp sau Trung Quốc với 30.6%, nhờ sự tăng trưởng của Xiaomi và Hisense, TCL mà Trung Quốc nâng thị phần lên 39.1%. Đây là thống kê dựa trên sản lượng TV xuất xưởng. Chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm, LG đã bị rơi từ vị trí thứ 2 xuống thứ 4, còn Samsung bị TCL thu hẹp khoảng cách từ 9.9% xuống 6.9%.

Năm 2019, chênh lệch giữa 2 bên là 0.97% nhưng tới nửa đầu năm 2023, số lượng TV ra lò của Trung Quốc tăng mạnh đã nới rộng lên 8.5%, cho thấy Samsung và LG đang dần bị bỏ lại. Bussiness Korea nhận xét đó là cảm giác khủng hoảng rõ rệt khi họ sản xuất ngày càng ít hơn đối thủ. Bằng chiến lược giá rẻ, Trung Quốc ồ ạt đưa sản phẩm ra thị trường, chiếm lĩnh phân khúc bình dân.
TCL overtake LG.jpg
TCL và Hisense đang đe dọa vị thế LG trên thị trường TV toàn cầu​

Phân khúc màn hình lớn cũng chứng kiến sự bùng nổ của Trung Quốc. Samsung chứng kiến thị phần rơi từ 48.6% xuống còn 29.3% ở phân khúc TV 80 inch trở lên. LG giảm từ 17.3% xuống 12.1%. Các thương hiệu Hisense, Skyworth và Xiaomi lại tăng thị phần ào ạt, có trường hợp tăng gấp đôi. Họ chủ yếu hưởng lợi nhờ các thị trường Trung Quốc, Mỹ Latin và châu Phi.

Nếu chỉ dựa trên sản lượng, Hàn Quốc đã thua, hiện tại họ chỉ còn dẫn trước Trung Quốc ở mặt doanh thu. Do giá bán trung bình (ASP) cao hơn, TV Hàn Quốc mang về nhiều doanh thu hơn. Samsung và LG vẫn dần đầu khi xét về giá trị lô hàng, lần lượt đạt thị phần 41.6% và 14.1% ở phân khúc TV 80 inch trở lên. Tuy nhiên đang có dấu hiệu sụt giảm so với 1 năm trước đó.

Các hãng Trung Quốc nhờ bán được khối lượng hàng hóa lớn nên lại chứng kiến tăng trưởng doanh thu. TCL tăng lên 10.7%, theo sau là Hisense (9.6%), Xiaomi (5%) và Skyworth (3.8%). Một quan chức trong ngành nhận xét: “Các hãng TV Trung Quốc gần đây ngày càng gây sức ép lớn. Họ tận dụng ưu thế về giá và áp đảo bằng số lượng. Hàn Quốc không thể yên tâm ngay cả ở phân khúc cao cấp.”
https://tinhte.vn/thread/tin-duoc-khong-doanh-so-tv-tcl-da-vuot-qua-ca-lg.3638984/
https://tinhte.vn/thread/lg-dang-muon-chuyen-sang-mo-hinh-quang-cao-va-thue-bao-de-tang-them-doanh-thu.3691994/
TV market share 2022.gif
Thị phần Samsung và LG trên thị trường TV toàn cầu dựa theo giá trị lô hàng, nhờ giá bán cao mà họ vẫn đảm bảo được doanh thu và vị thế, tuy nhiên thị phần dựa theo sản lượng đang giảm (ảnh: Korea Herald)​

Lần đầu tiên LG rơi xuống vị trí thứ 4 về sản lượng, chủ yếu do TV LCD không cạnh tranh lại đối thủ. Họ vẫn dần đầu ở thị trường TV OLED với hơn 55% thị phần, nhưng tổng cả 2 loại thì đã giảm xuống còn 11.4% và bị Hisense vượt mặt. Theo Omdia, LG và Samsung sẽ là 2 hãng TV OLED có thị phần lớn nhất trong năm nay. Riêng LG đã xuất xưởng được 1.34 triệu đơn vị trong nửa đầu năm. Samsung đã phải tung ra TV OLED dù trước đây ra sức hắt hủi.

Trung Quốc thống trị nhiều thị trường


Dựa theo báo cáo Nikkei thu thập số liệu kinh doanh tại 63 lĩnh vực khác nhau, Hàn Quốc dẫn đầu 6 hạng mục bao gồm smartphone, DRAM, panel OLED, NAND flash, TV và đóng tàu. Trung Quốc tới có 16 ngành nghề dẫn đầu, đặc biệt khi nhắc đến linh kiện xe điện hay tấm pin mặt trời, họ áp đảo phần còn lại của thế giới, vượt cả Mỹ, Nhật.

Cụ thể, các thị trường đáng chú ý, có Hàn Quốc hoặc Trung Quốc dẫn đầu trong báo cáo tổng hợp của Nikkei như sau:

DRAM (79 tỷ USD):
  1. Samsung: 42.5%.
  2. SK hynix: 28%.
  3. Micron: 24.6%.
  4. Nanya Tech (Đài Loan): 2.4%
  5. Winbond Electronics (Đài Loan): 0.9%.
Nand flash (59.4 tỷ USD):
  1. Samsung: 33.7%.
  2. SK hynix: 18.8%.
  3. Kioxia: 18.6%.
  4. WD: 13.1%.
  5. Micron: 11.9%.
RAM.jpg
Samsung giúp Hàn Quốc dẫn đầu ở 2 thị trường DRAM và NAND flash​

Panel OLED (46 tỷ USD):
  1. Samsung: 60%.
  2. LG: 20.2%.
  3. BOE: 10.4%.
  4. Visionox: 2.5%.
  5. CSOT: 2.1%.
Trạm cơ sở viễn thông (45 tỷ USD):
  1. Huawei: 31%.
  2. Ericsson: 26%.
  3. Nokia: 18%.
  4. ZTE: 12%.
  5. Samsung: 8%.
Pin xe điện:
  1. CATL: 45.7%.
  2. BYD: 14.4%.
  3. LG: 12.9%.
  4. Panasonic: 8.5%.
  5. SK Innovation: 5.9%.
Panel LCD cỡ lớn (60 tỷ USD):
  1. BOE: 32.1%.
  2. LG: 15.6%.
  3. CSOT: 13.6%.
  4. Innolux (thuộc Foxconn): 9.8%.
  5. AUO: 9.5%.
Máy tính (292 triệu chiếc):
  1. Lenovo: 23.3%.
  2. HP: 18.9%.
  3. Dell: 17%.
  4. Apple: 9.6%.
  5. Asus: 7%.
LG Gram OLED.jpg
Hiện diện của Samsung và LG ở thị trường laptop cũng mờ nhạt y như Sony ở smartphone​

Máy giặt (100 triệu đơn vị):
  1. Haier: 26.4%.
  2. Midea: 12.9%.
  3. Whirlpool: 12.8%
  4. LG: 7.2%.
  5. Samsung: 7%.
Panel LCD cỡ vừa và nhỏ (21 tỷ USD):
  1. BOE: 19.9%.
  2. Tianma: 16.6%.
  3. Sharp: 9.8%.
  4. JDI: 9.4%.
  5. Innolux: 8.7%.
Điều hòa gia đình (157.63 triệu chiếc) :
  1. Midea: 19.5%.
  2. Gree: 19.1%.
  3. Haier: 14.2%.
  4. LG: 4.4%.
  5. Panasonic: 3.7%.
Camera giám sát an ninh (141.39 triệu chiếc):
  1. Hikvision: 33.4%.
  2. Dahua: 11%.
  3. Axis Communications (thuộc Canon): 3.3%.
  4. Uniview: 3.3%.
  5. Tiandy Technologies: 2.2%.
Tủ lạnh (167.84 triệu đơn vị):
  1. Haier: 22.9%.
  2. Whirlpool: 9.7%.
  3. Samsung: 6.8%.
  4. LG: 6.4%.
  5. Electrolux: 5.9%.
samsung vs lg 2.jpg
Phụ thuộc vào Samsung và LG, Hàn Quốc rơi vào cảnh nếu không có 2 đầu tàu này thì rất ít doanh nghiệp nào khác có thể vươn lên cạnh tranh toàn cầu​

Một trong những bất lợi của Hàn Quốc so với Trung Quốc là số lượng. Họ chỉ có 2 công ty cạnh tranh trên toàn cầu là Samsung và LG, trong khi Trung Quốc có rất nhiều. Nếu 1 trong 2 rút lui ở thị trường bất kì (ví dụ smartphone hay panel LCD), hãng còn lại sẽ trở thành đại diện Hàn Quốc duy nhất trong top. SK tuy là 1 trong 4 chaebol lớn nhưng hiện diện vẫn kém đa dạng hơn.

Trung Quốc giống Nhật Bản ở chỗ có rất nhiều doanh nghiệp. Có thị trường còn chiếm thế độc tôn. Hoặc không thì vẫn có đại diện góp mặt trong top 5 toàn cầu ở 1 số lĩnh vực dù không dẫn đầu.

Bộ chia tách pin li-ion và tấm pin mặt trời đều có tới 4/5 công ty hàng đầu là Trung Quốc. Nhật Bản giữ 6 vị trí dẫn đầu bao gồm xe hơi (Toyota), camera (Canon), pin li-ion di động (ATL), cảm biến hình ảnh CMOS (Sony), máy photocopy đa chức năng (Canon) và xe máy (Honda). Trong đó, Nhật Bản trùm camera và máy photocopy đa chức năng khi chiếm tất cả vị trí top đầu.

Với chỉ 2 công ty, ngành điện tử Hàn Quốc đối mặt với tình trạng nếu Samsung và LG không tham gia, họ chẳng còn doanh nghiệp nào đủ mạnh để chen chân vào top 5. Không có thị trường nào mà doanh nghiệp Hàn Quốc ôm trọn, còn kiểm soát phần lớn thì có DRAM và màn hình OLED di động (thị phần gộp 70-80%). Nói chung rời xa Samsung là bão tố!

Home Appliances.jpg
TV và smartphone Hàn Quốc đang chịu cạnh tranh cực kì gay gắt, laptop thì bị Mỹ và Trung áp đảo, nhiều người hẳn sẽ bất ngờ khi biết máy giặt, tủ lạnh và điều hòa cũng đã bị Trung Quốc dẫn trước​

Vườn ươm tỷ dân


Một trong những nguyên nhân quan trọng cho sự trỗi dậy của các hãng Trung Quốc, chính là thị trường nội địa tỷ dân và hỗ trợ chính sách nhà nước đã tạo thành 1 vườn ươm. Nhiều năm qua, Samsung và LG cố gắng chen chân vào thị trường đồ gia dụng Trung Quốc nhưng chưa thành công. Ở đây có bạt ngàn thương hiệu nội địa cung cấp sản phẩm thay thế, lại thêm quan hệ ngoại giao căng thẳng giữa 2 nước.

TV Hàn Quốc chỉ chiếm 4.1% thị phần ở Trung Quốc năm ngoái, theo Omdia. Con số thậm chí còn thấp hơn Nhật Bản bất chấp các hãng TV đến từ xứ hoa anh đào đã suy yếu, cũng như có cùng quan hệ ngoại giao phức tạp như trường hợp Hàn Quốc. Nhóm thương hiệu TV nội địa chiếm tới 87.7% vào năm 2022 với Hisense, TCL dẫn đầu.

Theo hãng nghiên cứu AVC, tủ lạnh Samsung và LG thậm chí còn không lọt được vào top 10 thị trường ở đây vào năm ngoái. Trước đó khi còn trong top 10, thị phần gộp của cả 2 đạt khoảng 2-3%. Chỉ duy nhất 1 thương hiệu nước ngoài có mặt là Siemens của Đức, trong khi dẫn đầu thị trường tủ lạnh Trung Quốc là Haier, kiểm soát 32.7% thị trường. Cái tên Haier có thể xa lạ với nhiều người, tuy nhiên đây lại là ông lớn sở hữu nhiều thương hiệu đồ gia dụng như GE Appliances, Aqua, Candy,…

Trước khi những hãng smartphone tạo ra làn sóng bùng nổ trên thị trường cho Trung Quốc, vốn dĩ họ đã có nhóm "ngũ tuyệt điện tử" gồm 5 ông lớn Hisense, TCL, Midea, Gree và Haier cạnh tranh trên toàn cầu ở lĩnh vực điện tử tiêu dùng, gia dụng, điện lạnh, đồ dùng nhà bếp,… Nhóm ngũ tuyệt này chính là đối thủ lớn nhất đối với TV, máy giặt, tủ lạnh, điều hòa Hàn Quốc. Trước đây mọi người chưa biết nhiều đến nhóm này, giờ thì đã biết rồi!
china tv market share 2022.png
TV Hàn Quốc khó cạnh tranh tại sân nhà đối thủ​

Ko Sung-ho, Phó giám đốc Cơ quan Xúc tiến Đầu tư Thương mại Hàn Quốc, cho biết: “Hàng hóa Hàn Quốc mắc kẹt giữa dòng không biết xoay sở làm sao. Người mua nhạy cảm về giá sẽ chọn đồ Trung Quốc với giá rẻ và chất lượng đủ dùng. Còn người chịu chi sẽ bỏ nhiều tiền sẽ sở hữu sản phẩm ‘ultra premium’ đến từ thương hiệu phương Tây.”

Đặc biệt tình thế này lại càng sâu sắc hơn khi căng thẳng bùng nổ giữa 2 quốc gia sau vụ THAAD. Từ phong trào tẩy chay thương hiệu xuất xứ Hàn Quốc, khách hàng Trung Quốc hình thành tâm lý ưu tiên đồ nội. Họ sẽ không mua sản phẩm Samsung và LG nếu nó không có giá trị đặc biệt, 1 thứ gì đó dẫn đầu thị trường không thể thay thế.

Có thể liên hệ với phong trào “NO Japan” từng xảy ra ở chính quê nhà Samsung và LG. Khi đó người dân trong nước biểu tình phản đối Nhật Bản áp đặt kiểm soát xuất khẩu 1 số hóa chất và nguyên liệu phục vụ ngành bán dẫn và màn hình Hàn Quốc. Mặt khác, họ phát động phong trào bài Nhật, không mua không dùng đồ Nhật. Nếu là hàng hóa dễ thay thế như bia rượu, nước giải khát, quần áo, ô tô,... thì công ty Nhật chịu thiệt hại lớn.
boycott japan 7.jpg
Samsung và LG chưa có những sản phẩm độc tôn thị trường để buộc người tiêu dùng phải lựa chọn như 1 số hãng Nhật Bản - vừa không sợ các hãng Trung Quốc gây áp lực, vừa tránh được phong trào tẩy chay​

Song, Sony và Nintendo hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi phong trào này. Các chuyên gia chỉ ra trên thị trường, máy chơi game, máy chụp hình và máy quay phim là những thứ mà Samsung và LG không cung cấp. Người mua không còn lựa chọn khác. Sony là thương hiệu camera và tai nghe số 1 Hàn Quốc nhiều năm, đã vượt qua cơn bão bài Nhật dễ dàng. Trong khi PlayStation và Switch vẫn tiêu thụ bình thường, không hề bị giảm doanh số.

Khoảng trống mà hàng hóa Hàn Quốc để lại nhanh chóng bị lấy đầy bởi các hãng nội địa, chất lượng đủ dùng mà giá lại rẻ hơn. Còn Samsung và LG thì không có “vũ khí bí mật” nào, không sở hữu những sản phẩm độc tôn thị trường kiểu như PlayStation hay Switch, nên họ dễ chịu tổn thương. Cách duy nhất là tập trung vào phân khúc cao cấp, nhưng với sự tiến bộ công nghệ ngày 1 nhanh, các hãng nội địa sẽ không chịu thua.

Samsung và LG đang giới thiệu những mẫu TV siêu cấp ở Trung Quốc. Samsung tung ra chiếc TV microLED 89 inch đầu năm nay có giá 118 triệu won, trước đó là 1 mẫu 110 inch giá 170 triệu won. Còn LG giới thiệu TV OLED cuộn giá trên 100 triệu won. Chúng đều là sản phẩm cực kì ngách nhằm tạo cách biệt với những thương hiệu TV tại đây. Ở chiều ngược lại, Trung Quốc cũng dần cao cấp hóa. Sau thời gian dài bán giá rẻ bành trướng, giờ họ cũng muốn nâng tầm bản thân để tiến vào phân khúc cao cấp, lại tăng thêm sức ép cho Hàn Quốc bất kể đó là smartphone hay TV.

https://tinhte.vn/thread/ifa23-tren-tay-tv-tcl-premium-qd-mini-led-4k-do-sang-5000-nits-115-inch.3712506/
https://tinhte.vn/thread/tren-tay-tv-mini-led-tcl-c825-den-hon-va-sang-hon.3304580/
Từng tập trung bán TV LCD giá rẻ, nay các hãng Trung Quốc cũng tích cực ra mắt sản phẩm đánh lên cao cấp, ứng dụng những công nghệ mới nhất như đèn nền miniLED, chấm lượng tử, OLED. Huawei và Xiaomi dù chỉ là tay ngang từ smartphone nhảy sang, cũng giới thiệu TV OLED từ năm 2020. TCL là hãng tiên phong áp dụng miniLED trên TV, còn Hisense có TV laser (máy chiếu laser ultra-short throw). Ngay cả microLED cũng đã làm được rồi.

Quay trở lại với smartphone, nhưng là phân khúc màn hình gập. Ở Trung Quốc, các hãng nội địa tấn công mạnh mẽ vào thị trường này. Honor tung ra chiếc Magic V2 không chỉ có giá rẻ hơn dòng Fold mà còn sở hữu nhiều thông số ấn tượng. Quý 1 đầu năm nay, công ty này sở hữu 15% thị phần và xếp trên cả Xiaomi lẫn Huawei. Samsung thì nhiều năm chỉ nắm dưới 1%.

Các công ty Xiaomi, Huawei và Oppo đều đã giới thiệu điện thoại màn hình gập, khiến ưu thế về công nghệ của Samsung không còn. Họ thậm chí còn đi trước ở 1 số khía cạnh, như gập màn hình không để lại khe hở mà mới đây Galaxy Z Fold5 quảng cáo. Các hãng Trung Quốc chưa thể đe dọa Samsung ở thị trường nước ngoài do nhiều rào cản về phần mềm, sản lượng. Nhưng khi ở sân nhà với nhiều ưu thế hơn, họ thực sự thách thức nghiêm trọng vị thế dòng Galaxy Z.

Smartphone gặp hàng loạt chướng ngại vật Xiaomi, Oppo, vivo và realme, chưa kể Huawei đang tìm cách trở lại; robot hút bụi/máy hút bụi bị Roborock và Ecovacs nuốt trọn; laptop có Lenovo đứng đầu; TV và đồ gia dụng lại bị ngũ tuyệt Hisense, TCL, Midea, Gree và Haier cạnh tranh. Đây chính là thập diện mai phục mà Samsung và LG đang phải đối mặt trên toàn cầu. Bảo sao báo Hàn lo lắng!

Tất nhiên, bài viết chủ yếu đề cập nguy cơ 2 hãng điện tử Hàn Quốc phải đối mặt, chưa đả động gì mấy cơ hội hay lợi thế của họ. Rõ ràng đứng từ góc nhìn cánh truyền thông, không bao giờ muốn lặp lại thất bại của smartphone LG sang các thị trường khác.


Nguồn: Business Korea (1), (2), (3), Korea JoongAng Daily.
238 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Chúc mừng TQ, nhờ TQ mà bọn Hàn Xẻng đã không còn hút máu đậm như xưa người tiêu dùng được lợi. Dù giá rẻ nhưng độ bền của đồ gia dụng và điện tử TQ thậm chí còn bền và ngon hơn đồ mã của Hàn xẻng rất nhiều, ngày chết của Samsung ko còn xa đâu
@hoanghuytoan Bớt cuồng tây lông đi bạn , có chắc là các sp công nghệ ko có dấu ấn của ng châu á ?. Cái mà nó hơn là xh nó phát triển sớm hơn thôi chứ khả năng sáng tạo ko phụ thuộc vấn đề vùng miền dân tộc
@MinhHy Nguyen Thử đồ gia dụng Xiaomi nhá bác, robot hút bụi, máy giặt, tủ lạnh, TV, điện thoại, máy sấy tóc, nồi cơm điện, nồi chiên không dầu, lò vi sóng, router,...bác cứ tìm đồ xiaomi mà mua rồi so nó với hãng khác là tự có kết quả ngay ấy mà. Xiaomi thì cái đôi đũa hay cây bút bi cũng có, và thứ nào nó làm cũng tốt so với giá tiền bỏ ra. Ngay cả người Hàn Quốc còn phải thừa nhận thua kém và tụt hậu vậy mà vẫn còn mấy con ếch ở VN tưởng mấy thằng Oppa là vô địch
@gjn.t1m tất nhiên là mình không cảm thấy nó tốt rồi, nhưng như thế thì sao, nó quan tâm chắc, nó là lãnh đạo nước của nó thì chỉ cần dân của nó thích nó là được, dân mấy nước khác, nó mặc xác!
@gjn.t1m về lịch sử châu á pt khoa học sớm hơn phương tây, nhưng tầm năm 1000 trở đi thì chậm lại, phương tây pt nhanh hơn.
Bài viết chất lượng. 5 sao.
@ku truyền Bọn Hàn nó bất lịch sự lắm bạn... hiện tại mình chỉ cho khách Nhật và TQ thuê, né xa bọn Hàn xẻng cho chắc. Còn nữa, lâu lâu bọn trym ngắn này hay đưa mấy con gà ở đâu về nhà (nhìn mấy con này là biết hàng hết date, trông rất gớm, phẫu thuật bơm sửa nát cả người mà Hàn xẻng nó thích cũng giỏi thiệt 😂)
@╰‿╯ bác ở đn ah bác?
@haobcyqhdvb Ở Phú Mỹ Hưng Q7
TQ tràn ngập thế giới
@leocuong Vậy hongmeng dùng nhân linux của ai 😃 dựa trên nhân linux vn cũng làm được chẳng qua vn không thèm làm
@botti chris Thôi tôi k tranh cãi nữa. Nói chung cố gắng tìm hiểu mở mang thêm kiến thức đi
@leocuong Vấn đề là do thương lái nhập hàng Thái hay Hàn về thuế cao hơn hàng naturehike giá không cạnh tranh nên ko có nhập về, còn ai rành tự mua trên sàn điện tử nước ngoài ship về trải nghiệm thì mới thấy sự khác biệt
@botti chris Show làm quái gì bạn ơi, bạn có đủ kiến thức thì bạn tự mà đi tìm 😆 tôi chỉ nói thế thôi, mỗi người có một lợi thế và kiến thức nhất định, thứ tôi có cần quái gì tôi phải show để chứng minh, bạn có thể tự tìm hiểu các show thời trang của LN ở Paris, các Collab nhãn hiệu của LN, không phải ai củng có đủ đam mê để mua những thứ đắt đỏ của CN đâu 😃) nên bạn thích thì tự đi tìm, không thích thì coi như bạn đã từng nghe và phản biện theo cách của bạn thôi. nhưng mình tin chắc bạn tìm sẽ không ra đâu 😃) trừ khi bạn chơi tiktok.
Hàng gia dụng samsung đểu hơn LG, mà giờ sản phẩm tụi Hàn cũng sản xuất ở Trung Quốc. Vậy tụi brand Trung cũng đặt nó sản xuất ở Trung Quốc thì cũng 1 9 1 10 giá lại còn tốt
@TCAnh2509 Sp Hàn sx VN nhiều nhé bạn, gia dụng, điện tử SS Bắc Ninh, Thái Nguyên, LG Hải Phòng....
Số phận rồi cũng như hàng gia dụng Nhật thôi, tầm này đấu lại pháp sư kiểu gì, nhìn mảng flycam hay robot hút bụi là thấy 😆

Màn hình thì TQ ăn dần thị phần, sắp tới sẽ là chip nhớ với YMTC :v
@lucas_mufc Người ta bán không phải làm không lại mà thu thêm vốn, kiếm lời, bạn tưởng mấy ông chủ họ dốt sao
@botti chris Mua mắc, bền rồi có dám bỏ không ? Trong khi không soi xem tại sao Nhật họ sản xuất bền vậy mà dân nó bỏ đồ ra đầy, hàng nghĩa địa chở về lần cả tàu công với công, Cam hốt rồi chia VN lượm, hic hà khen thơm ngon mỗi ngày, còn nâng lên đồ bỏ nhưng sài tới đời chít vẫn ngon. Họ NGU ah !?
Nên hàng Nhật chất thì chất, nhưng nó có cái tuổi đời để bỏ. Ta thu nhập không đủ cao để đi vào vòng đó, thì sài hàng rẽ tý, tới tuổi bỏ thì bỏ cũng ok.
Đó là suy nghĩ của mình.
Chứ mua mà tới lúc muốn bỏ, thấy còn sài tốt thì...lại tiếc sài tiếp.
@botti chris Thử nồi cơm điện cao tần Xiaomi đi bác rồi bác mới thấy đồ TQ nó ngon như ntn
saketv
ĐẠI BÀNG
một năm
@Khoa81 Thử rồi, như hạch nha bro. Bro thử nồi cuckoo sẽ thấy khác biệt nha.
TQ có một khả năng rất đáng ngưỡng mộ là tạo ra được sản phẩm có công nghệ tương tự hoặc tốt hơn những thứ đang có trên thị trường, nhưng lại hạ được giá sản phẩm xuống nhiều lần.

Sao mà không rung động được.
@botti chris Mỗi sản phẩm nó có phân khúc khác nhau mà bác.
Mấy ông TQ góp phần đa dạng thêm sản phẩm, làm tương tự nhưng hạ được giá thành xuống, giúp nhiều người có cơ hội tiếp cận hơn.
@Alpaca Ăn Cỏ Đúng, chỉ cần nó tốt bằng 7-80% hàng âu nhưng giá chỉ 1/4 1/5 nhờ tối ưu logitsic và dây chuyền công nghệ sản xuất hàng loạt là ok, đồ gia dụng bây giờ quá rẻ rồi ko cần phải xài tới mấy đời như thời trước khó khăn, cứ vài năm hết khấu hao là mua cái mới xài cho sướng.
@Alpaca Ăn Cỏ Đồ Trung Quốc nằm tầm trung nó rẻ thôi bác, còn đáp ứng nhu cầu cao hơn tý ko có được như đồ Mỹ hay Hàn hoặc Thái, chất lượng chưa đạt được đến mức đỉnh về Vật Liệu- Gia Công - Thiết Kế
@hoanlkpr 1 phần là do nó không muốn làm hoặc khuyết tính năng đi làm dỏm bớt đi để tối ưu giá thành với không quá bền bỉ cho nhu cầu sử dụng ngắn hơn để thay thế, chứ nếu ở phân khúc cao thị trường ngách kiểu như DJI thì gần như bất khả chiến bại, chả thua kém với hàng âu mỹ về mọi mặt đâu vì cơ bản vì đầu óc cũng như tay nghề cũng không thua kém gì.
Mặc dù đang làm cho Cty HQ nhưng mình đã nhìn thấy sự sụp đổ trước mắt của nó tất nhiên là cùng với sự đi lên của TQ, mặc dù Ss đang dẫn đầu TG về TV, Đt. LG thì gia dụng số 1. Cơ mà lên đến đỉnh điểm sẽ là thoái trào khỏi mảng giá tầm trung và rẻ, tập trung dòng signature cao cấp và dẫn đến cắt bỏ tập trung mảng mới.
Theo ngành gần 8 năm mình thấy rõ đều đó. Nếu cứ tiếp tục tập trung mảng cao cấp và bỏ rơi mảng giá rẻ sẽ khiến các hãng TQ len lỏi dần và lấy lòng tin ng tiêu dùng, như cách mà oppo và chính samsung xưa kia đã làm. Giá rẻ, nhiều tính năng đạt thị hiếu trước mắt, hoa hồng cao. Ngay lập tức hất cẳng các hãng Hàn, Nhật..chưa kể đội lốt Nhật như Toshiba, Aqua, và cả Hitachi cũng đã trao hơn quá nửa cổ phần mảng gia dụng cho Tây Ban Nha làm sản phẩm và kinh doanh dưới tên Hitachi
@Hi-CNTT Không hiểu kiểu gì khi linh kiện thì TQ mua của Hàn mà giá bán lại rẻ hơn cả Hàn 🤣
Đốt lò như này thì xem ai trụ lâu hơn thôi, t nghĩ TQ sẽ top 1 gia dụng, và Hàn sẽ như Nhật, kiểu chỉ bán thành phẩm thôi
@pro744 Thật, rồi sẽ đến ngày đó thôi. Rồi từ từ TQ cũng sẽ thống trị luôn. Ko lâu nữa đâu.
@pro744 Nhớ ngày xưa các loại tụ điện và bản mạch in cao cấp đều do nhật sản xuất TQ chỉ lo cái vỏ và gia công lắp ráp còn bây giờ tình hình đảo ngược rồi, TQ nó tối ưu cung ứng và dây chuyền quá ghê cộng với tự sản xuất hầu hết linh kiện trừ các loại chip tối tân nên sớm muộn gì ngành gia dụng điện tử cơ bản cũng về tay TQ cả thôi, mấy tập đoàn lớn như toshiba, sharp, sanyo ... bị mấy tập đoàn lớn của tàu như Haier hốt sạch.
@namnguyen1011 Sx thì phải có công cụ, Mỹ cứ cấm vận thôi thì chắc TQ cũng phải lâu nữa. Trừ khi TQ lắm đc công nghệ lõi chứ còn khó nhiều.
Hàng gia dụng giờ thoái trào r, xưa ông nào nhà cũng tivi to đùng, giờ đến nhà ông a ô bảo mua tivi chỉ để trưng thôi, cuối tuần chắc xem được trận bóng 😆 Mua mấy con rẻ gọi là nhà có tivi =))
@click_2_boom Giống nhà mình, 1 tháng xem dc vài lần trên TV. Cơ bản là trên đó chẳng có gì để xem. HBO, Cinemax.. thì toàn phim rạp cũ. Netfflix tốn tiền mà có xem đâu. Youtube thì chủ yếu nghe nhạc. Còn thời sự thì bỏ, VTV với HTV coi chán.
@leducquang99hp Đồ Trung xài Gree ổn lắm luôn, làm tiệm nên lắp thằng Gree cho rẻ , còn ở nhà thì tính lâu bền mua Daikin , con Daikin ở nhà xài ít hơn con Gree mà con Daikin phải kêu thợ vô chăm sóc riết , cặp Gree nhân viên ăn ngủ ngoài tiệm biết bao lâu vẫn chưa thấy hư
@leducquang99hp chí lý, ngoài ra còn có máy sấy quần áo, máy điều hòa nóng lạnh, máy hút bụi tự động, máy rửa chén dĩa
@trungbg1996 vote quạt =)
lo lắng cái đầu thằng xẻng. Thằng Hàn xẻng cướp của thằng Nhật lùn thế nào thì giờ thằng tàu nó cướp lại của thằng xẻng như thế thôi
@qualangnhang @qualangnhang không sao đâu chú, chê là việc của chú, văn hóa kém cũng là của chú nốt, khoe thoải mái không ai tranh mất của chú đâu ạ
@Minhrau365 vn mình xẻng thế nào, lùn ra sao?
Không bàn luận về chất lượng hàng TQ, nhưng cũng cảm ơn vì nhờ có hàng TQ mà người tiêu dùng được tiếp cận hàng hóa của các thương hiệu khác với giá cả hợp lý, dễ chịu hơn; không riêng gì hàng điện tử; cách đây hơn chục năm, nếu không có Lifan, Hongda, Longcin... thì có lẽ đến bây giờ giá của con wave ghẻ vẫn cao chót vót
@sunny_summer Bạn quả là sáng suốt, vì nếu để 1 trong 2 thằng tèo thì người dùng thiệt. Thằng sáng tạo mà tèo thì lấy gì cho trung quốc sao chép. Trừ khi một trong hai vừa sáng tạo ra vừa bán giá rẻ thì lúc đó mới chỉ cần một thằng tồn tại
@sunny_summer Đúng luôn bác, mà cái thằng đi sao chép 1 thời gian nó có gốc cũng sẽ tự phát triển lên thành chính thống với màu sắc riêng chứ làm hàng rẻ lợi nhuận thấp mà không kinh doanh bền, chắc sắp qua thơi tàu nai lưng ra làm OEM rồi.
@chetdichoroi Nó hút máu những thằng giàu thích sang chảnh ở Vn thôi, đó là cái giá của sang chảnh. Còn những thằng nghèo thì chẳng có 10 cây đâu mà mua xe !
@huydatvns Vì chỉ có nó mới làm ra được những cái xe như vậy, và cũng do dân mình khi đó quá nghèo, 10 cây ở Vn quy đổi ra tiền nếu so với dân nước khác cũng chẳng phải nhiều lắm !
Cái gì lên đỉnh rồi cũng phải xuống mà =)))
Hàng gia dụng giờ TQ cũng ghê thậc, cạnh tranh ác về giá luôn, nhà mình mua cái quạt media dùng ngon vl 😆 vẫn mấy ông cứ ham hàng bãi Nhật
Nhưng mà bên tàu bọn chính phủ hay có trò trợ giá để bán rẻ hơn. Khi nào nó chiếm đc thị phần mấy sp của nó cắt giảm chất lượng với kiểu k xứng
Máy giặt với tủ lạnh, điều hoà mình vẫn thích đồ Hàn, Nhật hơn tàu.
@D.H.17 Mua con đh gree tàu về xài mấy năm sửa tùm lum, cái daikin thì 12 năm vẫn chạy bt và chỉ bơm ga và vệ sinh
@sigemura Hên xui thôi. Cty lắp cả trăm chiếc điều hoà trung quốc, chạy cả ngay có thấy hư hỏng gì đâu
@D.H.17 mình mà để đếm số hàng trung quốc thì chắc không đếm được. vì hàng nó rẻ,đáp ứng tốt nhu cầu và cũng bền nữa. như cái bàn phím và con chuột đèn đóm đầy đủ, phím bấm gõ cũng ngon hơn trăm k mà bền hàng chục năm không hỏng.
tq làm ra bán rẻ mà chất lượng cũng ok thì cứ đà này mấy ông khác mất cơm là đúng r
Rồi cả TG phải khiếp sợ TQ chứ riêng gì Hàn. Tàu nó có đủ hết mọi thứ từ nguồn lực, còn người, tài nguyên... Cái thiếu của nó là công nghệ lõi thôi. Nhưng thời gian chắc cũng có được. 😃
@Mr.Whisky Huawei no moi lam duoc con chip K9000s 100% gia cong noi dia ma da lam duoc tien trinh 7nm thi khoang cach cua cong nghe loi cung sap duoc thu gon roi.
@bita95 mình nghĩ về công nghệ sản xuất chip sẽ còn lâu đấy, vì công nghệ làm chip mới nhất mỹ nó đều cấm bán cho trung quốc. còn con kirin chạy 7nm chạy trên công nghệ duv là do quá trình quang khắc kết hợp với hóa chất ăn mòn được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần để thu nhỏ dần đường khắc cho đến khi đạt tới kích thước mong muốn.Tuy nhiên, phương pháp sản xuất chip bằng cách này sẽ phải đánh đổi với tỷ lệ sản phẩm lỗi rất cao, thời gian sản xuất kéo dài hơn việc sử dụng máy quang khắc EUV, và tất nhiên điều này cũng kéo theo chi phí sản xuất cũng rất cao.
@Mr.Whisky Mảnh ghép cuối nó thiếu là công nghệ bán dẫn chất lượng cao ( thấp và trung nó đạt được rồi), giờ tàu thèm nhỏ dãi công nghệ quang khắc UV của Hà Lan mà mẽo cấm cho bán và hạn chế mua hóa chất làm chip của nhật bổn. tàu bây giờ bá chủ của xe điện với AI data các kiểu nên khát chip lắm.
@van tuong_pc Cơ bản là những nhà máy sx đều nằm ở nó. Nó ăn cắp công nghệ dần dần thôi. 😃
Gia dụng tôi vẫn chọ các hãng nhật hàn, tủ lạnh pana, tv sony, đh daikin, âm thanh mỹ, bếp từ mỹ, nhưng nó đều sx ở tq , TQ họ quá mạnh rồi, công xưởng của tg mà.
@ngoccandhy bluestone , ko 100% mỹ nhưng cũng theo tc mỹ
@sigemura Bluestone, hàng VN gắn mác cty Hoa kiều Sing tiêu chuẩn Mỹ 😆)
@sigemura đồ gia dụng nào ngon bổ rẻ thì xài, không cần biết xuất xứ!
@sunny_summer Mua bếp từ Midea xài 8 năm rồi vẫn rất ổn, hàng chuẩn TQ hơn hàng lòng vòng gắn mác xuất xứ tiêu chuẩn để dụ dỗ, rất ghét kiểu đó
tui cũng mới mua đt Samsung ,trước đây cũng mua đt TQ nhưng hay bị lỗi vặt rất bực và cầm món đồ nó rẻ tiền sao ấy ,được 1 cái là loa la lớn ,nhưng cam cùi ,quét mã Qr thì nhập nhoạng ..Thôi mua SS xài ổn hơn và phần mềm cài đủ hết những thứ mình cần
@van tuong_pc Mày cũng chỉ là người dân bình thường làm như là doanh nhân hay chính trị gia mà sợ lộ thông tin .
@cậu hai huy chổ người lớn nói chuyện ,nói hỗn nói leo ,đi chổ khác chơi
@cậu hai huy thế mày có sợ lộ không. không sợ lộ thì chụp tài khoản rồi mật khẩu ngân hàng lên cho mọi người biết. rồi up luôn mấy cái tên nick zalo,facebook lên cho cộng đồng biết.
@anhcom67 J và A đều rất bền, qua mấy con galaxy S thì biết
Cũng phải dành lòi khen cho TQ là họ làm ra những sản phẩm chất lượng tốt và giá phải chăng.
Còn nhớ cách đây 15 năm, điện thoại TQ ngày đó nổi tiếng là những chiếc điện thoại loa rất to, pin rất trâu, và xài cũng rất dởm. Nhưng giờ thì những Xiaomi, Oppo, Realme hoàn toàn cạnh tranh đc với các hãng khác về chất lượng và ăn đứt về giá.
Công nghệ TQ đang ngày càng rút dần khoảng cách và 1 số lĩnh vực thậm chí còn vượt qua các ông lớn khác, còn giá thì họ luôn vô đối, điều mà các ông lớn khác ko theo được.
@SieuSaiyanRose mình nhớ năm 2007 khi điện thoại cục gạch nokia đang phổ biến, thì bạn mình mấy thằng nó mua điện thoại cảm ứng của trung quốc nó hawai.chẳng thiếu cái gì, từ làm máy nghe nhạc vì loa to, màn hình thì lớn để xem phim thì ngon, cam ổn so với số tiền bỏ ra. còn độ bền thì không so sánh được với những con hàng real của các hãng được.
@SieuSaiyanRose Thật ra nó giá rẻ là do k phải nghiên cứu sp, toàn đi ăn cắp mẫu mã và công nghê. Chưa kể tới nhân công, nguyên vật liệu nó cũng rẻ tiền hơn.
Chuẩn rồi sam ghẻ thì giờ gen Z hàn trở đi nó còn ko thèm dùng 😆
| Sent from Mr.Anderson Using IPHONE 14 PROMAX 1TB |
đồ hàn rồi sẽ thoái trào thôi, nói đâu xa, ba cái camera an ninh, flycam, cục sạc thì Tq giờ trùm rồi…chuẩn bị tới xe hơi điện nữa thì hàn đi húp cháo

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019